Uỷ Ban Basel Về Giám Sát Ngân Hàng


Chương 3. Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu Chương 4. Kết quả nghiên cứu

Chương 5. Kết luận, kiến nghị chính sách và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài


TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY


Các quan điểm về an toàn vốn

Định nghĩa về an toàn vốn theo từ điển Cambridge (Cambridge Dictionary) như sau: “Capital adequacy: a measure of a bank's or other financial institution's ability to pay its debts if people or organizations are unable to pay back the money they have borrowed from the bank” 1, có thể định nghĩa an toàn vốn là thước đo khả năng thanh toán các khoản nợ của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác khi cá nhân hoặc tổ chức không thể trả lại số tiền họ đã vay từ ngân hàng.

Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng là một trong 5 ủy ban quan trọng của Ngân hàng thanh toán quốc tế được thành lập như một Ủy ban về thông lệ và thực hiện giám sát an toàn hoạt động ngân hàng bởi ngân hàng trung ương thuộc Chính phủ của 10 nước thuộc nhóm G-10 vào cuối năm 1974; Ủy ban đã đưa ra một hệ thống đo lường an toàn vốn được gọi là Hiệp ước Basel. Theo các tiêu chuẩn về an toàn vốn của Basel thì hệ số CAR là thước đo quan trọng để đo mức độ an toàn vốn của ngân hàng, được các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ngân hàng thuộc Ủy ban Basel dày công xây dựng và phát triển. Hệ số an toàn vốn (CAR) là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa vốn tự có với tài sản có điều chỉnh rủi ro của ngân hàng thương mại. Đến nay, hệ số CAR đã được công nhận rộng rãi và có mặt trên 100 nước, trong đó có Việt Nam. Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt là ngân hàng có CAR > 10%, có mức vốn thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6% và thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

2.1.1. Các quan điểm

Có khá nhiều quan điểm tranh luận đã được đưa ra về an toàn vốn. Trong bài nghiên cứu, tác giả đề cập đến 3 quan điểm như sau:

Các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 3

Quan điểm đầu tiên, cho rằng các quy định về an toàn vốn sẽ khuyến khích các sự tuân thủ thận trọng của các ngân hàng thương mại trong hoạt động của mình



1 Theo Cambridge Dictionary tại https://dictionary.cambridge.org/us/dictionary/english/capital- adequacy


(O. Olarewaju và J. Akande, 2016). Tuy nhiên, quan điểm này không đưa ra các lý giải chi tiết về việc tại sao cần có quy định về an toàn vốn thận trọng và sự tuân thủ các quy định này từ phía các ngân hàng thương mại.

Quan điểm thứ hai, cho rằng quy định về an toàn vốn là một biện pháp để đối phó với các vấn đề nguy hiểm về đạo đức của các nhà quản lý (Bentson và Keufman, 1999).

Quan điểm thứ ba, cho rằng quy định về an toàn vốn sẽ bảo vệ cho những người gửi tiền nhỏ trong các ngân hàng vì khi đó họ sẽ có một vai trò lớn hơn ở các ngân hàng mà họ gửi tiền. Theo Kishore (2005), an toàn vốn là lượng tiền tối thiểu mà một tổ chức tài chính cần có để thực hiện các hoạt động kinh doanh một cách tiết kiệm và thận trọng hơn, từ đó có thể đáp ứng được nhu cầu tiền gửi của người gửi tiền. Với các quy định về an toàn vốn, các ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu của họ và đồng thời đảm bảo đủ tính thanh khoản với các tài sản cơ sở. Pandey (2005) cho rằng an toàn vốn là một số vốn cơ sở được quy định đối với ngành ngân hàng để các ngân hàng có thể thực hiện các chức năng cơ bản một cách hiệu quả bằng cách ngăn ngừa sự thất bại thông qua việc hấp thụ các tổn thất. An toàn vốn là một sự bảo vệ cuối cùng nguy cơ phá sản khi những rủi ro thị trường trong ngành ngân hàng là không thể tránh khỏi. Đây là số tiền yêu cầu tối thiểu của các ngân hàng: để duy trì sự tự tin của các ngân hàng, đảm bảo rằng yếu tố thời gian và thu nhập sẽ có thể hấp thụ những thiệt hại mà có thể tránh được việc thanh lý tài sản và cũng là để ngành ngân hàng có thể khai thác tối đa lợi thế kiếm được lợi nhuận với các cơ hội tăng trưởng.

2.1.2. Những lý giải cho an toàn vốn

Qua nhiều năm, việc thiết lập tỷ lệ vốn là một vấn đề gây tranh cãi trong ngành ngân hàng với câu hỏi vốn tối thiểu bắt buộc đối với các ngân hàng là bao nhiêu? Những lý do cho sự tranh cãi này xoay quanh hai vấn đề, đó là:

- Thứ nhất, ai sẽ đặt tiêu chuẩn vốn bắt buộc cho các ngân hàng, là thị trường hay cơ quan quản lý?


- Thứ hai, những tiêu chuẩn hợp lý nào cho vốn tối thiểu ở các ngân hàng vốn? Yêu cầu vốn tổi thiểu của ngân hàng đã được quy định chặt chẽ trong nhiều thập kỷ. Các yêu cầu về vốn tối thiểu là một trong những yêu cầu cho các ngân hàng từ phía cơ quan quản lý để đảm bảo quá trình hoạt động của các ngân hàng.

Theo Wall (1985), cho rằng giám sát viên chủ động điều tiết vốn ngân hàng để giảm thiểu sự mất mát của các ngân hàng, ổn định niềm tin của công chúng với các dịch vụ ngân hàng và tối thiểu các tổn thất liên quan đến chính quyền liên bang thông qua việc yêu cầu bảo hiểm tiền gửi bởi vì giả định cơ bản cho rằng bản thân thị trường tư nhân sẽ không thể thực hiện đồng thời tất cả các mục tiêu.

Các ngân hàng sẽ linh hoạt trong các hoạt động khi thực hiện giao dịch các khoản nợ ngắn hạn (thường được gọi là tiền gửi không kỳ hạn mà người gửi tiền có thể rút ngay lập tức). Chỉ có một vài ngân hàng có thể ngay lập tức thanh toán danh mục cho vay của họ trong những lần rút tiền lớn. Hơn nữa, hầu hết các nhà quản lý của các ngân hàng đều không tính đến khả năng xảy ra rủi ro bởi điều đó cũng sẽ ảnh hưởng đến các ngân hàng khác trong ngành hoặc các tổ chức tương đương. Ngân hàng lớn thất bại là một điều rất nguy hiểm và cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề đó. Sự thất bại của một ngân hàng lớn sẽ thu hút sự chú ý của công chúng và gây ra nhiều vấn đề bởi vì các ngân hàng lớn thường có tỷ lệ lớn tiền gửi không phải là nợ và các khoản này không được bảo hiểm. Đây là sự khôn khoan bởi vì sự thất bại của các ngân hàng lớn sẽ tạo ra ảnh hưởng lớn đến các quỹ bảo hiểm tiền gửi chính phủ so với các ngân hàng nhỏ. Phần lớn người gửi tiền cảm thấy hoàn toàn được bảo vệ nên họ ít quan tâm tới mức độ rủi ro của ngân hàng mà họ sử dụng. Khi đó, nếu các chỉ báo cho thấy một ngân hàng nào đó có rủi ro quá mức thì người gửi tiền sẽ gửi tiền vào các ngân hàng khác có mức rủi ro thấp. Khái niệm "nguy hiểm đạo đức" của các doanh nghiệp bảo hiểm được chính phủ tài trợ sẽ khuyến khích các ngân hàng duy trì tỷ lệ vốn thấp, dẫn tới nguy cơ thua lỗ cao của các quỹ bảo hiểm của chính phủ.


2.1.3. Thước đo về an toàn vốn

Trong những năm qua, ngành Ngân hàng đã có những cải cách đáng kể theo hướng thị trường và mở cửa khu vực dịch vụ tài chính – ngân hàng trước yêu cầu phát triển kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, việc đưa vào áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về hoạt động ngân hàng là hết sức cần thiết. Như đã đề cập ở phần đầu chương 2, thước đo an toàn vốn hiện nay đang được áp dụng rộng rãi hầu hết tại các quốc gia là Hệ số an toàn vốn (CAR). Hệ số này được phát triển bởi Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng và thuộc một trong những tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel. Tuy nhiên, tiêu chuẩn Basel bao gồm rất nhiều các nguyên tắc, vì vậy, với đề tài về An toàn vốn, tôi chỉ xem xét các tiêu chuẩn về an toàn vốn theo Basel và thước đo về an toàn vốn thông qua hệ số CAR.

2.1.3.1. Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng

Basel là Ủy ban Giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision - BCBS) do các NHTW các nước G10 thành lập năm 1975 dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Thanh toán quốc tế tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80. Hiện nay, các thành viên của Ủy ban gồm đại diện ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của các nước: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Luxembourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ý. Ủy ban được nhóm họp 4 lần trong một năm. Hội đồng thư ký của Ủy ban Basel được đề xuất bởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế ở Basel, gồm 15 thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp được biệt phái tạm thời từ các tổ chức tín dụng tài chính thành viên. Sau một thời gian hoạt động, Ủy ban đã nghiên cứu và đưa ra các yêu cầu về an toàn vốn, được ban hành lần đầu vào năm 1988 và gọi là Basel I. Năm 1999, Ủy ban đã đề ra 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu, đây là những nguyên tắc tối thiểu và được xem là tài liệu để các cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và các nhà quản lý tài chính tham khảo.

Ủy ban Basel không có bất kỳ một cơ quan giám sát nào và những kết luận của Ủy ban này không có tính pháp lý và yêu cầu tuân thủ đối với việc giám sát


hoạt động ngân hàng. Thay vào đó, Ủy ban Basel chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và những hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất trong kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng rộng rãi thông qua những sắp xếp chi tiết phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia của chính họ. Theo cách này, Ủy ban khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà không cố gắng can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nước thành viên. Ủy ban báo cáo thống đốc ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của nhóm G10. Từ đó tìm kiếm sự hậu thuẫn cho những sáng kiến của Ủy ban. Những tiêu chuẩn bao quát một dải rất rộng các vấn đề tài chính. Một mục tiêu quan trọng trong công việc của Ủy ban là thu hẹp khoảng cách giám sát quốc tế trên hai nguyên lý cơ bản là: (1) Không ngân hàng nước ngoài nào được thành lập mà thoát khỏi sự giám sát; và (2) Việc giám sát phải tương xứng.

Để đạt được mục tiêu đề ra, từ năm 1975 đến nay, Ủy ban Basel đã ban hành rất nhiều văn bản, tài liệu liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình hoạt động, Uỷ ban đã xây dựng và xuất bản 02 nhóm ấn phẩm chủ yếu: (1) Bộ các nguyên tắc cơ bản cho việc giám sát hoạt động của ngân hàng một cách có hiệu quả; (2) Bộ sách hướng dẫn với các khuyến nghị hiện nay của Ủy ban Basel, các hướng dẫn và tiêu chuẩn.

2.1.3.2. Hiệp ước Basel I

Vào năm 1988, Ủy ban đã quyết định giới thiệu hệ thống đo lường vốn mà nó được đề cập như là Hiệp ước vốn Basel (the Basel Capital Accord) hay Basel I. Hệ thống này cung cấp khung đo lường rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8%. Basel I không chỉ được phổ biến trong các quốc gia thành viên mà còn được phổ biến ở hầu hết các nước khác có các ngân hàng hoạt động quốc tế. Đến năm 1996, Basel I được sửa đổi với rất nhiều điểm mới. Tuy vậy, Hiệp ước vẫn có khá nhiều điểm hạn chế.

Mục tiêu của Basel I: Củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế, thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế.


Tiêu chuẩn của Basel I về an toàn vốn

- Tỷ lệ vốn dựa trên rủi ro: Tỷ lệ này được phát triển bởi Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng với mục đích củng cố hệ thống ngân hàng quốc tế, đối tượng ban đầu là những ngân hàng hoạt động quốc tế, nhưng sau này đã được thực thi trên hơn 100 quốc gia. Theo tiêu chuẩn này, ngân hàng phải giữ lại lượng vốn bằng ít nhất 8% trong rổ tài sản, được tính toán theo nhiều phương pháp khác nhau và phụ thuộc vào độ rủi ro của chúng.

- Hệ số an toàn vốn (CAR) = Vốn bắt buộc/Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền (RWA).

- Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt là ngân hàng có CAR > 10%, có mức vốn thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6% và thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%.

2.1.3.3. Hiệp ước Basel II

Mục tiêu của Basel II: Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế; Tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế; Đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro. Hai mục tiêu đầu của Basel II là những mục tiêu chủ chốt của Hiệp ước vốn Basel I. Mục tiêu cuối cùng là mới, đó là dấu hiệu của việc bắt đầu chuyển dần từ cơ chế điều tiết dựa trên tỷ lệ, mà đó chỉ là một phần của khung mới, hướng đến một sự điều tiết mà sẽ dựa nhiều hơn vào các số liệu nội bộ, thông lệ và các mô hình.

Nội dung ở Basel II được thể hiện thông qua 03 trụ cột:

- Trụ cột thứ nhất, liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc;

- Trụ cột thứ hai, liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng;

- Trụ cột thứ ba, các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường.

Tuy nhiên, trong đề tài luận văn, tôi chỉ trình bày nội dung an toàn vốn của Basel II, nội dung của trụ cột thứ nhất. Theo đó, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I; tuy nhiên, rủi ro được tính toán


theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường. So với Basel I, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, đối với rủi ro thị trường có sự thay đổi nhỏ, nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro vận hành. Trong số rủi ro của Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0% - 150% hoặc hơn) và rất nhạy cảm với xếp hạng.

Ngân hàng là một định chế tài chính ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế của mỗi quốc gia, tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước cũng đã nhận thấy sự quan trọng trong việc giám sát hoạt động Ngân hàng, bảo đảm an toàn vốn thông qua việc ban hành các Thông tư Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, từ đó xây dựng các khung pháp lý bảo đảm cho việc hoạt động an toàn của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.

2.1.3.4. Thước đo an toàn vốn tại Việt Nam

Hiện nay, khung pháp lý an toàn vốn mà các Ngân hàng thương mại Việt Nam áp dụng được quy định tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.” “Theo đó, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của tổ chức tín dụng gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất; và từng tổ chức tín dụng phải duy trì 2 tỷ lệ an toàn vốn đó tối thiểu 9%.

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ được xác định bằng công thức sau:

𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑎𝑛 𝑡𝑜à𝑛 𝑣ố𝑛 𝑡ố𝑖 𝑡ℎ𝑖ể𝑢 𝑟𝑖ê𝑛𝑔 𝑙ẻ (%)

𝑉ố𝑛 𝑡ự 𝑐ó 𝑟𝑖ê𝑛𝑔 𝑙ẻ


Trong đó:

=

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝐶ó 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜 𝑟𝑖ê𝑛𝑔 𝑙ẻ

× 100%

VỐN TỰ CÓ RIÊNG LẺ (C) = (A) + (B) - (23) - (24) VỐN CẤP 1 RIÊNG LẺ (A) = A1 - A2 - A3

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 09/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí