Tóm Tắt Các Nghiên Cứu Quốc Tế Tiêu Biểu Về An Toàn Vốn


2.3.2. Các nghiên cứu trong nước

Bên cạnh các nghiên cứu quốc tế, cũng có một số nghiên cứu ở trong nước đã thực hiện về chủ đề an toàn vốn ở các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Võ Hồng Đức, Nguyễn Minh Vương và Đỗ Thành Trung (2014) thực hiện nghiên cứu nhằm xác định và lượng hóa tác động của các nhân tố tiêu biểu đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2012. Nghiên cứu này được tiến hành trên mẫu nghiên cứu bao gồm 28 NHTM tại Việt Nam. Cơ sở để chọn các ngân hàng này là: (i) có công bố tỷ lệ an toàn vốn; (ii) các ngân hàng có vốn điều lệ trên 3000 tỷ đồng; (iii) 28 ngân hàng này chiếm khoảng 83% về vốn điều lệ và 70% về số lượng ngân hàng trên tổng số NHTM tại thời điểm nghiên cứu. Sau khi thu thập dữ liệu, mẫu nghiên cứu bao gồm tổng cộng 149 quan sát được hồi quy theo mô hình OLS. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng gia tăng tỷ lệ tài sản có khả năng thanh khoản và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có tác động cùng chiều đến tỷ lệ an toàn vốn. Trong khi đó, quy mô ngân hàng, tỷ lệ huy động vốn và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có tác động ngược chiều đến tỷ lệ an toàn vốn. Nghiên cứu này chưa tìm thấy được bằng chứng định lượng từ tác động của đòn bẩy tài chính và tỷ lệ cho vay đến tỷ lệ an toàn vốn.

Phạm Thị Xuân Thoa và Nguyễn Ngọc Anh (2017) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ vốn an toàn của các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2011

– 2015. Các nhân tố đưa vào mô hình gồm: quy mô ngân hàng, tỷ lệ cho vay, đòn bẩy tài chính, thu nhập lãi thuần, dự phòng rủi ro tín dụng, thanh khoản. Dữ liệu nghiên cứu gồm 29 ngân hàng thương mại tại Việt Nam được cung cấp bởi Stoxplus, sau khi được xử lý, dữ liệu được hồi quy theo mô hình dữ liệu bảng với ảnh hưởng cố định (FEM). Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập lãi thuần và thanh khoản có tác động đồng biến trong khi dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ cho vay có tác động nghịch biến với tỷ lệ vốn an toàn. Tác động của quy mô và đòn bẩy tài chính không có ý nghĩa thống kê.

BẢNG 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu quốc tế tiêu biểu về an toàn vốn



STT


Tác giả


Quốc gia

Thời gian

Phương pháp


Biến độc lập

Dấu tác

động


1


Alsabbagh (2004)


Jordan


2000 –

2008


Pooled (OLS)

Rủi ro thanh khoản

+

ROA

+

ROE

-

Rủi ro lãi suất

-

Rủi ro vốn

Không

Rủi ro tín dụng

Không

Tỷ lệ doanh thu bắt

buộc

Không


2


Büyükşalva rcı, A., & Abdioğlu, H. (2011)


Thổ Nhĩ Kì


2006 -

2010


FEM (OLS)

Quy mô ngân hàng

Không

Tỷ lệ huy động vốn

Không

Tỷ lệ cho vay trên

tài sản

-

Tỷ lệ dự phòng rủi

ro tín dụng

+

Tỷ lệ tài sản có khả

năng thanh khoản

Không

ROA

+

ROE

-

Tỷ lệ thu nhập lãi

thuần

Không

Đòn bẩy tài chính

-


3

Li Yuanjuan và Xiao Shishun


Trung Quốc


2005 -

2010


Pooled (OLS)

ROA

+

ROE

-

Thu nhập trên cổ

phần EPS

Không

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 6



(2012)




Tỷ lệ cho vay trên

tiền gửi

-

Tỷ lệ nợ xấu

-


4

Abusharba, Triyuwono, Ismail & Rahman (2013)


Indonesia


2009 -

2011


Pooled (OLS)

ROA

+

Nợ xấu NPL

-

Tỷ lệ huy động vốn

Không

Tỷ lệ tài sản có khả

năng thanh khoản

+

Hiệu quả hoạt động

Không


5


Decra (2013)


Bosnia và Herzegov ina


2005 -

2010


Pooled (OLS)

Quy mô ngân hàng

-

Tỷ lệ huy động vốn

-

Tỷ lệ cho vay trên

tài sản

-

ROA

-

ROE

+

Đòn bẩy tài chính

+

Tỷ lệ dự phòng nợ

xấu

Không

Tỷ lệ thu nhập ròng từ lãi trên tổng tài

sản

Không


6


Bateni .L, H.Vakilifar d, F.Asghari (2014)


Iran


2006 -

2012


FEM (OLS)

Quy mô ngân hàng

-

Tỷ lệ cho vay trên

tài sản

+

ROE

+

ROA

+

Tỷ lệ tài sản rủi ro

Không

Tỷ lệ huy động vốn

Không



7


Mekonnen

.Y (2015)


Ethiopia


2004 -

2013


FEM (OLS)

Quy mô ngân hàng

+

Tỷ lệ huy động vốn

+

Tỷ lệ cho vay trên

tài sản

Không

Tỷ lệ tài sản có khả

năng thanh khoản

Không

ROA

+

ROE

-

Tỷ lệ thu nhập lãi

thuần

-

Đòn bẩy tài chính

Không


8


Aktas, R., Acikalin, S., Bakin,

B., &

Celik, G. (2015)


Đông Nam Âu (SEE)


2007 -

2012


FEM (GLS)

Quy mô ngân hàng

-

ROA

+

Đòn bẩy tài chính

-

Tỷ lệ tài sản có khả

năng thanh khoản

+

Tỷ lệ thu nhập lãi

thuần

+

Rủi ro ngân hàng

-

Tăng trưởng kinh tế

-

Lạm phát

Không

Lãi suất thực

Không

Chỉ số biến động của thị chứng khoán

châu Âu


+

Phạm vi bảo hiểm

tiền gửi

+

Chỉ số quản trị

-



9


Klepczarek

.E (2015)


EU


2013


Pooled (OLS)

ROA

Không

ROE

Không

Quy mô ngân hàng

-

Tỷ lệ huy động vốn

trên nợ phải trả

-

Tỷ lệ tài sản đã điều

chỉnh rủi ro trên tổng tài sản


-

Tỷ lệ cho vay trên

tài sản

+

Lạm phát

Không


10


Odunayo và Joseph (2016)


Nigeria


2005 –

2014


FEM (OLS)

ROA

+

ROE

Không

Rủi ro tín dụng

-

Cấu trúc thanh

khoản

-

Cấu trúc tiền gửi

-

Quy mô ngân hàng

Không

Tăng trưởng kinh tế

Không

Lạm phát

Không


11


Masood .U (2016)


Pakistan


2008 -

2014


REM, FEM (OLS)

ROA

Không

ROE

Không

Tỷ lệ cho vay trên

tài sản

-

Tỷ lệ dự phòng rủi

ro tín dụng

+

Nợ xấu NPL

Không

Tỷ lệ huy động vốn

+







Tỷ lệ vốn chủ sở

hữu trên tài sản

+

Mức độ tập trung sở

hữu trên 50%

-


12


Yahaya, S. N.,

Mansor,

N., &

Okazaki, K. (2016)


Nhật bản


2005 -

2014


FEM (OLS)

Tỷ lệ huy động vốn

+

ROA

-

ROE

+

Tổng tài sản

+

Tổng tiền gửi

-

Tổng cho vay

-

Tỷ lệ thất nghiệp

-

Lạm phát

-

Tỷ giá hối đoái

-

Cung tiền

-

Tổng sản phẩm

quốc nội GDP

-


13


Dhouibi .R (2016)


Tunisia


2000 -

2014


GMM

Độ trễ 1 của tỷ lệ an

toàn vốn

+

Sự tự nguyện công bố thông tin tài

chính


+

Tỷ lệ nợ xấu

-

Tỷ lệ dự phòng nợ

xấu

-

Quy mô ngân hàng

-

ROE

-

Tổng sản phẩm

quốc nội GDP

-







Hiệu quả quản trị

+

Cổ tức

-

Cấu trúc sở hữu (đại chúng, nước

ngoài)


Không


14


Võ Hồng Đức, Nguyễn Minh Vương và Đỗ Thành Trung


Việt Nam


2007 -

2012


OLS

Tài sản thanh khoản

cao

+

Dự phòng rủi ro tín

dụng

+

Quy mô ngân hàng

-

Tỷ lệ huy động vốn

-

ROE

-

Đòn bẩy tài chính

Không

Tỷ lệ cho vay tín

dụng

Không


15


Phạm Thị Xuân Thoa và Nguyễn Ngọc Anh


Việt Nam


2011 –

2015


Pooled OLS, FEM, REM

Thu nhập lãi thuần

+

Tính thanh khoản

+

Rủi ro tín dụng

-

Tỷ lệ cho vay tín

dụng

-

Quy mô ngân hàng

Không

Đòn bẩy tài chính

Không

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Ghi chú: Dấu tác động “+”, “-” hoặc “Không” ngụ ý nhân tố có tác động đồng biến, nghịch biến hoặc không có tác động (hay tác động không có ý nghĩa thống kê) đến tỷ lệ an toàn vốn.

Nhìn chung, các bài nghiên cứu quốc tế và trong nước về các nhân tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn có một số điểm chung như sau:


- Thứ nhất, các nghiên cứu phần lớn ở các nước phát triển trong thời gian gần đây, điều đó cho thấy mức độ quan trọng đặc biệt của tỷ lệ an toàn vốn tại các quốc gia này hơn so với các quốc gia phát triển. Bởi lẽ, các quốc gia phát triển có hệ thống ngân hàng phát triển đầu đời, có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và vượt trội về quản trị, họ định hướng hoạt động toàn hệ thống ngân hàng thế giới và buộc các quốc gia phát triển phải đi theo.

- Thứ hai, các bài nghiên cứu phần lớn tập trung vào các nhân tố nội tại của hệ thống ngân hàng mà chưa mở rộng đến các nhân tố ngành và nhân tố vĩ mô, trong khi đó nhân tố vĩ mô có ảnh hưởng quan trọng đến toàn bộ nền kinh tế bao gồm cả hoạt động của ngân hàng từ khâu huy động đến khâu cho vay và tất cả các nghiệp vụ khác.

- Thứ ba, một số ít các nghiên cứu có xem xét đến vai trò của các nhân tố vĩ mô đều không hoặc tìm thấy ít ý nghĩa giải thích. Tuy nhiên theo lập luận ở trên, các kết quả này rõ ràng chưa hợp lý, có thể các biến số đại diện cho các nhân tố vĩ mô đưa vào mô hình nghiên cứu chưa hợp lý hoặc sử dụng phương pháp nghiên cứu chưa phù hợp.

Như vậy, qua quá trình tổng quan các tài liệu nghiên cứu trong nước và quốc tế, tác giả nhận thấy cần thiết phải thực hiện một nghiên cứu nhằm xem xét tác động của các nhân tố nội tại và các nhân tố vĩ mô đến an toàn vốn trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam. Chính vì vậy, trong các chương tiếp theo, dựa trên kết quả tổng quan, tác giả sẽ đề xuất các nhân tố nội tại và các nhân tố vĩ mô nền kinh tế được đưa vào mô hình nhằm xem xét tác động của các nhân tố này đến an toàn vốn ở các ngân hàng thương mại Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2023