c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Điều ... Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh
1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh đang được bảo hộ tại Việt Nam thuộc một trong các trường hợp sau đây, nhằm đạt được lợi thế thương mại hoặc nhằm thu lợi bất chính hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu bí mật kinh doanh từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù đến 01 năm:
a. Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
b. Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;
Có thể bạn quan tâm!
- Các yêu cầu và giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ
- Các Yêu Cầu Của Việc Hoàn Thiện Quy Định Của Pháp Luật Hình Sự Về Các Tội Xâm Phạm Sở Hữu Trí Tuệ
- Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
- Bộ Công An. 2016. Chiến Lược Quốc Gia Phòng Chống Tội Phạm Giai Đoạn 2016
- Các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ theo pháp luật hình sự Việt Nam - 24
- Các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ theo pháp luật hình sự Việt Nam - 25
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này nhằm đạt được lợi thế thương mại hoặc nhằm thu lợi bất chính hoặc gây thiệt hại cho chủ sở bí mật kinh doanh từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; gây thiệt hại cho chủ sở bí mật kinh doanh từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
4.3. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ
Không chỉ dừng ở việc hoàn thiện pháp luật hình sự, để quy định về các tội xâm phạm SHTT thực sự có ý nghĩa trong việc giải quyết đòi hỏi của xã hội, việc áp dụng đúng các quy định này cũng rất quan trọng. Ngoài giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự về các tội xâm phạm SHTT nêu trên, để bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm SHTT, tác giả nhận thấy cần tiến hành một số giải pháp khác:
Thứ nhất, đồng bộ hóa quy định pháp luật hình sự với pháp luật các ngành khác liên quan đến các tội xâm phạm SHTT.
Một số quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN hiện nay như quy định tại Điều 11 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ có khoảng trùng nhau với quy định của Điều 226 BLHS 2015 về dấu hiệu giá trị hàng hóa vi phạm, từ đó, có thể tạo nên kẽ hở để xử phạt nhẹ bằng biện pháp hành chính đối với những hành vi nguy hiểm đáng kể mà phải xử lý hình sự. Vì vậy, ranh giới định lượng giữa pháp luật hành chính và hình sự cần phải điều chỉnh để tách bạch độc lập, cụ thể: nên giới hạn mức tối đa trong định lượng các dấu hiệu cấu thành vi phạm hành chính theo Nghị định số 99/2013 không trùng với quy định khởi điểm mức xử lý hình sự.
Các quy định về SHTT trong pháp luật chuyên ngành cũng rất quan trọng, vì việc xác định các tội xâm phạm SHTT nhất thiết cần bám vào các thuật ngữ chuyên ngành được quy định trong pháp luật SHTT. Chính vì vậy, ngay pháp luật chuyên ngành cũng cần ngày một hoàn thiện hơn; từ đó, pháp luật khác liên quan đến SHTT mới có thể quy định và áp dụng một cách phù hợp.
Thứ hai, nâng cao năng lực của đội ngũ áp dụng pháp luật
Nâng cao năng lực của các cán bộ áp dụng pháp luật là một đòi hỏi thiết yếu, đặc biệt là đội ngũ tiến hành tố tụng hình sự. Tội phạm SHTT không phải là nhóm
tội phạm truyền thống mà có yếu tố đa ngành giữa Luật hình sự và Luật SHTT, Luật dân sự, Luật kinh tế. Chính vì vậy, đội ngũ tiến hành tố tụng hình sự không chỉ cần là người am hiểu về pháp luật hình sự mà còn phải là người được trang bị đủ kiến thức về lĩnh vực SHTT và một số lĩnh vực liên quan, đồng thời cũng cần là những cán bộ có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.
Đối với các cơ quan chức năng có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý hành vi xâm phạm SHTT cũng cần phải nắm chắc các dấu hiệu của tội phạm trong lĩnh vực này để nếu có dấu hiệu vi phạm, tin báo tố giác, để áp dụng đúng quy trình giải quyết, tránh hiện tượng chuyển hồ sơ qua các cơ quan nhiều lần rồi mới xác định được thẩm quyền, loại việc và xử lý được.
Các cơ quan tiến hành tố tụng khi truy cứu TNHS cần phân định được ranh giới giữa tội phạm hình sự và vi phạm hành chính, giữa tội phạm này và tội phạm khác đặc biệt là trong những trường hợp lằn ranh này không rõ ràng. Đây cũng là một trong số những cơ sở thực tế cho yêu cầu không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
Thứ ba, tăng cường công tác quản lý và xử lý hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ nói chung của các cơ quan chức năng.
Công tác quản lý và xử lý các vi phạm SHTT giai đoạn đầu được giao cho nhiều cơ quan như thanh tra khoa học và công nghệ, thanh tra thông tin và truyền thông, quản lý thị trường, hải quan… Chính vì vậy, cần rất hạn chế việc phân định chồng chéo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mỗi cơ quan; tăng tính hỗ trợ, phối hợp trong tiến hành các công tác quản lý, xử lý vi phạm SHTT.
Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, diện mạo và cách thức vận hành nền kinh tế cũng thay đổi; kinh tế số với thương mại điện tử ngày một phát triển sâu rộng [44, tr. 98]. Mặt trái của sự phát triển này là việc nhiều cá nhân, tổ chức vì lợi nhuận mà thiết lập các trang website làm trung gian cho việc xâm phạm SHTT, đặc biệt là các website thương mại điện tử. Vì vậy, bên cạnh việc pháp luật cần xác định rõ nhà cung cấp dịch vụ Internet có vai trò quan trọng trong việc cung cấp, phát tán các đối tượng xâm phạm SHTT trong thương mại điện tử, việc quy định và thực thi các biện pháp quản lý, kiểm soát trên mạng internet cũng cần được đẩy mạnh. Tùy mức độ và tính chất của vụ việc, các nhà cung cấp phải chịu trách nhiệm (trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính và có thể cả trách nhiệm hình sự) trước các cơ quan nhà nước, trước chủ thể quyền.
Thứ tư, tăng cường tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật.
Pháp luật về SHTT là lĩnh vực có thể coi là lĩnh vực mới hơn so với những lĩnh vực pháp luật truyền thống ở Việt Nam. Vì vậy, công tác giáo dục, tuyên truyền là một nội dung rất quan trọng có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả các hoạt động công tác khác của các cơ quan thực thi quyền SHTT. Để làm tốt công tác này cần chú ý các nội dung:
-Về phía cơ quan nhà nước: tuyên truyền, phổ biến này phải nhằm giáo dục ý thức pháp luật; kinh nghiệm trong kiểm tra, xử lý và đấu tranh chống xâm phạm của các các tập thể cá nhân trong và ngoài ngành. Thông tin về hàng thật bao gồm việc đã đăng ký SHTT và tình trạng hàng giả trên thị trường. Hiện nay, công tác này cũng có những kết quả đáng khích lệ và cần tiếp tục phát huy như: Tình hình tội phạm được đăng tải trên website của Bộ công an hàng tháng; số công báo công khai các tài sản trí tuệ đã bảo hộ cũng được đăng tải công khai trên trang web của Sở hữu trí tuệ; Các chương trình chống buôn lậu, hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng được phát trên truyền hình đều đặn, thường xuyên; đồng thời, Chính phủ đã có website của Ban chỉ đạo Quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (http://bcd389.gov.vn/) với nhiều các nội dung liên quan đến vấn đề vi phạm SHTT.
- Về phía các chủ sở hữu quyền, các doanh nghiệp: cần tuyên truyền, giao dục ý thức pháp luật và nhận thức về tính chất nguy hại của vi phạm cũng như cách xử lý để các doanh nghiệp tự giác chấp hành pháp luật, ủng hộ và phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ quyền SHTT. Hiện nay, Bộ Khoa học và công nghệ cũng dành nhiều chương trình tập huấn về SHTT được đưa tin trên trang của cục SHTT, tuy nhiên tập trung vào các vấn đề dân sự là chủ yếu. Vì vậy, Bộ Khoa học và công nghệ có thể phối hợp với các cơ quan tư pháp để mở rộng phạm vi tuyên truyền, tập huấn về chống và phòng ngừa các tội xâm phạm SHTT.
Đồng thời, các doanh nghiệp, cá nhân cũng cần đẩy mạnh các biện pháp tự bảo vệ mình như đăng ký xác lập quyền SHTT, công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa – dịch vụ…, thực hiện đầy đủ các quy định về ghi nhãn hàng, mở rộng việc quảng bá tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về sản phẩm chính hang của mình và mạng lưới phân phối thiêu thụ.
- Về phía người dân: cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật về SHTT cho mọi người, biến nó trở thành nội dung trong cuộc vận động quần chúng tham gia phong trào bảo vệ trật tự quản lý kinh tế. Để làm được điều này, cơ quan xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng trong việc cung cấp thông tin, tài liệu liên
quan đến SHTT, các vụ điển hình, phương pháp, thủ đoạn phạm tội mới; xử lý nghiêm minh và công khai, mở phiên tòa lưu động (đặc biệt là những vụ án nghiêm trọng) để có tác dụng răn đe, giáo dục.
Trong công tác tuyên truyền cũng cần phân loại các đối tượng khác nhau, ví dụ đối với các nhà khoa học, thực tiễn về SHTT việc tuyên truyền này cần đảo chiều chủ thể; có nghĩa họ có thể là những người được mời, phân công thực hiện công tác tuyên truyền. Sâu hơn nữa là tiếp tục trau dồi kiến thức chuyên sâu, học thuật để thu hút học giả, nhà nghiên cứu, nhà thực tiễn bàn về các giải pháp kinh nghiệm xử lý và phòng ngừa tội phạm. Địa bàn tuyên truyền cũng cần có sự nhấn mạnh tập trung, ví dụ: đẩy mạnh ở khu vực thường diễn ra tội phạm, nơi tập trung nhiều hàng hóa thẩm lậu vi phạm SHTT vào Việt Nam; các khu chợ “hàng giả”....
Thứ năm, tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống và phòng ngừa các tội xâm phạm SHTT.
Hiện nay, việc hợp tác quốc tế của một số cơ quan trong vấn đề thực thi quyền SHTT đang có những hiệu quả nhất định, nhiều bản thỏa thuận, hợp tác, hội nghị, Điều ước được tổ chức, ký kết. Để làm duy trì và phát huy hơn nữa các kết quả này, một số vấn đề đặt ra cần được thực hiện như sau:
- Các cơ quan trong nước cần rà soát và tham mưu cho Đảng, Nhà nước xây dựng pháp luật sao cho phù hợp với Quốc tế; nên hay không tham gia những ĐƯQT nào liên quan SHTT.
- Không những vậy các hiệp định tương trợ tư pháp cũng song phương cũng cần được tăng cường. Tùy vào quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các quốc gia khác nhau và mức độ của cấp thiết của công tác điều tra, xử lý các tội phạm SHTT để soạn thảo những điều khoản qua lại giữa hai bên làm sao để vừa bảo đảm lợi ích quốc gia, vừa kêu gọi được sự hợp tác của quốc gia nhận tương trợ.
- Lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam cần tạo lập và duy trì quan hệ hợp tác với cảnh sát khu vực và cảnh sát quốc tế cũng như các cơ quan về SHTT trên thế giới trong các hoạt động như: trao đổi thông tin về khung pháp lý cũng như thực thi pháp luật hình sự về các tội xâm phạm SHTT; phối hợp hoạt động giữa lực lượng chức năng các nước nhằm ngăn chặn việc xuất nhập khẩu hàng hóa vi phạm, lan truyền vật phẩm vi phạm trên internet; trao đổi và đào tạo nhân sự.
- Tích cực tham gia diễn đàn quốc tế về phòng chống tội phạm này để học tập, chia sẻ kinh nghiệm với cộng đồng quốc tế và các quốc gia trên thế giới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về các tội xâm phạm SHTT thông qua hoạt động xét xử cũng như thông qua một số hoạt động điều tra xã hội và tham vấn khác cho thấy việc xử lý các vụ án về các tội xâm phạm SHTT nhìn chung đúng người, đúng tội, phù hợp với các quy định của pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh cũng như mục đích giáo dục của trách nhiệm hình sự nói chung và hình phạt nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được còn tồn tại một số hạn chế cơ bản như chưa có sự thống nhất trong áp dụng pháp luật giữa các cơ quan tiến hành tố tụng về nhận thức và cách xác định các dấu hiệu CTTP; bỏ lọt TNHS của pháp nhân thương mại… Qua nghiên cứu cho thấy một số hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn đến từ các nguyên nhân cơ bản sự chưa hoàn thiện của quy định pháp luật hình sự và các ngành luật có liên quan; năng lực của đội ngũ áp dụng pháp luật chưa đồng đều; nhận thức và cơ chế tự bảo vệ tài sản của chủ sở hữu quyền còn lỏng lẻo; ý thức pháp luật của người dân chưa cao; còn thiếu một số cơ chế hợp tác quốc tế và những nguyên nhân khách quan khác tác động.
Bối cảnh trong nước và quốc tế đang cho thấy những thay đổi có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của quan hệ SHTT. Trước những biến đổi phức tạp của tình hình xã hội cũng như tình hình tội phạm, dự báo rằng trong tương lai có thể có sự thay đổi trong phạm vi, cách thức và mức độ quy định các tội xâm phạm SHTT. Đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới, tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự về các tội xâm phạm SHTT là điều thật sự cần thiết.
