ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ KIỀU TRANG
CáC TRƯờNG HợP BấT KHả KHáNG TRONG HợP ĐồNG MUA BáN HàNG HóA QUốC Tế
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Có thể bạn quan tâm!
- Các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - 2
- Đặc Điểm Chung Của Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế
- Điều Khoản Chủ Yếu Của Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ KIỀU TRANG
CáC TRƯờNG HợP BấT KHả KHáNG TRONG HợP ĐồNG MUA BáN HàNG HóA QUốC Tế
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60 38 01 08
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN BÍNH
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
LÊ KIỀU TRANG
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BẤT KHẢ KHÁNG VÀ TRƯỜNG HỢP BẤT KHẢ KHÁNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA QUỐC TẾ 7
1.1. Một số vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 7
1.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 7
1.1.2. Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 12
1.1.3. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 19
1.1.4. Nội dung Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 22
1.1.5. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 24
1.2. Bất khả kháng và trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 31
1.2.1. Khái niệm về bất khả kháng và trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng 31
1.2.2. Đặc điểm của bất khả kháng 35
1.2.3. Quy định của pháp luật về trường hợp bất khả kháng 36
1.2.4. Thủ tục thông báo khi xảy ra tình huống bất khả kháng 43
1.2.5. Hậu quả của tình huống bất khả kháng 44
1.2.6. Bất khả kháng – căn cứ miễn trách nhiệm của vi phạm hợp đồng 47
Tiểu kết chương 1 52
Chương 2: MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THỰC TẾ VỀ TRƯỜNG HỢP BẤT KHẢ KHÁNG VÀ CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, XÂY DỰNG ĐIỀU KHOẢN BẤT KHẢ KHÁNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
QUỐC TẾ 54
2.1. Một số tình huống thực tế về trường hợp bất khả kháng trong
HĐMBHHQT 54
2.1.1. Một số ví dụ về thực hiện tình huống bất khả kháng trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trên thế giới 54
2.1.2. Một số ví dụ về thực hiện tình huống bất khả kháng trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong nước 68
2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và xây dựng nội dung điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 74
2.2.1. Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật 74
2.2.2. Xây dựng nội dung điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 84
Tiểu kết chương 2 89
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta là phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở đầy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng cường hội nhập với quốc tế. Thực tế nền kinh tế đất nước ta trong hơn một thập kỷ qua đã khẳng định đường lối của Đảng là đúng đắn. Nó đã tạo ra cho đất nước có một nền kinh tế vừa đa dạng phong phú, vừa kết hợp được sức mạnh bên trong, vừa phối hợp với sự hỗ trợ bên ngoài.
Để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, tạo khả năng, tiềm lực và củng cố các điều kiện cần thiết cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cần phát huy tổng hợp của tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế, phát huy sức mạnh nội lực, tranh thủ nguồn lợi từ bên ngoài thông qua đầu tư, du lịch, chuyển giao công nghệ, buôn bán hàng hóa quốc tế.
Thực hiện chủ trương chủ động hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã thực sự hội nhập vào cộng đồng quốc tế ngày càng sâu sắc và toàn diện.Việt Nam đã là thành viên khối ASEAN, đã gia nhập WTO, đã ký kết nhiều các điều ước, hiệp định công ước quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Do vậy, pháp luật về kinh tế và thương mại quốc tế đã và đang thực sự là một công cụ hữu hiệu để các cá nhân, tổ chức cũng như các cơ quan Nhà nước có điều kiện thực thi một cách có hiệu quả chủ trương đường lối đó.
Những thực thành tựu kinh tế của đất nước trong những năm vừa qua đã có một phần đóng góp không nhỏ của kinh tế đối ngoại nói chung và mua bán hàng hóa quốc tế, xuất nhập khẩu nói riêng. Tuy vậy, thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về các quy định thương mại, kinh tế nói chung và quy định liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng vẫn còn nhiều bất
cập, hạn chế cần khắc phục. Đôi khi hoạt động này còn bị cản trở và hạn chế bởi chính các quy định pháp luật chưa rõ ràng, đưa đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia, nhất là cho doanh nghiệp trong nước.
Việc giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau cả về khách quan và chủ quan. Một trong những yếu tố đó là: các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam chủ yếu là những doanh nghiệp còn non trẻ, khả năng cạnh tranh còn yếu kém, kinh nghiệm trong mua bán hàng hóa quốc tế chưa nhiều, thiếu hiểu biết về pháp luật cũng như tập quán thương mại quốc tế; việc vận dụng pháp luật còn non kém trong khi phải đối mặt với các doanh nghiệp nước ngoài có bề dày về kinh nghiệp và sắc sảo trong đàm phán ký kết hợp đồng.Vì vậy, thường các doanh nghiệp Việt Nam bị yếu thế hơn trong mối quan hệ hợp đồng, từ đó dẫn đến những rủi ro không đáng có.
Bên cạnh đó, các văn bản điều chỉnh mối quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện, thiếu tính nhất quán và chưa thật sự phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế, đặc biệt là các quy định về trường hợp bất khả kháng – một vấn đề rất thường gặp khi giao kết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói chung. Vì vậy, việc nghiên cứu và hoàn thiện các lĩnh vực pháp luật Việt Nam mà đặc biệt là pháp luật trong lĩnh vực thương mại lại càng cấp thiết, trong đó một trong những vấn đề trọng tâm là quy định về trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng.
Luật Thương mại 2005 đã có hiệu lực hơn 10 năm, thực tiễn thi hành đã bộc lộ nhiều chồng chéo và bất cập.Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình chuyên khảo về vấn đề bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Do đó việc nghiên cứu toàn diện và có hệ thống những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế được quy định trong Luật Thương mại là một vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng, nhằm bảo đảm tính vững chắc trong quan hệ mua bán hàng hóa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình giao kết hợp đồng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã được một số nhà luật học nước ta quan tâm nghiên cứu. Ví dụ: “Bàn về bất khả kháng – Căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” của tác giả Đặng Bá; “Bình luận về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng tại Điều 294 Luật Thương mại 2005” của Thạc sỹ Bùi Hưng Nguyên; “Sự kiện bất khả kháng và một vài lưu ý trong thực tiễn áp dụng” của Luật sư Đỗ Minh Tuấn.
Tuy nhiên các nghiên cứu trên mới chỉ để cập đến từng khía cạnh hoặc các góc độ khác nhau của đề tài. Ví dụ, bài viết “Bàn bề bất khả kháng – Căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” của tác giả Đặng Bá Kỹ chỉ bàn đề bất khả kháng trên khía cạnh đây là trường hợp được coi là miễn trách nhiệm đối với việc vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Hay như bài viết“Sự kiện bất khả kháng và một vài lưu ý trong thực tiễn áp dụng” của Luật sư Đỗ Minh Tuấn cũng chỉ nêu được nhưng khái quát chung về bất khả kháng và rút ra lưu ý trong thực tiễn áp dụng, cũng chưa có kiến nghị đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan.
Do vậy, việc nghiên cứu về trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế lại càng trở nên cấp thiết, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu luận văn
Làm sáng tỏ một cách có hệ thống về các trường hợp bất khả kháng