thu nhập doanh nghiệp căn cứ khoản 1, điều 15 và điểm k, khoản 1, điều 16 Luật đầu tư 2014. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế là lĩnh vực xã hội hóa được áp dụng mức TTNDN 10% trong suốt thời gian hoạt động quy định tại khoản 2 điều 13 Luật TTNDN. Doanh nghiệp mới thành lập còn được miễn thuế tối đa 4 năm thay vì 2 năm như các doanh nghiệp khác và giảm 50% thuế trong 5 năm hoặc 9 năm tiếp theo tùy theo địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn quy định tại điều 16 Nghị định 218/2013/NĐ-CP. Các dự án đầu tư, mở rộng, xây mới bệnh viện cũng được ưu đãi hơn về mức vốn vay, tối đa tới 70% tổng vốn của dự án. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về đất đai và đầu tư xây dựng bệnh viện cũng được Chính phủ quy định khá cụ thể. Nghị định về khuyến khích các cơ sở cung ứng ngoài công lập đang được áp dụng đã dành ưu đãi về lệ phí trước bạ nhà, đất cho các bệnh viện tư nhân. Theo Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 20/2019/NĐ-CP) được hướng dẫn bởi Điều 5 Thông tư 301/2016/TT- BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 20/2019/TT-BTC) bệnh viện tư nhân là đối tượng miễn lệ phí trước bạ “ Nhà, đất của cơ sở ngoài công lập đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà phục vụ cho các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo; y tế; văn hóa; thể dục thể thao; khoa học và công nghệ; môi trường; xã hội; dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên một số chính sách khuyến khích đầu tư y tế tư nhân theo chủ trương xã hội hóa những năm gần đây không còn được quan tâm. Đặc biệt, đầu tư bệnh viện tư nhân không còn nằm trong danh mục các lĩnh vực ưu đãi đầu tư theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư. Các ưu đãi về mặt bằng, tiền sử dụng đất không còn được thực hiện theo Nghị định 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách xã hội hóa.
Có thể thấy Chính phủ đã có sự quan tâm nhất định đối với bệnh viện tư nhân bằng các chính sách, nghị định về ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế nhằm
khuyến khích sự phát triển của khối bệnh viện ngoài công lập trong sự nghiệp y tế nói chung. Các chính sách này không những thể hiện sự đúng đắn trong chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước mà còn thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên cần có sự quan tâm hơn của Nhà nước trong việc đầu tư bệnh viện tư nhân bằng các quy định hỗ trợ cho hoạt động của bệnh viện.
2.1.8. Quy định về cạnh tranh trong hoạt động bệnh viện tư nhân
Hưởng ứng tích cực chính sách xã hội hóa y tế của chính phủ, nhiều doanh nhân và doanh nghiệp đã bỏ vốn hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng bệnh viện tư nhân. Đến nay, các bệnh viện tư nhân đã không ngừng phát triển và lớn mạnh về mọi mặt, đóng góp vào nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Bệnh viện tư không những góp phần làm giảm sự quá tải tại các bệnh viện công mà còn kích thích bệnh viện công thay đổi, cải tổ lại lề lối làm việc.
Tuy nhiên cũng đã xuất hiện những bất bình đẳng giữa hai khối bệnh viện công tư. Bệnh viện tư nhân được hình thành theo chủ trương xã hội hóa y tế trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng, Nhà Nước, phải tự lực đầu tư từ cơ sở vật chất, trả lương cho người lao động và tự xây dựng thương hiệu. Nếu xét trong môi trường kinh doanh thì sự phát triển của bệnh viện tư còn gặp khá nhiều khó khăn so với các bệnh viện công vốn có thương hiệu từ lâu đời, được nhà nước đầu tư về cơ sở vật chất. Từ vốn đầu tư, tiền thuê đất, giá viện phí cho đến cơ hội kí hợp đồng KCB BHYT tất cả mặt thuận lợi đều nghiêng về phía bệnh viện công. “Bệnh viện công được vay ưu đãi vốn ODA với lãi suất thấp, được Nhà nước đứng ra bảo lãnh, còn bệnh viện tư không được, phải vay vốn thương mại với lãi suất cao hơn nhiều, điều kiện vay cũng khó hơn”[7]. Việc đầu tư của các doanh nghiệp vào bệnh viện tư tại một số địa phương chưa được khuyến khích, chưa có cơ chế ưu đãi. Trong hoạt động, nếu như tai biến y khoa xảy ra tại các bệnh viện công,
bệnh viện được cơ quan quản lý chỉ đạo thành lập hội đồng thẩm định, được ngành Y tế đứng sau hỗ trợ, còn bệnh viện tư phải tự giải quyết... Các chính sách về KCB BHYT, thanh quyết toán BHYT cũng chưa được thực hiện rộng rãi tại các BV ngoài công lập. Cá biệt có những nơi phân bổ BHYT chưa hợp lý, chưa căn cứ vào điều kiện và năng lực của cơ sở KCB để phân bổ đăng ký KCB BHYT ban đầu cho các bệnh viện, số lượng thẻ chưa thể hiện sự bình đẳng giữa bệnh viện công và bệnh viện tư nhân. Bệnh viện công cùng hạng tương đương với BV tư nhân nhưng số lượng thẻ BHYT được phân hàng năm lớn gấp 3-4 lần. Bệnh viện tư nhân phân tuyến chuyên môn kỹ thuật tương đương hạng II xếp tuyến tỉnh nên không được thông tuyến KCB BHYT nhưng bệnh viện nhà nước tuyến huyện được xếp hạng II thì được. Hiện nay thông tuyến bảo hiểm y tế được áp dụng đối với các bệnh viện tuyến huyện, là việc người bệnh đi khám, chữa bệnh tại bất cứ bệnh viện tuyến huyện nào trên cùng địa bàn tỉnh đều được hưởng quyền lợi như nhau, như mức hưởng khám chữa bệnh đúng tuyến theo cơ sở đăng kí KCB BHYT ban đầu tại bệnh viện tuyến huyện theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014. Từ 01/01/2021, sẽ áp dụng thông tuyến tỉnh, mức hưởng bằng mức như khi đi đúng tuyến đối với chi phí điều trị nội trú ở tất cả bệnh viện tuyến tỉnh trên toàn quốc theo quy định tại khoản 15 điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT. Như vậy quy định mới được thi hành có thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của bệnh viện tư nhân thay cho tình trạng xin xuống hạng của một số bệnh viện tư hiện nay để được thông tuyến KCB BHYT.
Ngoài ra còn nhiều vấn đề chưa có sự công bằng giữa hai khối bệnh viện công và tư trong hoạt động nghề nghiệp như về đào tạo và chính sách của ngành y tế đối với các cơ sở khám chữa bệnh: Có những chương trình đào tạo lại, nhiều chương trình đào tạo có kinh phí của nhà nước, nhưng chỉ có bệnh viện công lập mới được tham gia, còn các bệnh viện tư nhân không được
quan tâm. Về sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ. Thực tế nhiều tổ chức phi chính phủ muốn hỗ trợ cơ sở vật chất cho các bệnh viện tư nhân, nhưng cơ chế để bệnh viện tư nhân được nhận hỗ trợ thì hầu như không có, mà chỉ có đầu tư cho các cơ sở của nhà nước. Bên cạnh đó ngành y tế có chủ trương phối hợp mô hình hợp tác công tư theo Nghị quyết 93/2014 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế. Tuy nhiên, chủ trương này gây ra nhiều bất cập. Đó là sự mất công bằng trong đầu tư, không rõ ràng giữa công và tư [1].
Nguyên nhân dẫn tới sự bất bình đẳng trên là do các bệnh viện tư nhân luôn bị đánh giá, nhìn nhận trong tương quan so sánh với cơ sở KCB nhà nước như chữa bệnh tư nhân thiếu kinh nghiệm quản trị, thiếu nhân lực trình độ cao nên không thu hút được bệnh nhân, không sử dụng hết công suất giường bệnh, một số bệnh viện phá sản, gây lãng phí đầu tư… Có quan điểm cho rằng bệnh viện tư là doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh nên mục tiêu lợi nhuận đặt lên hàng đầu còn bệnh viện công thì phục vụ cộng đồng, vì nhiệm vụ chính trị. Quan điểm so sánh này chưa thực sự thỏa đáng vì bệnh viện tư cũng thực hiện chức năng xã hội như bệnh viện công, lấy người bệnh và sự hài lòng của người bệnh là mục tiêu phát triển. Trong khi cũng có những dịch vụ như mổ dịch vụ, khám dịch vụ chứ không phải là hoàn toàn miễn phí hay người bệnh được BHYT chi trả 100% khi khám, chữa bệnh ở viện công. Do vậy để bệnh viện tư nhân hoạt động hiệu quả, thể hiện hết vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình cần có những chính sách, quy định phù hợp, tạo môi trường bình đẳng giữa hai khối bệnh viện công tư, tháo gỡ những rào cản chính sách không còn phù hợp với thực tiễn và nhu cầu của xã hội.
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Định Về Tổ Chức, Hoạt Động Của Bệnh Viện Tư Nhân
- Pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân ở Việt Nam - 8
- Quy Định Về Chuyển Nhượng Vốn, Mua Bán Doanh Nghiệp Đối Với Bệnh Viện Tư Nhân
- Thực Tiễn Thi Hành Pháp Luật Về Tổ Chức Và Hoạt Động Của Bệnh Viện Tư Nhân
- Pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân ở Việt Nam - 12
- Pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân ở Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Bên cạnh việc hướng tới một môi trường kinh doanh bình đẳng cho bệnh viện tư, Chính phủ cũng hướng tới chủ trương đẩy mạnh nâng cao hợp tác công tư thể hiện trong Nghị quyết 20/NQ-TW và Nghị quyết 93/NQ-CP.
Khối bệnh viện công lập hay tư nhân cũng là những bộ phận của hệ thống cơ sở y tế cùng thực hiện chức năng, nhiệm vụ là chăm sóc, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân. Khối bệnh viện công lập đã có từ thương hiệu từ lâu đời nhưng thường xuyên trong tình trạng quá tải. Trong khi đó khối bệnh viện tư nhân ra đời muộn, kinh nghiệm còn non trẻ mặc dù đang dần dần khẳng định vai trò của mình trong sự nghiệp y tế tuy nhiên không ít bệnh viện tư được đầu tư với nguồn vốn lớn, trang thiết bị y tế hiện đại lại sử dụng không hết công suất giường bệnh gây ra tình trạng lãng phí cả về nhân lực và vật lực. Để giảm tải cho bệnh viện công lập và tăng năng lực cho bệnh viện tư nhân, việc tăng cường hợp tác giữa công và tư là hết sức cần thiết. Hơn nữa trước những vấn đề phi truyền thống đang xảy ra rất nhiều hiện nay như dịch bệnh, thiên tai, thảm họa… phối hợp công tư càng quan trọng hơn cả. Trong tình hình dịch bệnh covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, phòng chống dịch bệnh không phải là trách nhiệm riêng của hệ thống bệnh viện công hay tư mà cần có sự phối hợp góp sức của cả hai khối bệnh viện này. Sự kết hợp giữa điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, đội ngũ bác sĩ trẻ nhiệt huyết của bệnh viện tư và các bác sỹ đầu ngành của bệnh viện công sẽ là giải pháp tối ưu khắc phục những hậu quả của dịch bệnh.
Trong quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có những quy định cụ thể về liên thông trong tổ chức hoạt động của khối bệnh viện tư nhân với khối bệnh viện công lập. Các bệnh viện công và tư chủ yếu liên kết bằng hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC. Ngoài ra sự phối hợp công tư còn thể hiện qua việc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công được cử công chức, viên chức (gọi tắt là người lao động) làm việc tại bệnh viện tư theo chủ trương của Chính phủ quy định tại khoản 2 điều 1 Nghị quyết 93/NQ-CP. Việc tạo ra cơ sở pháp lý cho việc liên thông giữa hai khối bệnh viện là vô cùng cần thiết bởi
liên thông không những là chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ nhau trong công tác hoạt động, mà còn là mang lại lợi ích tốt nhất cho người bệnh.
2.1.9. Các quy định về kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với bệnh viện tư nhân
Để đảm bảo chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, hạn chế các tai biến, sai sót chuyên môn, sự cố y khoa bên cạnh việc bệnh viện tư nhân thực hiện theo đúng các quy định pháp luật, Nhà nước cũng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động của bệnh viện tư nhân. Kiểm tra là một biện pháp để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước trong công tác khám bệnh, chữa bệnh. Có hai hình thức kiểm tra là kiểm tra tại các khoa, phòng hoặc toàn bệnh viện và kiểm tra từ bên ngoài, kiểm tra của cấp trên do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế trực tiếp hoặc uỷ nhiệm các đoàn đến kiểm tra bệnh viện. Việc kiểm tra căn cứ Thông tư 19/2013/TT-BYT hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện,Quyết định 6858/QĐ- BYT về việc ban hành bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam và quyết định ban hành nội dung kiểm tra đánh giá chất lượng bệnh viện và khảo sát hài lòng người bệnh, nhân viên y tế hàng năm của Bộ Y tế như Quyết định 3936/QĐ-BYT năm 2019, Quyết định 6328/QĐ-BYT năm 2018, Đối với hình thức tự kiểm tra, Giám đốc bệnh viện ra Quyết định thành lập các đoàn kiểm tra của bệnh viện để kiểm tra từng vụ, việc hoặc việc thực hiện nội quy, quy định và các hoạt động trong bệnh viện. Đoàn kiểm tra bao gồm những cá nhân có đủ phẩm chất, đủ năng lực và nhiệt tình trong công tác kiểm tra, giám sát, nâng cao chất lượng chuyên môn trong bệnh viện.
Đối với hình thức kiểm tra từ bên ngoài, Sở Y tế hoặc Bộ Y tế thành lập đoàn kiểm tra đánh giá chất lượng bệnh viện thông qua kiểm tra thực tế và báo cáo kết quả tự kiểm tra của bệnh viện. Thành viên tham gia Đoàn kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện của Sở Y tế bao gồm lãnh đạo Sở Y tế, lãnh đạo
và chuyên viên các phòng chức năng của Sở Y tế, chuyên gia quản lý bệnh viện
– quản lý chất lượng của các bệnh viện hạng I, được Bộ Y tế cấp mã “Đánh giá viên”. Thành viên tham gia Đoàn kiểm tra của Bộ Y tế gồm lãnh đạo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh hoặc lãnh đạo Vụ, Cục, đơn vị được Bộ trưởng Bộ Y tế phân công, chuyên viên các Vụ, Cục của Bộ Y tế, quan sát viên là thành viên của các cơ quan, ban ngành, tổ chức khác (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các hội, tổ chức dân sự, quốc tế, cơ quan truyền thông). Thành viên đoàn kiểm tra đăng ký đầy đủ mã đánh giá viên theo quy định của Cục quản lý khám, chữa bệnh.
Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra về hoạt động chuyên môn, hoạt động tài chính, cơ cấu tổ chức, danh mục dịch vụ và bảng giá kĩ thuật, danh sách người hành nghề, đăng kí hành nghề, thôi hành nghề... Bên cạnh đó có thể kiểm tra công tác phòng chống dịch trong thời điểm dịch covid-19 bùng phát như hiện nay. Hoạt động kiểm tra nhằm đánh giá việc thực hiện chuyên môn, thực trạng chất lượng hoạt động và cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh viện. Ngoài ra việc kiểm tra còn là căn cứ xét thi đua, khen thưởng, căn cứ xếp loại chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh.
Bên cạnh công tác kiểm tra, pháp luật cũng có những quy định cụ thể về thanh tra y tế mà bệnh viện tư nhân chịu sự điều chỉnh. Pháp luật đã ban hành nghị định 122/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra y tế. Theo đó, thanh tra y tế là thanh tra việc thực hiện các chính sách pháp luật như chính sách pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, chính sách pháp luật về BHYT, thực hiện chính sách pháp luật trong xã hội hóa công tác y tế. Thanh tra chuyên ngành về khám, chữa bệnh là thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh; thanh tra việc thực hiện quy chế, quy trình, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật và quy tắc quản lý chuyên ngành lĩnh vực khám, chữa bệnh; thanh tra việc cấp, thu hồi giấy phép hoạt động đối với bệnh viện; thanh tra việc thực hiện quy định về thông tin, quảng
cáo khám bệnh, chữa bệnh; thanh tra việc thực hiện quy định về quản lý chất lượng xét nghiệm; quy định về dinh dưỡng, tiết chế người bệnh; thanh tra việc thực hiện quy định về ứng dụng bức xạ ion hóa trong khám, chữa bệnh. Đội ngũ thanh tra cần đáp ứng những yêu cầu về chuyên môn, trình độ, kinh nghiệm, tính khách quan để hoạt động thanh tra diễn ra hiệu quả. Thanh tra bệnh viện tư nhân còn căn cứ vào Quyết định 40/2007/QĐ-BYT về việc ban hành quy trình và danh mục thanh tra hành nghề y tư nhân. Theo Nghị định này cơ quan thanh tra sẽ tiến hành thanh tra về giấy phép đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp trong nước), danh sách Hội đồng quản trị, giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp nước ngoài); điều lệ tổ chức và hoạt động của bệnh viện; chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh của Giám đốc bệnh viện; giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y tư nhân; hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; phạm vi hoạt động chuyên môn; giấy chứng nhận về phòng cháy chữa cháy; giấy phép sử dụng thiết bị X quang y tế; hồ sơ hệ thống xử lý rác thải bệnh viện (rác thải lỏng và rắn); giấy tờ khác liên quan (Biên bản thẩm định cơ sở, …)
Việc thanh tra, kiểm tra giám sát là để phát hiện những sai sót trong quá trình hoạt động, thực thi pháp luật của bệnh viện tư và có những biện pháp xử lý kịp thời. Sau quá trình thanh tra, kiểm tra, khi phát hiện các vi phạm pháp luật về y tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xử phạt theo đúng quy định của pháp luật, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm để đảm bảo tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật, hiệu quả hoạt động khám, chữa bệnh và thể hiện vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế.
Việc xử lý vi phạm hành chính căn cứ vào Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế. Nghị định này đã quy định khá chi tiết, cụ thể về các trường hợp vi phạm, hình thức xử phạt và mức độ xử phạt. Tuy nhiên còn một số vướng mắc tồn tại của Nghị định này gây khó