Khuyến Nghị Với Các Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Du Lịch


Việc xây dựng niềm tin cũng như sự cam kết giữa các doanh nghiệp không chỉ giúp nâng cao chất lượng chương trình tour du lịch mà nó còn khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào việc xây dựng các mối quan hệ hợp tác giữa các bên. Chính việc tạo dựng niềm tin cũng như sự cam kết giữa các bên không chỉ giúp các doanh nghiệp điều chỉnh các kế hoạch thực tế cho phù hợp nhằm tiết giảm chi phí giao dịch, mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi thông tin giữa các công ty. Ngoài ra, các cơ quan quản lý Nhà nước (Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch các tỉnh/thành phố…) cần chỉ ra các lợi ích thiết thực mà MQHHT mang lại, đồng thời đưa ra các biện pháp và cách thức phối hợp giữa các CTLH và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, các đơn vị có liên quan từ đó thay đổi nhận thức của các CTLH và các nhà cung cấp về MQHHT.

Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ở các địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc cấp giấy phép kinh doanh, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành ở các địa phương nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cung ứng, tránh các hiện tượng “chèo kéo, chèn ép” du khách. Hơn nữa, các cơ quan chức năng cũng cần quan tâm tới việc quản lý giá cả dịch vụ; đảm bảo các vấn đề an ninh, an toàn cho du khách; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; các vấn đề về giao thông; bảo vệ môi trường, cảnh quan chung và tại các điểm đến du lịch. Bên cạnh đó, các Sở cần có sự đầu tư hơn nữa vào việc nâng cấp các website phục vụ cho mục đích quảng bá, xúc tiến du lịch của địa phương đến với khách du lịch trong và ngoài nước.

5.3.2. Khuyến nghị với các công ty lữ hành

Các CTLH cần tăng cường mở rộng mối quan hệ cá nhân với các đối tác có tầm quan trọng trong chuỗi cung ứng. Với vai trò là trung gian thị trường, điều phối các hoạt động trong chuỗi, các CTLH cần liên kết, hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, tham quan, giải trí, mua sắm….nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giới thiệu và quảng bá những sản phẩm du lịch ấn tượng cho khách du lịch. Hơn nữa, các CTLH cần đào tạo các nhân viên về kỹ năng tư vấn và bán tour cho khách du lịch đồng thời cung cấp chất lượng dịch vụ theo đúng tiêu chuẩn đã cam kết với du khách.

Các CTLH cần lựa chọn đội ngũ nhân viên có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, năng khiếu và thái độ làm việc ở mức độ cao, phù hợp để thiết lập và củng cố mối quan hệ với các nhà cung cấp có tầm quan trọng trong CCƯDL. Bên cạnh đó, để tăng cường quản lý nhân tài, các CTLH cần có phương pháp và chiến lược quản lý nhân sự phù hợp thông qua yếu tố nguồn nhân lực (gồm sự phù hợp giữa con người với tổ chức, lương và các khoản thu nhập, đào tạo và phát triển nghề nghiệp, các cơ hội thực hiện các nhiệm vụ đầy thách thức) và yếu tố tổ chức (như năng lực, hành vi của lãnh đạo,


mối quan hệ trong tổ chức, văn hóa và các chính sách của tổ chức, môi trường làm việc) nhằm thu hút và giữ chân nhân sự trong điều kiện nền kinh tế thị trường.

5.3.3. Khuyến nghị với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch

Các nhà cung cấp dịch vụ du lịch cần phải chuẩn hóa các kỹ năng và nghiệp vụ phục vụ khách hàng theo các tiêu chuẩn trong và ngoài nước. Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch cũng cần có sự phối hợp linh hoạt và nhịp nhàng với các đơn vị cung ứng khác trong việc nhất quán về chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch, nhằm tạo ra những trải nghiệm đồng bộ đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

5.4. Những đóng góp của luận án

5.4.1. Đóng góp về mặt lý luận

Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch - 19

Một là, đóng góp về mặt lý thuyết của luận án là việc kết hợp giữa các lý thuyết về MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL (gồm lý thuyết chi phí giao dịch, lý thuyết vốn xã hội, lý thuyết dựa vào nguồn lực và lý thuyết phụ thuộc nguồn lực) để từ đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL. Hơn nữa, các thang đo được xây dựng và kiểm định trên thế giới đã được vận dụng trong luận án thông qua sự điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh doanh của các CTLH và các nhà cung cấp trong CCƯDL ở Hà Nội.

Thứ hai, luận án này đã kế thừa và phát triển các tiêu chí đo lường MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL dựa trên ba thành phần cấu thành là sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng. Kết quả kiểm định cho thấy các thang đo này đều đạt yêu cầu về giá trị và độ tin cậy. Dựa trên tổng quan tài liệu về MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL tác giả đã đề xuất hai mô hình nghiên cứu gồm: (1) đánh giá tác động tổng hợp của các yếu tố đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL; (2) đánh giá ảnh hưởng của từng yếu tố đến từng thành phần của MQHHT trên (bao gồm sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng) để từ đó rút ra kết luận về mức độ tác động mạnh hay yếu của từng yếu tố đến từng thành phần của MQHHT. Như vậy, kết quả nghiên cứu này sẽ đóng góp và làm phong phú thêm các lý thuyết liên quan đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

Thứ ba, Kết quả đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL đã chỉ ra yếu tố sự cam kết có tác động mạnh nhất và ảnh hưởng thuận chiều đến MQHHT trên. Bên cạnh đó, yếu tố sự cam kết cũng có ảnh hưởng lớn nhất đến thành phần đồng bộ hóa quyết định của CTLH với các nhà cung cấp. Kết quả này không chỉ góp phần giúp các CTLH và các nhà cung cấp trong


CCƯDL xây dựng và tăng cường sự cam kết lẫn nhau mà còn giúp nâng cao sự phối hợp trong các kế hoạch và hoạt động nhằm tối ưu hóa lợi ích của các bên tham gia. Vì vậy, việc kiểm soát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL là điều kiện bắt buộc để các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đảm bảo cho MQHHT lâu dài và hiệu quả.

Thứ tư, Luận án đã vận dụng kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng với các công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu, các kết quả nghiên cứu trong luận án đều đảm bảo độ tin cậy. Cụ thể, phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu các chuyên gia đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước và những nhà quản lý của các CTLH; và phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành thông qua các phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM nhằm minh chứng các kết quả nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy trong nghiên cứu mối quan hệ hợp tác của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL. Như vậy, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong việc sử dụng các công cụ hiện đại nhằm phát triển và nâng cao MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL ở Việt Nam.

5.4.2. Đóng góp về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu góp phần giúp các nhà quản lý du lịch và các nhà hoạch định chính sách có những giải pháp tốt nhất góp phần vào việc quản trị tốt mối quan hệ hợp tác của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

Một là, Các CTLH cần tăng cường mở rộng mối quan hệ cá nhân với các nhà cung cấp có vai trò quan trọng trong CCƯDL, và không ngừng nâng cao kỹ năng tư vấn cho khách hàng, cam kết thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ đúng như chào bán cho khách du lịch. Với vai trò là trung gian thị trường, điều phối các hoạt động trong chuỗi, các CTLH cần liên kết, hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, tham quan, giải trí, mua sắm….nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giới thiệu và quảng bá những sản phẩm du lịch ấn tượng cho khách du lịch.

Hai là, Các nhà cung cấp dịch vụ du lịch cần đảm bảo chất lượng dịch vụ như cam kết, và không ngừng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ phục vụ khách. Mỗi nhà cung cấp dịch vụ du lịch cũng cần có sự phối hợp linh hoạt và nhịp nhàng với các đơn vị cung ứng khác nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch và tạo ra những trải nghiệm đồng bộ đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của du khách.

Ba là, Các cơ quan quản lý cấp Nhà nước và địa phương cần phải hiểu rõ về lợi ích của MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL để từ đó đưa ra


những chính sách, chiến lược phù hợp nhằm khuyến khích MQHHT này như: đóng vai trò cầu nối giữa các bên, tạo ra sân chơi bình đẳng và minh bạch để các bên có thể làm việc cùng nhau; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp để có cơ chế thưởng phạt nghiêm minh và kịp thời.

5.5. Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Thứ nhất, kết quả phân tích dữ liệu đã đưa ra cơ chế tác động của các biến, tuy nhiên, kết quả này không thể suy rộng ra cho các CTLH trên địa bàn cả nước vì đối tượng được hỏi chỉ dành cho các CTLH trên địa bàn Thành phố Hà Nội (địa giới trước khi mở rộng). Vì vậy, hướng nghiên cứu tiếp theo là sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất theo dữ liệu các CTLH trên địa bàn cả nước. Cách thức này có thể rất tốn kém nhưng các kết quả nghiên cứu thu được sẽ làm cơ sở để so sánh, phân tích về MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL giữa các khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam của Việt Nam.

Thứ hai, luận án chỉ tập trung nghiên cứu một số khía cạnh của các khái niệm hay yếu tố phù hợp với đặc điểm kinh doanh của các CTLH trên địa bàn Hà Nội dựa vào nghiên cứu định tính mà vẫn còn thiếu nhiều thành phần khác nhau. Vì vậy, các nghiên cứu tiếp theo có thể tích hợp thêm nhiều khái niệm khác nhau có ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL. Chẳng hạn như, sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm khẳng định được vai trò quan trọng của các nhà cung cấp dịch vụ công, các đơn vị hành chính sự nghiệp trong CCƯDL.

Thứ ba, luận án chỉ tập trung nghiên cứu MQHHT của CTLH và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch mà chưa đi sâu làm rõ vai trò quan trọng của MQHHT của CTLH với các đại lý lữ hãnh cũng như giữa các CTLH với khách du lịch. Do đó, các nghiên cứu tiếp theo có thể tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về các MQHHT này để từ đó có được cái nhìn tổng thể và bao quát hơn về các MQHHT giữa các đối tác trong CCƯDL.

Thứ tư, mặc dù luận án đã kết hợp sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng cho phát triển thang đo khái niệm nghiên cứu. Nhưng nghiên cứu vẫn chưa áp dụng phương pháp chuyên gia trong việc đưa ra các giải pháp và khuyến nghị đối với từng đối tượng cụ thể như các cơ quan quản lý Nhà nước (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tổng cục Du lịch; Sở Du lịch các tỉnh/thành phố); các CTLH và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Vì vậy, để có cái nhìn toàn diện và bao quát hơn về các giải pháp và khuyến nghị đưa ra, các nghiên cứu tiếp theo cần thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính thông qua thu thập ý kiến các chuyên gia cũng như các nhà quản lý của ngành du lịch về các đề xuất và khuyến nghị.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 5


Chương 5 của luận án này một mặt đã phân tích, đánh giá mức độ tác động mạnh hay yếu của từng yếu tố niềm tin, sự cam kết, mối quan hệ cá nhân, chính sách định hướng khách hàng và ứng dụng CNTT trong chuỗi đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL, mặt khác nghiên cứu này cũng chỉ ra những ảnh hưởng khác nhau của từng yếu tố trên đến từng thành phần (sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng) của biến phụ thuộc MQHHT của CTLH và các nhà cung cấp trong CCƯDL. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra các khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trong ngành du lịch ở cấp Trung ương và địa phương; các CTLH và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả MQHHT giữa các bên tham gia trong CCƯDL. Bên cạnh đó, chương 5 cũng làm rõ những đóng góp của luận án cả về mặt lý luận và thực tiễn đồng thời chỉ ra những hạn chế của nghiên cứu và đưa ra các gợi ý cho các hướng nghiên cứu tiếp theo.


KẾT LUẬN


Thông qua tổng quan các công trình nghiên cứu, luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL dựa trên bốn lý thuyết nền tảng là “lý thuyết chi phí giao dịch, lý thuyết vốn xã hội, lý thuyết dựa trên nguồn lực và lý thuyết phụ thuộc vào nguồn lực”. Từ đó, tác giả phát hiện được khoảng trống nghiên cứu để tìm ra các yếu tố có ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL và làm tiền đề cho việc xây dựng hai mô hình nghiên cứu trong luận án. Bằng sự kết hợp của hai phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu) và định lượng (phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM), kết quả nghiên cứu cho thấy cả hai mô hình hoàn toàn phù hợp với dữ liệu điều tra thị trường và thể hiện được sự tác động thuận chiều của các yếu tố (niềm tin, sự cam kết, mối quan hệ cá nhân, chính sách định hướng khách hàng, ứng dụng CNTT trong chuỗi) đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL cũng như mối quan hệ của từng yếu tố trên đến từng thành phần của MQHHT trên (bao gồm sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng). Hơn nữa, luận án cũng chỉ ra mức độ tác động mạnh hay yếu, tích cực hay tiêu cực của các yếu tố trên đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL cũng như đến từng thành phần của MQHHT trên. Bên cạnh đó, luận án cũng đưa ra những đề xuất tương ứng với từng yếu tố ảnh hưởng đến MQHHT trên với mục tiêu nâng cao hiệu quả MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL, để từ đó tăng cường lợi thế cạnh tranh và khẳng định vị thế của CTLH trên thị trường. Việc tạo dựng mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp không chỉ giúp các CTLH tạo được niềm tin với khách hàng mà còn giúp họ kiểm soát được chất lượng dịch vụ trong chuỗi cung ứng của mình tốt hơn so với việc thiết lập MQHHT với các doanh nghiệp bên ngoài, từ đó mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho khách hàng. Vì vậy, việc xây dựng MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL trong bối cảnh kinh doanh của ngành du lịch Việt Nam hiện nay là yêu cầu hết sức cấp thiết. Luận án cũng cung cấp thêm các lý thuyết liên quan đến chuỗi cung ứng du lịch. Đây là nguồn tham khảo có ý nghĩa đối với các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu sâu hơn về MQHHT trong CCƯDL. Dựa vào kết quả nghiên cứu định lượng, tác giả cũng đề xuất một số khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như các CTLH và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch nhằm nâng cao hiệu quả các MQHHT trên, từ đó đáp ứng nhu cầu và đảm bảo sự hài lòng của khách du lịch đồng thời mang lại lợi nhuận cho toàn bộ chuỗi cung ứng du lịch.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ


1. Trần Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Quỳnh Trang (2015), Factors affecting collaboration between suppliers in tourism supply chain, Hội thảo quốc tế tại Thái Lan (The 11th International Conference on Humanities and Social Sciences: Challenge, Equity and Responsibility (ICHUSO15).

2. Trần Thị Huyền Trang (2015), Nghiên cứu mối quan hệ hợp tác giữa các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch, Hội thảo quốc tế dành cho các nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh lần thứ nhất (the 1st International Conference ICYREB 2015).

3. Trần Thị Huyền Trang (2016), Bàn về chuỗi cung ứng trong hoạt động du lịch, Tạp chí Du lịch, ISSN 0866 7373, số 10/2016, 37&60.

4. Trần Thị Huyền Trang (2016), Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa công ty du lịch và các nhà cung cấp, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 481, tháng 11/2016, 46-49.

5. Trần Thị Huyền Trang (2016), Chuỗi cung ứng du lịch và bài học kinh nghiệm cho ngành du lịch Việt Nam, Tạp chí Quản lý Kinh tế, số 79, tháng 11+12/2016, 40-50.

6. Trần Thị Huyền Trang (2017), Mối quan hệ hợp tác giữa công ty lữ hành và các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch, Tạp chí Quản lý Kinh tế, số 81, tháng 3+4/2017, 68-82.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH

1. Allen, N.J. & Meyer, J.P. (1991), “The measurement and antecedents of affective, continuance and normative commitment to the organization”, Journal of Occupational Psychology, 63(1), 1-18.

2. Anderson, J. C. and Narus, J. A. (1990), “A model of distributor firm and manufacturer firm working partnerships”, Journal o f Marketing, 5(41), 42-58.

3. Anderson, E.W. and Weitz, B. (1992), “The use of pledges to build and sustain commitment in distribution channels”, Journal of Marketing Research, 58, 1-15.

4. Atuahene-Gima, K. & Li, H. (2002), “When does trust matter? Antecedents and contingent effects of supervisee trust on performance in selling new products in China and the United States”, Journal o f Marketing, 66(3), 61-81.

5. Aulakah, P.S., Kotabe, M. and Sahay, A. (1996), “Trust in cross-border marketing partnerships: A behavioral approach”, Journal of International Business, 27(5), 1005-1032.

6. Barney, J.B. (1986), “Organizational culture: can it be a source of sustained competitive advantage?”, Academy of Management Review, 11(3), 656-665.

7. Barney, J.B. (2001), “Resource-based theories of competitive advantage: A ten- year retrospective on the resource-based view”, Journal of Management 27(6), 643–650

8. Barney, J.B. (2012), “Purchasing, supply chain management and sustained competitive advantage: The relevance of resource-based theory”, Journal of Supply Chain Management 48(2), 3–6.

9. Barratt, M. (2004), “Understanding the meaning of collaboration in the supply chain”, Supply Chain Management: An International Journal, 9(1), 30-42.

10. Barrat, M.A. and Oliveira, A. (2001), “Exploring the experiences of collaborative planning: the enablers and inhibitors”, International Journal of Physical Distribution & Logistics Management, 31(2), 266-289.

11. Batt, P.J. and Purchase, S. (2004), “Managing collaboration within networks and relationships”, Industrial Marketing Management, 33, 169-174.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2023