Các yếu tố quyết định sự thành công của phương thức Thương mại điện tử B2C tại Việt Nam - 17

So sánh các yếu tố của mô hình nghiên cứu lý thuyết so với mô hình nghiên cứu thực tế tại Việt Nam cho thấy mô hình nghiên cứu thực tế được bao gồm 55 yếu tố tác động quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp nhưng mô hình nghiên cứu lý thuyết chỉ có 46 yếu tố trong đó mô hình hiệu chỉnh được bổ sung thêm 12 yếu tố mới như:

- Chiến lược thu hút thành viên


- Chiến lược khuyến mãi


- Chiến lược tập trung hóa


- Văn hóa mua sắm truyền thống


- Văn hóa vùng miền

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.


- Hệ thống giao nhận hàng - Logistic

Các yếu tố quyết định sự thành công của phương thức Thương mại điện tử B2C tại Việt Nam - 17


- Ảnh hưởng người xung quanh


- Ngôn ngữ, Ngôn từ


- Nguồn nhân lực được đào tạo chuyên môn về TMĐT


- Cam kết nhà quản lý


- Quy mô doanh nghiệp


- Mục tiêu lợi nhuận


Mặt khác mô hình nghiên cứu thực tế được loại bỏ 3 yếu tố của mô hình lý thuyết do không tác động nhiều đến hoạt động kinh doanh cũng như sự thành công của doanh nghiệp TMĐT tại Việt Nam như: Chi phí sử dụng Internet và máy tính, Đa Ngôn ngữ, Giới tính.

Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu 3 của đề tài, ở mục 5.2 (Chương 5) tiếp theo tác giả trình bày thảo luận và đưa ra các đề xuất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh TMĐT B2C.

5.2 THẢO LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT


Trong quá trình nghiên cứu tại bốn doanh nghiệp đã tìm thấy 55 yếu tố thuộc 9 nhóm yếu tố của mô hình nghiên cứu thực tế bao gồm: Các yếu tố tổ chức, Các yếu tố về quản lý, Nguồn nhân lực TMĐT, Hệ thống giao nhận hàng logistic, chiến lược TMĐT, Yếu tố văn hóa, Các yếu tố người tiêu dùng, Yếu tố bên ngoài và Hệ thống thông tin TMĐT của doanh nghiệp. Các nhóm yếu tố này có thể được chia ra hai hướng tác động đến sự thành công của doanh nghiệp là Môi trường bên trong và môi trường bên ngoài doanh nghiệp.


5.2.1 Môi trường bên trong


Môi trường bên trong của doanh nghiệp bao gồm các nhóm yếu tố: Các yếu tố tổ chức, các yếu tố về quản lý, chiến lược TMĐT, hệ thống thông tin TMĐT với các yếu tố cụ thể như sau:

Các yếu tố tổ chức và yếu tố quản lý cấp cao, gồm có:


- Yếu tố về công nghệ


- Yếu tố về con người


- Yếu tố thương hiệu – danh tiếng


- Yếu tố văn hóa tổ chức


- Yếu tố định hướng chiến lược


- Yếu tố quy trình kinh doanh


- Yếu tố quy mô doanh nghiệp


- Yếu tố mục tiêu lợi nhuận


- Yếu tố đầu tư


- Yếu tố kiến thức về TMĐT của cấp quản lý


- Yếu tố cam kết của nhà quản lý

Đối với môi trường bên trong, Yếu tố về công nghệ của doanh nghiệp là điều kiện thiết yếu để vận hành website TMĐT, phần mềm, cũng như các trang thiết bị công nghệ để phục vụ khách hàng, chính vì vậy nếu chưa đầu tư đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển TMĐT đây sẽ là trở ngại lớn của doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh TMĐT của doanh nghiệp trong tiến trình tiến đến sự thành công trong kinh doanh TMĐT. Đặc biệt khi công nghệ phục vụ cho TMĐT thay đổi rất nhanh chóng, do đó doanh nghiệp khi bắt đầu triển khai hoạt động kinh doanh TMĐT nên cần quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng thông tin của doanh nghiêp vững chắc, đồng bộ, đồng thời các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT luôn luôn trong trạng thái cập nhật điều mới những công nghệ mới nhằm hạn chế vượt qua trở ngại này.

Nhân sự có trình độ chuyên môn về CNTT và TMĐT là yếu tố cần thiết để duy trì, vận hành hệ thống thông tin TMĐT và cơ sở hạ tầng thông tin của doanh nghiệp. Trình độ chuyên môn về CNTT cần phải kết hợp với kiến thức về TMĐT để vận hành hệ thống thông tin nhằm đáp ứng được yêu cầu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại nếu nhân sự phụ trách hệ thống thông tin và cơ sở hạ tầng thông tin của doanh nghiệp TMĐT đáp ứng được trình độ chuyên môn CNTT nhưng thiếu kiến thức về TMĐT sẽ tạo ra trở ngại trong việc vận hành hệ thống thông tin TMĐT của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chính vì vậy doanh nghiệp kinh doanh TMĐT cần quan tâm chú trọng trong việc tìm kiếm nhân sự phụ trách hệ thống của doanh nghiệp mình đáp ứng được hai yếu tố về trình độ chuyên môn CNTT và kiến thức TMĐT nhằm hạn chế và vượt qua trở ngại này.

Thương hiệu danh tiếng của doanh nghiệp đóng vai trò quan trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp kinh doanh TMĐT, sẽ là lợi thế của doanh nghiệp TMĐT khi doanh nghiệp đã có thương hiệu – danh tiếng từ kinh doanh truyền thống. Chính vì vậy nếu doanh nghiệp từ kinh doanh truyền thống khi hoạt động kinh doanh TMĐT nên giữ thương hiệu của mình bằng việc đầu tư tên miền (Domain) mang thương hiệu của công ty và sử dụng thương hiệu đó trong quá trình kinh doanh, nhưng mặt khác cũng thực hiện đầu tư các tên miền liên quan đến sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh, đồng thời tận dụng các cơ hội để quảng bá thương hiệu công ty qua các tên miền đó. Ngoài ra

các doanh nghiệp khi bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình bằng kinh doanh TMĐT cần chú trọng xây dựng thương hiệu riêng cho doanh nghiệp mình trong tâm trí khách hàng.

Văn hóa tổ chức của doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khi văn hóa tổ chức của doanh nghiệp thiếu sự sáng tạo, đổi mới, khó chấp nhận cải tiến điều mới thì gây ra khó khăn trở ngại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp hoạt động trên quy trình cũ kỷ lạc hậu so với bên ngoài, đặc biệt trong hoạt động kinh doanh TMĐT, đòi hỏi sự sáng tạo, dễ dàng tiếp nhận điều mới và sự năng động của mỗi nhân sự trong doanh nghiệp, chính vì vậy doanh nghiệp TMĐT cần tạo ra môi trường làm việc năng động, sáng tạo, xây dựng và duy trì một nề nếp văn hóa đặc thù phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của tất cả mọi người vào việc đạt được mục tiêu chung của tổ chức, cho nhân viên tự do sáng tạo đưa ra chính sách khuyến khích, động viên, khen thưởng cho sự sáng tạo mang lại lợi ích cho tập thể.

Định hướng chiến lược của doanh nghiệp sẽ là yếu tố cản trợ gây trở ngại cho doanh nghiệp TMĐT nếu doanh nghiệp không có chiến lược rõ ràng trong hoạt động kinh doanh, nếu doanh nghiệp truyền thống bắt đầu triển khai kinh doanh TMĐT nhưng chiến lược không tập trung vào TMĐT mà chỉ xem TMĐT là giải pháp tích hợp cho hoạt động kinh doanh truyền thống thì doanh nghiệp khó có thể đạt được thành công trong kinh doanh TMĐT. Chính vì vậy mỗi doanh nghiệp kinh doanh TMĐT cần có chiến lược rõ ràng cụ thể từ ngắn hạn đến dài hạn nhằm tránh trở ngại này đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Thiết kế quy trình kinh doanh của doanh nghiệp TMĐT phù hợp với hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp tránh được những hạn chế, trở ngại khi vận hành, do đó các doanh nghiệp truyền thống khi bắt đầu triển khai hoạt động kinh doanh TMĐT cần tìm hiểu kỹ quá trình để thiết kế phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình để tránh và giảm thiểu trở ngại khi hoạt động, khi mà quy trình kinh doanh truyền thống không phù hợp với kinh doanh TMĐT.

Quy mô doanh nghiệp là yếu tố mới được tìm thấy khi thực hiện phỏng vấn nghiên cứu từ các Đáp viên và là yếu tố không gây trở ngại trong hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp trong kinh doanh TMĐT, cũng là cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ cạnh tranh với các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn nếu như tận dụng được lợi thế về hệ thống thông tin TMĐT. Tuy nhiên doanh nghiệp lớn vẫn có lợi thế hơn doanh nghiệp nhỏ về vốn, nhân lực, nguồn lực, kỹ năng bán hàng, dịch vụ sau bán hàng.

