Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

quốc gia mở cửa, kết nối thương mại ngày càng nhiều. Ở góc độ luật thực định, dấu hiệu “đưa qua biên giới” các loại hàng hóa vi phạm cũng đã được mô tả là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng trong một số tội danh thuộc Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (như các tội phạm về hàng giả, các tội phạm về hàng cấm). Vì vậy, việc bổ sung thêm dấu hiệu này vào CTTP tăng nặng các tội xâm phạm SHTT là cần thiết.

*Bốn là, bổ sung dấu hiệu “hàng hóa có yếu tố xâm phạm nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam” vào CTTP tăng nặng trong các tội phạm về hàng giả.

Kiến nghị này được tác giả luận án đặt thứ tự ưu tiên trong các giải pháp có thể sử dụng để khắc phục hạn chế trong việc phân biệt tội xâm phạm quyền SHCN với các tội phạm về hàng giả.

Phần nghiên cứu định tội danh tội xâm phạm quyền SHCN, tác giả có đặt ra trường hợp hành vi phạm tội là hành vi sản xuất, buôn bán các loại hàng hóa có yếu tố giả về nội dung và đồng thời cũng thỏa mãn dấu hiệu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam thì xác định tội danh nào. Giải quyết trường hợp này, quan điểm có nhiều sự đồng thuận hơn là cả quan điểm thu hút về tội danh nặng hơn. Tác giả cho rằng, quan điểm này chỉ phù hợp với quy định trước đây khi định nghĩa về “hàng giả” trong các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật còn bao gồm loại hàng giả mạo SHTT. Nhưng Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ra đời đã tách bạch hai loại hàng này. Do đó, quan điểm thu hút này không còn phù hợp. Mặt khác, cần phải khẳng định một cách khách quan rằng trường hợp sản xuất, buôn bán các loại hàng hóa giả cả về nội dung lẫn giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý có mức độ nguy hiểm cao hơn hẳn trường hợp chỉ giả nội dung hoặc chỉ giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Nếu chỉ thu hút về một tội sản xuất, buôn bán hàng giả và xét xử không có sự phân biệt với trường hợp hàng hóa chỉ giả về nội dung cũng cấu thành tội này thì không đảm bảo nguyên tắc phân hóa TNHS.

Từ đây, có hai hướng giải quyết cho trường hợp nói trên: hướng thứ nhất, định tội danh cả hai tội (tội xâm phạm quyền SHCN và tội sản xuất, buôn bán hàng giả); hướng thứ hai, chuyển hóa dấu hiệu xâm phạm quyền SHCN thành dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng trong các tội phạm về hàng giả. Hướng thứ hai được tác giả luận án ưu tiên vì:

- Trường hợp này, hàng hóa vi phạm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cần được xem là một tình tiết của hành vi phạm tội hơn là một hành vi phạm tội độc lập.

- Kỹ thuật lập pháp chuyển tội danh độc lập thành một trường hợp CTTP tăng nặng trong một tội khác đã có trong không ít các tội của BLHS.

- Hình phạt trong các tội sản xuất, buôn bán hàng giả cao hơn nhiều so với tội xâm phạm quyền SHCN, nếu chuyển hóa ngược lại (quy định dấu hiệu hàng hóa giả về nội dung là dấu hiệu định khung tăng nặng trong tội xâm phạm quyền SHCN) thì mức phạt trong tội xâm phạm quyền SHCN phù hợp với tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

*Năm là, nâng mức hình phạt tối đa và phân định lại các khung hình phạt.

Kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia trên thế giới cũng như đòi hỏi từ các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, kí kết, chế tài hình sự quy định cho các tội xâm phạm SHTT phải đủ mạnh mẽ để răn đe chủ thể phạm tội và ngăn ngừa tội phạm trong tương lai. Hiện nay, BLHS quy định hình phạt đối với các tội xâm phạm SHTT khá thấp, chưa thực sự tương xứng với tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi; mức cao nhất hình phạt chính được quy định cho các tội xâm phạm SHTT là 3 năm tù (đối với người phạm tội). Với phạm vi xâm phạm càng rộng, công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn xâm phạm càng phát triển; những thiệt hại do hành vi xâm phạm SHTT gây ra ngày càng lớn, mức phạt tối đa cần được quy định lại (ít nhất) là 5 năm tù. Mức phạt tối đa 5 năm tù được đề xuất bởi: quy định hình phạt đối với các tội xâm phạm SHTT trong BLHS năm 2015 là mức thấp nhất trong sự so sánh với quy định trong các tội khác cùng Chương. Đánh giá một cách tương đối các tội có yếu “gian dối” liên quan đến hàng hóa, giao thương có mức nguy hiểm thấp trong cùng Chương (như tội quảng cáo gian dối hay tội lừa dối khách hàng) cũng quy định mức tối đa là 5 năm tù. Cùng với đó, mức phạt tù 5 năm cũng là mức hình phạt thấp trong số các quy định pháp luật một số quốc gia được nghiên cứu so sánh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Thứ tư, hoàn thiện nội dung và kỹ thuật lập pháp các quy định đã có.

Như đã phân tích trong phần thực trạng và nguyên nhân của các vướng mắc trong áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội xâm phạm SHTT, có hai vấn đề vướng mắc với dấu hiệu “quy mô thương mại”: một là, dấu hiệu định tính này chưa được giải thích cụ thể nên khó áp dụng; hai là, định nghĩa dấu hiệu này trong văn

Các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ theo pháp luật hình sự Việt Nam - 21

bản pháp lý quốc tế có điểm chưa tương đồng với quy định hiện tại của pháp luật Việt Nam (dấu hiệu quy mô thương mại có độc lập hay bao gồm trong đó cả dấu hiệu thu lợi bất chính, thiệt hại cho chủ thể quyền, giá trị hàng hóa xâm phạm nhất định). Để giải quyết vấn đề này, thiết nghĩ nên giải nghĩa khái niệm “quy mô thương mại” rồi soi chiếu vào quy định BLHS để điều chỉnh nội dung và kỹ thuật lập pháp cho phù hợp.

Dù xuất hiện lần đầu tiên một văn bản pháp lý quốc tế là TRIPS (Điều 61 và Điều 61 TRIPS không giải thích dấu hiệu này) nhưng đến tháng 4 năm 2007 khi Hoa Kỳ nộp đơn lên DSB của WTO kiện Trung Quốc về cơ chế bảo vệ pháp luật hình sự về quyền SHTT ở quốc gia này thì khái niệm “quy mô thương mại” lại tái xuất hiện trên nhiều diễn đàn khoa học pháp lý quốc tế với chủ đề luận bàn là “ngưỡng hình sự của vi phạm SHTT” [154]. Nổi bật trong số đó là hai luồng quan điểm:

- Luồng quan điểm thứ nhất (đại diện là Hoa Kỳ) tập trung vào thuật ngữ “thương mại”, còn “quy mô” chỉ là từ ngữ chỉ tính chất kèm theo cho thuật ngữ “thương mại”. Từ đó, quy mô thương mại bao gồm tất cả các hoạt động thương mại hay có mục đích thương mại mà không phụ thuộc vào mức độ của hoạt động đó.

- Luồng quan điểm thứ hai (đại diện là Trung Quốc), tập trung vào thuật ngữ “quy mô” với tư cách là dấu hiệu định lượng, chỉ mức độ nhất định của hoạt động thương mại. Vì vậy, chỉ những hoạt động thương mại đạt đến mức vi phạm nhất định thì mới được coi là “quy mô thương mại”. [153] [126]

Kết quả, Hội đồng xét xử kết luận: ―quy mô thương mại‖ là ―mức độ tương đối, hoặc phạm vi của hoạt động thương mại điển hình hoặc thông thường đối với một sản phẩm trong một thị trường nhất định‖ [153]. Nó không chỉ thay đổi theo thị trường mà còn bởi sản phẩm trong cùng thị trường [153]. Theo quyết định của Hội đồng, không khó để thấy rằng “quy mô thương mại” trong quy định của TRIPs là một thuật ngữ mở và linh hoạt. Bằng phán quyết như vậy, Hội đồng xác nhận thêm không gian chính sách mà mỗi quốc gia thành viên được hưởng [124]. Giải thích trên về quy mô thương mại khá chung và linh động.

Những nỗ lực của các quốc gia phát triển ở EU hay Hoa Kỳ trong việc thiết lập một chuẩn mực khắt khe về xử lý hình sự các hành vi xâm phạm SHTT tiếp tục được hiện thực bằng việc tiến hành những cuộc đàm phám nhằm cho ra đời ACTA. Một trong số những nội dung được dự thảo cơ bản là định nghĩa rõ ràng hơn về các hành vi có quy mô thương mại như: việc các hành vi xâm phạm quyền SHTT là

nhằm mục đích lợi ích thương mại hoặc thu lợi tài chính tư nhân. Tuy nhiên, Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil và một số nền kinh tế đang phát triển khác không phải là thành viên của các cuộc đàm phán cũng đã bảy tỏ sự lo ngại rằng các mức độ thực thi bổ sung sẽ trở nên bất lợi không cần thiết cho nền kinh tế của họ. [131, tr. 210]

Tiệm cận và phù hợp hơn với Việt Nam là cách giải thích từ CPTPP mà tác giả cho rằng Việt Nam nên cân nhắc. Theo đó, dấu hiệu “quy mô thương mại” được giải thích tại khoản 1 Điều 18.77 CPTPP ít nhất phải bao gồm các yếu tố:

(a) Mục đích thực hiện hành vi là nhằmđạt được lợi thế thương mại hoặc thu lợi tài chính; hoặc (b) Gây hại một cách đáng kể tới lợi ích của chủ thể quyền trên thị trường. Chú thích số 127 có làm rõ thêm nội dung: một Bên có thể quy định khối lượng và giá trị của bất kỳ vật xâm phạm nào cũng có thể được tính đến khi xác định liệu hành vi đó có gây tổn hại đáng kể tới lợi ích của chủ thể quyền tác giả và quyền liên quan đến thị trường hay không.

Đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, tác giả kiến nghị nhập nội dung các dấu hiệu thu lợi bất chính, thiệt hại cho chủ thể quyền và giá trị hàng hóa vào trong phần định nghĩa “quy mô thương mại”, theo cấu trúc: hành vi xâm phạm trên quy mô thương mại được hiểu là hành vi xâm phạm bao gồm một trong các yếu tố:

+ Được thực hiện nhằm đạt được lợi thế thương mại hoặc nhằm thu lợi tài chính;

+ Hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền từ … triệu đồng trở lên;

+ Hoặc hàng hóa vi phạm có giá trị từ … triều đồng trở lên.

Ngoài ra, trong các yếu tố của “quy mô thương mại”, vẫn còn yếu tố “nhằm đạt được lợi thế thương mại” không dễ để các nhà áp dụng thống nhất, vì vậy, cần phải có văn bản hướng dẫn.

Thứ năm, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật:

*Một là, giải thích dấu hiệu “nhằm đạt được lợi thế thương mại” trong định nghĩa về “quy mô thương mại”.

Nội dung này được đặt ra nếu có tiền đề là kiến nghị trong mục thứ tư ngay phía trên được hiện thực hóa. Lợi thế thương mại (commercial advantage) là một khái niệm chuyên ngành kinh tế học. Hiện nay những định nghĩa về “lợi thế thương mại” có tính liên kết về mặt nội dung với ngữ cảnh được nêu ở trên hầu như rất ít.

Theo Từ điển kinh tế học của tác giả Nguyễn Văn Ngọc (Đại học kinh tế quốc dân), nếu một công ty muốn mua một công ty khác, thì lợi thế thương mại chính là khoản mà người mua phải trả thêm ngoài giá trị tài sản của nó, do chỗ nó

có các mối quan hệ thương mại, danh tiếng, kỹ năng quản lý và công nghệ đặc biệt… [30]. Có thể thấy, một góc độ nào đó, việc đạt lợi thế thương mại thường được tiến hành bằng các hoạt động làm gia tăng, thúc đẩy các mối quan hệ thương mại, danh tiếng; tích cực đầu tư cho kỹ năng quản lý và các công nghệ đặc biệt… Nói trực tiếp vào hoạt động thúc đẩy, gia tăng quan hệ thương mại có thể kể đến các hoạt động xúc tiến thương mại. Hiểu theo nghĩa thông thường, xúc tiến thương mại không phải là hoạt động mua bán, cung ứng hàng hóa dịch vụ mà là những hoạt động xúc tiến (làm cho tiến triển nhanh hơn) việc mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ nhằm mục tiêu tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội kinh doanh thương mại và được thực hiện bởi nhiều chủ thể. Đây cũng chính là một trong những cách thức phổ biến để khuyến khích, ủng hộ, khuếch trương về mặt thương mại cho doanh nghiệp; từ đó, có được những thuận lợi, sự thúc đẩy hoạt mua bán, cung ứng hàng hóa dịch vụ diễn ra nhiều, nhanh, mạnh hơn. Một số hoạt động xúc tiến thương mại có thể đến như quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ; triển lãm thương mại … (xem khoản 10 Điều 3 Luật thương mại năm 2005). Kinh nghiệm lập pháp của một số quốc gia như Hoa Kỳ còn cho thấy, những hành vi đưa các sản phẩm vi phạm lưu thông ngoài phạm vi tiến hành hoạt động kinh doanh của mình để buôn bán hoặc từ đó, lợi dụng giới hạn địa lý của các trường hợp đang được bảo hộ để đăng ký nhãn hiệu cũng có thể bị coi là tội phạm [53, tr. 123].

Trên thực tế, quy định của Hoa Kỳ - một siêu cường về khoa học – công nghệ còn cho thấy quan điểm bảo vệ một cách tối đa lợi ích của chủ thể sáng tạo khi tranh luận về “ngưỡng hình sự” trong vụ kiện với Trung Quốc 2007: chỉ cần hành vi xâm phạm có yếu tố thương mại, không kể quy mô lớn nhỏ thì đã có thể coi là tội phạm. Nếu Việt Nam học hỏi trọn vẹn quan điểm đó vào để tiến hành xây dựng các quy định pháp luật hình sự trong hiện tại hoặc tương lai gần thì không phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam – một quốc gia đang trên đà phát triển. Ngược lại, rất khó để chỉ quy định hành vi xâm phạm bằng các dấu hiệu lượng hóa đã có bởi trong nghĩa vụ mà Việt Nam đã cam kết với CPTPP đã chưa đựng cách giải thích về quy mô thương mại chắc chắn chưa đựng dấu hiệu định tính “nhằm đạt được lợi thế thương mại” ngoài những dấu hiệu đã được lượng hóa.

Tóm lại, tác giả cho rằng cần giải thích dấu hiệu “nhằm đạt lợi thế thương mại” ở một mức độ trung gian giữa hai ngưỡng nói trên, thông qua việc thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại trong đó hàng hóa, dịch vụ vi phạm là đối

tượng được đưa vào xúc tiến; hoặc có những hoạt động đưa các sản phẩm giả mạo nhãn hiệu lưu thông ngoài phạm vi đăng ký hoạt động kinh doanh nhằm đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu đó.

*Hai là, hướng dẫn cụ thể các quy định về TNHS của pháp nhân thương mại. Từ thực tế đã xảy ra những trường hợp có thể truy cứu TNHS của pháp nhân thương mại nhưng chủ thể áp dụng pháp luật đã không truy cứu. Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn một số vụ án, thiết nghĩ cần phải có hướng dẫn áp dụng quy định của BLHS về truy cứu TNHS của pháp nhân thương mại. Trong đó, tập trung vào làm rõ các điều kiện chịu TNHS của pháp nhân thương mại tại khoản 1 Điều 75 BLHS, ví dụ: cần hướng dẫn trường hợp pháp nhân thương mại có các hành vi thực hiện tội phạm trong lĩnh vực mà pháp nhân đó không đăng ký kinh doanh thep hướng phạm vi đăng ký kinh doanh ấy không phải là giới hạn truy cứu TNHS của pháp nhân

thương mại theo quy định của BLHS.

Từ các kiến nghị nói trên, tác giả mô hình hóa dự kiến sửa đổi, bổ sung các Điều luật quy định về các tội xâm phạm SHTT vào BLHS như sau:

CHƯƠNG XVIII

CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ

Mục…

Điều ... Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam nhằm đạt được lợi thế thương mại hoặc nhằm thu lợi bất chính hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù đến 01 năm:

a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;

b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.

c) Truyền đạt đến công chúng tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

e) Qua biên giới Việt Nam

f) Thực hiện hành vi phạm tội trên internet

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a)Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này nhằm đạt

được lợi thế thương mại hoặc nhằm thu lợi bất chính hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Điều ... Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thuộc các trường hợp sau đây, nhằm đạt được lợi thế thương mại hoặc nhằm thu lợi bất chính hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000

đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù đến 01 năm:

a. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo pháp luật sở hữu trí tuệ mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu;

b. Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu giả mạo.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu 500.000.000 đồng trở lên; đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

e) Qua biên giới Việt Nam

f) Thực hiện hành vi phạm tội trên internet

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này nhằm đạt được lợi thế thương mại hoặc nhằm thu lợi bất chính hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/02/2023