Mối Tương Quan Giữa Lạm Phát Với Rủi Ro Tín Dụng


kinh tế - tài chính thế giới cũng là một tác động mạnh từ bên ngoài đã cộng hưởng và nhanh chóng đưa nước ta vào pha suy thoái của chu kỳ. Tăng trưởng GDP giảm xuống chỉ còn 4,98% năm 2012, mức tăng trưởng thấp nhất so với 12 năm trước đó

. Điều này làm xuất hiện tâm lý lo lắng trong dân chúng và cả các nhà hoạch định về sự bấp bênh và dường như có một “cơn lũ bất ổn” trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo. Bởi tình trạng hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản, tồn kho lớn, đặc biệt tồn kho bất động sản, nợ xấu ngân hàng thương mại lớn, đầu tư công dàn trải và kém hiệu quả đang chậm được khắc phục, thu ngân sách có nguy cơ bị thu hẹp.

Giai đoạn 2011 - 2015 là nền tảng quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020. Một nửa chặng đường đã đi qua, dù còn đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, song kinh tế Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng ấn tượng khi GDP (giai đoạn 2011- 2014) đạt trên 5%. Từ năm 2012, kinh tế Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, đang phục hồi và hướng tới tốc độ tăng trưởng cao hơn. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt gần 5.4% trong năm 2013, đưa tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm 2011-2013 đạt 5.6%. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5.9%, cao hơn hẳn mức 5.42% của năm 2013, đưa Việt Nam trở thành nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao thứ 2 trên thế giới (sau Trung Quốc). . Mức tăng trưởng trên cao hơn so với chỉ tiêu 5.8% mà Chính phủ đề ra và vượt ngoài dự đoán của các chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước.

Qua hình 3.4 phân tích mối liên hệ giữa tốc độ tăng trưởng GDP và tình hình nợ xấu của NHTM Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2014, ta có thể thấy rằng khi tốc độ tăng trưởng GDP tăng thì tỷ lệ nợ xấu giảm, đó là quan hệ nghịch biến, tuy nhiên có thể thấy GDP tăng cao trong giai đoạn 2006-2007 đã tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển, hoạt động tín dụng vì vậy tăng trưởng mạnh, tỷ lệ nợ xấu giảm. Bên cạnh đó, có thể thấy tác động của tốc độ tăng trưởng GDP có một độ trễ nhất định đối với tỷ lệ nợ xấu, thường là 1 năm.


3.2.5. Lạm phát và rủi ro tín dụng


25 23,12

20

18,68

15

10

7,39

8,3

8,86

9,09

7,05

6,59

5

3

3,5

3,4

4,08

3,61

4,09

3,25

2

2,2

2,6

0

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ lạm phát

Hình 3.5. Mối tương quan giữa lạm phát với rủi ro tín dụng

(Nguồn: BCTC NHNN và Báo cáo điều tra số liệu thống kê của TCTK)

Hiện nay, Việt Nam đang từng bước đối phó với rủi ro lạm phát ngày càng gia tăng. Con số lạm phát của năm 2008 rất cao, lên đến 23.12%, đó là năm Việt Nam có nhiều biến động nhất, năm 2009 và 2010 Việt Nam được ghi nhận là kiềm chế lạm phát khá chặt, tuy nhiên đến năm 2011 lạm phát vẫn tăng và là 18.68%. Năm 2011 là thời điểm hội tụ và bùng nổ nhiều sức ép lạm phát chủ yếu từ nguyên nhân trong nước, trước hết là tác động từ độ trễ của giai đoạn thực hiện cung tín dụng và tiền tệ mở rộng trước đó, cũng như từ sự điều chỉnh tỷ giá và giá một số mặt hàng nhạy cảm, như giá xăng dầu, điện, đồng thời được nhân bội bởi những ảnh hưởng của giá vàng thế giới liên tiếp lập những kỷ lục mới. Năm 2012 và 2013, lạm phát tuy giảm chỉ còn 9.09% và 6.83%, tuy nhiên tỷ lệ lạm phát ở mức thấp trong điều kiện nền kinh tế đang khó khăn, tổng cầu suy giảm quá mức sẽ gây những khó khăn cho kinh tế vĩ mô.

Do ưu tiên hàng đầu của Chính phủ là ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, kết hợp với các điều kiện tích cực của kinh tế vĩ mô trong năm 2013, lạm phát năm 2014 của Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức thấp, phù hợp với diễn biến chung của xu


thế lạm phát trong khu vực. Tính chung cả năm 2014, lạm phát Việt Nam chỉ tăng 1.84% so với năm 2013. Nếu xét theo mức lạm phát bình quân, lạm phát năm 2014 tăng 4.09% so với năm 2013, đạt 80% mục tiêu. Dù xét theo chỉ tiêu nào thì đây vẫn là điều đáng mừng bởi lần đầu tiên trong 10 năm qua, lạm phát tăng thấp hơn tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân và giá trị đồng nội tệ, tạo điều kiện cho NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới.

Sau nhiều năm đứng trong nhóm các nước có lạm phát cao nhất thế giới, lạm phát thấp trong năm 2014 đã đưa Việt Nam vào vị trí thứ 58 trong bảng xếp hạng lạm phát toàn thế giới (theo thứ tự từ thấp đến cao), đây là mức xếp hạng tích cực nhất trong vòng 13 năm qua.

Qua đồ thị 3.5 phân tích mối liên hệ giữa lạm phát và tình hình RRTD của NHTM Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2014, có thể thấy rằng khi lạm phát tăng thì RRTD cũng tăng, đó là quan hệ đồng biến. Tuy nhiên, trong năm 2007, thì hầu như có sự nghịch lý ở đây, lạm phát tăng nhưng RRTD lại giảm, điều này ta có thể giải thích rằng do năm 2007 có thể là lạm phát nhưng đó là lạm phát mang hàm ý tăng trưởng, kích cầu, hơn nữa năm 2007 thì tỷ lệ dư nợ của toàn bộ hệ thống NHTM cũng tăng nên tỷ lệ nợ xấu của ngành giảm xuống là việc tất yếu. Năm 2008, có lẽ là đỉnh cao của cuộc khủng hoảng toàn cầu cũng như lạm phát tăng cao tác động mạnh vào rủi ro tín dụng NHTM, làm cho tỷ lệ nợ xấu cũng tăng cao. Điều này có thể giải thích là nền kinh tế đang trong quá trình thoái trào, tỷ lệ nợ xấu NHTM tăng lên, tăng liên tục đi theo đúng quy luật từ trước tới nay.


3.4.6. Thất nghiệp và rủi ro tín dụng‌‌


4,5

4,08

4

3,5

3,61

3,4

3,5

3,25

3

2,9

3

2,88

2,6

2,5

2,3

2,38

2,15

2,22

2,28

2

2,2

1,99

2,08

2

1,5

1

0,5

0

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ thất nghiệp

Hình 3.6. Mối tương quan giữa tỷ lệ thất nghiệp với rủi ro tín dụng (Nguồn: BCTC NHNN và Báo cáo điều tra số liệu thống kê của TCTK)

Việt Nam là một trong những nước kinh tế đang phát triển, quy mô dân số và mật độ dân cư tương đối lớn so với các nước trên thế giới. Do lao động Việt Nam vẫn chưa có trình độ tay nghề cao, đa số lao động chưa áp ứng được yêu cầu mới, tính chuyên nghiệp chưa cao. Do đó, lao động vẫn trong tình trạng bán chuyên nghiệp, công việc chắp vá, không ổn định,… làm cho chênh lệch giữa cũng và cầu lao động rất lớn, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng gây ra sức ép về vấn đề giải quyết việc làm trên toàn quốc. Nhân định này có thể thấy rõ qua số liệu hình 3.6, tỷ lệ thất nghiệp có chiều hướng gia tăng từ 2.3% năm 2006 đến 2.38% năm 2008, trong khi năm 2007 đã có sự sụt giảm đáng kể xuống còn 2.15%.

Sự gia tăng tỷ lệ lệ thất nghiệp năm 2008 còn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giảm sút, tiêu thụ sản phẩm chậm, hàng hóa ứ đọng... gây ra tình trạng thất nghiệp. Cụ thể là với lực lượng lao động của cả nước là 45 triệu người thì tỷ lệ thất nghiệp chiếm 2.38%.


Trong năm 2009, tình trạng thất nghiệp cũng chưa được cải thiện. Lý do chính vẫn là do tầm ảnh hưởng rộng lớn của khủng hoảng kinh tế toán cầu và lạm phát tăng cao, số lao động đang trong tình trạng thất nghiệp cũng còn ở mức cao chiếm 2.9%, cao hơn so với năm 2008 là 0.52%.

Trong năm 2010, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang trong giai đoạn phục hồi. Ở Việt Nam biểu hiện là các khu công nghiệp, các nhà máy mọc lên nhiều nên người lao động đã có nhiều cơ hội để lựa chọn sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm cho tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 có xu hướng giảm xuống còn 2.88%. Đây là một tín hiệu tốt cho nền kinh tế.

Đặc biệt là trong năm 2011 tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống nhanh chóng còn 2.22%, so với năm 2010 giảm xuống 0.65% trong khi lực lượng lao động ở mức ngày càng cao, từ năm 2010 – 2011 lực lượng lao động tăng từ 46.2 – 46.48 triệu người.

Trong năm 2014, nền kinh tế có những dấu hiệu tích cực hơn so với năm 2012 và 2013 như tăng trưởng kinh tế ở mức cao hơn, sản xuất công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp đều có mức tăng trưởng tốt hơn năm trước. Do đó, nên kinh tế cả nước đã giải quyết việc làm cho khoảng khoảng 1.6 triệu lao động, tăng 3.6% so với thực hiện năm 2013, trong đó: tạo việc làm trong nước khoảng 1.494 triệu lao động, đạt 98.8% kế hoạch, tăng 2.7% so với năm 2013.

Hình 3.6 thể hiện mối liên hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và rủi ro tín dụng trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2014. Số liệu cho thấy độ co giãn của tỷ lệ thất nghiệp kém hơn nhiều so với biến GDP. Trong hơn một thập kỷ, tỷ lệ thất nghiệp đạt mức cao nhất là 2.9% năm 2009 trong khi mức thất nhất là 1.99% năm 2012. Có thể thấy tỷ lệ thất nghiệp dao động trong một phạm vi rất hẹp, khoảng 0.2% - 0.6%. Đường cong tỷ lệ thất nghiệp khá bằng phẳng và thấp. Ta có thể nhận biết được mối quan hệ đồng biến giữa rủi ro tín dụng và tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, tác động của tỷ lệ thất nghiệp đối với rủi ro tín dụng không được rõ nét. Ngoài ra, trong những năm 2011-2012, tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh trong khi tình


hình kinh tế khó khăn, nợ xấu tăng cao. Nguyên nhân có thể là do sự chuyển dịch lao động vào các khu vực phi sản xuất, chấp nhận làm những công việc bán thời gian, bấp bênh.

3.5. Kết luận chương 3


Những điểm chính trong chương này được tóm tắt lại như sau:


Thứ nhất, hệ thống NHTM Việt nam đã có những bước phát triển nhất định từ khi thành lập đến này và đạt được nhiều kết quả trong hoạt động tín dụng.

Thứ hai, rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2006 - 2014, tỷ lệ nợ xấu đạt mức cao ở 2 năm 2007 và 2012. Điều này cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng đang xấu đi và khả năng thu hồi nợ thấp.

Thứ ba, luận văn đã phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố với rủi ro tín dụng và minh họa bằng đồ thị để thấy được cái nhìn trực quan hơn về mối tương quan này, cụ thể: Tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ cùng chiều với lạm phát, dự phòng rủi ro tín dụng; Tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng GDP có ảnh hưởng trái chiều lên tỷ lệ nợ xấu. Ngoài ra, qua phân tích thực trạng chưa thể rút ra kết luận rõ ràng về mối tương quan của quy mô ngân hàng và tỷ lệ thất nghiệp với tỷ lệ nợ xấu.

Các mối liên hệ trên sẽ được kiểm định lại cụ thể hơn qua mô hình nghiê cứu được thiết lập trong chương 4.


CHƯƠNG 4. KIỂM ĐỊNH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM‌

Trên cơ sở các đánh giá sơ bộ về thực trạng nợ xấu tại Việt Nam, từ việc rút ra các nhận xét chung về các mô hình, các phương pháp ước lượng mà các nghiên cứu thực nghiệm ở nước ngoài đã thực hiện và trên cơ sở thực tiễn dữ liệu có thể thu thập được ở NHTM Việt Nam, trong chương 4, luận văn sẽ tiến hành nêu ra các giả thuyết nghiên cứu phù hợp, hệ thống biến quan sát và đưa ra mô hình nghiên cứu cơ bản để thực hiện nghiên cứu kiểm định giả thuyết tại mẫu NHTM Việt Nam. Từ kết quả hồi quy có được, phần cuối của chương sẽ tiến hành phân tích các kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và đưa ra các gợi ý chính sách cho việc quản lý kiểm soát nợ xấu nói chung trong hệ thống NHTM Việt Nam.


4.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu‌


4.1.1. Xác định biến số nghiên cứu


Trong luận văn này, dựa vào nghiên cứu đã đưa ra trong chương 2 để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của NHTM, tác giả chọn ra 7 biến, trong đó có 1 biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ xấu và 6 biến còn lại là biến giải thích (biến độc lập). Các biến độc lập gồm 2 nhóm yếu tố, nhóm yếu tố kinh tế vĩ mô và nhóm yếu tố bên trong ngân hàng. Cơ sở để lựa chọn các biến vĩ mô trong mô hình chủ yếu dựa trên công trình nghiên cứu của Louzis và các cộng sự (2012) kết hợp đa dạng các yếu tố vĩ mô (GDP, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, lãi suất vay, nợ công) và các giả thuyết mô tả ảnh hưởng của tác động từ phía hoạt động ngân hàng đến nợ xấu. Và các nghiên cứu trước đây của các tác giả Clair (1992), Ranjan và Dhal (2003), Hu et al. (2004) là các tiền đề cơ bản để hình thành nên các biến độc lập về đặc điểm ngân hàng.

4.1.1.1. Tỷ lệ nợ xấu


Trong khi Hasan & Wall (2004), Ahlem Selma & cộng sự (2013) đều đo lường NPL qua tỉ lệ nợ xấu trên tổng tài sản thì các nghiên cứu khác đo lường bởi tỉ


lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay. Tỷ số nợ xấu trên dư nợ cho vay phản ánh chất lượng khoản mục cho vay, còn tỉ lệ nợ xấu trên tổng tài sản cho phép đánh giá chất lượng tổng tài sản. Nghiên cứu đo lường biến nợ xấu theo cách:

NPL

=

Nợ xấu

x 100%

Tổng dư nợ tín dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam - 6

4.1.1.2. Tăng trưởng tín dụng


Tăng trưởng tín dụng là sự gia tăng giá trị khoản vay qua các năm. Đây là biến được nhiều nghiên cứu tìm thấy có mối quan hệ với RRTD.

Nghiên cứu của Sukrishnalall Pasha và Tarron Khemraj (2009) tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu. Tác giả cho rằng các NHTM mở rộng hoạt động tín dụng giúp cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, người đi vay làm ăn có lãi, hoạt động kinh doanh tốt, khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ vay dễ dàng hơn nên rủi ro tín dụng giảm xuống.

Theo Cavallo và Majnoni (2002), tăng trưởng tín dụng có mối tương quan ngược chiều với RRTD. Đồng quan điểm, Packer & cộng sự (2012) cũng tìm thấy ảnh hưởng trái chiều của tăng trưởng tín dụng lên RRTD. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, rủi ro tín dụng có xu hướng thấp khi tăng trưởng tín dụng tăng.

4.1.1.3. Quy mô ngân hàng


Bên cạnh yếu tố tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng cũng được quan tâm khi nghiên cứu các yếu tố tác động đến RRTD ở nhiều khu vực trên thế giới. Quy mô của ngân hàng được thể hiện qua tổng tài sản của một ngân hàng. Về mặt lí thuyết, các ngân hàng lớn có nhiều cơ hội đa dạng hóa, và do đó có thể làm giảm nguy cơ rủi ro tổng thể tốt hơn so với các ngân hàng nhỏ không có nhiều cơ hội để đa dạng hóa danh mục cho vay.

Saunders & cộng sự (1990), Chen & cộng sự (1998), Cebenoyan & cộng sự (1999), và Megginson (2005) tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và RRTD. Các nhà nghiên cứu trên đều tìm ra kết quả quan hệ nghịch

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 12/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí