Hình Phạt Quy Định Đối Với Các Tội Xâm Phạm Sở Hữu Trí Tuệ

- Thu lời bất chính từ 300.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền 500.000.000 đồng trở lên. Đây là những dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm phản ánh mức độ nghiêm trọng của hành vi tăng lên đáng kể so với trường hợp được quy định trong CTTP cơ bản tại khoản 1 các điều luật tương ứng.

Trong đó, thu lời bất chính là khoản lợi nhuận người phạm tội thực tế nhận được từ việc xâm phạm SHTT thông qua các hoạt động nhận gia công, sản xuất, buôn bán các hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; sao chép, phân phối các bản sao sách, truyện, tranh, ảnh, phim, nhạc… vi phạm bản quyền cho người khác.

- Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên. Đây là dấu hiệu định khung hình phạt được quy định dựa trên định lượng hàng hóa vi phạm (bằng tiền); tính trên giá của chính hàng hóa đó chứ không phải trên giá hàng thật tương đương với số lượng hàng vi phạm.

3.1.4.4. Hình phạt quy định đối với các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ

Trong các tội xâm phạm SHTT, động cơ phạm tội phổ biến nhất là lợi nhuận kinh tế hoặc tìm kiếm lợi thế thị trường, phát triển kinh doanh. Để hạn chế, hướng tới ngăn chặn nguyên nhân, điều kiện thúc đẩy hành vi phạm tội được thực hiện, đường lối xử lý các tội xâm phạm SHTT hướng tới triệt tiêu, giảm thiểu động cơ tìm kiếm lợi nhuận, lợi thế kinh doanh bất chính. Điều này thể hiện rất rõ trong quy định về hình phạt đối với các tội thuộc nhóm xâm phạm SHTT, cụ thể: hình phạt tiền được quy định là hình phạt chính đối với không chỉ CTTP cơ bản mà bao gồm cả CTTP tăng nặng cùng với các hình phạt chính khác là cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn.

*Đối với cá nhân phạm tội:

Ngoài hình phạt tiền, hình phạt chính của các tội xâm phạm SHTT còn có thể là các hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù. Bên cạnh đó, BLHS hiện hành cũng quy định một số hình phạt bổ sung cho nhóm các tội xâm phạm SHTT là: phạt tiền (nếu không là hình phạt chính); cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.26


26 Các hình phạt với mức phạt cụ thể quy định cho cá nhân phạm tội như sau:

Khung hình phạt

Mức hình phạt quy định tại Điều 225

Mức hình phạt quy định tại Điều 226

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ theo pháp luật hình sự Việt Nam - 13

Các mức chế tài quy định trong nhóm tội xâm phạm SHTT đã có sự điều chỉnh qua các lần sửa đổi, bổ sung BLHS. Sự điều chỉnh này là cần thiết. Tuy nhiên, đối chiếu với tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm phạm SHTT trong tình hình hiện này, có thể đánh giá rằng đây chưa phải là một mức quy định thật sự tương xứng và phù hợp về lâu dài. Đặc biệt khi người phạm tội sử dụng các công cụ, phương tiện phạm tội công nghệ cao như sử dụng mạng internet cho việc truy cập, sao chép, phân phối các tác phẩm; buôn bán các hàng hóa giả mạo SHTT… gây thiệt hại to lớn cho chủ thể quyền cũng như nền kinh tế.

*Đối với pháp nhân thương mại phạm tội

Khoản 3 Điều 33 BLHS năm 2015 quy định: “Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp 78 dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung”. Theo Điều 78 BLHS năm 2015, hình phạt chính quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội là hình phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, cụ thể: hình phạt tiền có mức thấp nhất là 300.000.000 đồng, cao nhất là 5.000.000.000 đồng; mức phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn thấp nhất là 06 tháng và cao nhất là 02 năm. Bên cạnh đó, pháp nhân thương mại phạm tội còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như phạt tiền với mức quy định thấp nhất là 100.000.000 đồng và mức quy định cao nhất đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Vẫn trên quan điểm xử lý thẳng vào mục đích thu lợi nhuận bất chính, hình phạt tiền đều là hình phạt phổ biến quy định đối với cá nhân hay pháp nhân thương



Khung hình phạt chính thứ nhất (khoản 1) – áp dụng đối với hành vi phạm tội thỏa mãn CTTP cơ bản

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03

năm.