Mục tiêu lợi nhuận và sự cam kết của nhà quản lý là yếu tố mới được tìm thấy trong khi nghiên cứu và nó sẽ là trở ngại của doanh nghiệp TMĐT khi đặt mục tiêu lợi nhuận lên trước tiên trong giai đoạn đầu triển khai kinh doanh TMĐT, vì hoạt hoạt động kinh doanh TMĐT được thực hiên trong dài hạn, chính vì vậy nếu doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận cao trong ngắn hạn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư cho TMĐT điều này gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh. Mặt khác do mục tiêu doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận ngắn hạn chính vì vậy doanh nghiệp sẽ thiếu sự cam kết về đầu tư và hỗ trợ của cấp quản lý trong doanh nghiệp, do đó để hạn chế phát sinh những trở ngại này doanh nghiệp TMĐT cần tạo nguồn quỹ riêng cho hoạt động này.

Như được đề cập ở trên, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp sẽ là trở ngại của doanh nghiệp khi kinh doanh TMĐT nếu doanh nghiệp thiếu quan tâm đến đầu tư, tuy nhiên nếu hoạt động đầu tư được doanh nghiệp thực hiện nhưng việc phân bổ nguồn vốn đầu tư cho từng hoạt động thiếu cân đối sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chính vì vậy doanh nghiệp TMĐT cần phải xác định các hạng mục đầu tư và có kế hoạch đầu tư chi tiết cho từng hạng mục, bộ phận nhằm tránh trở ngại phát sinh trên.

Kiến thức của cấp quản lý về TMĐT sẽ là yếu tố gây trở ngại trong hoạt động kinh doanh TMĐT của doanh nghiệp trong các quyết định mang tính chiến lược nếu nhà quản lý không thường xuyên liên tục cập nhật kiến thức của mình để phục vụ trong công tác quản lý doanh nghiệp, do đó không những là nhân viên mà cấp quản lý của doanh nghiệp TMĐT nên thường xuyên cập nhật kiến thức để nhằm tránh những trở ngại này.

Hệ thống giao nhận hàng – logistic


Hệ thống giao nhận hàng – logistic là yếu tố được đề xuất trong quá trình nghiên cứu phù hợp tình hình tại Việt Nam, là giai đoạn thực hiện giao nhận hàng đến khách hàng của doanh nghiệp, hoạt động này thường phát sinh nhiều chi phí và rủi ro khó lường trước, chính vì vậy các doanh nghiệp vẫn e ngại khi đầu tư xây dựng hệ thống giao nhận hàng, đó cũng chính là trở ngại của của doanh nghiệp khi bắt đầu triển khai hoạt động kinh doanh TMĐT. Để vượt qua trở ngại trên trong giai đoạn ban đầu doanh nghiệp TMĐT nên thực hiện liên kết với các công ty giao nhận phụ trách từng khu vực để giảm thiểu rủi ro trong giai đoạn ban đầu, mặt khác từng bước xây dựng hệ thống giao nhận của doanh nghiệp khi số lượng đơn hàng tăng lên trong giai đoạn tiếp theo để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Chiến lược TMĐT


Chiến lược của doanh nghiệp không phải là trở ngại của doanh nghiệp, nhưng nếu doanh nghiệp sử dụng chiến lược phù hợp sẽ là một trong các yếu tố quyết định đến thành công của doanh nghiệp kinh doanh TMĐT, tùy theo sản phẩm và loại hình doanh nghiệp từ đó áp dụng hoặc kết hợp các chiến lược nhằm đạt được mục tiêu của mỗi doanh nghiệp, tuy nhiên các chiến lược được sử dụng trong hoạt động kinh doanh TMĐT thường được áp dụng là: Liên minh chiến lược, Chiến lược sản phẩm, Chiến lược tích hợp – Liên kết, Chiến lược thu hút thành viên, Chiến lược Khuyến mãi và Chiến lược tập trung hóa. Như điển hình bốn tình huống nghiên cứu là HOTDEAL, LAZADA, SCJ và VINABOOK đã kết hợp 6 chiến lược trong hoạt động kinh doanh như được phân tích ở chương 4.

Hệ thống thông tin TMĐT


Hệ thống thông tin TMĐT của doanh nghiệp là nhóm yếu tố không thể tách rời trong sự thành công của doanh nghiệp TMĐT khi triển khai kinh doanh, nó là điều kiện thiết yếu mà mỗi doanh nghiệp cần có để kinh doanh TMĐT. Hệ thống thông tin TMĐT được bao gồm các nhóm yếu tố nhỏ cấu thành, các nhóm yếu tố này tác động hỗ trợ lẫn nhau như: Chất lượng hệ thống của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thông tin TMĐT, nếu hệ thống không được đầu tư đúng mức gây ảnh

hưởng đến nhóm yếu tố chất lượng thông tin trên website, sự hỗ trợ về dịch vụ và giảm sự tin cậy của người dùng, mặt khác chất lượng thông tin không đảm bảo cũng như sự hỗ trợ về dịch vụ của doanh nghiệp không thực hiện tốt cho dù hệ thống tốt cũng không mang lại hệ thống thông tin TMĐT tốt cho doanh nghiệp, làm mất lòng tin khách hàng, tác động đến sự tin cậy của khách hàng đối với doanh nghiệp. Chính vì vậy để vượt qua trở ngại đó, giảm thiểu sự ảnh hưởng của hệ thống thông tin TMĐT, bản thân mỗi doanh nghiệp cần quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống thông tin của riêng doanh nghiệp mình là điều kiện cần để đạt được sự thành công của doanh nghiệp TMĐT.


5.2.2 Môi trường bên ngoài


Các nhóm yếu tố thuộc môi trường bên ngoài của doanh nghiệp gồm có: Cơ sở hạ tầng về hệ thống thông tin, Nguồn nhân lực TMĐT, Hệ thống giao nhận logistic, Yếu tố về văn hóa, Yếu tố người tiêu dùng, Yếu tố bên ngoài.

Yếu tố công nghệ

Yếu tố về công nghệ vừa là yếu tố thuộc về môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của doanh nghiệp tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với môi trường bên ngoài, Yếu tố về công nghệ là bao gồm các phương tiện, thiết bị công nghệ từ khách hàng, nhà cung cấp các cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp TMĐT, đây là trở ngại ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp TMĐT, tuy hiện nay trở ngại này đang được dần loại bỏ theo sự phát triển của khoa công nghệ và sự phát triển của kinh tế xã hội, nhưng doanh nghiệp TMĐT nên thực hiện liên kết kết hợp với các nhà cung cấp, các tổ chức đã có sở hữu về cơ sở hạ tầng thông tin, các nguồn khách hàng là các thành viên và nhân sự các tổ chức đó để nhằm hạn chế trở ngại này.

Yếu tố nguồn nhân lực được đào tạo chuyên môn TMĐT

Nguồn nhân lực được đào tạo chuyên môn về TMĐT là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của TMĐT, nhưng trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu tình trạng nguồn nhân lực vẫn đang thiếu, gây không ít trở ngại cho sự phát triển của doanh nghiệp TMĐT. Chính vì vậy để tạm thời khắc phục trở ngại này doanh nghiệp nên thực hiện

tổ chức thường xuyên các lớp đào tạo cho các nhân sự phù hợp đang công tác tại doanh nghiệp, mặt khác tìm kiếm, tuyển chọn những nhân sự có niềm đam mê về TMĐT để thực hiện đào tạo nhằm bổ sung nhân lực phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài ra doanh nghiệp TMĐT nên thực hiện ký kết các trường đại học đang đào tạo chuyên ngành TMĐT để tìm kiếm ứng viên giỏi phù hợp.

Yếu tố văn hóa


Nhóm yếu tố văn hóa được bổ sung thêm từ mô hình lý thuyết bao gồm hai yếu tố chính là: Văn hóa mua sắm của người Việt Nam và văn hóa vùng miền.

Văn hóa mua sắm của người Việt Nam qua cuộc nghiên cứu cho thấy rằng đó là trở ngại lớn trong hoạt động kinh doanh TMĐT của doanh nghiệp, khi mà người tiêu dùng đã quen dần với hình thức mua sắm truyền thống tại các cửa hàng, siêu thị. Chính vì vậy để vượt qua trở ngại này doanh nghiệp TMĐT cần có chiến lược Marketing phù hợp kết hợp với các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, mặt khác đưa ra những chính sách phù hợp nhằm mang lại sự tiện ích cho khách hàng khi mua sắm trực tuyến đồng thời phát triển công cụ, tính năng trên website thân thiện với người tiêu dùng, mang lại sự thuận tiện khi sử dụng.

Nhóm yếu tố người tiêu dùng


Nhóm yếu tố người tiêu dùng bao gồm các yếu tố về Tuổi, Trình độ, Thu Nhập, Lòng tin của người tiêu dùng, Lối sống bận rộn, Ảnh hưởng người xung quanh, các nghiên cứu trên đã chứng minh cho thấy các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh TMĐT của doanh nghiệp, chính vì vậy doanh nghiệp TMĐT cần xác định đối tượng khách hàng mục tiêu để từ đó thực hiện các hoạt động tiếp cận, đối với các doanh nghiệp có đa dạng đối tượng khách hàng cần thiết kế các sản phẩm dịch vụ phù với từng đặc tính, văn hóa vùng miền của từng đối tượng khách hàng.

Lòng tin của người tiêu dùng và sự ảnh hưởng của người xung quanh là hai yếu tố gây trở ngại đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng, tác động đến hoạt động kinh doanh TMĐT tại doanh nghiệp. Để vượt qua trở ngại này doanh nghiệp ngoài viêc cung cấp thông tin đảm bảo sự chính xác trên hệ thống thông tin, đồng thời cần có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022