- Phương pháp nghiên cứ u đinh lương: Sử dụng bảng câu hỏi về các yếu tô
ảnh hưởng đến việc quyết định lựa chọn tour nôi
đia
của khách hàng. Dữ liệu thu
thập trong nghiên cứu được xử lí bằng phần mềm SPSS để đánh giá mức lưa chon
tour nôi
đia
của khách hàng trên từng tiêu chí đề ra:
+ Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2014 đến năm 2017 thông qua báo cáo nội bộ của công ty du lich Lử a Viêt.
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình du lịch tour nội địa của du khách nghiên cứu tại công ty TNHH du lịch Lửa Việt - 1
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình du lịch tour nội địa của du khách nghiên cứu tại công ty TNHH du lịch Lửa Việt - 2
- Động Cơ Du Lịch Và Các Điều Kiện Phát Triển Du Lịch Việt Nam
- Các Bước Đánh Giá Các Lựa Chọn Đến Quyết Định Mua Sắm
- Các Yếu Tố Quyết Định Giá Trị Dành Cho Khách Hàng
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
+ Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi điều tra phỏng vấn trực
tiếp và gián tiếp đối với 260 du khách đã đi tour nôi Viêt. Số lượng thu vào phiếu hợp lệ là 250 phiếu.
đia
với công ty du lich Lử a
+ Dựa vào các phương pháp nghiên cứu trên để phân tích, đánh giá, tổng hợp nhằm rút ra những kết luận mang tính khoa học và thực tiễn, là cơ sở để đề ra giải
pháp hoàn thiện hoạt động nâng cao chất lươn của công ty.
- Một số câu hỏi nghiên cứu của đề tài:
g dich vu ̣ tour nôi
đia
cho khách hàng
• Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết dinh lưa lich taị công ty TNHH du lich Lử a Viêṭ ?
chon
tour nôi
đia
của khách du
• Mứ c đô ̣ tác đông của các yếu tố ảnh hưởng như thế nào đến viêc
quyết đinh
chon
tour nôi
đia
của du khách ?
• Từ nghiên cứ u này, công ty Lử a Viêt cần đưa ra những giải pháp gì nhằm
nâng cao chất lương dich vu ̣tour nôi
đia
thu hút khách du lich ?
1.5. Lược khảo tài liệu nghiên cứu và điểm mới của đề tài
* Các tài liệu nghiên cứu nước ngoài
Crouch và Ritchie (2003), thực hiện nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch về khả năng cạnh tranh của điểm đến. Cụ thể, mô hình đã chỉ ra 36 tiêu chí sử dụng để đánh giá tính cạnh tranh, được chia làm 5 nhóm, bao gồm: nguồn lực và các yếu tố hỗ trợ, nguồn lực và các yếu tố thu hút khách chủ đạo, các hoạt động quản lý điểm đến, các yếu tố chính sách, quy hoạch phát triển điểm đến, nhóm các yếu tố định tính. Đây được xem là tiền đề của các nghiên cứu về cạnh tranh điểm đến về sau của nhiều tác giả.
Vengesayi (2003), thực hiện nghiên cứu nhằm đưa ra đánh giá khả năng thu hút và cạnh tranh của điểm đến du lịch, đó là khả năng một điểm đến có thể mang lại những lợi ích kinh tế, xã hội, và vật chất cho cộng đồng dân cư của điểm đến cũng như làm hài lòng khách du lịch.
* Các tài liệu nghiên cứu trong nước
Huỳnh Trường Huy và cộng sự (2016), thực hiện nghiên cứu nhằm xem xét các yếu tố ảnh hưởng nhu cầu du lịch nội địa của nhân viên văn phòng tại thành phố Cần Thơ là do các yếu tố sau tác động: điểm du lịch, yếu tố ngẫu nhiên, yếu tố văn hóa – xã hội chi phí và công nghệ quyết định.
Bùi Thị Tám và cộng sự (2012), thực hiện nghiên cứu nhằm đưa ra 17 tiêu chí xuất phát từ thuộc tính của điểm đến, tác giả đã chia làm 5 nhóm chính vào nghiên cứu. Các nhóm này bao gồm: các yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội, yếu tố lịch sử, điều kiện giải trí và mua sắm, cơ sở hạ tầng, ẩm thực và lưu trú. Từ hệ thống các tiêu chí cũng như đề xuất các nhóm nghiên cứu đã giúp cho nhóm tác giả có đánh giá tổng quan về khả năng thu hút của du lịch thành phố Huế.
* Điểm mới của đề tài
Theo sự tìm hiểu của tác giả thì hầu như các luận văn nghiên cứu về lựa chọn tour du lịch chủ yếu là các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn điểm đến, chẳng hạn lựa chọn điểm đến Nha Trang, Vũng Tàu, Huế, Đà Lạt,…Trong khi đó, khá ít luận văn nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn tour nội địa của du khách tại một công ty du lịch. Đặc biệt, trong môi trường cạnh tranh như hiện nay thì các công ty du lịch phải thể hiện được năng lực cạnh tranh của mình, nhất là thị trường tour nội địa – thị trường hàng đầu của các công ty tổ chức tour. Bên cạnh đó, chưa có nghiên cứu nào về yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn tour nội địa của du khách tại công ty TNHH du lịch Lửa Việt. Qua nghiên cứu này, tác giả sẽ xác định rò thêm các yếu tố lựa chọn tour du lịch nội địa của du khách và từ đó đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao được khả năng cạnh tranh của công ty du lịch Lửa Việt với các công ty du lịch khác tại thành phố Hồ Chí Minh trong thị trường tour nội địa.
1.6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, hình sơ đồ bảng biểu, danh mục các chữ viết tắt; nội dung của đề tài gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Chương này trình bày ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và điểm mới của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương này trình bày các cơ sở lý thuyết về chất lượng dịch vụ và hành vi tiêu dung của du khách, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn tour nội địa của du khách.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương này nêu lên các chi tiết về quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định tình và định lượng được sử dụng để phân tích và đo lường các thang đo của đề tài
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương này trình bày về kết quả nghiên cứu, thông tin về mẫu khảo sát và phân tích, đánh giá các kết quả.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Chương này tóm tắt lại các kết quả nghiên cứu, đồng thời đề xuất một số hàm ý nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tour nội địa, đồng thời nêu lên các hạn chế của đề tài.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về du lich Viêṭ Nam
2.1.1. Các khái niệm cơ bản về du lịch
2.1.1.1. Khái niệm du lịch
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm du lịch khác nhau. Tùy từng giai đoạn phát triển của xã hội sẽ có cách nhìn nhận, đánh giá và quan điểm khác nhau.
Theo GS. Hunziker và GS. Kraft đã viết: Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành lưu trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời. (Walter Hunziker và cộng sự, 1981).
Theo Tổ chức Du lịch thế giới (WTO – World Tourism Organization) năm 2002 đã nêu: Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá, tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Ở Việt Nam, khái niệm về du lịch được tổng hợp như sau: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị - xã hội cho nước làm
du lịch và cho bản thân doanh nghiệp” (Nguyễn Văn Đính và cộng sự, 2006).
Như vậy, du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Theo đó, ngành du lịch Việt Nam được phân chia thành hai bộ phận chính là khách sạn – nhà hàng và lữ hành.
2.1.1.2. Khái niệm lữ hành
Theo Luật du lịch Việt Nam, tại điều 4 chương 1 số 44/2005/QH11, ngày 14 tháng 6 năm 2005 đưa ra khái niệm lữ hành như sau: “Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch” (Quốc Hội. 2005).
Theo Trần Văn Thông (2003), ngành lữ hành Việt Nam gồm ba mảng như sau:
- Inbound: Khách du lịch quốc tế, người Việt tại hải ngoại đến tham quan du lịch Việt Nam.
- Outbound: Người Việt Nam, người nước ngoài tại Việt Nam đi tham quan các nước khác.
- Nội địa: Người Việt Nam, người nước ngoài tại Việt Nam đi tham quan du lịch Việt Nam.
Để kinh doanh lữ hành cần sự kết hợp của nhiều dịch vụ như: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống... của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm mới hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, các sản phẩm lữ hành bao gồm các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, khách hàng phải trả tiền cho các dịch vụ trong chương trình du lịch mà họ sử dụng (Nguyễn Văn Đính và cộng sự, 1998).
Như vậy, các hoạt động của một doanh nghiệp lữ hành sẽ tổng hợp các dịch vụ và cung ứng sản phẩm đến với khách du lịch hoàn thiện, đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
2.1.1.3. Khái niệm khách du lịch.
Tổ chức WTO (1968) cho rằng: “Khách du lịch là người đi ra khỏi nơi thường trú và ở lại trên 24 giờ tại nơi đến với mục đích tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, công vụ nhưng không phải để làm việc kiếm sống hoặc cư trú lâu dài (trích dẫn bởi Nguyễn Quyết Thắng, 2015).
Ngày 4 – 3 – 1993, theo đề nghị của Tổ chức Du Lịch Thế giới (WTO), Hội đồng Thống kê Liên Hợp Quốc đã công nhận những thuật ngữ sau để thống nhất việc soạn thảo thống kê du lịch (trích dẫn bởi Nguyễn Văn Đính và cộng sự, 2009), theo đó, khách du lịch bao gồm:
+ Khách du lịch quốc tế (International tourist):
* Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): là những người từ nước ngoài đến du lịch một quốc gia.
* Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist): là những người đang sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài.
+ Khách du lịch trong nước (Internal tourist): Gồm những người là công dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ quốc gia đó đi du lịch trong nước.
+ Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): Bao gồm khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế đến. Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú và các nguồn thu hút khách trong một quốc gia.
+ Khách du lịch quốc gia (National tourist): Gồm khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài
Theo Luật du lịch của Việt Nam (2005):
- Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến
- Khách du lịch quốc tế (International tourist): là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch
- Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): là công dân Việt nam và người nước ngoài cư trú tại Việt nam đi du lịch trong vi phạm lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, với sự phân chia cơ bản về khách du lịch sẽ giúp cho các đơn vị kinh doanh lữ hành nói riêng và ngành nói chung hệ thống hóa được các đối tượng và đưa ra từng loại hình cụ thể cho từng đối tượng khác nhau.
2.1.2. Các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch.
2.1.2.1. Các loại hình du lịch
Theo Trần văn Thông (2003), căn cứ vào các tiêu thức phân loại khác nhau, ta có các loại hình du lịch khác nhau:
* Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi:
- Du lịch quốc tế: là du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của du khách nằm ở lãnh thổ các quốc gia khác nhau, du khách sẽ đi qua biên giới của nước khác, đến địa điểm đã lựa chọn trong lịch trình và sử dụng, tiêu thu ngoại tệ ở quốc gia đó.
- Du lịch nội địa: là du khách đi du lịch trong lãnh thổ của quốc gia, sử dụng tiền tệ của quốc gia và không có hình thức sử dụng ngoại tệ.
* Căn cứ vào loại hình lưu trú:
- Du lịch ở trong khách sạn: là loại hình du lịch phổ biến nhất khi các đơn vị kinh doanh lữ hành cung ứng tour cho du khách.
- Du lịch ở trong motel: thường dành cho du khách du lịch bằng ô tô.
- Du lịch ở trong nhà trọ: phù hợp với đối tượng có khả năng chi tiêu trung bình hoặc thấp.
- Du lịch ở trong Làng du lịch: loại hình du lịch phát triển mạnh trong thời gian gần đây, du khách sẽ trải nghiệm các dịch vụ và cuộc sống cùng người dân tại làng du lịch đó.
- Du lịch Camping: đối tượng thường là du khách độ tuổi thanh thiếu niên, phù hợp với du khách đi vào cuối tuần bằng các phương tiện như xe đạp hoặc mô tô.
* Căn cứ vào thời gian chuyến đi:
- Du lịch dài ngày: thường từ 2 tuần đến 5 tuần.
- Du lịch ngắn ngày: thời gian dưới 2 tuần và thường đi vào cuối tuần.
* Căn cứ vào mục đích chuyến đi có các loại hình như: du lịch chữa bệnh; du lịch quá cảnh; du lịch sinh thái; du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương; du lịch công vụ; du lịch nghỉ ngơi giải trí; du lịch văn hoá; du lịch tôn giáo...
* Căn cứ vào cách thức tổ chức chuyến đi:
- Du lịch theo đoàn: sẽ có 2 hình thức là tự túc tổ chức hoặc thông qua đơn vị lữ hành tổ chức cho đơn vị đó theo yêu cầu.
- Du lịch cá nhân: cũng có 2 hình thức, tự túc hoặc thông qua công ty lữ hành. Tuy nhiên, khi du lịch tự túc thì cá nhân thường trả chi phí cao hơn 10 – 25% so với giá tour.
* Căn cứ vào đối tượng đi DL:
- Du lịch thanh thiếu niên;
- Du lịch dành cho những người cao tuổi;
- Du lịch phụ nữ, gia đình,...
* Căn cứ vào vị trí địa lý nơi đến DL:
- Du lịch núi: loại hình này thỏa mãn được nhu cầu chinh phục thiên nhiên cũng như muốn khám phá cảnh quan hùng vĩ của rừng núi.
- Du lịch miền biển, sông hồ: chủ yếu là du khách tắm biển hoặc tham gia một số trò chơi trên biển để thoải sức chinh phục, khám phá thiên nhiên.
- Du lịch đồng quê: du khách sẽ có nhiều không gian trong lành, thư giãn cùng cảnh vật, con người tại vùng quê.
- Du lịch thành phố: hấp dẫn du khách bằng các công trình kiến trúc và sự sôi động của thành phố hiện đại.
* Căn cứ vào phương tiện vận chuyển KDL: du lịch bằng máy bay; ô tô, xe máy; tàu hoả; tàu biển;...
2.1.2.2. Sản phẩm du lịch
Theo Trần Minh Đạo (2009), sản phẩm là toàn bộ những gì có thể thỏa mãn nư cầu hay ước muốn, được đem ra chào bán trên thị trường, với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng.
Theo luật du lịch Việt Nam (2005): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.
Ngoài ra, một quan điểm trong Từ điển du lịch tiếng Đức cũng cho rằng: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng (Trung tâm ngôn ngữ Tiếng Đức, 1984).