Cấu Trúc Vốn Tối Ưu - Optimal Capital Structure


A1 = Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp) (1) + Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (2) + Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ (3) + Lợi nhuận không chia lũy kế

(4) + Thặng dư vốn cổ phần (5)

A2 = Lợi thế thương mại (6) + Lỗ lũy kế (7) + Cổ phiếu quỹ (8) + Các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác (9) + Các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác (10) + Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con (11) + Các khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng (12)

A3 = Phần góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp (bao gồm cả công ty liên kết), một quỹ đầu tư sau khi đã trừ các khoản từ mục (10) đến mục (12), vượt mức 10% của (A1 - A2) (13) + Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần còn lại sau khi trừ đi các khoản từ mục (10) đến mục (13), vượt mức 40% của (A1 - A2) (14)

VỐN CẤP 2 RIÊNG LẺ (B) = B1 - B2 - (22)

B1 = 50% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật (15) + 40% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại các khoản góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật (16) + Quỹ dự phòng tài chính (17) + Dự phòng chung (18) + Trái phiếu chuyển đổi, công cụ nợ khác do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn các điều kiện quy định (19)

B2 = Phần giá trị chênh lệch dương giữa tổng các khoản từ mục (17) đến mục (18) và 1,25% của Tổng tài sản có rủi ro quy định (20) + Phần giá trị chênh lệch dương giữa các khoản tại mục (19) và 50% của A (21)

(22) = Phần giá trị chênh lệch dương giữa (B1 - B2) và A

(23) = 100% phần chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

(24) = 100% phần chênh lệch giảm do đánh giá lại các khoản góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật


Các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 4

TỔNG TÀI SẢN CÓ RỦI RO RIÊNG LẺ : Là tổng tài sản Có nội bảng xác định theo mức độ rủi ro = Giá trị tài sản Có xác định theo mức độ rủi ro x Hệ số rủi ro

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất được xác định bằng công thức sau:

𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑎𝑛 𝑡𝑜à𝑛 𝑣ố𝑛 𝑡ố𝑖 𝑡ℎ𝑖ể𝑢 ℎợ𝑝 𝑛ℎấ𝑡 (%)

𝑉ố𝑛 𝑡ự 𝑐ó ℎợ𝑝 𝑛ℎấ𝑡


Trong đó:

=

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝐶ó 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜 ℎợ𝑝 𝑛ℎấ𝑡

× 100%

VỐN TỰ CÓ HỢP NHẤT (C) = (A) + (B) - (24) - (25) VỐN CẤP 1 HỢP NHẤT (A) = A1 - A2 - A3

A1 = Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp) (1) + Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (2) + Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ (3) + Lợi nhuận không chia lũy kế

(4) + Thặng dư vốn cổ phần (5) + Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi hợp nhất báo cáo tài chính (6)

A2 = Lợi thế thương mại (7) + Lỗ lũy kế (8) + Cổ phiếu quỹ (9) + Các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác (10) + Các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác (11) + Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con (12)

A3 = Phần góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp, một công ty liên kết, một quỹ đầu tư sau khi đã trừ các khoản từ mục (11) đến (12), vượt mức 10% của (A1-A2) (13) + Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần còn lại sau khi trừ đi các khoản từ mục (11) đến mục (13), vượt mức 40% của (A1-A2) (14)

VỐN CẤP 2 HỢP NHẤT (B) = B1 - B2 - (22)

B1 = 50% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật (15) + 40% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại các khoản góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật (16) + Quỹ dự phòng tài chính (17) + Dự phòng chung (18) + Trái phiếu chuyển đổi, công cụ nợ khác do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn các điều kiện quy định (19) + Lợi ích của cổ đông thiểu số (20)


B2 = Phần giá trị chênh lệch dương giữa tổng các khoản từ mục (17) đến mục (18) và 1,25% của Tổng tài sản có rủi ro quy định (21) + Phần giá trị chênh lệch dương giữa các khoản tại mục (19) và 50% của A (22)

(23) Phần giá trị chênh lệch dương giữa (B1 - B2) và A

(24) 100% phần chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật

(25) 100% phần chênh lệch giảm do đánh giá lại các khoản góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật

TÀI SẢN CÓ RỦI RO HỢP NHẤT: Là giá trị tài sản Có rủi ro hợp nhất (bao gồm giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng hợp nhất và giá trị tài sản Có rủi ro nội bảng hợp nhất tương ứng của các cam kết ngoại bảng hợp nhất)

Cơ sở lý thuyết

Với đặc thù của ngành ngân hàng, tài sản ngân hàng bao gồm các tài sản rủi ro và các tài sản ít rủi ro. Trong khi đó, nguồn vốn thực sự không có rủi ro của ngân hàng chính là nguồn vốn tự có. Như vậy, theo tiêu chuẩn Basel I, an toàn vốn (CAR) chính là việc ngân hàng sử dụng nguồn vốn không rủi ro để tài trợ cho các loại tài sản của ngân hàng (trong đó phần lớn là các loại tài sản có rủi ro). Chỉ tiêu này sẽ tương tự với đặc điểm về tỷ lệ vốn cổ phần trên tổng tài sản của các doanh nghiệp. Do vậy, việc sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ vốn cổ phần trên tổng tài sản liên quan đến cấu trúc vốn của ngân hàng có thể phản ánh được cho mức an toàn vốn của loại hình doanh nghiệp đặc thù này.

Cấu trúc vốn là một lĩnh vực nghiên cứu tài chính thú vị từ nhiều năm qua. Tuy nhiên, vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc vốn. Khía cạnh tài chính vẫn thiếu một lý thuyết toàn diện để giải thích cách lựa chọn cấu trúc vốn của các công ty một cách đầy đủ nhất. Lý thuyết Miller và Modigliani nổi tiếng chỉ khẳng định rằng cổ tức và các quyết định tài chính không có ảnh hưởng đến giá trị của một doanh nghiệp trong một điều kiện thị trường hoàn hảo, nhưng lý thuyết này vẫn có thiếu sót vì nó tập trung vào tác động của cấu trúc vốn dựa đến giá trị công ty hơn là giải thích xem điều gì mang lại sự an toàn vốn ở mỗi công ty. Định lý không phụ


thuộc của Modigliani-Miller (M&M theory, 1958) là cơ sở cho tất cả các lý thuyết về vốn khác. Lý thuyết cho rằng quyết định tài chính của một công ty không có ảnh hưởng đáng kể đến giá trị của nó, tức là không có sự ảnh hưởng. Điều này nghĩa là giá trị của công ty được xác định bởi thu nhập được tạo ra bởi phần tài sản tạo ra thu nhập, chứ không phải do tài sản được tài trợ như thế nào hoặc thu nhập từ việc sử dụng tài sản được sử dụng ra sao. Lý thuyết này chỉ có thể áp dụng được trong điều kiện hoàn hảo, khi không có bất cân xứng thông tin, không có thuế, không có chi phí phá sản, không có chi phí giao dịch, chi phí đi vay của các công ty và nhà đầu tư là tương đương, không có chi phí đại diện và không có tác động của nợ đối với thu nhập doanh nghiệp. Định lý này không thể áp dụng cho một quốc gia như Nigeria, nơi điều kiện thị trường không hoàn hảo tồn tại. Điều này thúc đẩy sự phát triển về mặt lý thuyết năm 1963 và một số lý thuyết khác để xem xét tác động của thuế doanh nghiệp, liên quan đến việc được hưởng lợi từ lá chắn thuế. Ngoài ra, lý thuyết đánh đổi xem xét tác động kết hợp của thuế theo khía cạnh lợi ích của lá chắn thuế và chi phí phá sản doanh nghiệp. Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt, là tổ chức tài chính trung gian giữa bên thặng dư và bên thiếu hụt của một nền kinh tế thông qua nghiệp vụ nhận tiền gửi. Tuy nhiên, ngân hàng cũng là một doanh nghiệp nên tất cả các lý thuyết cấu trúc vốn liên quan cũng sẽ áp dụng cho các ngân hàng.

Berger (1995) xem xét lý thuyết vốn trong các tổ chức tài chính cụ thể và đưa ra các lý do về thị trường tài chính. Ông liệt kê một số lý do như sau: a) Thuế và chi phí kiệt quệ tài chính, b) Chi phí giao dịch và c) Thông tin bất cân xứng. Ông thừa nhận rằng trong việc đánh giá tỷ lệ vốn của một ngân hàng, ngân hàng phải xem xét cả chi phí cố định gắn liền với mọi khoản tăng vốn và chi phí biến đổi gắn liền với quá trình thay đổi nó. Tất cả các chi phí này được xem xét theo quy định về tỷ lệ an toàn vốn. Tương tự như các ngành khác, các ngân hàng phải cam kết với một số chi phí theo luật định liên quan đến mức độ an toàn vốn và các quản lý ngân hàng đã xem xét duy trì an toàn vốn như một yếu tố quan trọng để duy trì sự an toàn và hợp lý của các ngân hàng. Vì vậy, điều này là bắt buộc đối với tất cả các ngân


hàng cần phải tuân thủ các tỷ lệ yêu cầu và những ngân hàng vi phạm sẽ phải chịu sự trừng phạt (tùy theo mức độ không tuân thủ).

Các quy định áp lực lên các ngân hàng trong việc duy trì vốn là không đối xứng. Các quy định chỉ gia tăng khi tỷ lệ vốn quá thấp, nhưng thường không có hoặc rất ít các yêu cầu khi tỷ lệ vốn quá cao. Berger (1995) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của tất cả các công ty, bao gồm cả các công ty tài chính và phi tài chính. Ông xác định “vốn an toàn” là một yếu tố đặc thù cho cấu trúc vốn của tất cả các tổ chức tài chính. Các định chế tài chính khác với các tổ chức phi tài chính vì chúng có vốn an toàn (như hệ thống bảo hiểm tiền gửi, đảm bảo thanh toán, kênh thanh khoản mà họ có thể sử dụng trong trường hợp đối mặt với áp lực thanh khoản đột biến và kiệt quệ). Điều này cho phép họ hoạt động ổn định hơn. Cần lưu ý rằng vốn an toàn có thể thay đổi theo các tổ chức tài chính và theo ngành công nghiệp do sự khác biệt của các doanh nghiệp về vốn tối thiểu cần thiết, tương tự "tỷ lệ an toàn vốn". Các quy định an toàn vốn là biện pháp định lượng quan trọng nhất được sử dụng bởi cơ quan giám sát để bảo vệ khách hàng một cách đẩy đủ và để nâng cao tính ổn định của hệ thống tài chính. Kết quả là điều này các định chế này phải hướng tới lợi ích của khách hàng hơn là bản thân định chế ngân hàng. Điều này là bao quát và giảm thiểu những tổn thất bất ngờ từ ngân hàng, tăng độ tin cậy của hệ thống ngân hàng, giảm rủi ro hệ thống tác động và tạo môi trường cạnh tranh cho ngành ngân hàng. Theo đó, Ủy ban Basel về Ngân hàng Giám sát (BCBS), một tiểu ban của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS), đánh giá các rủi ro (bao gồm cả rủi ro có hệ thống và không có hệ thống) của các ngân hàng hoạt động trên thị trường tài chính quốc tế. Họ tập trung vào tỷ lệ vốn tối thiểu của một ngân hàng hiện với tỷ lệ vốn 8% và tỷ lệ bảo toàn vốn 2,5% để giảm thiểu thiệt hại của người gửi tiền trong trường hợp ngân hàng phá sản, kiệt quệ và mất thanh khoản. Quy định này tạo ra một tham chiếu để so sánh quốc tế các tiêu chuẩn về an toàn vốn.

2.2.1. Cấu trúc vốn của doanh nghiệp

Trong bách khoa toàn thư Wikipedia, có nói đến “Cơ cấu vốn là cách các công ty hình thành nên nguồn tài chính bằng sự kết hợp của vốn chủ sở hữu, nợ,


hoặc chứng khoán lai. Cơ cấu vốn của một công ty sau đó là thành phần hoặc cấu trúc của trách nhiệm pháp lý của nó.”

Theo SAGA, cổng thông tin điện tử về Kiến thức kinh doanh - Tài chính trong phần giải thích thuật ngữ cho rằng: “Cấu trúc vốn của doanh nghiệp được định nghĩa như là sự kết hợp giữa nợ (debt) và vốn cổ phần (equity) trong tổng nguồn vốn dài hạn mà doanh nghiệp có thể huy động được để tài trợ cho các dự án đầu tư”.

Như vậy, cấu trúc vốn (capital structure) là: Sự mô tả nguồn gốc và phương thức hình thành nên nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm: Nợ (debt) và Vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn này được doanh nghiệp sử dụng để mua sắm tài sản, phương tiện vật chất phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

* Nợ (debt): Đó là số tiền vốn mà doanh nghiệp đi vay, đi chiếm dụng của các đơn vị, tổ chức, cá nhân và do vậy doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả; bao gồm các khoản nợ tiền vay, các khoản nợ phải trả cho người bán, cho Nhà nước, cho công nhân viên và các khoản phải trả khác. Nợ phải trả của doanh nghiệp bao gồm: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

* Vốn chủ sở hữu: Là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán.Vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư tự góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. Bao gồm: vốn góp do các chủ sở hữu, lợi nhuận chưa phân phối (lãi lưu giữ), vốn chủ sở hữu khác.

Cấu trúc vốn của doanh nghiệp được thể hiện trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đó. Trong bảng cân đối kế toán, cấu trúc vốn cần chỉ ra được phần nào của tổng tài sản doanh nghiệp hình thành từ vốn góp của chủ sở hữu và lợi nhuận của chủ sở hữu được giữ lại đầu tư cho hoạt động doanh nghiệp và phần nào hình thành từ các nguồn có tính chất công nợ thông qua các khoản nợ khác nhau.

2.2.2. Cấu trúc vốn tối ưu - Optimal Capital Structure

Theo stockbiz, Cổng thông tin Tài chính - Chứng khoán - Kinh tế Việt Nam trong phần giải thích thuật ngữ có nói rằng: “Cấu trúc vốn tối ưu là phương án, theo đó, doanh nghiệp có chi phí vốn nhỏ nhất và có giá cổ phiếu cao nhất”. Điều này có


nghĩa là một cấu trúc vốn tối ưu là một cấu trúc vốn mà từ đó nó có thể tạo ra được đòn bẩy tài chính hay có thể hiểu đơn giản là cấu trúc vốn tối ưu làm tăng giá trị doanh nghiệp.

Như vậy, cấu trúc vốn tối ưu (Optimal Capital Structure) là cơ cấu vốn làm cân bằng tối đa giữa rủi ro và lãi suất và bằng cách đó tối đa hóa giá cả cổ phiếu của công ty. Với cơ cấu vốn tối ưu thì chi phí bình quân gia quyền của vốn cũng thấp nhất.

Dù nguồn vốn của doanh nghiệp hình thành từ hình thức vay hay hình thức bán cổ phần thì doanh nghiệp cũng phải chi trả một khoản phí sử dụng gọi là chi phí vốn, cụ thể là:

Theo Modilligani và Miller, 1958 cho rằng: Chi phí vốn (Cost of capital) là chi phí được tính bằng tỷ lệ phần trăm, của các nguồn VỐN khác nhau cần thiết để trả cho việc chi dùng vốn. Tất cả các nguồn vốn đều có giá và có thể tính được trực tiếp như khoản vay nợ. Chi phí sử dụng vốn là phần thu nhập hay cái giá mà doanh nghiệp phải trả cho chủ thể cung cấp vốn trong một khoảng thời gian nhất định.

* Nếu chủ thể đại diện là các tổ chức tín dụng: Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế là tỷ suất sinh lời tối thiểu doanh nghiệp phải đạt được khi sử dụng vốn vay mà chưa tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

* Nếu chủ thể đại diện là nhà đầu tư (cổ đông): Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp là tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi khi cung cấp vốn cho doanh nghiệp.

Chi phí sử dụng vốn vay là tỷ suất sinh lời tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải đạt được từ việc sử dụng vốn vay đế sao cho ROE hay EPS là không bị sụt giảm. Cần phân biệt hai trường hợp: Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế và chi phí sử dụng vốn vay sau thuế.

*Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC): là chi phí sử dụng vốn bình quân mà nhà đầu tư phải trả cho việc sử dụng một cấu trúc vốn nào đó để tài trợ cho quyết định đầu tư. Nghĩa là, một cơ cấu vốn tối ưu mà thông qua đó có thể làm tăng giá trị doanh nghiệp bằng cách sử dụng hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu phù hợp. Cơ


cấu vốn tối ưu sẽ phải có sử dụng nợ để giảm chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp, vì chi phí sử dụng nợ thấp hơn chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu.

2.2.3. Lý thuyết về cấu trúc vốn

2.2.3.1. Lý thuyết (MM)

Modilligani và Miller(1958), gọi là lý thuyết “MM”, là một lý thuyết hiện đại khởi điểm cho các nghiên cứu về cấu trúc vốn của nhiều tác giả khác nhau được thực hiện sau đó. MM là một lý thuyết đi tìm hiểu về chi phí vốn tăng hai giảm, khi doanh nghiệp tăng hay giảm việc vay nợ được phát biểu trong 02 giả định đề như sau:


thuế.

Giả định I: Các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường không tồn tại


Lý thuyết MM phát biểu trong giả định thị trường vốn là “hoàn hảo”. Hoàn

hảo được hiểu là các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay là như nhau, không tồn tại cơ chế thanh lọc khách hàng, việc này đồng nghĩa với lãi suất được áp dụng cho các khoản giải ngân cho các doanh nghiệp khác nhau là bằng nhau, không áp dụng chi phí về thông tin bất cân xứng; chi phí giao dịch được tác giả giả định bằng không; cũng như không có thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong điều kiện thị trường vốn là hoàn hảo thì cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp là giống nhau và tiền lãi mong đợi hàng năm cũng giống nhau nên tổng giá trị các doanh nghiệp là như nhau bất chấp cấu trúc vốn, vì giá trị của doanh nghiệp phải phụ thuộc vào giá trị hiện tại bằng các hoạt động của doanh nghiệp chứ không phụ thuộc vào cách thức cấp vốn.

Kết luận: Trong giả định không có việc đánh thuế và các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường vốn là hoàn hảo, thì giá trị doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi cơ cấu vốn, nghĩa là không có cấu trúc vốn tối ưu vì: “Giá trị doanh nghiệp có sử dụng nợ bằng với giá trị doanh nghiệp không sử dụng nợ”.

Giả định II: Giả định các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường có tồn tại thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 09/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí