Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sự Việt Nam Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Nông - 15

hướng dẫn tại Mục 4 (đã nêu) nên sửa đổi theo hướng xác định "thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, tài sản của người khác" không bao gồm thiệt hại sau:

a) Thiệt hại mà mỗi bên phải chịu trong trường hợp cả hai bên đều có lỗi (lỗi hỗn hợp) và cùng gây thiệt hại cho nhau;

b) Thiệt hại về tài sản mà người lái xe ôtô thuê gây ra cho chủ phương tiện;

c) Thiệt hại về tài sản của hành khách đi trên phương tiện giao thông đường bộ bị hư hỏng, mất mát, thất thoát sau khi tai nạn xảy ra [2, tr.88].

3.3.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Công tác tuyên truyền giáo dục cho mọi công dân hiểu pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật trong đó có pháp luật về trật tự an toàn giao thông là vấn đề có tính chất tiền đề để xây dựng một trật tự xã hội mới. Bởi vì, đối tượng chủ yếu cơ bản nhất của hoạt động giao thông quốc gia chính là quần chúng nhân dân. Do đó, cần phải xây dựng một chiến lược tuyên truyền pháp luật trật tự an toàn giao thông ở tầm quốc gia trong đó có sự tham gia của các ngành văn hóa thông tin, công an, giáo dục, đào tạo, tư pháp... trang bị tri thức pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng, hướng dẫn các thói quen ứng xử tích cực và chỉ tuân theo pháp luật.

Ngoài ra, thông qua các hình thức như: tuyên truyền qua các buổi nói chuyện về trật tự an toàn giao thông tại các cơ quan nhà nước, tổ chức quần chúng, địa bàn dân cư; tổ chức hội nghị, hội thảo về chuyên đề an toàn giao thông; tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến an toàn giao thông, Luật giao thông đường bộ, lồng ghép các quy định của Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống, giữ gìn và bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội; v.v...

Đặc biệt, tiếp tục mở rộng việc tổ chức các câu lạc bộ pháp luật về an toàn giao thông; mở các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông; phổ biến Luật giao thông đường bộ qua các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hóa, phim, tranh ảnh, tờ rơi, pa nô, áp phích, thông báo trên các bảng tin của ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn, thôn, xóm. Ngoài ra, vấn đề pháp luật về trật tự an toàn giao thông cần được đưa vào giảng dạy ở các nhà trường và bắt đầu từ các nhà trẻ, trường mẫu giáo. Tăng cường giáo dục và nâng cao chất lượng đào tạo lái xe, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông cho người đi bộ, học sinh, sinh viên, nâng cao trình độ và ý thức pháp luật, tổ chức và tính giác ngộ của những người đi bộ, những người tham gia giao thông.

3.3.3. Tổ chức có hệ thống điều khiển hoạt động giao thông đường bộ, quản lý phương tiện giao thông, đăng ký phương tiện giao thông đường bộ, cấp giấy phép lái xe

Tổ chức có hệ thống, đồng bộ điều khiển giao thông đường bộ là một biện pháp công tác rất cơ bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và phòng ngừa tai nạn giao thông, chống ùn tắc giao thông. Chủ thể chính tiến hành công tác này thuộc về lực lượng của hai ngành là giao thông vận tải và Công an.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Tổ chức điều khiển thông đường bộ bao gồm tổ chức mạng giao thông bảo đảm trật tự an toàn và thông suốt; tổ chức hệ thống thông tin, tín hiệu điều khiển hoạt động giao thông; chỉ huy điều khiển giao thông đường bộ và đô thị. Nội dung cơ bản của biện pháp này là:

- Phân làn, phân luồng, phân tuyến và thời gian đi lại cho người và phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ;

Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sự Việt Nam Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Nông - 15

- Thông báo khi có sự thay đổi về phân luồng, phân tuyến, thời gian đi lại tạm thời hoặc lâu dài; thực hiện các biện pháp ứng cứu khi có sự cố bất

thường xảy ra và các biện pháp khác về đi lại trên đường bộ để bảo đảm giao thông được thông suốt, an toàn;

- Bố trí, sắp xếp hợp lý, khoa học quá trình lưu thông để nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện giao thông, khai thác tối đa năng lực vận tải và khả năng thông xe tại các nút giao thông; giảm thời gian đình trệ, ô nhiễm môi trường, hạn chế tối đa ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông trên đường bộ;

- Đầu tư cho kênh VOV giao thông để các phương tiện tham gia giao thông đều nắm được các thông tin cần thiết;

- Quy định các đoạn đường cấm, đường một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu, lắp đặt hệ thống báo hiệu đường bộ; v.v...

Quản lý các phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, cấp giấy phép lái xe, đăng ký phương tiện giao thông đường bộ. Đây là biện pháp quản lý hành chính nhà nước công khai, do các cơ quan chức năng tiến hành trên cơ sở các quy định của pháp luật, thể lệ hành chính của nhà nước để đăng ký, kiểm tra, kiểm soát đối với phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông cũng như chấp hành luật giao thông đường bộ nhằm nắm vững thực trạng phương tiện và người điều khiển phương tiện; góp phần đắc lực cho công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đất nước. Trong đó, đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, cũng như công tác đăng kiểm để lưu hành là một nội dung quan trọng được tiến hành qua nhiều bước như: cấp phát hồ sơ, hướng dẫn kê khai biểu mẫu, tiếp nhận và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ đăng ký, đối chiếu kiểm tra thực tế phương tiện, cấp biển số và giấy chứng nhận đăng ký cho chủ phương tiện... Việc đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không những xác định tư cách pháp lý cho chủ phương tiện đăng ký mà còn xác định chính xác thực trạng kỹ thuật an toàn của phương tiện góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông, ngăn ngừa tội phạm lợi dụng phương tiện giao thông để hoạt

động, giúp nhà nước có định hướng đúng đắn trong chính sách sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu phương tiện giao thông cho phù hợp với tình hình hoạt động giao thông vận tải của đất nước trong từng thời kỳ.

3.3.4. Tăng cường công tác tuần tra, giám sát và xử lý kịp thời mọi vi phạm an toàn giao thông đường bộ, xét xử nghiêm minh và kịp thời các vụ án trong lĩnh vực này

Hiện nay, trong điều kiện nước ta, việc xử lý vi phạm pháp luật là biện pháp rất quan trọng, mang lại hiệu quả pháp luật nhanh chóng đồng thời có tác dụng giáo dục cao. Tuy nhiên, cần lưu ý làm sao cho người vi phạm "tâm phục, khẩu phục" nâng cao được ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật của mình.

Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 24/2/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đã chỉ rõ: Kiên quyết thiết lập ngay trật tự, kỷ cương an toàn giao thông trong phạm vi cả nước. Tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, coi đây là những biện pháp quan trọng và hữu hiệu nhất để tạo thói quen chấp hành pháp luật về an toàn giao thông của người tham gia giao thông. Đồng thời nghiêm khắc xử lý đối với những cán bộ, chiến sĩ công an, lực lượng hướng dẫn giao thông có hành vi tiêu cực trong công tác thanh tra, kiểm soát, xử lý vi phạm và giải quyết tai nạn giao thông.

Cùng với việc tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật an toàn giao thông, lực lượng cảnh sát giao thông cần tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý thật nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm an toàn giao thông

Hoạt động tuần tra là hoạt động công khai của lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự. Hoạt động này cần phải được tiến hành thường xuyên trên các tuyến đường. Hoạt động tuần tra, kiểm soát có tác dụng nhiều mặt; đặc biệt ở nước ta, mặt bằng dân trí chưa cao, ý thức tự giác chấp hành luật lệ

giao thông còn thấp thì việc có mặt của lực lượng này sẽ có tác dụng phòng ngừa, hạn chế vi phạm; việc xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm sẽ tạo tâm lý yên tâm cho những người tham gia hoạt động giao thông. Mặt khác, tuần tra, kiểm soát giao thông còn có tác dụng răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm cũng như tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, sự có mặt của Cảnh sát giao thông có tác động tâm lý rất lớn... làm giảm đáng kể tình trạng vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ. Giải pháp tăng cường các biện pháp tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường giao thông vận tải cũng được nhiều nước trên thế giới thực hiện có hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc tổ chức sự phối kết hợp chặt chẽ, thường xuyên việc tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm của các lực lượng: Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Thanh tra giao thông, Kiểm soát quân sự (như kinh nghiệm của thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã có lực lượng liên ngành 141 hoạt động rất có hiệu quả), tỉnh Đắk Nông cũng nên học tập mô hình này, qua đó hình thành sức mạnh tổng hợp, để phát hiện kịp thời cũng như xử lý kiên quyết mọi hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải. Để tránh chồng chéo hoặc bỏ trống trong kiểm tra, xử lý, trước hết cần xem xét lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này, phân rõ nhiệm vụ của từng cơ quan. Định kỳ hàng tháng, quý có sự giao ban giữa các ngành dưới sự chủ trì của ủy ban nhân dân các cấp để giải quyết các vướng mắc nảy sinh.

Đặc biệt, đối với những vụ án về các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại lớn, ảnh hưởng xấu trong dư luận xã hội cần được điều tra truy tố, xét xử nghiêm minh. Cần chống khuynh hướng hòa giải dân sự để giải quyết các vụ tai nạn giao thông gây chết người hoặc gây thương tích của những người tham gia giao thông, cần áp dụng đầy đủ và thống nhất các quy định của Bộ luật hình sự và những văn bản hướng

dẫn thi hành. Cơ quan Tòa án có thể đưa một số vụ án điểm về loại tội này đi xét xử lưu động công khai và công bố kết quả xét xử trên các phương tiện truyền thông đại chúng để tác động răn đe giáo dục cũng như hỗ trợ cho nhân dân tham gia đấu tranh phòng, chống các vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ. Cùng với việc xét xử đúng, Tòa án còn cần phải phát hiện thiếu sót hoặc những hành vi khác trong công tác quản lý người điều khiển phương tiện giao thông, quản lý phương tiện giao thông, công tác tổ chức điều hành hoạt động giao thông vận tải... là nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm. Trên cơ sở đó, Tòa án yêu cầu các cơ quan, tổ chức liên quan đến an toàn giao thông vận tải áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục nguyên nhân và điều kiện của tội phạm.

3.3.5. Tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho các cán bộ làm công tác trong các cơ quan bảo vệ pháp luật liên quan đến xử lý các vụ xâm phạm trật tự an toàn giao thông

Lĩnh vực giao thông đường bộ là lĩnh vực vận động thường xuyên, gắn liền với cuộc sống của mỗi con người, các quy định điều chỉnh về các quan hệ liên quan đến trật tự, an toàn gian thông đường bộ rất đa dạng ở nhiều cấp độ khác nhau, nhiều ngành luật khác nhau để hiểu đúng, hiểu đủ các quy định đó cần phải có quá trình nghiên cứu đào tạo cơ bản.

Để giải quyết tốt các vụ án xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, yêu cầu những người có thẩm quyền phải hiểu đúng bản chất và hiểu thống nhất các quy định của pháp luật đồng thời phải có ý thức đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp chân chính.

Một vụ án xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ xảy ra thường có 4 lực lượng tham gia giải quyết bao gồm, Cảnh sát giao thông, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm ở các cơ quan Cảnh sát giao thông đường bộ, Cảnh sát điều tra, Viện Kiểm sát, và Tòa án.

Hiện nay, mặc dù Nhà nước ta đã chú trọng đến công tác đào tạo đội ngũ người tiến hành tố tụng ở cả Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án và lực lượng Cảnh sát giao thông. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, đến nay đội ngũ này đặc biệt là điều tra viên ở nhiều nơi, năng lực còn rất hạn chế dẫn đến việc điều tra không đúng trình tự, thủ tục, không xác định được những chứng cứ cần thiết để chứng minh làm rõ trội phạm. Cùng với đó, những yếu tố tiêu cực của kinh tế thị trường thường chi phối việc giải quyết các vụ án xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, dẫn đến nhiều vụ xử lý không đúng, không nghiêm.

Chính vì vậy, bên cạnh tạo cơ sở pháp lý vững chắc, cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người trực tiếp áp dụng pháp luật trong truy cứu trách nhiệm hình sự để họ nhận thức đúng đắn, và nắm chắc trình tự thủ tục và những yêu cầu cần phải làm sáng tổ để chứng minh độ tuổi của các đương sự trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự.

KẾT LUẬN


Duy trì trật tự an toàn giao thông đường bộ là một nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước có ý nghĩa trong phát triển kinh tế xã hội cũng như góp phần bảo đảm trật tự xã hội, quyền an ninh và an toàn về thân thể, tài sản của cá nhân, tổ chức. Chính vì vậy nó được Nhà nước quan tâm, đầu tư nhiều công sức để duy trì trật tự bằng hệ thống pháp luật, trong đó có các chế tài hình sự từ Điều 202 đến Điều 207 thuộc Chương XIX về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong Bộ luật hình sự hiện hành năm 1999. Qua nghiên cứu đề tài "Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Nông)" cho phép đưa ra một số kết luận chung sau đây:

1. Nghiên cứu một cách hệ thống các quy định của pháp luật hình sự hiện hành về các tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và đối chiếu luật với thực tiễn xã hội cho thấy về cơ bản các quy định của pháp luật hiện hành đã bảo đảm là cơ sở pháp lý quan trọng để xử lý các tội phạm trong lĩnh vực này.

2. Qua khảo sát thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đắk Nông cũng chỉ ra được những điểm bất cập của luật hình sự hiện hành đã dẫn đến một số vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng chưa được được xử lý hoặc xử lý không triệt để. Một số quy định trong các tội phạm cụ thể của Bộ luật hình sự chưa thực sự cụ thể, rõ ràng, còn mang nặng tính định tính mà chưa được định lượng, dẫn đến có sự khác biệt trong cách nhận diện bản chất của hành vi vi phạm. Vẫn còn có mâu thuẫn giữa các quy định của Bộ luật hình sự cũng như với một số văn bản pháp luật khác.

3. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong việc xử lý các tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông của các cơ quan có thẩm quyền trên địa

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 05/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí