3.1.3.3. Nghiên cứu nội luật hóa những qui định có liên quan của điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến việc kết nối giao thông trong ASEAN
Định hướng này tạo điều kiện cho việc hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giao thông đường bộ, nhất là việc kết nối giao thông giữa các quốc gia trong hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Thời gian tới, lĩnh vực giao thông đường bộ sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ trong việc hội nhập quốc tế. Các vấn đề liên quan đến giao thông từ quy tắc giao thông, phương tiện giao thông, người điều khiển phương tiện cho đến kết cấu hạ tầng giao thông đều có những thay đổi, vì vậy pháp lật về giao thông đường bộ và pháp luật hình sự cần phải có những điều chỉnh nhằm phù hợp với điều kiện giao thông đường bộ mới. Để giải quyết vấn đề này cần sửa đổi bổ sung một cách toàn diện Luật giao thông đường bộ và những quy định có liên quan của Bộ luật hình sự hiện hành.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
3.2.1. Những đánh giá chung
Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ nói chung và đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực này nói riêng thì việc củng cố các cơ sở pháp lý là hết sức quan trọng. Do đó muốn nâng cao hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ thì việc hoàn thiện đồng bộ Bộ luật hình sự và hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành là yếu tố tiên quyết. Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ bao gồm sáu điều luật (các điều 202 - 207 Bộ luật hình sự). Vì vậy, trước khi đề xuất mô hình khoa học của một số điều luật sẽ sửa đổi, căn cứ vào thực tiễn xét xử, lý
luận về các tội này, bài học lịch sử, kinh nghiệm lập pháp hình sự một số nước đã nghiên cứu, chúng tôi rút ra những nhận xét chung sau đây:
Một là, trong luật hình sự mà cụ thể là trong chương các tội xâm phạm an toàn công cộng và trật tự công cộng cần có các quy định chung liên quan đến các tội phạm về giao thông đường bộ
Xuất phát từ việc luật hình sự chưa có các quy định cụ thể về tình tiết định tội là hậu quả do tội phạm gây ra, cho nên thực chất để xác định cấu thành tội phạm không chỉ chỉ dựa vào Bộ luật hình sự mà còn phải dựa vào các quy định trong các văn bản hướng dẫn như Thông tư số 09/2013/TTLT ngày 28 tháng 8 năm 2013. Vì vậy trong thời gian tới cần quy định vấn đề này cụ thể trong Bộ luật hình sự bằng một điều luật riêng. Những quy định đó báo gồm xác định hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Theo tác giả, các dấu hiệu này cần xác định như sau:
- Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho
sức khỏe , tài sản của người khác hoăc
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Xét Xử Các Tội Xâm Phạm An Toàn Giao Thông Đường Bộ Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Nông
- Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sự Việt Nam Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Nông - 11
- Sự Cần Thiết Và Định Hướng Hoàn Thiện Bộ Luật Hình Sự Về Các Tội Xâm Phạm Trật Tự An Toàn Giao Thông Đường Bộ
- Một Số Giải Pháp Bảo Đảm Thi Hành Các Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Về Các Tội Xâm Phạm Trật Tự An Toàn Giao Thông Đường Bộ
- Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sự Việt Nam Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Nông - 15
- Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sự Việt Nam Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Nông - 16
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
gây hâu
quả nghiêm tron
g quy định
tại khoản 1 Điều 202 đến Điều 205 Bộ luật này khi hậu quả xảy như: làm chết một người; gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên...
- Gây hậu quả rất nghiêm trọng trong các trường hợp: làm chết hai người; gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên...
- Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trong các trường hợp: làm chết từ ba người trở lên; gây tổn hại cho sức khỏe của từ năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên...
Thực chất các quy định này đã được xác định tại Thông tư số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC tuy nhiên, như đã
đề cập ở trên, Đây là các tình tiết định tội và tình tiết định khung tăng
nặng, vì vậy cần phải quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự. Khi quy định các nội dung này, có thể quy định trong từng điều luật về các tội phạm cụ thể, nhưng cũng có thể quy định trong một điều luật chung là cơ sở cho việc xác định dấu hiệu định tội, định khung tăng nặng cho tất cả các tội.
Hai là, về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202 Bộ luật hình sự) có hai vấn đề nên sửa đổi như sau:
- Sửa đổi nội dung điểm a khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự về cụm từ “Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định” bằng “Điều khiển phương tiện tham gia giao thông không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định” để bảo đảm thống nhất giữa Luật giao thông đường bộ và Bộ luật hình sự.
- Tương tự, sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự về cụm từ “Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng” bằng “Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/01 lít khí thở hoặc hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng” cho bảo đảm thống nhất giữa Luật Giao thông đường bộ và Bộ luật hình sự.
Ba là, về tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn (Điều 204 Bộ luật hình sự) có một vấn đề nên sửa đổi như sau: Khoản 1 cần bỏ đi cụm từ “cho phép” cho thống nhất với tên gọi của điều luật, đồng thời, nếu sử dụng cụm từ “cho phép” trong nội dung khoản 1 dễ dẫn đến cách hiểu sai là tội phạm này được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý, trong khi lỗi của người phạm tội trong tội phạm này luôn là lỗi vô ý.
Bốn là, về tội điều động hoặc giao người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ (Điều 205 Bộ luật hình sự) có một vấn đề nên sửa đổi như sau: Tách tội phạm này thành hai tội độc lập (Điều 205 và
Điều 205a) vì chủ thể của hành vi điều động và hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ là khác nhau. Chủ thể của hành vi thứ nhất là những người có thẩm quyền trong việc điều động người khác điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Đây là chủ thể đặc biệt, việc điều động đó là việc phân công, giao nhiệm vụ cho người dưới quyền, giữa người điều động với người thực hiện có mối quan hệ về hành chính, về tổ chức theo sự phân công trong quan hệ công tác như giám đốc, thủ trưởng điều động nhân viên [5, tr.43]… Còn chủ thể của hành vi thứ hai là bất kỳ người nào đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự mà biết rõ người mình giao cho điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ không đủ điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật.
Năm là, về tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 206 Bộ luật hình sự) có vấn đề nên sửa đổi như sau: Mức phạt tiền trong khoản 1 Điều 206 quy định: “Người nào tổ chức trái phép... thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng...” còn thấp vì hầu hết những đối tượng tổ chức đua xe trái phép đều thuộc thành phần gia đình khá giả, kèm theo đó lại đứng ra tổ chức đánh bạc nên việc xử phạt với số tiền như vậy sẽ không đủ để răn đe và giáo dục. Do đó, các nhà làm luật Việt Nam cũng cần tăng mức khởi điểm xử phạt tiền đối với hình phạt tiền trong cấu thành cơ bản, có thể là “từ hai mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng...” cho phù hợp hơn.
Sáu là, về tội đua xe trái phép (Điều 207 Bộ luật hình sự) ở cấu thành cơ bản không nên đưa dấu hiệu thiệt hại về sức khỏe, tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành cơ bản mà tình tiết gây hậu quả thiệt hại chỉ nên đưa vào cấu thành tăng nặng bởi vì bản thân hành vi đua xe trái phép đã mang tính nguy hiểm cho xã hội cao, đủ điều kiện xác định là tội phạm. Tóm lại có năm vấn đề nên sửa đổi như sau:
- Hành vi tổ chức đua và đua xe trái phép rõ ràng được thực hiện do cố ý
cho nên việc đua xe gây ra thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác, của tổ chức, của nhà nước cũng phải được coi là do lỗi cố ý (có thể trực tiếp, có thể gián tiếp). Như vậy: chúng tôi đề xuất thay đổi, bổ sung Bộ luật hình sự hiện hành theo hướng sau: Tất cả những người tham gia đua xe trái phép trong một số trường hợp cá biệt sau đây: trong tình trạng say rượu, phê ma tuý, trên đường hẹp, đông người.. thì ngoài việc bị truy tố về tội tổ chức đua xe trái phép hoặc đua xe trái còn bị truy tố thêm về tội giết người (Điều 93) nếu gây chết người, tội cố ý gây thương tích (Điều 104) nếu gây thương tích, tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hại tài sản (Điều 143) nếu gây thiệt hại cho tài sản của người khác vì lúc này chủ thể đua xe nhận thức rõ hành vi đua xe là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả tác hại có thể xảy ra nhưng đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
- Sửa đổi khoản 1 Điều 207 Bộ luật hình sự theo hướng bỏ điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự tội đua xe trái phép người phạm tội là phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc trước đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới xử lý hình sự, cho tương xứng với hành vi tổ chức đua xe trái phép. Ngoài ra, bản thân hành vi đua xe trái phép (mà chưa cần phải gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội) đã có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội bởi vì hành vi này rõ ràng có tính nguy hiểm cao hơn nhiều so với một số hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ khác như đi không đúng làn đường, vượt quá tốc độ... Thực tiễn xét xử cũng cho thấy rằng những hành vi đua xe trái phép (chưa gây ra hậu quả) mà chỉ bị xử phạt hành chính cũng là quá nhẹ, chế tài này không đủ nghiêm khắc để răn đe, ngăn ngừa những hành vi nguy hiểm cho xã hội.
- Tương tự, mức phạt tiền trong khoản 1 Điều 207 Bộ luật hình sự quy định: “Người nào đua xe trái phép... thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng...” còn thấp vì hầu hết những đối tượng đua xe trái phép đều
thuộc thành phần gia đình khá giả, mặc dù ít nguy hiểm hơn hành vi tổ chức đua xe, song việc xử phạt với số tiền như vậy sẽ không đủ để răn đe và giáo dục. Do đó, các nhà làm luật Việt Nam cũng cần tăng mức tối đa xử phạt tiền đối với hình phạt tiền trong cấu thành cơ bản, có thể là “từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng...” cho phù hợp hơn.
- Sửa đổi điểm đ khoản 2 Điều 207 quy định khung hình phạt tăng nặng với trường hợp đua xe "nơi tập trung đông dân cư". Rõ ràng rằng trên 90% số đối tượng đua xe trái phép tổ chức đua xe tại các tuyến đường giao thông huyết mạch quan trọng mà hậu quả của nạn đua xe trái phép xảy ra tại những nơi này là sự mất ổn định trật tự xã hội, là những lo lắng của người dân về sức khỏe, tính mạng, tài sản mà họ phải gánh chịu khi không may trở thành nạn nhân của các vụ đua xe trái phép. Vì vậy, để “phòng trước” nên phải bổ sung thêm là “đua xe nơi tập trung đông dân cư, nơi đô thị” cho đầy đủ hơn.
- Nếu tham gia đua xe bị phát hiện, bắt giữ và những người tham gia đua xe còn có hành vi chống đối lại người tham gia ngăn chặn, bắt giữ họ thì bị truy tố thêm về tội chống người thi hành công vụ (Điều 257). Đồng thời, cần có văn bản giải thích chính thức về các dấu hiệu pháp lý của các tội phạm trên một cách cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, dễ áp dụng, dễ thực hiện, khi đọc lên ai cũng hiểu một cách thống nhất.
Bảy là, đứng trước thực trạng ngày càng nhiều các vụ án xâm phạm an toàn giao thông đường bộ do hậu quả say rượu gây ra, học tập kinh nghiệm lập pháp hình sự của các nhà làm luật Cộng hòa Liên bang Đức (Điều 316, đã phân tích trong Chương 1 luận văn này), có thể nghiên cứu bổ sung vào Bộ luật hình sự Việt Nam một tội phạm mới - Tội say rượu trong giao thông.
Tám là, Đối với tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ quy định tại điều 205 Bộ luật hình sự 1999, hiện nay vẫn còn nhiều nội dung không rõ ràng, mặc dù
Thông tư số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC cũng
đã giải thích nhưng nếu khi đưa giải thích này để áp dụng trong thực tiễn thì vẫn chưa thật sự rõ ràng, như việc xác định một người không am hiểu các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là người như thế nào? Cần chứng chỉ hay một xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc này? Hay việc xác định người không đủ sức khỏe, người do tình trạng sức khỏe không thể tự chủ điều khiển được tốc độ…lấy tiêu chuẩn ở đâu để xác định trong trường hợp này? Luật giao thông đường bộ 2008 mặc dù đã có quy định về việc xác định sức khỏe là một trong những điều kiện bắt buộc của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ), tại khoản 2 Điều 60 về sức khỏe của người lái xe thì cũng mới chỉ dừng lại ở quy định mang tính chất chung chung như “người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe”. Thực hiện nhiệm vụ được xác định trong Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ, sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1992/TTg-CN ngày 21/12/2007 về sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và lưu hành xe ba bánh, xe cơ giới dùng cho người tàn tật, thì Bộ y tế đã ban hành hai quyết định số 33/2008/QĐ-BYT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và Quyết định số 34/2008/QĐ-BYT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc ban hành Tiêu chuẩn sức khỏe người khuyết tật điều khiển xe mô tô, xe gắn máy ba bánh dùng cho người khuyết tật. Nhưng sau đó cũng chính Bộ Y tế đã ra quyết định số 4392/QĐ-BYT ngày 08/11/2008 về việc bãi bỏ hai Quyết định số 33/2008/QĐ-BYT và Quyết định số 34/2008/QĐ-BYT. Và cho đến nay thì vẫn chưa có một hướng dẫn nào từ phía Bộ Y tế về việc xác định tiêu chuẩn hay điều kiện sức khỏe đối với người điều khiển
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Hy vọng trong thời gian tới các cơ quan có thẩm quyền sớm đưa ra những văn bản hướng dẫn việc xác định tiêu chuẩn, điều kiện về sức khỏe của người điều khiển phương tiện gi ao thông đường bộ để việc vận dụng quy định trên được cụ thể, rõ ràng.
Như vậy, hiện nay thực chất điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này chủ yếu được xác định đối với người không có giấy phép hoặc bằng lái xe, còn các điều kiện khác là chưa cụ thể, rõ ràng. Vì vậy trong thời gian tới cần phải có các quy định làm rõ vấn đề này.
3.2.2. Nội dung kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ
Từ những đánh giá trong mục 3.2.1. đã nêu, theo chúng tôi [42, tr.93-97], nội dung kiến nghị về các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ cần sửa đổi như sau:
“Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
Phương án 1: Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Điều khiển phương tiện tham gia giao thông không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có