Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Gửi Tiền Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Các Nhtmnn‌‌


BIDV, Vietcombank và đặc biệt là VietinBank đã quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh rất hiệu quả và đạt mức lợi nhuận cao.


2.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại các NHTMNN‌‌

2.5.1. Mô tả mẫu khảo sát

Sau khi tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu và quy trình khảo sát như đã trình bày ở mục 1.4, 1.5; tiếp theo ta xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS và đạt được những kết quả dưới dạng số liệu thống kê . Mẫu khảo sát là những khách hàng cá nhân đang gửi tiền tại các NHTMNN. Tổng số phiếu khảo sát thu về là 237 phiếu. Trong đó có thể sử dụng được 202 phiếu, 35 phiếu bị loại do không hợp lệ. Do đó, dữ liệu khảo sát gồm có 202 mẫu, trong đó:

Bảng 2.4: Mô tả kết quả khảo sát



Tần số

Phần trăm

Giới tính

Nam

96

47.5

Nữ

106

52.5


Độ tuổi

Dưới 21 tuổi

9

4.5

21 - 30 tuổi

60

29.7

31 - 40 tuổi

86

42.6

41 - 50 tuổi

40

19.8

Trên 51 tuổi

7

3.5

Tình trạng hôn nhân

Đã kết hôn

116

57.4

Chưa kết hôn

86

42.6


Trình độ học vấn

THPT trở xuống

23

11.4

Trung cấp/Cao đẳng

108

53.5

Đại học

62

30.7

Sau đại học

9

4.5


Nghề nghiệp

Công chức

29

14.4

Nhân viên văn phòng

71

35.1

Nghề nghiệp chuyên môn

37

18.3

Quản lý

19

9.4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại nhà nước - 8



Nội trợ

12

5.9

Học sinh/Sinh viên

20

9.9

Tự kinh doanh

14

6.9


Thu nhập

Dưới 5 triệu

20

9.9

5 - 10 triệu

62

30.7

10 - 15 triệu

71

35.1

15 - 20 triệu

38

18.8

Trên 20 triệu

11

5.4


Mục đích gửi tiền

Hưởng lãi

56

27.7

Sử dụng tiện ích NH

6

3.0

Tiết kiệm cho tương lai

66

32.7

Tạm thời không sử dụng

42

20.8

Được an toàn

32

15.8


Độ tuổi

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Theo kết quả khảo sát, số khách hàng được phỏng vấn nhiều nhất nằm trong độ tuổi từ 31 đến 40 tuổi với 86 người, chiếm tỷ lệ cao nhất là 42,6%. Đây là những khách hàng có khả năng về tài chính và thu nhập ổn định, ngân hàng cần nắm rò nhu cầu của nhóm đối tượng này để có những chính sách tác động phù hợp. Tiếp theo, ở độ tuổi 21- 30 tuổi có 60 người chiếm tỷ lệ 29,7%. Nhóm người trong độ tuổi 41-50 cũng chiếm tỷ lệ khá cao với 19,8%. Còn lại hai độ tuổi <21 và >51 tuổi chiếm số lượng khá ít với 16 người. Đối với những khách hàng nhỏ tuổi thì nhu cầu chi tiêu khá cao nên khả năng tiết kiệm thấp; bên cạnh đó khách hàng quá lớn tuổi thì chỉ có nhu cầu chi tiêu mà không có nguồn thu nhập ngoài lương hưu nên khả năng gửi tiền cũng thấp.

Giới tính

Số lượng khách hàng nữ và nam được khảo sát không chênh lệch nhau nhiều. Tổng số lượng khách hàng nữ được khảo sát là 106 người chiếm tỷ lệ 52,5% và khách hàng nam là 96 người chiếm tỷ lệ 47,5 %.

Tình trạng hôn nhân


Tình trạng hôn nhân được chia làm 2 nhóm: chưa kết hôn và đã kết hôn. Theo kết quả khảo sát ta thấy, số khách hàng được phỏng vấn đã kết hôn chiếm tỷ lệ 57,4% với 116 người. Đối với khách hàng đã kết hôn thì nhu cầu tích lũy của họ sẽ cao hơn vì họ còn có trách nhiệm với gia đình. Do họ thường tích lũy tiền để có chi phí chăm lo con cái sau này nên họ có nhiều khả năng gửi tiền hơn. Còn lại, khách hàng chưa kết hôn chiếm tỷ lệ 42,6% với 86 người. Với những khách hàng chưa kết hôn, do họ chưa có trách nhiệm như những người đã kết hôn nên nhu cầu tiêu xài để phục vụ bản thân sẽ cao hơn. Vì vậy, khả năng gửi tiền của họ cũng thấp.

Trình độ học vấn

Qua số liệu khảo sát ta thấy, đối tượng khách hàng có trình độ học vấn là Trung cấp/Cao đẳng và Đại học chiếm tỷ lệ đa số là 84,2% với 170 người (trong đó Trung cấp/Cao đẳng là 53,5%; Đại học 30,7%). Nhóm đối tượng còn lại chiếm tỷ lệ thấp, cụ thể đối tượng khách hàng có trình độ Trung học phổ thông trở xuống có 23 người với tỷ lệ 11,4%; Sau đại học là 9 người chiếm tỷ lệ 4,5%. Thông thường những người có trình độ cao thường có thu nhập cao hơn nên sẽ có nhiều khả năng gửi tiền hơn. Trái lại, những người có trình độ thấp thường ngại giao dịch với ngân hàng do các thủ tục rườm rà, phức tạp nên họ có xu hướng tự cất giữ tại nhà hơn.

Nghề nghiệp

Trong những đối tượng khách hàng được khảo sát, số lượng đông nhất là những người làm việc ở vị trí nhân viên văn phòng với 71 người chiếm tỷ lệ 35,1%. Số lượng đông thứ nhì là nghề nghiệp chuyên môn với 37 người chiếm 18,3%. Tiếp theo, khách hàng là công chức nhà nước chiếm 14,4% với 29 người. Còn lại là học sinh/sinh viên có 20 người chiếm 9,9%, quản lý 19 người chiếm 9,4%, tự kinh doanh với 14 người chiếm 6,9%. Cuối cùng, nội trợ có số lượng thấp nhất với chỉ 12 người chiếm 5,9%.

Thu nhập

Theo mẫu khảo sát, đối tượng khách hàng trả lời có thu nhập từ 5 đến 15 triệu/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất là 65,8% với 133 người (trong đó người có thu nhập 5-


10 triệu/tháng có 62 người chiếm tỷ lệ 30,7%, 10-15 triệu/tháng có 71 người chiếm tỷ lệ 35,1%). Đối tượng khách hàng có thu nhập cao nhất là trên 20 triệu/tháng thì có số lượng thấp nhất với 11 người chiếm 5,4%. Người có thu nhập thấp dưới 5 triệu/tháng chỉ có 20 người chiếm 9,9%. Còn lại là người có thu nhập 15-20 triệu/tháng có 38 người chiếm 18,8%.

Mục đích gửi tiền

Khách hàng gửi tiền với mục đích tiết kiệm cho tương lai chiếm tỷ lệ cao nhất 32,7% với 66 người. Hưởng lãi cũng là mục đích của đa số khách hàng được khảo sát với 56 người chiếm tỷ lệ 27,7%. Bên cạnh đó, khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng còn có những mục đích khác như được an toàn hay đơn giản là để sử dụng các tiện ích của ngân hàng. Tạm thời không sử dụng tiền nhàn rỗi cũng là một yếu tố thúc đẩy khách hàng gửi tiền vào ngân hàng

Nhận thức nhu cầu khách hàng

Ngoài ra, phiếu khảo sát còn có thêm những câu hỏi để phân biệt và nhận thức nhu cầu của từng đối tượng khách hàng được khảo sát.

Theo kết quả khảo sát thì có 66 người lựa chọn hình thức mua vàng như một kênh đầu tư khi có tiền nhàn rỗi. Số người lựa chọn hình thức gửi ngân hàng cũng rất cao với 53 người chiếm 26,2%. Một số khách hàng thì lựa chọn bất động sản hay tự kinh doanh như là một hình thức đầu tư tiền nhàn rỗi của mình.

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát khách hàng theo kênh đầu tư



Tần số

Phần trăm

Phần trăm hợp lệ

Phần trăm cộng dồn

Gửi ngân hàng

53

26.2

26.2

26.2

Đầu tư chứng khoán

13

6.4

6.4

32.7

Đầu tư BDS

36

17.8

17.8

50.5

Mua vàng

66

32.7

32.7

83.2

Mua bảo hiểm

10

5.0

5.0

88.1

Tự kinh doanh

24

11.9

11.9

100.0

Tổng

202

100.0

100.0


(Nguồn: Kết quả khảo sát)


Trong những đối tượng khách hàng đã được khảo sát thì ngân hàng VietinBank được nhiều khách hàng lựa chọn để gửi tiền nhất với 47 người chiếm tỷ lệ 23,3%. Kế đến là 2 ngân hàng Vietcombank và BIDV với số lượng không chênh lệch nhiều, lần lượt là 45 và 44 người. Khách hàng gửi tiền tại hai ngân hàng còn lại là Agribank với 31 người và ít nhất là MHB với 27 người. Ngoài ra, còn có 8 người không gửi tiền tại các NHTMNN, chiếm tỷ lệ 4%.

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát khách hàng theo ngân hàng gửi tiền



Tần số

Phần trăm

Phần trăm hợp lệ

Phần trăm cộng dồn

Agribank

31

15.3

15.3

15.3

BIDV

44

21.8

21.8

37.1

VietinBank

47

23.3

23.3

60.4

Vietcombank

45

22.3

22.3

82.7

MHB

27

13.4

13.4

96.0

Không gửi

8

4.0

4.0

100.0

Tổng

202

100.0

100.0


(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Ngoài các NHTMNN thì khách hàng còn có quan hệ gửi tiền tại các ngân hàng khác cụ thể như sau: có 137 người trả lời có quan hệ gửi tiền với các NHTMCP chiếm tỷ lệ 67,8%, 37 người có quan hệ với ngân hàng liên doanh và 14 người gửi tiền tại các ngân hàng có 100% vốn nước ngoài. Bên cạnh đó, có 14 khách hàng chỉ gửi tiền tại các NHTMNN.

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát khách hàng theo ngân hàng gửi tiền khác



Tần số

Phần trăm

Phần trăm hợp lệ

Phần trăm cộng dồn

Không có quan hệ khác

14

6.9

6.9

6.9

NH TMCP

137

67.8

67.8

74.8

NH liên doanh

37

18.3

18.3

93.1

NH có 100% vốn nước ngoài

14

6.9

6.9

100.0

Tổng

202

100.0

100.0


(Nguồn: Kết quả khảo sát)


2.5.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng phương pháp Cronbach’s Alpha‌

Trước khi đưa vào phân tích nhân tố, ta sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy của thang đo; giá trị này nhằm đánh giá sự chặt chẽ giữa các biến quan sát, đồng thời giúp loại đi các biến không hợp lý hay không đạt yêu cầu. Nhờ đó người phân tích có thể loại được các biến rác ra khỏi mô hình, giúp mô hình có độ tin cậy và độ chính xác cao hơn. Ngoài ra, để đánh giá sự chặt chẽ giữa các biến quan sát ta dùng hệ số tương quan với biến tổng hiệu chỉnh; theo kinh nghiệm, những biến có hệ số này (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn lựa chọn hệ số Alpha là phải lớn hơn 0,65 mới có thể được chấp nhận để đưa vào những phân tích tiếp theo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Nếu hệ số Cronbach’s Alpha cao hơn mức 0,8 thì thang đo rất tốt và có sự tương quan chặt chẽ hơn, tuy nhiên hệ số này không nên không cao hơn 0,95 vì sẽ xảy ra sự trùng lắp giữa các biến quan sát (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Bảng 2.8: Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha



Thang đo

Cronbach’s Alpha


Biến quan sát

Trung bình

thang đo nếu loại biến

Phương sai

thang đo nếu loại biến

Tương quan

biến tổng hiệu chỉnh

Cronbach's

Alpha nếu loại biến


Uy tín


0.863

UT1

8.1386

2.399

.778

.772

UT2

8.1089

2.396

.820

.735

UT3

8.0990

2.597

.632

.908


Lãi suất


0.513

LS1

7.1436

1.745

.545

.031

LS2

7.2574

2.262

.416

.305

LS3

7.5297

2.300

.115

.809


Quảng cáo khuyến mãi


0.921

QCKM1

7.8762

3.154

.841

.891

QCKM2

7.8564

3.537

.824

.900

QCKM3

7.8614

3.573

.867

.869


Chất lượng dịch vụ


0.655

CLDV1

14.7624

6.879

.627

.511

CLDV2

14.7574

6.792

.568

.529

CLDV3

15.1683

8.051

.203

.705

CLDV4

15.2871

7.798

.201

.717

CLDV5

14.7574

7.100

.610

.525



Nhân viên


0.886

NV1

7.8663

1.609

.819

.806

NV2

7.7376

1.597

.784

.833

NV3

7.7030

1.503

.739

.879


Thông tin tham khảo


0.874

TK1

7.9010

3.264

.758

.822

TK2

7.7970

3.197

.782

.800

TK3

7.7178

3.338

.734

.844


Sự thuận tiện


0.829

TT1

19.8861

12.072

.689

.784

TT2

19.8366

11.620

.728

.775

TT3

20.0792

14.680

.170

.895

TT4

19.7970

11.804

.735

.774

TT5

19.8416

12.015

.727

.777

TT6

19.8416

11.955

.679

.785

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Thang đo uy tín: kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha đối với thang đo uy tín (UT) rất cao đạt 0,863. Thang đo uy tín gồm có 3 biến quan sát với hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item-Total Correlation) đều cao trên 0,6. Vậy nên thang đo này đạt độ tin cậy và sẽ tiếp tục được sử dụng cho phân tích nhân tố tiếp theo.

Thang đo lãi suất: thang đo lãi suất (LS) có 3 biến và có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,513 chưa đủ độ tin cậy để phân tích các bước kiểm định tiếp theo. Bên cạnh đó, hệ số tương quan với biến tổng hiệu chỉnh của biến LS3-“Phương thức trả lãi phù hợp” không đạt yêu cầu với mức 0,115<0,3 (Bảng 2.15). Điều này cho thấy mức độ tin cậy của các biến trong việc đo lường là rất thấp. Tuy nhiên, hệ số Cronbach’s Alpha sẽ tăng lên rò rệt ở mức 0,809 khi ta loại biến LS3 này và hai biến còn lại đều đạt yêu cầu với hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh đạt mức >0,6. Do đó, ở thang đo này ta sẽ loại biến LS3 và giữ 2 biến còn lại.

Thang đo quảng cáo khuyến mãi: thành phần quảng cáo khuyến mãi (QCKM) được đo lường bằng 3 biến quan sát có hệ số Cronbach’s Alpha rất cao ở mức 0,921. Các hệ số tương quan với biến tổng hiệu chỉnh cũng đều cao và đạt mức trên 0,8. Do đó, các biến này đều được sử dụng trong phân tích tiếp theo.


Thang đo chất lượng dịch vụ: kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha đối với thang đo chất lượng dịch vụ (CLDV) đạt được mức 0,655 đủ tiêu chuẩn để tiếp tục phân tích. Tuy nhiên, có 2 biến có hệ số tương quan với biến tổng hiệu chỉnh rất thấp và nhỏ hơn 0.3. Bên cạnh đó, khi loại 2 biến này (gồm biến CLDV3- “Ngân hàng có sản phẩm, dịch vụ đa dạng, độc đáo” và CLDV4-“Phí dịch vụ hợp lý, có thể chấp nhận được”) hệ số Cronbach’s Alpha sẽ tăng lên trên mức 0,655. Vì vậy, 2 biến này sẽ được loại khỏi thang đo.

Thang đo nhân viên: trong thang đo nhân viên (NV), hệ số Cronbach’s Alpha đạt mức rất tốt là 0,886. Cả 3 biến đều có hệ số tương quan với biến tổng hiệu chỉnh lớn hơn 0,7 và việc loại trừ các biến này sẽ làm giảm hệ số Cronbach’s Alpha. Do đó, các biến này đều được giữ lại và sử dụng trong phân tích tiếp theo.

Thang đo thông tin tham khảo: thang đo thông tin tham khảo (TK) được đo lường bằng 3 biến quan sát, có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,874. Các hệ số tương quan với biến tổng hiệu chỉnh tương đối cao và đều lớn hơn rất nhiều với tiêu chuẩn cho phép là 0,3. Tiếp nữa, khi loại các biến này sẽ làm giảm hệ số Cronbach’s Alpha cho nên các biến này được tiếp tục sử dụng trong phân tích tiếp theo.

Thang đo sự thuận tiện: hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo sự thuận tiện (TT) đạt yêu cầu với mức 0,829. Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh tương đối cao và đủ tiêu chuẩn, chỉ riêng biến TT3-“Thời gian mở cửa làm việc hợp lý” có hệ số tương quan rất thấp với mức 0,17. Vì vậy, ở thang đo này ta sẽ giữ lại 5 biến đồng thời loại khỏi thang đo biến TT3 để tăng độ tin cậy của thang đo.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2022