Cùng với việc giữ vững định hướng của nguyên tắc phân hóa TNHS kết hợp xu hướng hiện đại hóa, quốc tế hóa, hoạt động này cần được tiến hành bám sát các yêu cầu đó là: tiếp tục thể thế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng, hoàn thiện pháp luật hình sự và pháp luật về bảo vệ quyền SHTT; đảm bảo nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ thể quyền với lợi ích xã hội, quốc gia; kế thừa được quy định phù hợp, khắc phục được hạn chế của pháp luật hiện hành trên cơ sở chọn lọc, học hỏi kinh nghiệm quốc tế để vận dụng cho phù hợp với Việt Nam; nội dung và kỹ thuật lập pháp phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi. Từ đó, có định hướng xây dựng chính sách pháp luật hình sự với những giải pháp cụ thể cho mục tiêu hoàn thiện nêu trên.
Qua nghiên cứu, tác giả đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm SHTT tập trung vào các kiến nghị cụ thể là: xác định lại cơ cấu của nhóm tội này trong BLHS; tội phạm hóa, phi tội phạm hóa, hình sự hóa, phi hình sự hóa các hành vi xâm phạm SHTT; sửa lại trình bày về nội dung và kỹ thuật lập pháp phù hợp logic đối với những quy định đã có; sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật. Các giải pháp khác bảo đảm áp dụng đúng pháp luật về các tội xâm phạm SHTT cũng được tác giả nêu ra, đó là: cần nâng cao chất lượng của đội ngũ áp dụng pháp luật không chỉ về chuyên môn mà còn về đạo đức nghề nghiệp; tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật; công tác quản lý và xử lý vi phạm và tính đồng bộ trong hoạt động của các cơ quan chức năng có liên quan; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống và phòng ngừa các tội phạm và vi phạm SHTT.
KẾT LUẬN
Sở hữu trí tuệ ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển bền vững của các lĩnh vực khoa học khác trong đời sống xã hội. Với tầm quan trọng như vậy, các tội xâm phạm SHTT gây ra hoặc có khả năng gây ra những thiệt hại đáng kể cho chủ thể sáng tạo, thiệt hại cho trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước.
Nghiên cứu về các tội xâm phạm SHTT cho thấy sự phong phú, nhiều chiều cạnh của các quan điểm khoa học, pháp lý về bản chất, đặc điểm của các tội xâm phạm SHTT. Sự hình thành, phát triển quy định về các tội xâm phạm SHTT được tạo nên bởi những cơ sở khoa học và thực tiễn vững chắc.
So với các tội phạm có tính truyền thống, các tội xâm phạm SHTT được quy định khá muộn so với các tội phạm khác. Ở những thời kì khác nhau chính sách pháp luật và thực tiễn quy định các tội xâm phạm SHTT lại có những đặc điểm khác nhau. Những biến đổi của đời sống xã hội, của điều kiện chính trị kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến sự biến đổi quy định pháp luật, tạo nên những khác biệt trong quy phạm của pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng ở mỗi giai đoạn nhưng đều cho thấy sự kế thừa và phát triển theo hướng ngày một hoàn thiện hơn so với giai đoạn trước. Trong sự so sánh, đánh giá với pháp luật quốc tế, quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về các tội xâm phạm SHTT cũng đã khẳng định được mức độ tương thích nhất định với xu hướng chung, song cũng còn những điểm chưa hài hòa cần nghiên cứu để thay đổi.
Trong thời gian qua, hiệu quả của hoạt động đấu tranh chống và phòng ngừa các tội xâm phạm SHTT ngày càng được nâng cao song vẫn không tránh khỏi có những hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự chưa hoàn thiện trong các quy định của pháp luật hình sự về nhóm tội này. Bên cạnh đó, nguyên nhân của các bất cập này cũng có thể đến từ góc độ chủ quan: năng lực chuyên môn của các nhà áp dụng pháp luật; ý thức tự bảo vệ quyền của chủ thể sáng tạo; ý thức pháp luật của người dân, cơ chế quản lý của Nhà nước và hợp tác quốc tế…
Trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận, quy định và thực tiễn về các tội xâm phạm SHTT, luận án đã khái quát đặc trưng về bối cảnh, các yêu cầu và những giải pháp cụ thể nhằm giải quyết những tồn tại, vướng mắc hiện có. Các giải pháp