Khung hình phạt chính thứ hai (khoản 2) – áp dụng đối với hành vi phạm tội thỏa mãn CTTP tăng nặng với ít nhất một trong các tình tiết định khung là: Có tổ chức; Phạm tội 02 lần trở lên; Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên; Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu

hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên; Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Khung hình phạt bổ sung (khoản 3)

Người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc

nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

mại phạm các tội thuộc nhóm xâm phạm SHTT, song mức phạt đối với pháp nhân thương mại cao hơn rất nhiều so với cá nhân phạm tội. Sự khác biệt này là phù hợp với quy mô, cơ cấu, nội dung và mục đích hoạt động của một thực thể pháp lý là pháp nhân thương mại. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội, nguồn lực về tài chính còn là yếu tố trực tiếp và có ảnh hưởng rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của pháp nhân thương mại. Do đó, hình phạt tiền càng có khả năng để phát huy tính răn đe đối với pháp nhân thương mại. Vấn đề là mức phạt được quy định và áp dụng phải thật sự tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà pháp nhân phải chịu TNHS.

3.1.4.5. Phân biệt các tội xâm phạm sở hữu tuệ với các tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015

Sở dĩ vấn đề phân biệt được đặt ra vì trong quy định của BLHS có quy định những tội danh với những dấu hiệu khá giống nhau, cần có sự nhận thức rõ ràng, đúng đắn tránh sự nhầm lẫn và dẫn đến sai lầm trong áp dụng. Điển hình là yêu cầu phân biệt tội xâm phạm quyền SHCN với các tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Việc phân biệt tội xâm phạm quyền SHCN (Điều 226 BLHS năm 2015) và các tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192, 193, 194, 195 BLHS năm 2015) dựa trên các tiêu chí cơ bản:

*Thứ nhất, về khách thể của tội phạm:

- Khách thể trực tiếp của tội xâm phạm quyền SHCN là quan hệ SHTT được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Hành vi xâm hại có thể gây ra thiệt hại vật chất, tinh thần cho chủ thể quyền và các thiệt hại kinh tế khác. Đối tượng mà hành vi khách quan của tội phạm này tác động tới là “hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý” - một loại hàng hóa giả mạo SHTT. Hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý có dấu hiệu giả mạo về mặt hình thức bên ngoài, không có sự giả mạo về mặt nội dung (chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật…) bên trong.

- Khách thể trực tiếp của các tội phạm về hàng giả là trật tự quản lí thị trường, xâm phạm đến các quy định về quản lí sản xuất và lưu thông hàng hóa, đồng thời xâm phạm đến lợi ích người tiêu dùng [21, tr.363]. Ngoài ra, đối với các Tội sản xuất, buôn bán hàng giả… được quy định tại Điều 193, 194, 195 BLHS năm 2015, khách thể bị tội phạm xâm phạm còn có thể bao gồm cả quan hệ nhân

thân về quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng, sức khỏe của con người. Đối tượng mà hành vi khách quan của các tội phạm này tác động tới là “hàng giả”.

BLHS năm 2015 không giải thích khái niệm “hàng giả”. Các văn bản hướng dẫn quy định của BLHS hiện hành cũng chưa làm rõ nội dung này. Tuy nhiên, các văn bản pháp giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật của chuyên ngành khác đã có những quy định liên quan đến khái niệm này.

Theo khoản 8 Điều 3 Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BCT ngày 15/9/2017 của Bộ Công thương về Nghị định quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng27, “hàng giả” được liệt kê và có thể xếp thành 4 nhóm: một là, hàng không có giá trị sử dụng, công dụng; hai là, hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa; ba là, hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật SHTT; bốn là, các loại tem, nhãn, bao bì giả. Theo hướng dẫn này, khái niệm “hàng giả” trong các

hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả nói chung bao gồm cả hàng giả mạo về SHTT. Từ đó, có thể hiểu đối tượng mà hành vi khách quan của các tội phạm về hàng giả tác động tới rộng hơn, bao trùm lên toàn bộ đối tượng của tội xâm phạm SHCN.

Tuy nhiên, sau đó, theo khoản 7 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; định nghĩa “hàng giả” đã được điều chỉnh.28 So với Nghị định


27 Văn bản hợp nhất Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP.

28 ―7. ―Hàng giả‖ gồm:

a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

c) Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;

d) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;

đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch

185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 và Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015, Nghị định 98/2020/NĐ-CP đã sửa lại định nghĩa các loại thuốc giả và bỏ loại hàng giả mạo về SHTT ra khỏi phần liệt kê các loại hàng giả. Đây có thể coi là một điểm tiến bộ trong việc hoàn thiện văn bản hướng dẫn về “hàng giả”, giúp phân biệt với “hàng giả mạo về SHTT”. Từ cách giải thích về “hàng giả” tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP, có thể khái quát như sau:

+ Nhóm thứ nhất: hàng giả chất lượng hoặc công dụng là nhóm hàng hóa có yếu tố vi phạm quy định về nội dung loại hàng hóa đó, thể hiện qua sự biến đổi về chất lượng, giá trị sử dụng và không hoặc khó có thể nhận biết nếu chỉ quan sát bên ngoài. Dấu hiệu giả mạo của nhóm này nằm bên trong hàng hóa.

+ Nhóm thứ hai: hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.

+ Nhóm thứ ba: hàng giả là tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả bao gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lượng, dấu chất lượng, tem truy xuất nguồn gốc, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của tổ chức, cá nhân kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm, mã số mã vạch, mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố của hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác.

Đặc điểm chung giữa nhóm hàng giả thứ hai và thứ ba nêu trên đó là loại hàng này có những dấu hiệu thuộc về hình thức giống hệt hoặc tương tự dấu hiệu của một loại hàng hóa thật đã được công bố hợp pháp; các dấu hiệu này có thể được nhận diện từ bên ngoài.

Như vậy, khái niệm “hàng giả” nói chung được giải thích với nội hàm rộng và bao gồm nhiều nhóm hàng hóa có tính chất giả mạo khác nhau. Vậy đối tượng “hàng giả” trong các tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại các Điều 192,193,194,195 BLHS năm 2015 có bao gồm tất cả các loại hàng giả nêu trên


của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

e) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.‖

hay không? Chưa có một kết luận trong một văn bản pháp lý hình sự chính thức về việc này. Giải thích về “hàng giả” trong Nghị định 98/2020/NĐ-CP cũng là sự cụ thể hóa cho khái niệm này tại văn bản hướng dẫn xử lý hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả nói chung có nghĩa bao gồm giải những giải thích cho cả các vi phạm hành chính chứ không chỉ riêng tội phạm hình sự. Sự khác nhau về mức độ xử lý vi phạm (hành chính hay hình sự) có thể liên quan trực tiếp đến nhận thức nội hàm khái niệm “hàng giả” rộng hay hẹp.

Tuy vậy, quy định của pháp luật hình sự hiện hành cho thấy khá rõ quan điểm: đối tượng “hàng giả” trong các tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả là loại hàng hóa có yếu tố giả về nội dung, tức có yếu tố sai khác ở mức độ nhất định về chất lượng, công dụng, tiêu chuẩn kỹ thuật... cụ thể: Điều 192, 195 BLHS 2015 có quy định giá trị hàng hóa vi phạm là một trong những dấu hiệu định tội tại khoản 1, qua đó phản ánh đặc điểm của hàng giả đó là “hàng giả tương đương với hàng số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ…”. Trên thực tế, không ít nhà khoa học [99, tr. 281] [21, tr. 364 - 365] và thực

tiễn29 cũng đồng tình với quan điểm này.

*Thứ hai, về mặt khách quan của tội phạm (cụ thể về hành vi khách quan, thủ đoạn phạm tội thông gặp, dấu hiệu định lượng hàng hóa vi phạm):

Trong CTTP các tội sản xuất, buôn bán hàng giả, hành vi khách quan của tội phạm được quy định rất rõ ràng bao gồm các dạng hành vi: sản xuất (tạo ra), buôn bán (mua đi, bán lại) đối tượng hàng giả (về nội dung). Với yếu tố giả về nội dung, các tội phạm về hàng giả gây thiệt hại cho chính lợi ích của người tiêu dùng (tài sản, sức khỏe, thậm chí là tính mạng).

Đối với tội xâm phạm SHCN, hành vi khách quan của tội phạm không được cụ thể hóa trong BLHS mà được xác định thông qua dẫn chiếu về các hành vi xâm phạm SHCN trong Luật SHTT. Một cách khái quát nhất, hành vi khách quan của tội xâm phạm SHCN theo pháp luật hiện hành là một dạng hành vi “sử dụng” trái phép các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam lên các loại hàng hóa khác. Hành vi “sử dụng” này không có yếu tố giả mạo về nội dung hàng hóa, bởi vậy, thiệt hại gây ra cho xã hội chính là thiệt hại cho chủ thể quyền SHCN.


29 Xem: Chương 4 Luận án

Qua đó thấy rằng, thủ đoạn trong các tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thủ đoạn gian dối người tiêu dùng. Và thủ đoạn phạm tội trong tội xâm phạm quyền SHCN phản ánh yếu tố lợi dụng uy tín của các chủ thể quyền SHCN để trục lợi.

Về dấu hiệu định lượng giá trị hàng hóa vi phạm: Đây là một trong những điều kiện truy cứu TNHS đối với cả hai loại tội này. Tuy nhiên, quy định giá trị hàng hóa vi phạm trong các tội sản xuất, buôn bán hàng giả được tính dựa trên giá trị hàng thật tương đương. Trong khi đó, giá trị hàng hóa vi phạm trong tội xâm phạm quyền SHCN chính là giá của loại hàng hóa đó trên thị trường.

3.2. Quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia về các tội phạm xâm phạm sở hữu trí tuệ

Đánh giá vai trò to lớn của SHTT đối với sự phát triển toàn cầu, pháp luật quốc tế đã thể hiện sự quan tâm không nhỏ đến việc bảo vệ quyền SHTT nói chung cũng như đấu tranh với các tội xâm phạm SHTT nói riêng. Giá trị của các quy định pháp luật quốc tế về các tội xâm phạm SHTT không chỉ là kinh nghiệm cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật SHTT của các quốc gia mà còn dần hình thành một chuẩn mực chung song phương, đa phương cho quan hệ hợp tác quốc tế tập trung ở lĩnh vực kinh tế - thương mại và đấu tranh chống, phòng ngừa tội phạm trên toàn cầu.

3.2.1. Quy định của pháp luật quốc tế về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ

Quy định của pháp luật quốc tế là cơ sở pháp lý có tầm bao phủ rãi trong việc bảo vệ quyền SHTT trên phạm vi khu vực cũng như toàn cầu. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực SHTT không còn là vấn đề xa lạ với cộng đồng các quốc gia trên thế giới. Biểu hiện rõ nhất là sự ra đời của hàng loạt các Công ước, Hiệp định, Nghị định thư về SHTT với các mức độ thỏa thuận khác nhau. Đặc điểm chung của các Điều ước quốc tế này là đều điều chỉnh các vấn đề chuyên ngành luật SHTT như giải thích thuật ngữ, quy định quyền và nghĩa vụ cho các bên; quy định thủ tục thực thi, biện pháp giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm về SHTT (tập trung chủ yếu là các biện pháp dân sự và hành chính) và vấn đề hợp tác quốc tế giữa các bên. Vấn đề bảo vệ quyền SHTT tuy là một trong những nội dung gần như được đề cập trong hầu hết các ĐƯQT này, tuy nhiên, bảo vệ quyền SHTT bằng biện pháp hình sự lại rất ít được đề cập tới, hoặc có đề cập nhưng rất chung chung.

Hiệp định TRIPS là một trong số ít các ĐƯQT về SHTT (mà Việt Nam tham gia) có quy định rõ, trực tiếp nội dung bảo vệ quyền SHTT bằng biện pháp hình sự. Nghiên cứu quy định tại Điều 61 Hiệp định cho thấy, TRIPS đặt ra yêu cầu bắt buộc đối với các quốc gia thành viên phải quy định tối thiểu các hành vi cố tình giả mạo nhãn hiệu hàng hoá hoặc xâm phạm bản quyền với quy mô thương mại là tội phạm và bị xử lý hình sự. Tiếp đó, TRIPS cũng quy định mở về việc các bên có thể xử lý hình sự đối với những trường hợp khác xâm phạm quyền SHTT, đặc biệt là trường hợp cố ý xâm phạm và xâm phạm với quy mô thương mại. Do đó, các bên có thể quy định những hành vi xâm phạm quyền SHTT khác là tội phạm và xử lý hình sự. Đây là quy định có tình tùy nghi, mỗi bên có thể chủ động xây dựng quy định pháp luật hình sự chặt chẽ hơn mức yêu cầu tối thiểu của TRIPS.

Với nội dung tại Điều 61 TRIPS, nhiều học giả trên thế giới đã đánh giá rằng: tiêu chuẩn tối thiểu mà Hiệp định TRIPS áp đặt đã không thể giảm thiểu hàng giả trên toàn cầu và không làm hài lòng chủ sở hữu SHTT ở các nước phát triển. Hơn nữa, không có biện pháp bổ sung nào liên quan đến việc thực thi có thể dễ dàng được thảo luận trong khuôn khổ Hiệp định TRIPS vì sự phản đối của một số bên, bao gồm giới học giả, xã hội dân sự và các nước đang phát triển. Do tình trạng này, chính phủ các nước phát triển đã chuyển sang các hiệp định thương mại song phương và đa phương (FTA) như một phương thức thay thế để quy định mức độ thực thi hình sự cao hơn và giải quyết các mối lo ngại ngày càng tăng của các chủ thể quyền SHTT do hàng giả, vi phạm bản quyền và các hoạt động vi phạm quyền SHTT của các đồng minh. Điển hình là sự ra đời của ACTA (Hiệp định Thương mại Chống hàng giả) được đàm phán bởi Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Úc, New Zealand, Nam Hàn Quốc, Canada và Mexico đã ra đời sau phán quyết của WTO trong vụ việc giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến ngưỡng hình sự của vi phạm SHTT. Đề xuất tăng các biện pháp trừng phạt hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền SHTT trên quy mô thương mại cũng là trọng tâm của Hiệp định này [131, tr. 209]. Mặc dù xuất phát từ mục đích giải quyết vấn đề hàng giả ở cấp độ toàn cầu nhưng ACTA đã vấp phải sự phản đối ngày càng tăng từ xã hội dân sự, các nước đang phát triển, giới học giả về việc thiết

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/02/2023