Người Nào Tự Ý Đi Khởi Đơn Vị Hoặc Không Đến Đơn Vị Đúng Hạn Định Nhằm Trốn Tránh Nghĩa Vụ, Đã Bị Kỷ Luật Hoặc Bị Xử Phạt Hành Chính Mà


trong quân đội. Nhưng với quy định khoản 1 Điều 325 Bộ luật hình sự “Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm…”; và quy định của Điều lệnh quản lý bộ đội về thủ tục xem xét và quyết định kỷ luật đối với quân nhân, thì:

- Hoặc là không thể truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện hành vi rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ tiếp tục phục vụ trong Quân đội do không đủ dấu hiệu “đã bị kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.”

- Hoặc là xử lý được nhưng chỉ bảo đảm xét xử đúng người nhưng không đúng tội do kết án người thực hiện hành vi vắng mặt trái phép về tội đào ngũ.

Để khắc phục những bất cập nêu trên (về lý luận và thực tiễn mà chúng tôi đã có dịp trình bày ở Tiểu mục 2.2.4 và Tiểu mục 3.1.2 của Luận án), thì cùng với việc tội phạm hoá hành vi vắng mặt trái phép cần thiết kế lại dấu hiệu cấu thành tội đào ngũ, theo hướng: mô tả “hành vi tự ý rời bỏ đơn vị một cách trái phép hoặc không có mặt tại đơn vị theo quy định nhằm trốn tránh nghĩa vụ phục vụ trong quân đội” là dấu hiệu định tội; và chỉ truy cứu trách nhiệm trường hợp đã bị kỷ luật hoặc xử phạt hành chính mà còn vi phạm. Theo đó cần sửa đổi khoản 1 Điều 325 Bộ luật hình sự như sau:

Điều… Tội đào ngũ


1.Người nào tự ý đi khởi đơn vị hoặc không đến đơn vị đúng hạn định nhằm trốn tránh nghĩa vụ, đã bị kỷ luật hoặc bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt...”

3.2.3.5. Hoàn thiện cấu thành tội phạm của tội xâm phạm chế độ quản lý vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Trong số các tội xâm phạm chế độ quản lý vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, cần hoàn thiện cấu thành tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự. Bởi lẽ, tại Điều 334 Bộ luật hình sự mới chỉ quy định trách nhiệm hình sự của hành vi huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự. Quy định như vậy dẫn tới hệ quả là không có cơ cở để truy cứ trách nhiệm hình sự hành vi cố ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự về tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự. Đồng thời không lô gích với quy định về tội xâm phạm sở hữu (tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản). Để khắc phục bất cập đó, chúng tôi đề nghị sửa đổi, bổ sung tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự theo hướng đổi tên tội danh là “Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự”; và bổ sung hành vi “cố ý làm hư hỏng…” vào khoản 1 Điều 334 Bộ luật hình sự như sau:

“Điều... Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 23

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 85 và Điều 231 của Bộ luật này, thì bị phạt …”

3.2.3.6. Hoàn thiện kỹ thuật lập pháp đối với một số điều luật quy định các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân

Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân cần hoàn thiện về kỹ thuật lập pháp là các tội quy định tại Điều 327 và Điều 328 Bộ luật hình sự. Trong mỗi điều luật nêu trên quy định hai tội phạm khác nhau về đối tượng tác động và hành vi khách quan. Việc quy định hai tội phạm khác nhau về đối tượng tác động và hành vi khách quan nhưng lại chung nhau chế tài áp


dụng là không bảo đảm nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự. Để khắc phục bất cập đó, chúng tôi đề nghị:

- Quy định hai tội phạm độc lâp là tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự; và tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác quân sự tại hai điều luật độc lập như sau:

“Điều ... Tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự


1. Người nào cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự, nếu không thuộc trường hợp quy định ở Điều 80 và Điều 263 của Bộ luật này, thì bị phạt…

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt…”

“Điều ... Tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác quân sự

1. Người nào chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác quân sự, nếu không thuộc trường hợp quy định ở Điều 263 của Bộ luật này, thì bị phạt...

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt...”

- Quy định hai tội phạm độc lập là tội vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự; và tội làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự tại hai điều luật khác nhau như sau:

“Điều... Tội vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự


1. Người nào vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 264 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.


2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

Điều... Tội làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự


1. Người nào làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 264 của Bộ luật này, thì bị phạt…

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt…”

3.2.4. Hoàn thiện các tình tiết định khung hình phạt của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân

- Theo quy định tại các điều từ Điều 316 đến Điều 340 Bộ luật hình sự, thì các tình tiết sau đây được coi là những tình tiết định khung hình phạt của một số tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân: là chỉ huy hoặc sỹ quan; phạm tội trong chiến đấu; phạm tội trong khu vực có chiến sự; phạm tội trong thời chiến; phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác; lôi kéo người khác phạm tội; dùng vũ lực; giao nộp, vứt bỏ hoặc mang theo vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng; đối xử tàn ác với tù binh khác; chiến lợi phẩm có giá lớn hoặc rất lớn; phạm tội trong khu vực đã có lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp; gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Nghiên cứu quy định của Bộ luật hình sự về các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân nêu trên chúng tôi thấy:

+ Sỹ quan là cán bộ quân đội được Nhà nước phong quân hàm cấp uý, cấp tá, cấp tướng; chỉ huy là cán bộ quân đội có chức vụ từ trung đội trưởng và tương đương trở lên. Do vậy, việc sỹ quan hoặc người chỉ huy cố ý thực hiện tội phạm sẽ nguy hiểm hơn việc hạ sỹ quan, binh sỹ, quân nhân chuyên


nghiệp, công dân được điều động hoặc trưng tập vào phục vụ trong quân đội, dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu thực hiện. Nhưng theo quy định tại Chương XXIII Bộ luật hình sự, thì “Là chỉ huy hoặc sỹ quan” mới chỉ được coi là tình tiết định khung hình phạt của tội chống mệnh lệnh, tội đầu hàng địch, tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh, tội bỏ vị trí chiến đấu, tội đào ngũ, tội trốn tránh nhiệm vụ, tội chiếm đoạt hoặc huỷ hoại chiến lợi phẩm và tội quấy nhiễu nhân dân. Chúng tôi đề nghị bổ sung tình tiết này là tình tiết định khung hình phạt của một số tội cố ý xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân sau đây: tội làm nhục đồng đội, tội hành hung đồng đội (là những tội được tách ra và thay thế các tội phạm quy định tại Điều 319, 320 và 321 Bộ luật hình sự), tội vắng mặt trái phép (là tội mới được tội phạm hoá), tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự, tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác quân sự, tội báo cáo sai, tội vi phạm các quy định về bảo vệ, tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, tội cố ý bỏ thương binh, tử sỹ hoặc không chăm sóc cứu chữa thương binh, tội chiếm đoạt hoặc huỷ hoại di vật của tử sỹ hoặc tài sản của thương binh trong chiến đấu (hai tội phạm này được đề nghị tách ra từ tội vi phạm chính sách đối với thương binh, tử sỹ trong chiến đấu), tội tàn sát, chiếm đoạt hoặc huỷ hoại tài sản của nhân dân trong khu vực có chiến sự (là tội phạm mới được đề nghị).

+ “Phạm tội trong chiến đấu” là phạm tội trong thời gian người phạm tội đang trực tiếp chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; được quy định là tình tiết định khung hình phạt của tội chống mệnh lệnh, tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh, tội cản trở đồng đội thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm, tội vi phạm các quy định về trực chiến, trực chỉ huy, trực ban, tội vi phạm các quy định về bảo vệ và tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện


kỹ thuật quân sự. Theo chúng tôi, thì hành vi làm nhục, hành hung đồng đội và hành vi đào ngũ trong khi đang làm nhiệm vụ chiến đấu cũng rất nguy hiểm. Tuy nhiên, cân nhắc việc quy định “phạm tội trong chiến đấu” hay “phạm tội trong khu vực có chiến sự” là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt của tội làm nhục đồng đội, tội hành hung đồng đội (mà chúng tôi sẽ trình bày ở đoạn văn dưới đây), thì chúng tôi chọn tình tiết “phạm tội trong khu vực có chiến sự”. Do vậy, chúng tôi chỉ đề nghị bổ sung tình tiết “phạm tội trong chiến đấu” là tình tiết định khung hình phạt của tội đào ngũ.

+ “Phạm tội trong khu vực có chiến sự” là phạm tội trong khu vực đang có các hoạt động tác chiến quân sự giữa ta và địch; được quy định là tình tiết định khung hình phạt của tội chống mệnh lệnh, tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh, tội cản trở đồng đội thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm, tội vi phạm các quy định về sử dụng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự và tội quấy nhiễu nhân dân. Theo chúng tôi, hành vi phạm các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân sau đây trong khu vực có chiến sự rất nguy hiểm cần xử phạt nghiêm khắc hơn: tội làm nhục đồng đội, tội hành hung đồng đội, tội đào ngũ, tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự, tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác quân sự, tội báo cáo sai, tội vi phạm các quy định về trực chiến, trực chỉ huy, trực ban, tội vi phạm các quy định về bảo vệ. Để có căn cứ pháp lý xử phạt nghiêm khắc hành vi phạm các tội nêu trên trong khu vực có chiến sự và đồng thời với việc tội phạm hoá hành vi vắng mặt trái phép, chúng tôi đề nghị bổ sung tình tiết “phạm tội trong khu vực có chiến sự” làm tình tiết tăng nặng định khung hình phạt của các tội phạm này.

+ “Lôi kéo người khác phạm tội” là hành vi dụ dỗ, thuyết phục, mua chuộc, đe doạ... dẫn đến người khác cùng phạm tội với mình; được quy định


là tình tiết định khung hình phạt của tội chống mệnh lệnh, tội cản trở đồng đội thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm, tội đầu hàng địch, tội bỏ vị trí chiến đấu, tội đào ngũ, tội trốn tránh nhiệm vụ, tội quấy nhiễu nhân dân. Theo chúng tôi, thì khi thực hiện các hành vi vắng mặt trái phép, vi phạm các quy định về bảo vệ, huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự người thực hành tội phạm vẫn có thể lôi kéo người khác cùng phạm tội. Khi đó tính chất nguy hiểm của hành vi sẽ tăng lên và có thể sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn. Do vậy, đồng thời với việc quy định “tội tàn sát, chiếm đoạt hoặc huỷ hoại tài sản của nhân dân trong khu vực có chiến sự”, chúng tôi đề nghị bổ sung tình tiết “lôi kéo người khác phạm tội” làm tình tiết định khung hình phạt của tội vắng mặt trái phép, tội vi phạm các quy định về bảo vệ, tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự và tội tàn sát, chiếm đoạt hoặc huỷ hoại tài sản của nhân dân trong khu vực có chiến sự.

- Đối với các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân quy định tại các Điều Điều 317, 325, 329, 330, 331, 332, 333, 335, 336, 338, 339 Bộ luật hình sự, thì: “gây hậu quả nghiêm trọng” được coi là tình tiết định tội; và “gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” là những tình tiết tăng nặng định khung hình phạt. “Gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là những tình tiết tăng nặng định khung hình phạt của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân quy định tại các Điều 318, 319, 320, 321, 322, 323, 324, 326, 327, 328, 334, 337 Bộ luật hình sự. Về cơ bản, chúng tôi đồng tình với việc quy định “gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” là tình tiết định tội hoặc tình tiết định khung hình phạt của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân nêu trên. Tuy nhiên, xuất phát từ việc tội phạm hoá một số hành vi nguy hiểm cho


xã hội, hoàn thiện cấu thành tội phạm và tình tiết định khung hình phạt đố với một số tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, chúng tôi đề nghị:

+ Quy định “gây hậu quả nghiêm trọng” là tình tiết định tội; và “gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” là những tình tiết tăng nặng định khung hình phạt đối với tội vắng mặt trái phép, tội cố ý bỏ thương binh, tử sỹ hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh, tội tàn sát, chiếm đoạt hoặc huỷ hoại tài sản của nhân dân trong khu vực có chiến sự và tội ngược đãi tù binh, hàng binh;

+ Quy định “gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” là những tình tiết tăng nặng định khung hình phạt đối với tội làm nhục đồng đội, tội hành hung đồng đội, tội bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu, tội đào ngũ, tội chiếm đoạt hoặc huỷ hoại di vật của tử sỹ hoặc tài sản của thương binh trong chiến đấu.

Về kỹ thuật lập pháp, chúng tôi đề nghị gộp hai tình tiết định khung khung hình phạt “phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng” và “phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại khoản 3 và 4 Điều 334 Bộ luật hình sự vào làm một như sau “Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt...”

- Như đã trình bày, hành vi vắng mặt trái phép, đào ngũ trong trường hợp đơn vị đang trực sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp khác có tính chất nguy hiểm hơn và cần xử lý nặng hơn. Nhưng khoản 2 và 3 Điều 325 Bộ luật hình sự lại chưa quy định trường hợp nêu trên là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt. Trong khi đó, tại các Điều 316 và 317 Bộ luật hình sự lại quy định “phạm tội trong trường

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí