Kiểm Định Mô Hình Và Các Giả Thuyết Nghiên Cứu


Hình 4 4 Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn 2 Nguồn Kết quả điều tra 1

Hình 4.4. Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn 2

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016

Kết quả phân tích CFA thu được ở hình 4.4 cho thấy: giá trị Chi-bình phương = 704,487; bậc tự do 491 với giá trị P-value = 0,000. Ngoài ra các chỉ tiêu đo lường sự phù hợp khác của mô hình đều đạt các giá trị cao (CMIN/df = 1,435; GFI = 0,905; TLI

= 0,968; CFI = 0,972; và RMSEA = 0,034) (Bentler & Bonett, 1980). Điều này chứng tỏ rằng mô hình nghiên cứu với các thành phần giải thích cho MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL phù hợp với bộ dữ liệu.


4.5. Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

4.5.1. Kiểm định mô hình 1 bằng phân tích SEM

4.5.1.1. Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cơ bản

Sau khi thực hiện phân tích EFA và CFA, mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh có 6 khái niệm nghiên cứu, trong đó có 5 biến độc lập là: (1) Chi phí giao dịch (TC); (2) Niềm tin của CTLH với các nhà cung cấp (TR); (3) Sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp (CO); (4) Mối quan hệ cá nhân của CTLH với các nhà cung cấp (PR); (5) Ứng dụng CNTT (IT); và 1 biến phụ thuộc là MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL (SC). Hơn nữa, trong mô hình này tác giả cũng kiểm định thêm vai trò của chính sách định hướng khách hàng (CUO) và niềm tin của CTLH với các nhà cung cấp (TR) đến biến phụ thuộc là Sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp (CO).

Kết quả phân tích SEM (hình 4.5) cho thấy mô hình có 510 bậc tự do với giá trị thống kê Chi-bình phương là 769,250 (P-value = 0,000). Tuy nhiên khi điều chỉnh với bậc tự do CMIN/df thì giá trị này cho thấy mô hình đạt mức thích hợp với bộ dữ liệu (1,508 < 2,0). Hơn nữa, các chỉ tiêu đánh giá mức độ phù hợp khác đều đạt yêu cầu (TLI = 0,963; CFI = 0,966; GFI = 0,897; NFI = 0,906; RMSEA = 0,037) (Browne và

Cudek, 1992). Mặc dù chỉ số GFI không phù hợp nhưng các giá trị và các chỉ tiêu đo lường khác thỏa mãn so với thông số tiêu chuẩn. Như vậy, mô hình nghiên cứu đề xuất phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được.

Hình 4 5 Phân tích mô hình cấu trúc SEM 1 Nguồn Kết quả điều tra của tác 2

Hình 4.5. Phân tích mô hình cấu trúc SEM 1

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016


Bảng 4.26a. Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu hiện chỉnh 1




Estimate

S.E.

C.R.

P

CO

<---

CUO

0,61

0,074

8,291

***

CO

<---

TR

0,11

0,05

2,211

0,027

SC

<---

TC

0,034

0,072

0,467

0,64

SC

<---

CO

0,336

0,047

7,106

***

SC

<---

TR

0,165

0,044

3,717

***

SC

<---

PR

0,161

0,062

2,581

0,01

SC

<---

IT

0,187

0,053

3,507

***

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016

Kết quả này cho thấy có 6/7 mối quan hệ có ý nghĩa thống kê ở mức P < 5%. Như đã đề xuất các giả thuyết H2, H3, H4, H5 trong hình 4.1, các yếu tố niềm tin, sự cam kết và mối quan hệ cá nhân; ứng dụng CNTT có tác động thuận chiều đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL. Và bốn thành phần này giải thích được 43,4% sự thay đổi của biến phụ thuộc MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL. Tuy nhiên, giả thuyết H1 (yếu tố chi phí giao dịch) có P-value = 0,640 > 0,05 nên không có ý nghĩa thống kê, điều này có nghĩa là chi phí giao dịch không tác động đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL. Ngoài ra, các yếu tố niềm tin và chính sách định hướng khách hàng cũng có tác động thuận chiều đến sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp và hai thành phần này cũng giải thích được 28,1% sự thay đổi của biến sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp.




Estimate

CO

<---

CUO

0,485

CO

<---

TR

0,118

SC

<---

TC

0,028

SC

<---

CO

0,382

SC

<---

TR

0,202

SC

<---

PR

0,161

SC

<---

IT

0,188

Bảng 4.26b. Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 1


Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016


Bảng 4.26b cho thấy các trọng số đã chuẩn hóa đều mang giá trị dương, nên các biến niềm tin; sự cam kết; mối quan hệ cá nhân; và ứng dụng CNTT trong chuỗi có ảnh hưởng thuận chiều đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL. Trong đó, yếu tố có tác động mạnh nhất đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL là sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp (trọng số hồi quy đã chuẩn hóa = 0,382), tiếp theo là yếu tố niềm tin của CTLH với các nhà cung cấp (trọng số hồi quy đã chuẩn hóa = 0,202), sau đó đến yếu tố ứng dụng CNTT trong chuỗi (trọng số hồi quy đã chuẩn hóa = 0,188) và cuối cùng là yếu tố mối quan hệ cá nhân của CTLH với các nhà cung cấp (trọng số hồi quy đã chuẩn hóa = 0,161).

4.5.1.2. Kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 1


0,61***

Sự cam kết của công ty lữ hành với các nhà cung cấp

0,034ns

0,336***

0,11**

0,165***

Mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

- Sự chia sẻ thông tin

- Đồng bộ hóa quyết định

- Tích hợp hệ thống khuyến thưởng

0,161**

0,187***

Chính sách định hướng khách hàng

Chi phí giao dịch

- Tính chuyên biệt của tài sản

- Sự không chắc chắn về hành vi

Niềm tin của công ty lữ hành với các nhà cung cấp

Mối quan hệ cá nhân của công ty lữ hành với các nhà cung cấp

Ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi


Hình 4.6. Kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 1

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016

Từ kết quả thu được ở bảng 4.26a và 4.26b cho ta thấy 4/5 mối quan hệ giữa các biến trong mô hình có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) nghĩa là các giả thuyết (từ H2 đến H7) về mối quan hệ của các khái niệm đưa ra trong mô hình nghiên cứu được chấp nhận.


Cụ thể là, giả thuyết H1 cho thấy chi phí giao dịch không có tác động đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL. Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết này không được chấp nhận (β = 0,034, p = 0,64 > 0,05).

Giả thuyết H2 cho thấy niềm tin có tác động dương đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL. Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết này được chấp nhận (β = 0,165, p = 0,000 < 0,05). Kết quả nghiên cứu này cho thấy vai trò quan trọng của yếu tố niềm tin đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nhiều nghiên cứu trên thế giới như Morgan và Hunt (1994); Zaheer và cộng sự (1998); Pavlou (2002); Sheu và cộng sự (2006); Beth và cộng sự (2003); Lejeune và Yakova (2005) trong đó niềm tin được coi như một nền tảng quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả hoạt động của MQHHT giữa các bên tham gia.

Giả thuyết H3 cho thấy sự cam kết có ảnh hưởng thuận chiều đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL. Giả thuyết này cũng được chấp nhận do β

= 0,336 và p = 0,000 < 0,05. Kết quả kiểm định này cho rằng yếu tố sự cam kết đóng vai trò chủ đạo trong việc nâng cao MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu trên thế giới trong đó sự cam kết giữa các nhà cung cấp là yếu tố chính để tạo ra MQHHT giữa các đối tác (Morgan và Hunt (1994); Mayer và cộng sự (1995); Beth và cộng sự (2003).

Giả thuyết H4 cũng cho rằng mối quan hệ cá nhân cũng có tác động thuận chiều đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL. Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết này cũng được chấp nhận do β = 0,161, p = 0,01 < 0,05. Kết quả này phù hợp với kết quả trong nghiên cứu của Lovett và cộng sự (1999); Park và Luo (2001); Chen và Chen (2004); Leung và cộng sự (2005); trong đó mối quan hệ cá nhân không chỉ nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên tham gia mà còn giúp giảm thiểu những bất ổn và sự không chắc chắn về hành vi.

Giả thuyết H5 cho rằng yếu tố ứng dụng CNTT trong chuỗi có ảnh hưởng dương đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL. Giả thuyết này được chấp nhận do β = 0,187, p = 0,000 < 0,05. Kết quả này phù hợp với các kết quả trong nghiên cứu của Christopher (2000); Sanders & Premus (2005); Sanders (2007); Wu và cộng sự (2011); Nyaga và cộng sự (2010); Fawcett và cộng sự (2009), trong đó ứng dụng CNTT cho phép các công ty tăng khả năng truyền đạt thông tin, tăng tính linh hoạt và tăng khả năng đáp ứng với nhu cầu của khách hàng đồng thời giảm chi phí cũng như các rủi ro trong giao dịch, để từ đó nâng cao lợi nhuận và hiệu quả hoạt động hợp tác giữa các bên tham gia.


Giả thuyết H6 cho rằng có mối quan hệ dương giữa niềm tin và sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp. Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết này cũng được chấp nhận do β = 0,11 và p = 0,027 < 0,05. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu về niềm tin ở thị trường thế giới cũng như ở Việt Nam. Lấy ví dụ, nghiên cứu của Anderson & Weitz (1989); Morgan và Hunt (1994) cho thấy có mối quan hệ dương giữa niềm tin và sự cam kết giữa các bên tham gia. Nghiên cứu của Sahay (2003) cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa niềm tin và sự cam kết giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng. Hơn nữa, Ruyter và cộng sự (2001) cũng cho rằng niềm tin giúp cải thiện sự cam kết đồng thời thúc đẩy MQHHT hiệu quả giữa các đối tác.

