Tác Động Của Sự Cam Kết Đến Mối Quan Hệ Hợp Tác Của Công Ty Lữ Hành Với Các Nhà Cung Cấp Trong Chuỗi Cung Ứng Du Lịch


5.1.2. Tác động của sự cam kết đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

Kết quả ước lượng hồi quy cho thấy sự cam kết có tác động tích cực tới sự chia sẻ thông tin là 0,304; tới đồng bộ hóa quyết định là 0,495 và tới tích hợp hệ thống khuyến thưởng là 0,325. Kết quả cũng chỉ ra sự cam kết là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL, được thể hiện qua con số ước lượng hồi quy là 0,336 cũng như các mức độ tác động khác nhau của sự cam kết đến các biểu hiện của MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL (sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng). Kết quả trên lại một lần nữa khẳng định thêm là không chỉ yếu tố niềm tin mà sự cam kết cũng là yếu tố có tác động mạnh nhất đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL thông qua thành phần đồng bộ hóa quyết định, có nghĩa là nếu sự cam kết giữa các đối tác càng cao thì sự phối hợp trong các kế hoạch và hoạt động nhằm tối ưu hóa lợi ích của các bên tham gia càng lớn. Mức độ đồng bộ hóa trong quá trình ra quyết định giữa các đối tác chính là cách thức để xây dựng và duy trì các MQHHT lâu dài và hiệu quả.

5.1.3. Tác động của mối quan hệ cá nhân đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

Từ các kết quả thu được trong ước lượng hồi quy cũng chứng minh rằng mối quan hệ cá nhân có tác động thuận chiều đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL với con số ước lượng hồi quy là 0,161. Hơn nữa, mối quan hệ cá nhân cũng có những tác động khác nhau đến các thành phần của MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL (gồm sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng). Cụ thể, mối quan hệ cá nhân có tác động tích cực tới sự chia sẻ thông tin là 0,183; tới đồng bộ hóa quyết định là 0,166 và tới tích hợp hệ thống khuyến thưởng là 0,154. Mặc dù, mối quan hệ cá nhân có ảnh hưởng lớn nhất đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL thông qua thành phần sự chia sẻ thông tin, nhưng tác động này là thấp. Bởi vì việc tạo dựng và duy trì mối quan hệ cá nhân bền vững được thiết lập bởi yếu tố niềm tin và mối quan hệ cá nhân sẽ không thể tồn tại được nếu thiếu niềm tin. Và theo Morgan và Hunt (1994), “niềm tin thúc đẩy sự trao đổi và chia sẻ thông tin giữa các đối tác”. Chính vì vậy, niềm tin đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa yếu tố mối quan hệ cá nhân và MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.


5.1.4. Tác động của ứng dụng CNTT trong chuỗi đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

Thông qua kết quả ước lượng hồi quy, ứng dụng CNTT trong chuỗi cũng có tác động thuận chiều đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL, được biểu hiện qua con số ước lượng hồi quy là 0,187. Ngoài ra, yếu tố ứng dụng CNTT trong chuỗi cũng có những ảnh hưởng khác nhau đến các biểu hiện (sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng) của MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL. Tuy nhiên, kết quả này không cao do ứng dụng CNTT trong chuỗi có tác động tích cực tới sự chia sẻ thông tin là 0,178; tới đồng bộ hóa quyết định là 0,140 và tới tích hợp hệ thống khuyến thưởng là 0,187. Nhờ ứng dụng CNTT, các thông tin hữu ích sẽ được chia sẻ giữa các đối tác nhằm giảm chi phí cũng như rủi ro trong các giao dịch; thúc đẩy quá trình ra quyết định và kiểm soát hiệu quả hoạt động hợp tác. CNTT trong ngành du lịch có ảnh hưởng đáng kể đến thông tin liên lạc, giao dịch và mối quan hệ giữa CTLH với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch như các hãng hàng không, các khách sạn…; mối quan hệ giữa CTLH với các đại lý lữ hành và mối quan hệ giữa CTLH với khách hàng. Hơn nữa, nhờ có việc ứng dụng CNTT trong du lịch như hệ thống CRS, GDS, mạng Internet, công nghệ di động…đã làm giảm thời gian liên lạc, giảm chi phí quảng cáo và truyền thông đồng thời góp phần làm cân bằng thêm mối liên hệ giữa các bên liên quan. Chẳng hạn, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch có thể bán các dịch vụ vé máy bay, phòng khách sạn, các kỳ nghỉ…trực tiếp cho khách hàng thông qua hệ thống Internet.

5.1.5. Tác động của chính sách định hướng khách hàng đến sự cam kết của công ty lữ hành với các nhà cung cấp

Thông qua kết quả phân tích SEM hai mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 1 và 2 cho thấy chính sách định hướng khách hàng cũng có tác động thuận chiều đến sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp. Đây là yếu tố có tác động mạnh nhất đến sự cam kết và được thể hiện qua kết quả ước lượng hồi quy tương ứng là 0,61 và 0,616. Từ kết quả này tác giả khẳng định rằng chính sách định hướng khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn thông qua MQHHT giữa các bên tham gia. Hay nói cách khác, doanh nghiệp có chính sách định hướng khách hàng tốt sẽ thúc đẩy sự phối hợp giữa các đối tác trong các giao dịch, từ đó tăng cường sự cam kết giữa các bên tham gia để đạt được mục tiêu gia tăng lợi nhuận, tiết giảm chi phí đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

5.1.6. Tác động của niềm tin đến sự cam kết của công ty lữ hành với các nhà cung cấp

Kết quả phân tích SEM hai mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 1 và 2 cho thấy niềm tin có tác động tích cực đến sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp. Tuy

Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch - 18


nhiên, trong kết quả nghiên cứu tác động này là yếu do kết quả ước lượng hồi quy tương ứng chỉ là 0,11 và 0,103. Kết quả này hoàn toàn khách quan bởi vì niềm tin tác động đến sự cam kết lại còn bị điều tiết bởi nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như chính sách định hướng khách hàng. Các nghiên cứu của Morgan và Hunt (1994); Sahay (2003) đều nhấn mạnh rằng niềm tin là một điều kiện tiên quyết cho sự cam kết giữa các đối tác liên quan. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa chỉ ra mức độ tác động mạnh hay yếu nên kết quả nghiên cứu này hoàn toàn có ý nghĩa để khẳng định mối quan hệ thuận chiều giữa niềm tin và sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp.

5.2. Các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

Chuỗi cung ứng du lịch là một mạng lưới phức hợp có liên quan đến mối quan hệ giữa các ngành và các bên tham gia như các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, các nhà phân phối, các đối tác, các đối thủ cạnh tranh, vai trò điều tiết của chính phủ và các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ bổ trợ cho ngành du lịch. Các bên liên quan trong CCƯDL cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ như đưa ra các quyết định chung, thực hiện truyền thông, chia sẻ thông tin…với mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch, đồng thời đem lại lợi nhuận cho toàn bộ chuỗi cung ứng. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn bộ chuỗi cung ứng trong ngành du lịch của Việt Nam, đòi hỏi phải có sự chung tay nỗ lực cố gắng của các ngành, các địa phương và các bên liên quan, cụ thể là:

5.2.1. Xây dựng niềm tin của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

Thứ nhất, Nỗ lực hợp tác của CTLH với các nhà cung cấp là một trong những giải pháp tốt nhất nhằm giảm thiểu sự không chắc chắn trong các giao dịch cũng như gia tăng niềm tin giữa các bên tham gia hợp tác. Để đạt được lợi ích tối đa trong mối quan hệ hợp tác, các bên không chỉ cung cấp những thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ mà còn phải cập nhật liên tục các dữ liệu liên quan đến thị trường khách, kênh phân phối, thị hiếu tiêu dùng của khách…. Ngoài ra, các bên cũng cần đưa ra những dự đoán chính xác về sự thay đổi nhu cầu của khách du lịch cũng như đảm bảo cho các luồng thông tin được luân chuyển dễ dàng giữa các bên. Chính vì vậy, việc xây dựng niềm tin giữa các đối tác không chỉ thúc đẩy sự chia sẻ thông tin mà còn tạo điều kiện cho MQHHT hiệu quả giữa các thành viên tham gia vào chuỗi cung ứng.

Thứ hai, Để thúc đẩy niềm tin giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng, CTLH cần phát triển mối quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp, cụ thể là đại diện của đối tác –


những người có khả năng ra quyết định hoặc ảnh hưởng đến việc ra quyết định của các nhà cung cấp. Hơn nữa, những người ra quyết định phải có đầy đủ những kiến thức, kỹ năng về mối quan hệ và hiểu được những lợi ích cũng như giá trị của niềm tin được tạo dựng giữa các bên để từ đó có những cơ chế quản lý mối quan hệ cho phù hợp, chẳng hạn như mối quan hệ giữa cá nhân của doanh nghiệp này với đối tác hoặc mối quan hệ giữa các đối tác với nhau. Việc lựa chọn cơ chế phối hợp hoạt động sẽ phụ thuộc vào cách thức phân bổ các nguồn lực hiệu quả và định hướng xây dựng mối quan hệ hợp tác dài hạn khi các bên tham gia làm việc cùng nhau.

Thứ ba, Để đảm bảo MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp, các bên cần xây dựng cơ chế kiểm soát niềm tin dựa vào chất lượng dịch vụ và giá trị khách hàng. Hơn nữa, các doanh nghiệp cần cam kết đảm bảo thống nhất mức giá vừa mang tính cạnh tranh, vừa đảm bảo được chất lượng dịch vụ nhằm mang đến cho du khách những sản phẩm hay tour du lịch mới lạ, hấp dẫn và có chất lượng cao. Để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách du lịch, các CTLH cũng như các nhà cung cấp cần liên kết chặt chẽ với nhau bằng sự hợp tác chân thành, sự sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ cho nhau trong bất kỳ trường hợp nào, luôn quan tâm đến lợi ích của nhau khi đưa ra các quyết định quan trọng. Muốn làm được điều đó, giữa CTLH với các nhà cung cấp cần tạo dựng niềm tin nhằm mang lại lợi ích trước hết là cho chính các doanh nghiệp tham gia hợp tác, và quan trọng hơn cả là duy trì sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Như vậy, MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL dựa trên việc mang lại lợi ích đồng thời cho nhau nhằm hướng tới sự phát triển du lịch bền vững.

5.2.2. Tăng cường sự cam kết của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

Một là, Các nhà cung cấp trong CCƯDL có ảnh hưởng lớn đến các chi phí và chất lượng hàng hóa và dịch vụ cung ứng cho khách du lịch. Việc lựa chọn các nhà cung cấp cũng như sự thiết lập các MQHHT lâu dài giữa các bên tham gia là rất cần thiết. MQHHT giữa CTLH và các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng của ngành du lịch Việt Nam hiện nay thường được phân thành hai loại chính là mối quan hệ giữa các nhà cung cấp (như các khách sạn, khu du lịch, điểm tham quan, và các hãng hàng không) với các đại lý lữ hành/các CTLH; mối quan hệ giữa các đại lý lữ hành bán buôn và các đại lý lữ hành bán lẻ. Việc xây dựng và duy trì tốt MQHHT giữa CTLH và các nhà cung cấp, đặc biệt hơn là sự cam kết giữa các bên tham gia hợp tác cần phải được dựa trên những nguyên tắc chung như: hai bên luôn dành sự quan tâm lẫn nhau trong việc phát triển MQHHT; các bên cần tìm kiếm những cách thức mới nhằm phát triển MQHHT giữa các bên; cân bằng về lợi ích; thiết lập mối quan hệ tin tưởng giữa


các thành viên trong chuỗi nhằm tạo điều kiện giúp đỡ cho các đối tác; cam kết chia sẻ thông tin nhằm đưa ra những dự đoán chính xác về sự thay đổi nhu cầu của khách du lịch cũng như đảm bảo cho các luồng thông tin được luân chuyển dễ dàng giữa các bên. Sự chia sẻ thông tin không chỉ nâng cao sự tương tác giữa các doanh nghiệp mà nó còn tạo điều kiện cho MQHHT hiệu quả giữa các thành viên tham gia vào chuỗi cung ứng.

Hai là, Sự cam kết giữa CTLH với các nhà cung cấp là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến MQHHT. Để duy trì và phát triển MQHHT hiệu quả, các CTLH cần cam kết duy trì MQHHT dài hạn với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Chẳng hạn, các CTLH sẽ gửi khách đến các khách sạn và nhà hàng ở địa phương đã có mối quan hệ làm ăn lâu dài dựa trên sự cam kết và sự tin tưởng giữa các bên để khách có những trải nghiệm về các dịch vụ lưu trú và ăn uống. Ngoài ra, CTLH và các nhà cung cấp cần có sự nỗ lực và đầu tư vào việc xây dựng mối quan hệ giữa các bên, cụ thể là sự liên kết, hợp tác giữa các CTLH với kinh doanh cơ sở lưu trú, nhà hàng, cơ sở mua sắm, vui chơi giải trí; liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong vấn đề xây dựng điểm đến, xây dựng sản phẩm và quảng bá, xúc tiến sản phẩm du lịch. Đây không chỉ là vấn đề riêng của một doanh nghiệp mà là sự nỗ lực, cố gắng của tất cả các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động du lịch. Chính sự cam kết cũng như gắn bó chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong quá trình liên kết, hợp tác sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn và giá trị của thương hiệu, của sản phẩm và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn bộ chuỗi. Việc liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp ngoài mang lại lợi ích kinh tế cho mỗi doanh nghiệp, còn tạo ra được khả năng cạnh tranh giữa các bên liên quan.

5.2.3. Thiết lập mối quan hệ cá nhân của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

Thứ nhất, Mối quan hệ cá nhân cung cấp cho các doanh nghiệp cơ hội cải thiện thị phần trên thị trường thông qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như mở rộng mối quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp. Xây dựng mối quan hệ cá nhân với các nhà cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bán bằng cách giảm chi phí giao dịch cũng như giảm thiểu sự không chắc chắn từ phía nhà cung cấp. Hơn nữa, nhờ có mối quan hệ cá nhân này, doanh nghiệp có thể tối đa hóa lợi nhuận của mình và của các nhà cung cấp bằng cách tận dụng các nguồn lực được chia sẻ giữa các bên. Vì vậy, các du khách không chỉ tiếp cận được các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao mà còn giúp tối ưu hóa lợi ích của chính mình.

Thứ hai, Mối quan hệ cá nhân không phải là một nguồn lực quý giá, nhưng nó lại cung cấp cho các cá nhân cũng như các doanh nghiệp cơ hội để tiếp cận và đạt


được các nguồn lực vô giá để từ đó tạo ra sự khác biệt về lợi thế cạnh tranh so với các cá nhân và các doanh nghiệp khác (Zhang và cộng sự, 2006). Các nguồn lực mà doanh nghiệp có thể tận dụng từ phía đối tác như các thông tin quan trọng, các chính sách chiến lược, các nguồn lực đầu vào, các kế hoạch tài chính…Do đó, doanh nghiệp cần nỗ lực đầu tư cho việc xây dựng, thiết lập và phát triển mối quan hệ với các cá nhân hoặc những người đại diện của đối tác, đặc biệt là những người có quyền đưa ra quyết định của đối tác. Chính sự tương tác giữa các cá nhân bên ngoài môi trường công việc sẽ dẫn đến sự gắn bó cá nhân trên các phương diện về tình cảm, sự đồng cảm, sự chia sẻ công việc đồng thời giúp các đối tác hiểu về nhau hơn (như sở thích, quan điểm, giá trị...) từ đó giúp họ hình thành những cách hành xử phù hợp nhằm mang lại lợi ích cho đôi bên cũng như xây dựng mối quan hệ cá nhân chặt chẽ .

Thứ ba, Để giữ vững mối quan hệ với các đối tác, đặc biệt là các đối tác giữ vị trí, vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp cần đào tạo nhân viên có đủ năng lực, kỹ năng để thiết lập và gắn bó lâu dài với các đối tác. Bởi vì, chỉ cần nhân viên này rời khỏi doanh nghiệp thì các mối quan hệ cá nhân đã được tạo dựng với các đối tác cũng mất theo. Vì vậy, các doanh nghiệp cần đảm bảo mối quan hệ cá nhân với các đối tác có tầm quan trọng thông qua các hoạt động như: tặng quà cho các đối tác vào các dịp lễ, tết; quan tâm, thăm hỏi khách nhân dịp kỷ niệm thành lập doanh nghiệp, các sự kiện quan trọng; luôn giữ liên lạc với các đối tác để kịp thời thăm hỏi khi có vấn đề xảy ra; tìm hiểu về gia đình, sở thích và chuyên môn của nhau…Ngoài các buổi gặp mặt trực tiếp vào các dịp nghỉ lễ đặc biệt, doanh nghiệp cũng cần giữ liên lạc với các đại diện của các đối tác bằng các hình thức thăm hỏi qua điện thoại, email, facebook...

5.2.4. Phát triển chính sách định hướng khách hàng nhằm mang lại giá trị vượt trội cho du khách

Một là, Do việc sản xuất và tiêu dùng sản phẩm du lịch được diễn ra một cách đồng thời; hơn nữa, sản phẩm du lịch có chi phí cố định tương đối cao, chi phí biến đổi phát sinh trong quá trình sản xuất là tương đối thấp nên không thể tồn kho được. Điều này đã gây ra những khó khăn cho các nhà quản lý du lịch trong việc đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu trong ngắn hạn. Để giải quyết được vấn đề này, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú (khách sạn) và các hãng hàng không thường hợp tác và liên kết với các CTLH hoặc các đại lý lữ hành ở các điểm đến khác khau nhằm đưa ra các thỏa thuận có liên quan đến việc phân bổ những dịch vụ tồn kho từ các khách sạn và hãng hàng không đến các CTLH dưới hình thức đặt trước phòng và tối đa hóa lợi nhuận thu được. Việc liên kết và hợp tác giữa CTLH với các nhà cung cấp không chỉ giúp giảm giá


tour cho khách du lịch mà còn giúp doanh nghiệp gia tăng lợi ích kinh tế nhờ có sự gắn kết và ràng buộc quyền lợi cũng như trách nhiệm với nhau.

Hai là, CTLH cần xây dựng chính sách phát triển các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch vào đúng thời điểm. Phát triển sản phẩm du lịch hiệu quả không chỉ giúp cho sản phẩm đến được tay khách hàng một cách nhanh nhất, mà đây còn là cách thức để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và đáp ứng được sự thay đổi nhu cầu của khách du lịch. Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm du lịch không phải là nhiệm vụ riêng của các CTLH , mà đây là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực chung từ các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch. Vì vậy, các CTLH cần phải có sự hiểu biết nhất định về các nhu cầu của khách hàng, và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết kế cũng như tổ chức thực hiện các sản phẩm du lịch tiềm năng nhằm đáp ứng được sự thay đổi về thị hiếu tiêu dùng của khách du lịch. Về phía các nhà cung cấp, cần chủ động và tìm hiểu kỹ lưỡng về nhu cầu của các nguồn khách; cần đảm bảo chất lượng dịch vụ như đã cam kết trong hợp đồng và không ngừng năng cao kỹ năng, nghiệp vụ phục vụ khách hàng.

Ba là, Các CTLH cần đưa ra những biện pháp quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh với mục tiêu tiết giảm chi phí, giảm giá thành và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch, để từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và thỏa mãn sự hài lòng của khách du lịch. Để thu hút khách du lịch, các CTLH cần khai thác các tuyến, điểm du lịch mới; đa dạng hóa các chương trình sản phẩm du lịch của mình thông qua việc nghiên cứu thiết kế, xây dựng các chương trình du lịch hấp dẫn, độc đáo hơn. Hơn nữa, để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, các CTLH cần xây dựng MQHHT với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch như các hãng vận chuyển, đại lý lữ hành, cơ sở lưu trú, ăn uống, thăm quan giải trí, mua sắm, các làng nghề truyền thống và các hộ kinh doanh. Điều này không chỉ mang lại lợi ích gia tăng cho du khách, mà còn giúp tối ưu hóa lợi ích của các doanh nghiệp, các làng nghề truyền thống và người dân địa phương.

5.2.5. Ứng dụng CNTT nhằm cải thiện mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

Thứ nhất, Trên thực tế, CTLH là các đơn vị tiên phong hàng đầu trong việc sử dụng rộng rãi CNTT và biến CNTT trở thành một phần thiết yếu trong phát triển doanh nghiệp nói riêng và góp phần đáng kể vào sự thành công của ngành du lịch nói chung. CNTT giúp thúc đẩy việc mở rộng về mặt địa lý và quá trình toàn cầu hóa của ngành du lịch, nhưng chính việc mở rộng về địa lý du lịch cũng đặt ra những thách thức không


nhỏ buộc các doanh nghiệp phải tận dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại để vượt qua, như hệ thống đặt giữ chỗ bằng máy tính (Computer reservation systems – CRS); hệ thống phân phối thông tin toàn cầu (Global distribution systems – GDS)... Chẳng hạn, hệ thống CRS và GDS không chỉ thúc đẩy sự hợp tác theo chiều dọc giữa các hãng hàng không và khách sạn với các nhà cung cấp dịch vụ khác, mà còn cho phép các nhà cung cấp dịch vụ du lịch bán trực tiếp các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng cuối cùng.

Thứ hai, CNTT hiện đại đã làm thay đổi đáng kể chức năng hoạt động của các CTLH. Trong những năm gần đây, các CTLH đã tiến hành hiện đại hóa CNTT bằng cách nâng cấp hệ thống và thay đổi các chương trình cho phù hợp với định hướng và chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Các thông tin về các thành phần cơ bản của một chương trình du lịch đã được cập nhật vào cơ sở dữ liệu của website công ty, từ đó cho phép các CTLH chào bán các chương trình du lịch linh động hơn và phù hợp với sở thích, thị hiếu tiêu dùng cũng như nhu cầu của khách du lịch. Nhờ có hệ thống đặt vé trực tuyến trên website, kênh bán tour qua mạng, và các trang mạng xã hội như facebook, youtube, twitter, linkedin, google plus và printerest các CTLH có thể mở rộng thêm các kênh phân phối; và khách du lịch có thể so sánh chất lượng, dịch vụ, giá cả giữa các tour của các CTLH để từ đó gia tăng trải nghiệm cho các chuyến đi của mình.

Thứ ba, Ứng dụng CNTT trong MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch sẽ giúp cho các bên quản lý được các luồng thông tin một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ về các sản phẩm du lịch từ các hãng hàng không đến dịch vụ đặt phòng khách sạn. Trên cơ sở đó các CTLH nắm được các thông tin cụ thể về các dịch vụ để thiết kế một chương trình du lịch trọn gói nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường du lịch. Hơn nữa, ứng dụng CNTT cung cấp cho các CTLH cũng như các nhà cung cấp các thông tin về khách hàng để các bên thiết lập cơ sở dữ liệu khách hàng phục vụ cho mục đích tiếp thị. Chính nhờ những thông tin phản hồi từ phía khách hàng, các nhà cung cấp có thể nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí hoạt động tiếp thị và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

5.3. Các khuyến nghị

5.3.1. Khuyến nghị với các cơ quan Quản lý Nhà nước

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần có những chính sách giáo dục, tuyên truyền và cung cấp các thông tin về tầm quan trọng của MQHHT cho các CTLH và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch cũng như vai trò của yếu tố niềm tin cũng như sự cam kết nhằm đảm bảo sự kết nối giữa CTLH với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch.

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 18/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí