nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/01 lít khí thở hoặc có sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
......
Phương án 2:Điều 202. Tội điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ gây thiệt hại gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác,...
Có thể bạn quan tâm!
- Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sự Việt Nam Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Nông - 11
- Sự Cần Thiết Và Định Hướng Hoàn Thiện Bộ Luật Hình Sự Về Các Tội Xâm Phạm Trật Tự An Toàn Giao Thông Đường Bộ
- Nghiên Cứu Nội Luật Hóa Những Qui Định Có Liên Quan Của Điều Ước Quốc Tế Mà Nước Ta Là Thành Viên, Đặc Biệt Là Những Vấn Đề Liên Quan Đến
- Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sự Việt Nam Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Nông - 15
- Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sự Việt Nam Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Nông - 16
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
2…….
3…….
4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời như điều khiển phương tiện khi có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/01 lít khí thở hoặc có sử dụng các
chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng,hoặc trong tình trạng say xỉn…, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Điều 203. Tội cản trở giao thông Giữ nguyên.
......
Điều 204. Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn
1. Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà cho phép (bỏ đi) đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường bộ rõ ràng không bảo đảm an toàn kỹ thuật gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
......
“Điều 205. Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ
1. Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
......
Điều 205a. Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ
1. Người nào giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
......
Điều 206. Tội tổ chức đua xe trái phép
1. Người nào tổ chức trái phép việc đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Tổ chức đua xe có quy mô lớn;
b) Tổ chức cá cược;
c) Tổ chức việc chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;
d) Tổ chức đua xe nơi tập trung đông dân cư;
đ) Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;
e) Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác;
g) Tái phạm về tội phạm này hoặc tội đua xe trái phép.
3. Phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
......
Điều 207. Tội đua xe trái phép
1. Người nào đua xe trái phép ô tô, xe máy, hoặc các loại xe khác có gắn động cơ, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
a) Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác;
b) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
c) Tham gia cá cược;
d) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;
đ) Đua xe nơi tập trung đông dân cư, nơi đô thị;
e) Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;
g) Tái phạm tội phạm này hoặc tội tổ chức đua xe trái phép;
3. Phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai đến hai mươi năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng”.
......
Điều... Tội sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khác khi tham gia giao thông
Người nào điều khiển phương tiện giao thông thuộc một trong các điều 202, 208, 212 và 218 Bộ luật này, do có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/01 lít khí thở hoặc có sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một một năm đến năm năm.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Bên cạnh giải pháp hoàn thiện pháp luật, chúng tôi cho rằng, cần có một số giải pháp khác để nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của Bộ
luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, qua đó không những làm giảm bớt tình trạng vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ, mà còn làm giảm bớt thiệt hại cho xã hội về con người, sức khỏe và tài sản của công dân.
3.3.1. Tăng cường hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ và hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Hiện nay các quy định về tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ còn nhiều nội dung chưa được quy định cụ thể, rõ ràng vì vậy để đảm bảo pháp luật được áp dụng thống nhất và phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ phát triển của xã hội, các cơ quan có thầm quyền giả thích và hướng dẫn áp dụng pháp luật cần tăng cường ban hành các văn bản giải thích và hướng dẫn. Trước hết với những nội dung mà luật hình sự quy định mang tính bao quát lâu dài, đòi hỏi từng giai đoạn từng thời kỳ phát triển của xã hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cần có những văn bản giải thích cụ thể các nội dung của Bộ luật hình sự quy định các tội xâm phạm trật tự, an toàn gia giao thông.
Chỉ thị 22-CT/TW ngày 24/02/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đưa việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về trật tự an toàn giao thông, ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản dưới luật, bảo đảm tính đồng bộ và tính thống nhất cao để pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh trong thực tiễn cuộc sống.
Do đó, để tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng, chống tội phạm nói chung, các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ nói riêng trong tình hình mới, ngoài Luật giao thông đường bộ cần bổ sung, hoàn thiện pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ. Pháp luật này sẽ điều chỉnh các hoạt động liên quan đến giao thông
đường bộ, trong đó bảo vệ trật tự an toàn giao thông, xử lý các vi phạm và tội phạm xâm hại trật tự an toàn giao thông đường bộ. Bộ trưởng, Chủ tịch ủy ban an toàn giao thông Quốc gia vừa ký văn bản số 457/UBATGTQG về Chương trình hoạt động năm 2011, nhằm đẩy mạnh phong trào xây dựng văn hóa giao thông trong mọi tầng lớp nhân dân. Năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện "Thập kỷ hành động vì an toàn giao thông đường bộ" theo Nghị quyết A64 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc và Việt Nam là thành viên tham gia soạn thảo và cam kết thực hiện.
Về công tác hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật. Bộ Giao thông Vận tải cần chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và địa phương thực hiện việc nhìn lại việc thực hiện Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ, nêu rõ những quy định cần bổ sung, sửa đổi để xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời đánh giá tình hình thực hiện năm thứ ba Luật giao thông đường bộ (sửa đổi) để hoàn thành "Chiến lược bảo đảm trật tự an toàn giao thông quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030" sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, lồng ghép "Thập kỷ hành động vì an toàn giao thông đường bộ" với nội dung chiến lược.
Ngoài ra, song song với đó là việc sửa đổi văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự có liên quan đến các tội phạm này như:
- Nghiên cứu bổ sung nội dung quy định tại điểm c tiểu mục 4.2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: Theo đó, thực tế có vụ vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây hậu quả bốn người bị tổn hại sức khỏe trong đó tỷ lệ thương tật của mỗi người là 51%. Tổng tỷ lệ thương tật của những người này là 204%. Như vậy, người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 hay khoản 3 Điều 202 Bộ luật hình sự ? Bởi lẽ, sẽ có trường hợp tỷ lệ thương tật của các nạn nhân đều thỏa mãn các nội dung
được quy định tại điểm c, tiểu mục 4.2 "Gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên". Mặt khác, tỷ lệ thương tật của các nạn nhân cũng thỏa mãn điểm đ, tiểu mục 4.3 của Nghị quyết số 02 "Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của những người này trên 200%". Vì vậy, điểm c tiểu mục 4.2 của Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nên hướng dẫn là: “Gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này không vượt quá 200%”.
- Về hướng dẫn tại Mục 4 Phần II Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: Theo quy định tại khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự thì "thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, tài sản của người khác" là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Mức thiệt hại "nghiêm trọng", "rất nghiêm trọng" và "đặc biệt nghiêm trọng" là tình tiết định khung hình phạt theo quy định tại điều luật này được hướng dẫn tại Mục 4 Phần II Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003. Tuy nhiên, theo chúng tôi, hướng dẫn này chỉ phù hợp khi áp dụng đối với trường hợp tai nạn xảy ra do lỗi hoàn toàn thuộc về một bên gây tai nạn. Còn đối với các trường hợp "lỗi hỗn hợp" (người bị hại cũng có lỗi) hoặc “do lỗi của người thứ ba” (đã phân tích trong Chương 2 luận văn này) thì áp dụng hướng dẫn này để xác định mức thiệt hại làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ là không phù hợp với quy định tại Điều 617 Bộ luật dân sự năm 2005: "Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường". Cho nên,