BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
PHAN THÀNH TÂM
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng thương mại - 2
- Đóng Góp Về Mặt Thực Tiễn Chính Sách
- Mô Hình Chất Lượng Dịch Vụ Của Parasuraman Và Cộng Sự
Xem toàn bộ 283 trang tài liệu này.
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
PHAN THÀNH TÂM
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng MÃ SỐ: 9 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHAN DIÊN VỸ
TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 10 NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận án “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng thương mại” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoài trừ các tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận án này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận án này chưa từng được công bố hoặc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận án này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận án này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP. HCM, ngày 09 tháng 10 năm 2021
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu, quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô trực tiếp giảng dạy lớp nghiên cứu sinh K23 đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm và hỗ trợ cho tác giả trong suốt thời gian theo học tại Trường. Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn và lòng kính trọng tới giảng viên hướng dẫn khoa học Thầy đã rất tâm huyết ủng hộ, động viên, khuyến khích và chỉ dẫn tận tình cho tác giả thực hiện và hoàn thành luận án này.
Tác giả cũng bày tỏ lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và cán bộ tại các ngân hàng thương mại trên 5 thành phố lớn của Việt Nam, các khách hàng đã tham gia trả lời phỏng vấn, khảo sát của tác giả. Tác giả cũng cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận án.
Tác giả dù đã hết sức nỗ lực nhưng luận án chắc chắn không thể tránh được những khiếm khuyết, rất mong nhận đươc những ý kiến đóng góp chân thành của Quý Thầy Cô và bạn bè.
Trân trọng cảm ơn!
TP. HCM, ngày 09 tháng 10 năm 2021
Tác giả
Phan Thành Tâm
TÓM TẮT LUẬN ÁN
Ngày nay, các ngân hàng thương mại đã trở thành một tổ chức tài chính không thể thiếu để vận hành nền kinh tế, nhưng hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước còn được coi là cánh tay đắc lực của Chính phủ trong việc thực hiện chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ ngân hàng có vai trò rất quan trọng và được hiểu là các nghiệp vụ ngân hàng về vốn, tiền tệ, thanh toán mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh, sinh lời, sinh hoạt, cất giữ tài sản… Vì vậy, nghiên cứu này nhằm mục tiêu kiểm định độ tin cậy và đo lường chất lượng dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Nghiên cứu khảo sát 1,000 khách hàng liên quan đến các ngân hàng thương mại trên 5 thành phố lớn của Việt Nam như thành phố Cần Thơ, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội, nhưng 917 phiếu trả lời phù hợp, đã xử lý và trả lời 39 câu hỏi. Dữ liệu được thu thập, tổng hợp và xử lý và phân tích từ tháng 7 năm 2020 đến tháng 02 năm 2021. Tác giả đã kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) cho chất lượng dịch vụ ngân hàng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sáu yếu tố ảnh hưởng cùng chiều đến chất lượng dịch vụ ngân hàng tại 10 ngân hàng thương mại Việt Nam với mức ý nghĩa là 5 %. Bên cạnh đó, có tám yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ ngân hàng. Tám yếu tố bao gồm: (1) yếu tố công nghệ (Tec), (2) Độ tin cậy (Rel), (3) Mức độ đáp ứng (Res), (4) năng lực quản trị (Man), (5) Năng lực phục vụ (Com), (6) Sự đồng cảm (Emp), (7) Phương tiện hữu hình (Tan) và (8) yếu tố khủng hoảng (Cri). Ngoài ra, kết quả nghiên cứu đã được xử lý từ phần mềm SPSS 20.0 và Amos. Bên cạnh đó, kết quả cũng là một bằng chứng khoa học và rất quan trọng đối với các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách cho các ngân hàng thương mại Việt Nam áp dụng để góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ ngân hàng trong tương lai.
ABSTRACT
Nowadays, commercial banks have become an indispensable financial institution to operate the economy, but the state-owned commercial banking system is also considered an effective arm of the Government in implementing monetary policy to implement to stabilize the macro-economy, curb inflation and ensure the country's social security. Besides, the quality of banking services plays a very important role and is understood as banking operations in terms of capital, currency, payment that the bank provides to customers to meet business needs, profit, living life, storing property. Therefore, this study objective testing the reliability and measureing the banking service quality of commercial banks in Vietnam. The study surveyed 1,000 customers related to commercial banks based on 5 major cities of Vietnam such as Can Tho City, Ho Chi Minh, Da Nang, Hai Phong and Ha Noi City, but 917 samples processed and answered 39 questions. The data collected from July 2020 to February 2021. The author tested Cronbach’s Alpha, confirmatory factor analysis (CFA) and Structural Equation Model (SEM) for the banking service quality.
The results showed that there are six factors that have a positive influence on the banking services in Vietnamese commercial banks with the significance level of 5%. Besides, eight factors that have a positive influence on the quality of banking services in Vietnamese commercial banks with the significance level of 5%. The eight factors include: (1) Technology (Tec), (2) Reliability (Rel), (3) Responsiveness (Res), (4) Management capacity (Man), (5) Competence (Com),
(6) Empathy (Emp), (7) Tangible (Tan) and (8) Crisis factor (Cri). The research results were processed from SPSS 20.0 and Amos software. In addition, the results are also important scientific evidence for researchers and policy-makers for Vietnamese commercial banks applied to improve the banking service quality of commercial banks in Vietnam in the future.
Lời cam đoan Lời cảm ơn Tóm tắt luận án
Danh mục từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4
1.2.1 Mục tiêu chung 4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 4
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
1.5 Phương pháp nghiên cứu 5
1.6 Đóng góp mới của đề tài 7
1.6.1 Đóng góp về mặt học thuật 7
1.6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn chính sách 9
1.7 Bố cục của đề tài 10
Tóm tắt chương 1 10
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 11
2.1 Các lý thuyết nền tảng 11
2.1.1 Chất lượng dịch vụ 11
2.1.2 Sự hài lòng của khách hàng 17
2.1.3 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng khách hàng 18
2.2 Các khái niệm liên quan đến chất lượng dịch vụ ngân hàng thương mại 20
2.2.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại 20
2.2.2 Khái niệm về dịch vụ 21
2.2.3 Khái niệm về dịch vụ ngân hàng 22
2.2.4 Khái niệm về chất lượng dịch vụ ngân hàng 23
2.2.5 Các dịch vụ của ngân hàng thương mại 25
2.2.6 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng 32
2.3 Các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ ngân hàng 33
2.3.1 Yếu tố độ tin cậy (Reliability) 33
2.3.2 Yếu tố sự đồng cảm (Empathy) 34
2.3.3 Yếu tố mức độ đáp ứng (Responsiveness) 35
2.3.4 Yếu tố năng lực phục vụ (Competence) 37
2.3.5 Yếu tố phương tiện hữu hình (Tangibles) 38
2.3.6 Yếu tố khủng hoảng (Crisis) 39
2.3.7 Yếu tố công nghệ (Technology) 41
2.3.8 Yếu tố năng lực quản trị (Management capacity) 42
2.4 Lược khảo các công trình nghiên cứu liên quan 44
2.4.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài 44
2.4.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 47
2.5 Khoảng trống nghiên cứu 53
2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất 55
2.6.1 Cơ sở để xây dựng mô hình 55
2.6.2 Các giả thuyết nghiên cứu 55
2.6.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất 63
Tóm tắt chương 2 65
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 66
3.1 Quy trình nghiên cứu 66
3.2 Nghiên cứu định tính 69
3.2.1 Kết quả nghiên cứu định tính 69
3.2.2 Kết quả thảo luận nhóm 76
3.2.3 Thiết kế bảng câu hỏi 78
3.2.4 Kết quả kiểm định thang đo thông qua định lượng sơ bộ 79
3.2.5 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 84
3.3 Nghiên cứu định lượng chính thức 86