quan điểm của GS.TSKH Lê Cảm [11, tr.632] cho rằng, cơ sở hình thức của trách nhiệm hình sự của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là căn cứ chung, có tính chất bắt buộc và do pháp luật quy định. Bởi lẽ, hành vi khách quan của mỗi tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm do pháp luật hình sự quy định là căn cứ chung, yêu cầu bắt buộc đối với việc truy cứu trách nhiệm hình sự những hành vi cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân thoả mãn những dấu hiệu được mô tả trong pháp luật hình sự. Ví dụ:
Hành vi đi khỏi đơn vị, nơi công tác, nơi điều trị, điều dưỡng, hành vi không trở lại đơn vị sau khi đi phép, đi công tác, đi điều trị, điều đưỡng và hành vi không đến đơn vị mới (khi được chuyển đơn vị), không đến nơi công tác, nơi điều trị, điều dưỡng đều là những biểu hiện cụ thể của hành vi đào ngũ. Như vậy, “đào ngũ” là căn cứ chung do pháp luật hình sự quy định và chỉ có thể dựa vào đó mà có thể đặt vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự các hành vi nêu trên về tội đào ngũ.
Vì vậy, có thể khái niệm cơ sở hình thức của trách nhiệm hình sự của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân như sau: Cơ sở trách nhiệm hình sự của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là căn cứ chung, có tính chất bắt buộc và do luật hình sự quy định mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải dựa vào đó để truy cứu trách nhiệm hình sự người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân bị luật hình sự cấm.
- Về mặt quy phạm, trên cơ sở pháp lý quy định tại Điều 2 Bộ luật hình sự hiện hành, chúng tôi cho rằng chỉ hành vi có đầy đủ các yếu tố cấu thành một tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân được ghi nhận tại Chương XXIII “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm hình sự
của quân nhân” Bộ luật hình sự mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về loại tội phạm này. Cho nên, có thể đưa ra khái niệm cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân như sau: Cơ sở trách nhiệm hình sự của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là cấu thành tội phạm các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân được ghi nhận trong luật hình sự.
1.2.2. Cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân
Cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là kết quả của sự phản ánh các tội phạm này trong luật hình sự, bao gồm các yếu tố khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân.
- Khách thể của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là khách thể loại của tội phạm, tức là khách thể của một nhóm tội phạm trong Bộ luật hình sự. Khi nghiên cứu về khách thể của tội phạm, thì đa số các nhà khoa học luật hình sự cho rằng, khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại [11, tr.343, 18, tr.184, 29, tr.46, 95, tr.79]. Nhưng khi bàn về khách thể của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, còn có nhiều quan điểm khác nhau.
Có thể bạn quan tâm!
- Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 1
- Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 2
- Cơ Sở Trách Nhiệm Hình Sự Của Các Tội Xâm Phạm Nghĩa Vụ, Trách Nhiệm Của Quân Nhân
- Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 5
- Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 6
- Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 7
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
Trong khoa học luật hình sự nước ngoài có một số quan điểm khác nhau về khách thể của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân:
GS. TS. Axmetsina X. M. cho rằng, khách thể loại của tất cả các tội phạm quân sự là trật tự phục vụ quân đội được quy định trong Lực lượng vũ trang [99, tr. 14]. PGS. TS. Prôcôpvich E. V. cho rằng, khách thể loại của các tội phạm quân sự là trật tự phục vụ quân đội - là tổng thể các quan hệ xã hội
bảo đảm cho Lực lượng vũ trang (nói chung) thực hiện chức năng của mình một cách bình thường và các bộ phận của nó (nói riêng) thực hiện tốt nhiệm vụ của mình [101, tr. 564]. GS. TS. Ter- Akôpôb A. A. thì cho rằng, khách thể loại của các tội xâm phạm chế độ phục vụ quân sự là trật tự phục vụ quân đội - là các quan hệ xã hội tồn tại trong Lực lượng vũ trang bảo đảm cho chúng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ nhà nước [104, tr. 330]. Còn các nhà lập pháp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, thì cho rằng khách thể của tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là lợi ích quân sự quốc gia [15, tr. 67].
Phân tích các quan điểm nêu trên, chúng tôi thấy dù được định nghĩa theo cách nào, thì nội dung cốt lòi của khách thể loại của các tội phạm quân sự hay các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân cũng là chế độ phục vụ trong quân đội và sức mạnh của quân đội trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Trong khoa học luật hình sự Việt Nam cũng có một số quan điểm khác nhau về khách thể của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Quan điểm thứ nhất cho rằng, “các quy định của pháp luật Nhà nước, của điều lệnh, điều lệ của quân đội về chức năng, nhiệm vụ, cơ quan, tổ chức, quân đội, trách nhiệm, nghĩa vụ của quân nhân, các chế độ, quy tắc, nội quy, quy định về trình tự, thủ tục công tác của quân nhân làm cơ sở pháp lý phục vụ cho việc xây dựng, củng cố, phát triển sức mạnh tổng hợp của quân đội đều là khách thể loại của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân”[57, tr. 82]. Quan điểm thứ hai cho rằng, “khách thể của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là các quan hệ xã hội tồn tại trong quân đội giữa các quân nhân và giữa họ với những người không phải là quân nhân trong khi thực hiện nhiệm vụ quân sự, huấn luyện quân sự, phối thuộc chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu”[7, tr. 61- 62]. Quan điểm thứ ba
cho rằng, “khách thể của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân chính là sức mạnh, khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội và chế độ phục vụ trong quân đội”[36, tr. 798]. Quan điểm thứ tư cho rằng,“khách thể loại của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là sức mạnh, trình độ sẵn sàng chiến đấu và chế độ phục vụ trong quân đội”[20, tr. 393- 394].
Nghiên cứu các quan điểm nêu trên, chúng tôi thấy: các quy định của pháp luật Nhà nước, của điều lệnh, điều lệ quân đội chỉ là hình thức biểu hiện của các quy phạm pháp luật và quy phạm hành chính quân sự mà nội dung của nó là quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của quân đội; nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội, dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu; các chế độ, quy tắc, nội quy, quy định về trình tự, thủ tục công tác của các đối tượng nêu trên. Do vậy, các quy định của pháp luật Nhà nước, của điều lệnh, điều lệ của quân đội không thể là khách thể loại của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân.
Cách định nghĩa thứ hai về khách thể của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là cách nói thổng quát theo giáo trình và mới chỉ dừng lại ở việc nêu môi trường tồn tại các quan hệ xã hội bị các tội phạm này xâm hại và quan hệ đó là quan hệ giữa quân nhân với nhau và giữa họ với những người không phải là quân nhân trong khi thực hiện nhiệm vụ quân sự, huấn luyện quân sự, phối thuộc chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu mà chưa nêu được quan hệ xã hội bị các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân xâm phạm còn là quan hệ giữa đơn vị quân đội với những người là chủ thể của các tội phạm này. Bởi lẽ, khách thể trực tiếp của các tội chống mệnh lệnh, tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh, tội bỏ vị trí chiến đấu, tội đào ngũ, tội trốn tránh nhiệm vụ... là quan hệ xã hội giữa đơn vị quân đội mà
những người phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm này thuộc biên chế, được trưng tập, phối thuộc chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu với họ.
Cách định nghĩa thứ ba và thứ tư gần giống hệt nhau và đều xuất phát từ bản chất pháp lý, nội dung của các quan hệ xã hội bị các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân xâm phạm.
Từ cách đặt vấn đề, nghiên cứu các định nghĩa khác nhau cũng như nghiên cứu bản chất khách thể của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, chúng tôi có thể khái niệm (về hình thức) khách thể loại của các tội xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm của quân nhân như sau:
Khách thể loại của các tội xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm của quân nhân là các quan hệ xã hội tồn tại trong quân đội giữa: đơn vị quân đội với quân nhân trong đơn vị, công dân được trưng tập vào phục vụ trong đơn vị và dân quân, tự vệ phối thuộc với đơn vị trong chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu; quân nhân, công dân (được trưng tập vào phục vụ trong quân đội) và dân quan, tự vệ (phối thuộc với quân đội trong chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu) với nhau.
Khách thể của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân có tính đặc biệt. Tính chất đặc biệt của khách thể các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân thể hiện ở chỗ quan hệ xã hội cùng tính chất bị xâm phạm, nhưng xâm phạm quan hệ đó trong quân đội, đối với quân nhân và những người có nghĩa vụ, trách nhiệm như quân nhân lại tỏ ra nguy hiểm hơn cho xã hội và cần phải đấu tranh phòng chống những hành vi xâm phạm các quan hệ này một cách cao hơn. Cho nên, hành vi xâm phạm quan hệ đó trong quân đội bị coi là phạm tội và được quy định thành tội phạm riêng với chế tài nghiêm khắc hơn; còn hành vi xâm phạm quan hệ đó ngoài quân đội thì không phải là tội phạm mà chỉ bị xử lý kỷ luật. Ví dụ:
Ví dụ 1: Xâm phạm quan hệ chỉ huy, phục tùng trong quân đội có tính nguy hiểm cao hơn xâm phạm quan hệ chỉ huy, phục tùng trong các cơ quan, tổ chức ngoài quân đội. Bởi lẽ, xâm phạm các quan hệ chỉ huy, phục tùng bởi hành vi chống mệnh lệnh, chấp hành không nhiêm chỉnh lệnh ảnh hưởng rất lớn đến việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị, thậm chí phải đổ máu, thiệt hại về người, về của, không giữu được khu vực đóng quân… Cho nên hành vi chống mệnh lệnh, chấp hành không nghiêm chỉnh lệnh do quân nhân và những người có nghĩa vụ, trách nhiệm như quân nhân thực hiện bị coi là phạm tội hình sự; còn hành vi chống lệnh, chấp hành không nhiêm chỉnh lệnh của cán bộ, công chức không bị coi là phạm tội hình sự.
Ví dụ 2: Xâm phạm chế độ, quy định về bảo đảm bí mật công tác quân sự, đặc biệt là bí mật quân sự về phòng thủ, kế hoạch chiến đấu là yêu cầu sống còn của hoạt động quân sự có thể gây thiệt hại rất lớn, đôi khi dẫn tới việc thất bại trong chiến đấu và tổ chức chiến đấu, thậm chí có thể bị trả giá bằng tính mạng, vũ khí, trang bị kỹ thuật. Do vậy, xâm phạm chế độ, quy định về bảo đảm bí mật công tác quân sự bởi các hành vi cố ý hoặc vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự, chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ hoặc làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự đều bị coi là phạm tội. Còn xâm phạm chế độ, quy định về bảo đảm bí mật công tác bởi các hành vi cố ý hoặc vô ý làm lộ bí mật công tác, chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ hoặc làm mất tài liệu bí mật công tác (không thuộc bí mật Nhà nước) do cán bộ, công chức thực hiện không bị coi là phạm tội…
Nội dung những quan hệ xã hội nêu trên được quy định trong Luật nghĩa vụ quân sự, Luật về sỹ quan quân đội nhân dân Việt nam, Pháp lệnh bộ đội biên phòng, Pháp lệnh về dân quân tự vệ, Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên, Điều lệnh quản lý bộ đội, Điều lệ quân nhân chuyên nghiệp... Nghiên cứu nội dung quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ thông qua việc
quy định các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân chúng tôi thấy:
Nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội, dân quân, tự vệ khi phối thuộc với đơn vị quân đội chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu như: nghĩa vụ chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên; nghĩa vụ chấp hành kỷ luật chiến đấu; nghĩa vụ phải có mặt tại đơn vị để sẵn sàng nhận và thực hiện nhiệm vụ… là khách thể loại của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Bởi lẽ, theo quy định tại Chương XXIII Bộ luật hình sự, thì xâm phạm các nghĩa vụ nêu trên bị coi là phạm tội chống mệnh lệnh, tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh, tội đầu hàng địch, tội bỏ vị trí chiến đấu, tội đào ngũ, tội trốn tránh nhiệm vụ…
Theo quy định tại các điều từ Điều 319 đến 321 Bộ luật hình sự, thì hành vi xâm phạm sức khoẻ (chưa đến mức bị coi là phạm tội xâm phạm sức khoẻ của người khác), danh dự, nhân phẩm của quân nhân và những người có nghĩa vụ, trách nhiệm như quân nhân bị coi là phạm tội cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Theo hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền về các tình tiết định tội, định khung hình phạt (gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng)[61, tr. 6-7] của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, thì tính mạng, sức khoẻ (của quân nhân và những người có nghĩa vụ, trách nhiệm như quân nhân) và quan hệ sở hữu tài sản cũng được coi là khách thể của một số tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Như vậy, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm (của quân nhân và những người có nghĩa vụ, trách nhiệm như quân nhân), tài sản của Nhà nước và công dân chỉ bị xâm phạm bởi một số tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Cho nên, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm (của quân nhân và những người có
nghĩa vụ, trách nhiệm như quân nhân), tài sản của Nhà nước và công dân không phải là khách thể loại của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân.
Trên cơ sở những phân tích nội dung các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ thông qua việc quy định các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, chúng tôi nêu khái niệm (về nội dung) khách thể loại của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân như sau:
Khách thể loại của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là các quan hệ xã hội tồn tại trong quân đội, bao gồm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và những người có nghĩa vụ, trách nhiêm như quân nhân.
Khách thể trực tiếp của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là quan hệ xã hội cụ thể bị tội phạm cụ thể (xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân) trực tiếp gây thiệt hại hoặc đe doạ gây hại. Bất cứ tội phạm cụ thể nào xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân cũng có khách thể trực tiếp. Nghiên cứu các tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, chúng tôi thấy khách thể trực tiếp của loại tội phạm này là quan hệ xã hội về: chỉ huy, phục tùng; đoàn kết nội bộ quân đội; kỷ luật luật chiến đấu; chế độ phục vụ quân sự tại ngũ; chế độ công tác hàng ngày của quân nhân và những người có nghĩa vụ, trách nhiệm như quân nhân; chế độ, quy tắc bảo quản, sử dụng vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự; và quan hệ đoàn kết quân dân. Trong đó, mỗi quan hệ xã hội là khách thể trực tiếp của một nhóm tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Ví dụ: quan hệ chỉ huy, phục tùng là khách thể trực tiếp của tội chống mệnh lệnh, tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh và tội cản trở đồng đội thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm; quan hệ đoàn kết quân dân là khách thể trực tiếp