Giả thuyết H7 cho rằng có mối quan hệ dương giữa chính sách định hướng khách hàng và sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp. Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết này cũng được chấp nhận do β = 0,61 và p = 0,000 < 0,05. Mối quan hệ này đã có một số nhà nghiên cứu đề nghị như Min và cộng sự (2007); Zhou và cộng sự (2009), tuy nhiên nó chưa được kiểm định nhiều trong các nghiên cứu. Vì vậy, kết quả này nhằm góp phần kiểm định vai trò của chính sách định hướng khách hàng đối với sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp.

Bảng 4.27. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 1

Giả thuyết

Nội dung

Β

P_value

Kết luận

H1

Chi phí giao dịch có ảnh hưởng tiêu cực đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

0,034

0,64

Không tác

động (ns)

H2

Niềm tin có ảnh hưởng tích cực đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

0,165

0,000

Chấp nhận (***)

H3

Sự cam kết có ảnh hưởng tích cực đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

0,336

0,000

Chấp nhận (***)

H4

Mối quan hệ cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

0,161

0,008

Chấp nhận (**)

H5

Ứng dụng CNTT trong chuỗi có ảnh hưởng tích cực đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

0,187

0,000

Chấp nhận (***)

H6

Niềm tin có ảnh hưởng tích cực đến sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp.

0,11

0,027

Chấp nhận (**)

H7

Chính sách định hướng khách hàng có ảnh hưởng tích cực

đến sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp.

0,61

0,000

Chấp nhận (***)

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016


4.5.2. Kiểm định mô hình 2 bằng phân tích SEM

4.5.2.1. Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cơ bản

Mô hình 2 có 8 khái niệm nghiên cứu, trong đó có 5 biến độc lập là: (1) Chi phí giao dịch (TC); (2) Niềm tin của CTLH với các nhà cung cấp (TR); (3) Sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp (CO); (4) Mối quan hệ cá nhân của CTLH với các nhà cung cấp (PR); (5) Ứng dụng CNTT trong chuỗi (IT); và 3 biến phụ thuộc là các thành phần của MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL (bao gồm sự chia sẻ thông tin ký hiệu là SC1, đồng bộ hóa quyết định ký hiệu là SC2 và tích hợp hệ thống khuyến thưởng ký hiệu là SC3). Hơn nữa, trong mô hình 2 tác giả cũng kiểm định thêm vai trò của chính sách định hướng khách hàng (CUO) và niềm tin của CTLH với các nhà cung cấp (TR) đến biến phụ thuộc là Sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp (CO).


Hình 4 7 Phân tích mô hình cấu trúc SEM 2 Nguồn Kết quả điều tra của tác 3


Hình 4.7. Phân tích mô hình cấu trúc SEM 2

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016


Kết quả phân tích SEM (hình 4.7) cho thấy mô hình có 500 bậc tự do với giá trị thống kê Chi-bình phương là 1155,196 (P-value = 0,000). Tuy nhiên khi điều chỉnh với bậc tự do CMIN/df thì giá trị này cho thấy mô hình đạt mức thích hợp với bộ dữ liệu (2,310 < 3,0). Hơn nữa, các chỉ tiêu đánh giá mức độ phù hợp khác đều đạt yêu cầu (TLI = 0,904; CFI = 0,914; GFI = 0,846; RMSEA = 0,06) (Browne và Cudek,

1992). Mặc dù chỉ số GFI không phù hợp nhưng các giá trị và các chỉ tiêu đo lường khác thỏa mãn so với thông số tiêu chuẩn. Như vậy, mô hình nghiên cứu đề xuất phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được.

Bảng 4.28a. Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 2




Estimate

S.E.

C.R.

P

CO

<---

CUO

0,616

0,073

8,400

***

CO

<---

TR

0,103

0,049

2,096

0,036

SC_2

<---

TC

-0,057

0,084

-0,680

0,497

SC_2

<---

CO

0,495

0,056

8,810

***

SC_2

<---

TR

0,199

0,051

3,874

***

SC_2

<---

PR

0,166

0,073

2,286

0,022

SC_2

<---

IT

0,140

0,062

2,276

0,023

SC_1

<---

TC

-0,039

0,071

-0,546

0,585

SC_3

<---

TC

-0,009

0,063

-0,138

0,890

SC_1

<---

CO

0,304

0,048

6,314

***

SC_3

<---

CO

0,325

0,045

7,227

***

SC_1

<---

TR

0,116

0,043

2,669

0,008

SC_3

<---

TR

0,169

0,04

4,223

***

SC_1

<---

PR

0,183

0,062

2,941

0,003

SC_3

<---

PR

0,154

0,056

2,778

0,005

SC_3

<---

IT

0,187

0,048

3,900

***

SC_1

<---

IT

0,178

0,053

3,348

***

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2023