Sự Cần Thiết Và Định Hướng Hoàn Thiện Bộ Luật Hình Sự Về Các Tội Xâm Phạm Trật Tự An Toàn Giao Thông Đường Bộ

Vụ án 7: vào khoảng 17 giờ 30 phút, ngày 29 tháng 8 năm 2013, Nguyễn Thành Hiệp (có giấy phép lái xe hạng E theo quy định của pháp luật) là lái xe cho Công ty cổ phần vận tải tốc hành Mai Linh tại Đắk Lắk, điều khiển xe ô tô mang biển kiểm soát 30X-9736 đi từ hướng thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông về hướng thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Khi đi đến đoạn đường Km 736 Quốc lộ 14, thuộc thôn 03, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông thì Hiệp phát hiện phía trước có một xe mô tô mang biển kiểm soát 48F5- 6514 do anh Trần Văn Khanh điều khiển chở anh Nguyễn Văn Minh chạy cùng chiều với xe ô tô của Hiệp. Lúc này Hiệp muốn điều khiển xe ô tô của mình vượt xe mô tô 48F5- 6514 nên đã bật tín hiệu đèn và còi để xin vượt, nhưng xe mô tô do anh Trần Văn Khanh điều khiển không cho vượt. Nguyễn Thành Hiệp vẫn điều khiển xe vượt lên phía bên trái theo hướng đi, khi vượt lên thì phía bên phải của phần thân gần đầu xe ô tô 30X-9736 đã va chạm vào xe mô tô mang biển kiểm soát 48F5- 6514. Hậu quả làm cho xe mô tô và anh Trần Văn Khanh, Nguyễn Văn Minh ngã ra đường, anh Khanh bị bánh sau bên phải xe ô tô 30X-9736 cán qua đầu chết tại chỗ, anh Nguyễn Văn Minh bị trầy xước nhẹ . Xe ô tô và xe mô tô bị hư hỏng không đáng kể . tai bản án số 68/HSST ngày 12/12/2013 áp dụng khoản 1 Điều 202; điểm b, p

khoản 1; khoản 2 Điều 46; của Bộ luật hình sự. Xử phạt: Bị cáo Nguyễn

Thanh Hiệp 01 (một) năm 06 tù.

Tuy nhiên, trong vụ án này người bị hại Trần Văn Khanh, sinh năm 1979 (đã chết) có vợ là chị Nguyễn Thị Hồng (1982) và có cha mẹ ruột là ông Trần Văn Vinh , bà Nguyễn Thị Thu, nhưng trong quá trình điều tra Cơ quan Cảnh sát điều tra không triệu tập những người này để lấy lời khai , chỉ tiến hành lấy lời khai của ông Trần văn Cương . là chú ruột của người bị hại là không đúng pháp luật; đồng thời tòa án cấp sơ thẩm không đưa chị Hồng, ông Vinh và bà Thu vào tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp

của người bị hại mà lại xác định ông Cương là chú ruột của người bị hại là người đại diện hợp pháp cho người bị hại là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Hơn nữa, trong hồ sơ không có văn bản thể hiện việc ba người đã ủy quyền cho ông Cương tham gia tố tụng, Tòa án cấp sơ thẩm xác định ông Cương là đại diện của người bị hại nhưng cũng không tống đạt quyết định đưa vụ án ra xét xử và triệu tập ông tham gia phiên tòa, xét xử vắng mặt ông là vi phạm điều 51, 182 Bộ luật tố tụng hình sự. Tòa án tuyên phạt bị cáo 01 năm 6 tháng tù nhưng tại biên bản nghị án và phần quyết định của bản án lại áp dụng Điều 60 Bộ luật hình sự quy định về án treo là áp dụng pháp luật chưa đúng. Vì

vây

bản án số 45/HSPT hình sự phúc thẩm ngày 12 tháng 11 năm 2013 của

Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông [14] đã quyết điṇ h Hủy án sơ thẩm để điều tra lại theo thủ tục chung.

Từ thực tiễn những vụ án đã phân tích trên cho thấy, trong kỹ thuật lập pháp hình sự của Bộ luật hình sự Việt Nam cũng như một số văn bản hướng dẫn cùng thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử về một số tội phạm trong lĩnh vực này cần đánh giá, phân tích để tạo cơ sở bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

Chương 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ BẢO ĐẢM THI HÀNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI

XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sự Việt Nam Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Nông - 12


3.1. SỰ CẦN THIẾT VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

3.1.1. Sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội dẫn đến sự cần thiết phải sửa đổi bổ sung các quy định các tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông

Bộ luật Hình sự năm 1999 đã thực hiện được gần 15 năm, tình hình kinh tế xã hội của đất nư ớc ta đã có những thay đổi lớn về mọi mặt, cho nên, những quy định của BLHS hiện hành về các tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn giao thông nói riêng và các quy định khác của bộ luật hình sự nói chung trở nên bất cập, không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Từ thời điểm Bộ luật Hình sự có hiệu lực đến nay, Đảng, Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách lớn nhằm cải cách sâu rộng các hoạt động tư pháp như Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Để cụ thể hóa những chủ trương chính sách lớn này việc nghiên cứu hoàn thiện các quy định của BLHS hiện hành, trong đó các tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ là tất yếu.

Với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, những thách thức mới trong giải quyết các vấn đề xã hội được đặt ra, trong đó có các vấn đề liên quan đến trật tự an toàn giao thông dường bộ. làm như thế nào để các quy định về tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ vừa bảo vệ được các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tổ chức, tính mạng, séc khỏe và tài sản của cá nhân đồng thời không cản trở sự phát triển của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta. Những quy định về các tội xâm phạm trật tư an toàn giao thông đường bộ của BLHS hiện hành tỏ ra không còn phù hợp với điều kiện hiện nay; các quy định chưa thể hiện được tính răn đe có hiệu quả, dẫn đến loại tội phạm này xảy ra ngày càng nhức nhối, tính mạng, sức khỏe, tài sản hợp pháp còn bị xâm phạm và đe dọa nghiêm trọng. Mỗi ngày trung bình có hơn 30 mạng sống của con người bị tước đoạt, tài sản có giá trị hàng trăn triệu bị hủy hoại vì tai nạn giao thông.

Những quy định mới trong Hiến pháp năm 2013 quyền con người, quyền cơ bản của công dân đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLHS về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đảm bảo cho quyền sống, quyền được bảo vệ sức khỏe và quyền sở hữu tài sản được bảo đảm ở mức độ cao nhất. Đề đảm bảo điều đó, một mặt BLHS phải xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm trật tự an toàn giao thông và hề thống chế tài áp dụng với các tội phạm này phải theo hướng có tính răn đe cao và giáo dục hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội.

Tình hình tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ ngày càng phức tạp, gia tăng cả về số vụ lẫn mức độ nghiêm trọng. Những vùng quê vốn trước đây yên bình với vấn đề giao thông thì hiện nay tai nạn giao thông cũng đã luôn rình rập trước cửa mỗi gia đình. Phương tiện giao

thông ngày càng đa dạng với nhiều chủng loại có xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau làm cho việc kiểm soát chất lượng rất khó khăn. Hệ thống đường bộ ngày càng phát triển cả về mạng lưới lẫn loại đường một mặt giúp phát triển kinh tế xã hội nhưng nó cũng đặt ra nhiều thách thức cho việc bảo vệ tính mạng sức khỏe, tài sản của người tham gia giao thông.

Nghiên cứu thực tiễn cũng cho thấy, để ngăn ngừa các hành vi xâm phạm trật tự an toàn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội thì đối tượng hướng tới để xác định trách nhiệm không chỉ là những con người cụ thể mà còn là các doanh nghiệp vận tải. Nhưng với quy định của pháp luật hiện hành, chúng ta chưa có cơ sở để xem xét trách nhiệm hình sự đối với các doanh nghiệp có phương tiện, có con người, có chính sách hoạt động xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Lĩnh vực giao thông đường bộ là lĩnh vực có tính biến động cao, trên tất cả các yếu tố từ kết cấu hạ tầng giao thông, số loại phương tiện tham gia đến cá nhân, tổ chức tham gia. Vì vậy, những quy định về các tội phạm xâm phạm trật tư, an toàn giao thông đường bộ vừa phải đảm bảo tính ổn định của Luật hình sự nhưng đồng thời phải bao quát được các hành vi xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ đảm bảo xử lý nghiêm minh mọi hành vi xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng.

Với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt năm 2015 sẽ hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN. Theo đó các vấn đề về giao thông vận tải đường bộ cũng sẽ tăng cường kết nối trên tất cả các lĩnh vực, từ hệ thống hạ tầng giao thông, tăng cường kết nối thể chế để tạo thuận lợi cho vận tải qua biên giới và phát triển vận tải đa phương thức quốc tế, nâng cao chất lượng vận tải, tăng cường huy động các nguồn lực để kết nối; đồng thời đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông, hoàn thiện thể chế và nâng cao năng lực hội nhập quốc tế.

Với sự kết nối đó, kết cấu hạ tầng giao thông Việt Nam phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, phương tiện giao thông sẽ phải tiếp nhận những loại mà các nước trong khu vực đang sử dụng(như xe ô tô tay lái nghịch chẳng hạn), giấy phép lái xe, đăng kiểm phương tiện của các nước khác trong khu vực phải được công nhận ở Việt nam

Những vấn đề đó sẽ đặt chúng ta trước những thách thức mới và phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông và xử lý các hành vi xâm phạm trật tự an toàn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng. Điều này, đòi hỏi bên cạnh phải sửa đổi Luật giao thông đường bộ, Bộ luật Hình sự, còn cần phải có các điều ước quốc tế thống nhất về các vấn đề liên quan đến xử lý tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ.

3.1.2. Sự cần thiết phải sửa đổi các quy định hiện hành của Luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Trước hết, như đánh giá trên , tình hình kinh t ế xã hội của đất nư ớc ta đã có những thay đổi lớn về mọi mặt, cho nên, những quy định của BLHS hiện hành về các tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn giao thông nói riêng và các quy định khác của bộ luật hình sự nói chung trở nên bất cập, không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn nền kinh tế thị trường trong giai đoạn hiện nay và sự hội nhập ngày càng sâu rộng của xã hội nước ta với xã hội các nước trong khu vực và thế giới.

Qua công tác tổng kết thi hành BLHS năm 1999 của Cơ quan Cảnh sát Điêu tra, Viện kiểm sát và Tòa án đều cho thấy sự không thống nhất trong áp dụng luật hình sự xử lý các tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông. Vấn đề này xuất phát từ việc các dấu hiệu định tội, định khung của các tội phạm này chưa rõ ràng cụ thể, thuật ngữ sử dụng và kết cấu câu mô tả về hành vi phạm tội chưa rõ ràng, chưa thực sự đơn

nghĩa, nên gây khó khăn trong công tác hướng dẫn cũng như công tác điều tra, truy tố và xét xử tội phạm.

Khung hình phạt của các tội phạm này còn nhiều loại hình phạt và khá rộng nên rất dễ dẫn đến cảm tính trong quyết định hình phạt. Hơn nữa hình phạt áp dụng cho các tội phạm này vẫn chưa thể hiện được tính răn đe cao nên giá trị giáo dục chưa lớn mà vẫn chủ yếu hướng tới việc khắc phục hậu quả do tội phạm gây ra và phải chấp nhận một chế tài hình sự khi gây ra hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội mà thôi.

Trong nhiều trường hợp, các tổ chức có trách nhiệm rất lớn và trực tiếp để xảy ra việc xâm phạm trật tự, an toàn giao thông dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng. Nhưng với quy định của pháp luật hiện hành chưa có cơ sở pháp lý để xử lý trách nhiệm của họ.

Do vậy, có thể thấy, việc nghiên cứu sửa đổi một cách toàn diện BLHS và các luật khác có liên quan đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một đòi hỏi cấp bách của thực tiễn.

3.1.3. Những định hướng cơ bản sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật hình sự về các tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ

3.1.3.1. Minh bạch hóa các quy định về tình tiết định tội, tình tiết định khung các tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông

Để khắc phục những quy định không rõ ràng của BLHS năm 1999 về tình tiết định tội và tình tiết định khung dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau về một quy định, việc sửa đổi bổ sung các quy định này trong thời gian tới cần phải đảm bảo tính logic, cụ thể các hành vi và mang tính dự báo cao để những người tham gia giao thông thấy được sự bảo hộ của Luật hình sự đối

với hành vi hợp pháp, chính đáng của mình, đồng thời nhận diện được rõ ràng hành vi nào là xâm phạm trật tự, an toàn giao thông để tránh phạm vào. Để đảm bảo điều này, trong các tội danh cụ thể xâm phạm trật tự, an toàn giao thông cần liệt kê các hành vi hoặc chỉ rõ vi phạm vào yêu cầu nào của trật tự an toàn giao thông, trong các tội danh cụ thể, hạn chế tối đa việc sử dụng các tình tiết có tính chất định tính mà phải lượng hóa chúng;

3.1.3.2. Cần xác định trách nhiệm của các tổ chức đối với một số tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn giao thông

Cần nghiên cứu đề xuất bổ sung vào BLHS quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với các tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Trong những năm qua, có những vụ việc xâm phạm trật tự an toàn giao thông gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng mà trách nhiệm thuộc về pháp nhân, việc áp dụng các chế tài hành chính, dân sự với pháp nhân không đủ sức răn đe. Để ngăn chặn những vi phạm này cần quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân, như vậy sẽ làm thay đổi quan điểm truyền thống về tội phạm. Để giải quyết vấn đề này, cần sửa đổi bổ sung cả ở phần chung và phần tội phạm cụ thể. Ở phần chung cần có các quy định về xác định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân và các loại hình phạt có thể áp dụng với pháp nhân. Hiện nay mặc dù đã có nhiều quan điểm liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân nhưng chỉ mới dừng lại ở các đề xuất liên quan đến tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và môi trường mà chưa đề cập đến các tội phạm khác trong đó có các tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thong đường bộ. Thiết nghĩ, đối với các tội cản trở giao thông, tội đưa vào sửa dụng phương tiện giao thông đường bộ không đảm bảo an toàn và Điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có thể cần xép xét trách nhiệm của pháp nhân.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 05/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí