12
lãi hoặc được trả lãi nhưng với lãi suất rất thấp. Các công cụ được sử dụng đối với khản tiền gửi này là ủy nhiệm chi, séc và các lệnh khác,…
- Tiền gửi không kỳ hạn có trả lãi: là khoản tiền nhàn rỗi mang tính tạm thời, được được khách hàng gửi vào ngân hàng nhằm mục đích tiết kiệm, đảm bảo an toàn, thuận tiện cho tài sản của khách hàng mà không nhằm mục đích thực hiện các dịch vụ thanh toán của NHTM.
1.3.3.2 Tiền gửi có kỳ hạn:
Tiền gửi có kỳ hạn là loại huy động tiền gửi có sự thỏa thuận của khách hàng và ngân hàng về thời hạn rút tiền. Khách hàng chỉ được rút tiền khi đến hạn theo thỏa thuận. Khách hàng vẫn được phép rút tiền trước hạn nhưng chỉ hưởng mức lãi suất rất thấp, có thể là lãi suất phạt. Đây là loại tiển gửi có đặc điểm xác định trước thời hạn khá chắc chắn, có tính ổn định cao và làm cơ sở cho NHTM hoạch định các chiến lược quản trị nguồn vốn, giúp NHTM chủ động hơn khi sử dụng nguồn vốn này với mức dự trữ thấp. Tuy nhiên, để huy động được nguồn tiền gửi này, NHTM thường chịu chi phí cao do sự cạnh tranh lãi suất, lãi suất này cao hơn so với lãi suất các loại hình huy động tiền gửi khác.
1.3.3.3 Tiền gửi tiết kiệm
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kì lúc nào. Khách hàng gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn với mục đích an toàn và sinh lợi nhưng không thiết lập kế hoạch sử dụng tiền gửi trong tương lai (Nguyễn Minh Kiều, 2008). Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn khác với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ở chỗ: tài khoản tiền gửi tiết kiệm không được sử dụng để phát hành séc và thực hiện các công cụ dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Khách hàng gửi tiền nhằm mục đích kiếm lời. Đặc điểm của tiền gửi này là có tính an toàn và ổn định cao, lãi suất chi trả cũng khá cao so với các hình thức khác nhằm thu hút nguồn vốn ổn định và gia tăng sự cạnh tranh trên
13
thị trường. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn khác với tiền gửi có kỳ hạn chỉ ở chổ khách hàng gửi tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chỉ có thể là cá nhân. Tiền gửi tiết kiệm chủ yếu hiện nay gồm hai hình thức chính: tiết kiệm lập sổ và tiết kiệm điện tử.
1.3.4 Vai trò của hoạt động huy động vốn tiền gửi
-Đối với nền kinh tế: Huy động vốn tiền gửi đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trên thị trường để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các cá nhân, tổ chức, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và phát triển nền kinh tế. Hoạt động này cũng là một trong những kênh truyền dẫn chính sách quản lý vĩ mô và chính sách tiền tệ của chính phủ trong việc kiểm soát lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường, kiểm soát khối lượng tiền giao dịch thanh toán của nền kinh tế.
-Đối với NHTM: NHTM sử dụng nguồn vốn huy động từ tiền gửi để cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ khác nhằm mục tiêu tạo ra lợi nhuận. Do vậy, đây là hoạt động đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Một ngân hàng có nguồn vốn huy động lớn sẽ có khả năng mở rộng quy mô, chủ động trong việc phát triển các hoạt động kinh doanh và có khả năng cạnh tranh cao so với các NHTM khác trên thị trường. Hoạt động huy động vốn tiền gửi cũng tạo nguồn vốn rẻ hơn so với nguồn vốn chủ sở hữu. Lãi suất trả cho người gửi tiền rẻ hơn nhiều so với việc trả lợi tức cho các cổ đông. Khi mà hoạt động huy động vốn tiền gửi hiệu quả sẽ làm giảm chi phí huy động của ngân hàng.
-Đối với khách hàng: Khách hàng sử dụng các sản phẩm tiền gửi sẽ đảm bảo an toàn cho khoản tiền của mình, hạn chế các rủi ro mất cắp và đáp ứng được nhu cầu tiết kiệm, tích lũy vốn để thực hiện các dự định trong tương lai. Đối những khoản tiền gửi được trả lãi thì đây là một kênh an toàn để đầu tư sinh lời, tạo cơ hội có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai (Nguyễn Minh Kiều, 2008). Ngoài ra, việc thực hiện các giao dịch tại các NHTM cũng rất thuận tiện, nhanh chóng, có thể rút ra khi có nhu cầu của khách hàng khi mà các ngân hàng này đang phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại kèm theo như ngân hàng điện tử, ATM, chiết khấu, cầm cố,…
14
1.4 Thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Phú Yên
Áp lực từ các NHTM khác tại tỉnh Phú Yên khi liên tục mở rộng thị phần, tăng lãi suất huy động cộng thêm những đổi mới từ việc chuyển đổi sang mô hình bán lẻ, dịch chuyển cơ cấu nguồn vốn theo định hướng của NHNN nên Vietinbank Phú Yên cần có chiến lược phát triển rõ ràng để tăng trưởng hoạt động huy động vốn. Trong hơn 10 năm hoạt động và phát triển, Vietinbank Phú Yên có sự phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi về quy mô. Bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều vấn đề trong hoạt động huy động vốn tiền gửi cần sớm có biện pháp khắc phục.
1.4.1 Qui mô và thị phần huy động vốn tiền gửi
1.4.1.1 Qui mô huy động tiền gửi
Bảng 1.2: Qui mô huy động vốn tiền gửi của Vietinbank Phú Yên (2014-2017)
Đơn vị: triệu đồng
2014 | 2015 | 2016 | 2017 | Tốc độ tăng trưởng | |||
15/14 | 16/15 | 17/16 | |||||
Huy động tiền gửi | 2.139.994 | 2.887.406 | 3.557.128 | 3.429.616 | 34,93% | 23,19% | -3,58% |
Chi phí huy động vốn | 230.440 | 183.273 | 206.912 | 197.672 | -20,47% | 12,90% | -4,47% |
Tổng chi phí | 334.467 | 371.763 | 513.929 | 440.039 | 11,15% | 38,24% | -14,38% |
Tỷ trọng chi phí HĐV/ tổng chi phí | 69% | 49% | 40% | 45% |
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Yên - 1
- Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Yên - 2
- Giới Thiệu Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam- Chi Nhánh Phú Yên Và Hoạt Động Huy Động Vốn Tiền Gửi
- Cơ Cấu Tiền Gửi Theo Loại Tiền Tại Vietinbank Phú Yên (2014- 2017)
- Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Huy Động Vốn Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam- Chi Nhánh Phú Yên
- Nghiên Cứu Của Hossein Ostadi Và Ali Sarlak (2014)
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Vietinbank Phú Yên giai đoạn 2014-2017)
15
Huy động vốn từ tiền gửi khách hàng của Vietinbank Phú Yên có quy mô tăng trưởng trong giai đoạn 2014-2016, từ 2.139.994 triệu đồng năm 2014 đến
3.557.128 triệu đồng năm 2016 và giảm còn 3.429.616 triệu đồng năm 2017. Năm 2015 là năm có tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao nhất trong giai đoạn này với mức 34,93%. Đó là nhờ Vietinbank Phú Yên đã thực hiện tốt công tác phân tích thị trường, thực hiện nhiều giải pháp thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo xu hướng bán lẻ, triển khai tích cực các sản phẩm huy động vốn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững theo kế hoạch đề ra. Mặt khác, nhờ NHNN có nhiều chính sách, giải pháp trong việc ổn định tiền tệ, tình hình kinh tế xã hội trong nước có nhiều chuyển biến ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu gửi tiền của tầng lớp dân cư: thị trường chứng khoán lên xuống thất thường, giá vàng thế giới giảm liên tục, biến động bất ổn chính trị xảy ra trên thế giới dẫn đến việc nhiều người dân lựa chọn kênh gửi tiền an toàn và ổn định tại ngân hàng.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng huy động vốn tiền gửi của Vietinbank Phú Yên giai đoạn 2016 -2017 lần lượt chỉ đạt 23% so với năm 2015 và giảm 3,58% so với năm 2016, xu hướng giảm đáng kể so với mức tăng của năm 2015. Theo Báo cáo thường niên Vietinbank năm 2017, mức tăng trưởng này hoàn toàn thấp hơn mức tăng trưởng huy động vốn tiền gửi của toàn hệ thống Vietinbank là 18%, còn theo Báo cáo hoạt động các TCTD trên địa bàn tỉnh Phú Yên của NHNN năm 2017 thì xếp sau các ngân hàng như BIDV Phú Yên (9%) và Vietcombank Phú Yên (10%).
Nguyên nhân là do các NHTM khác ngày càng mở rộng thị phần, tăng số lượng điểm giao dịch, đưa ra nhiều chương trình lãi suất huy động và khuyến mãi hấp dẫn, thu hút một phần lớn nguồn vốn huy động trên địa bàn. Điều này cho thấy Vietinbank Phú Yên đang đứng trước nguy cơ đánh mất dần vị thế hàng đầu tại Phú Yên, khả năng tiếp cận nguồn vốn dân cư và khách hàng tổ chức còn chưa tốt, chưa có chính sách chăm sóc khách hàng hợp lý, khách hàng hiện hữu đang dần bị lôi kéo qua ngân hàng khác khi mà sự cạnh tranh giữa các NHTM càng gia tăng. Ngoài ra, công tác nhân sự và các hoạt động kinh doanh của Vietinbank Phú Yên trong
16
thời điểm cuối năm 2016 và đầu năm 2017 có sự xáo trộn do ảnh hưởng khá nhiều từ các cuộc kiểm tra kiểm soát nội bộ tại chi nhánh.
Về chi phí huy động vốn, từ năm 2014- 2015, chi phí giảm từ 230.440 triệu đồng năm 2014 xuống còn 183.273 triệu đồng năm 2015. Đó chính là nhờ mức lãi suất huy động bình quân trong giai đoạn này mà Vietinbank áp dụng khá thấp so với nhiều NHTM khác. Chính sách lãi suất huy động vốn tiền gửi được Vietinbank Phú Yên áp dụng linh hoạt tùy thuộc từng thời kỳ và theo đối tượng khách hàng đa dạng nhưng vẫn tuân thủ đúng quy định của Vietinbank và NHNN. Đồng thời, nguồn tiền gửi không kỳ hạn năm 2015 được duy trì ở mức cao nên chi phí huy động vốn thấp vì không phải chịu chi phí dự trữ bắt buộc, chi phí bảo hiểm và chi phí dự trữ tiền mặt. Năm 2016, chi phí huy động vốn tăng mạnh lên tới 206.912 triệu đồng, mức tăng trưởng là 13% so với năm 2015 và giảm nhẹ còn 197.672 triệu đồng vào năm 2017. Điều này góp phần ảnh hưởng tiêu cực tới chi phí hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của Vietinbank Phú Yên. Nguyên nhân là do việc tăng lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn từ đầu năm 2016 để thu hút thêm khách hàng. Bên cạnh đó, Vietinbank Phú Yên cũng bắt đầu chú trọng và tổ chức thường xuyên các hoạt động quảng bá hình ảnh, truyền thông, chương trình khuyến mại hấp dẫn thu hút khách hàng gửi tiền, phát sinh nhiều chi phí in ấn tờ rơi, quà tặng khuyến mãi, chi phí nhân sự,.... dẫn tới chi phí huy động vốn gia tăng.
Tỷ trọng chi phí huy động vốn tiền gửi trên tổng chi phí có xu hướng giảm mạnh, từ 69% năm 2014 xuống còn 40% năm 2016. Vietinbank Phú Yên đang tích cực chủ trương đa dạng cơ cấu chi phí và giảm bớt sự phụ thuộc của hoạt động kinh doanh vào hai hoạt động chính là huy động vốn và tín dụng, hướng tới sự phát triển an toàn và bền vững hơn. Tuy nhiên, tỷ trọng chi phí huy động vốn tiền gửi trên tổng chi phí năm 2017 tăng lên 45%, cho thấy chi nhánh chưa có sự kiểm soát tốt và duy trì cơ cấu chi phí ổn định, vẫn còn phụ thuộc nhiều vào hoạt động huy động vốn.
- So sánh quy mô huy động vốn của Vietinbank Phú Yên so với các ngân hàng khác
17
Biểu đồ 1.1: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn tiền gửi của các NHTM tại Phú Yên (2014-2017)
Đơn vị: tỷ đồng
Các ngân hàng khác
4084
3,870
3,221
2,284
1322
1,202
Vietcombank
1,004
816
6482
6,281
Agribank
5,576
4,391
2818
2,587
BIDV
2,027
1,480
3429
3,557
Vietinbank
2,887
2,140
0
1000
2000 3000
2017
4000
2016
5000
6000
2015
2014
(Nguồn: Báo cáo NHNN- Chi nhánh Phú Yên giai đoạn 2014-2017) Đến cuối năm 2017, quy mô HĐV của Vietinbank Phú Yên đạt 3.429 tỷ đồng, đứng thứ 2 sau Agribank Phú Yên và cao hơn so với BIDV Phú Yên, Vietcombank Phú Yên và các NHTM khác. Nhờ lợi thế là một ngân hàng lớn, hoạt động lâu năm, có vị thế trên thị trường cùng hệ thống 01 chi nhánh và 06 PGD trực thuộc phủ khắp các địa bàn nên ngân hàng thu hút được lượng khách hàng gửi tiền là các cá nhân và tổ chức. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch về quy mô huy động tiền gửi giữa Vietinbank Phú Yên và BIDV Phú Yên là không lớn và dễ dàng bị các ngân hàng lớn khác đuổi kịp nếu tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Vietinbank Phú Yên đang có xu hướng giảm, không có sự thay đổi tích cực trong khi các ngân hàng khác lại tăng. Vì vậy, Vietinbank Phú Yên cần đưa ra các chiến lược và kế hoạch phù
18
hợp để tăng trưởng nguồn vốn huy động, không đánh mất vị thế của mình trong thời gian sắp tới.
1.4.1.2 Thị phần huy động vốn tiền gửi:
11.10%
18.91%
9.38%
11.42%
20.33%
12.74%
7.29% 6.87%
14.78%
15.54%
35.90%
35.74%
Vòng trong: Năm 2016 Vòng ngoài: Năm 2017
Biểu đồ 1.2: Thị phần huy động vốn tiền gửi của các NHTM tại Phú Yên năm 2016 và năm 2017
2 BIDV | 3 Agribank | |
4 Vietcombank | 5 Sacombank | 6 Các ngân hàng khác |
(Nguồn: Báo cáo NHNN Phú Yên năm 2016 và năm 2017)
Trong hai năm 2016 - 2017, thị phần huy động vốn tiền gửi VietinBank Phú Yên đứng vị trí thứ 2 sau Agribank Phú Yên và giảm mạnh từ 20,33% năm 2016 xuống còn 18,91% năm 2017. Thị phần huy động vốn tiền gửi của Agribank Phú Yên được duy trì ổn định khoảng 35% và BIDV Phú Yên tăng từ 14,78% năm 2016 lên 15,54% năm 2017, Vietcombank Phú Yên tăng từ 6,87% năm 2016 lên 7,29% năm 2017. Hầu như đây là các ngân hàng lớn chiếm lĩnh thị phần tại thị trường tiền gửi. Trong đó, BIDV Phú Yên và Vietcombank Phú Yên là hai ngân hàng nổi bật, có tốc độ tăng trưởng huy động vốn tiền gửi cao, có tiềm năng vượt qua thị phần
19
của Vietinbank Phú Yên trong tương lai vì độ chênh lệch thị phần giữa các ngân hàng chưa thực sự khác biệt nhiều. Mặt khác, thị trường huy động vốn tiền gửi giữa các ngân hàng tại Phú Yên diễn ra khá sôi nổi, có nhiều ngân hàng mới gia nhập như Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank), Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LienViet Post Bank), Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank) mới thành lập trong năm 2017. Khách hàng ngày càng có thêm nhiều sự lựa chọn và được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu đa dạng. Do đó, Vietinbank Phú Yên đang đứng trước rất nhiều khó khăn, cần phải phát huy hết được thế mạnh trong kinh doanh, liên tục đổi mới để giữ vững thị phần và tăng trưởng huy động vốn tiền gửi.
1.4.2 Cơ cấu huy động vốn tiền gửi
- Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng
Bảng 1.3: Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng tại Vietinbank Phú Yên (2014- 2017)
Đơn vị: tỷ đồng
2014 | Tỷ trọng | 2015 | Tỷ trọng | 2016 | Tỷ trọng | 2017 | Tỷ trọng | Tăng giảm tương đối | |||
15/14 | 16/15 | 17/16 | |||||||||
Cá nhân | 1.456 | 68% | 1.942 | 67% | 2.549 | 72% | 2.525 | 74% | 33% | 31% | -0,94% |
Tổ chức | 683 | 32% | 945 | 33% | 1.008 | 28% | 904 | 26% | 38% | 7% | -10,32% |
Tổng cộng | 2.139 | 100% | 2.887 | 100% | 3.557 | 100% | 3.429 | 100% |
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Vietinbank Phú Yên giai đoạn 2014-2017)
Quy mô huy động tiền gửi của các đối tượng khách hàng cá nhân và tổ chức gia tăng liên tục qua trong giai đoạn 2014-2016 và năm 2017 giảm mạnh ở phân khúc khách hàng tổ chức. Trong giai đoạn 2014-2017, tiền gửi của khách hàng cá nhân bình quân liên tục chiếm tỷ trọng 70% tổng tiền gửi huy động và có xu hướng gia tăng. Mức tăng trưởng nguồn vốn huy động từ cá nhân năm 2017 so với năm 2016 giảm nhẹ 0,94%. Ngược lại, tỷ trọng tiền gửi khách hàng tổ chức giảm từ 32%