đội; Tội đào ngũ; Tội trốn tránh nhiệm vụ; Tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác quân sự; Tội vi phạm các quy định về sử dụng vũ khí quân dụng; Tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự; Tội làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự; Tội vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn trong chiến đấu hoặc trong huấn luyện.
Bảng số liệu sau đây giúp chúng ta hình dung rò hơn về tỷ lệ % số vụ án và số bị cáo về từng tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân tính trên tổng số vụ án và số bị cáo bị kết án về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân (trong thời gian từ 2000 đến 2009)
Bảng 3.1: Cơ cấu từng loại tội phạm (về số vụ và số bị cáo) về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân (trong thời gian từ 2000 đến 2009)
Tên tội danh | % số vụ | % số bị cáo | |
1 | Tội chống mệnh lệnh | 0,30 | 0,31 |
2 | Tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh | 0,71 | 0,78 |
3 | Tội cản trở đồng đội thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm | 0,13 | 0,16 |
4 | Tội làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên | 6,33 | 6,23 |
5 | Tội làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới | 0,16 | 0,17 |
6 | Tội làm nhục, hành hung đồng đội | 8,42 | 8,31 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Tội Xâm Phạm Chế Độ, Quy Tắc Bảo Quản, Sử Dụng Vũ Khí, Phương Tiện Kỹ Thuật Quân Sự
- Các Tội Xâm Phạm Quan Hệ Đoàn Kết Quân, Dân
- Thực Tiễn Áp Dụng Các Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Về Các Tội Xâm Phạm Nghĩa Vụ, Trách Nhiệm Của Quân Nhân
- Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 19
- Nội Dung Hoàn Thiện Bộ Luật Hình Sự Về Các Tội Xâm Phạm Nghĩa Vụ, Trách Nhiệm Của Quân Nhân
- Hoàn Thiện Các Quy Định Tại Phần Chung Bộ Luật Hình Sự Liên Quan Đến Trách Nhiệm Hình Sự Của Các Tội Xâm Phạm Nghĩa Vụ, Trách Nhiệm Của Quân Nhân
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
Tội đào ngũ | 70,21 | 70,22 | |
8 | Tội trốn tránh nhiệm vụ | 2,61 | 2,59 |
9 | Tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác quân sự | 0,98 | 0.99 |
10 | Tội vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn trong chiến đấu hoặc trong huấn luyện | 1,33 | 1,35 |
11 | Tội vi phạm các quy định về sử dụng vũ khí quân dụng | 7,18 | 7,19 |
12 | Tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự | 0,88 | 0,91 |
13 | Tội làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự | 0,76 | 0,79 |
Trên tổng số các vụ án và các bị cáo bị kết án về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân | 100% | 100% |
Bảng số liệu thống kê nêu trên cho thấy, các xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân bị xét xử nhiều là: Tội đào ngũ; Tội làm nhục, hành hung đồng đội; Tội vi phạm các quy định về sử dụng vũ khí quân dụng; Tội làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên. Trong đó, tội đào ngũ là tội phạm xảy ra nhiều nhất.
Như vậy, các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân sau đây chưa từng được các Toà án quân sự áp dụng trên thực tế xét xử (từ năm 2000-2009): Tội đầu hàng địch; Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh; Tội bỏ vị trí chiến đấu; Tội cố ý làm lộ bí mật
công tác quân sự; Tội vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự; Tội làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự; Tội báo cáo sai; Tội vi phạm các quy định về trực chiến, trực chỉ huy, trực ban; Tội vi phạm các quy định về bảo vệ; Tội vi phạm chính sách đối với thương binh, tử sỹ trong chiến đấu; Tội chiếm đoạt hoặc huỷ hoại chiến lợi phẩm; Tội lạm dụng nhu cầu quân sự trong khi thực hiện nhiệm vụ; Tội ngược đã tù binh, hàng binh. Việc không xảy ra vụ án nào về các tội phạm cụ thể nêu trên trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2009 có nguyên nhân từ quy định của Bộ luật hình sự và nguyên nhân xuất phát từ việc phòng, chống tội phạm trong Quân đội. Trong đó:
Về nguyên nhân từ quy định của Bộ luật hình sự, thì trong số các tội phạm cụ thể nêu trên có một số tội phạm chỉ có thể xẩy ra trong chiến đấu hoặc trong chiến tranh như: Tội đầu hàng địch; Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh; Tội vi phạm chính sách đối với thương binh, tử sỹ trong chiến đấu; Tội chiếm đoạt hoặc huỷ hoại chiến lợi phẩm; Tội ngược đã tù binh, hàng binh. Cho nên, trong thời bình sẽ không xảy ra các tội phạm này nhưng Bộ luật hình sự Việt Nam được xây dựng theo hướng áp dụng cho cả thời bình và thời chiến. Do vậy, vẫn cần giữ lại trong Bộ luật hình sự các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân chỉ có thể xảy ra trong thời chiến. Tuy nhiên, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các tội phạm này cho bảo đảm tính chính xác về thuật ngữ pháp lý và khoa học về kỹ thuật lập pháp.
Nguyên nhân xuất phát từ việc phòng, chống tội phạm trong Quân đội, bao gồm: tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho quân nhân; hoạt động quản lý bộ đội; thực hiện tốt công tác đảng, công tác chính trị và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội (mà chúng tôi đã có dịp nêu ở trên).
- Theo thống kê của liên Cục điều tra hình sự, Toà án quân sự Trung ương, Viện kiểm sát quân sự Trung ương, thì trung bình mỗi năm số bị cáo bị xét xử về tội đào ngũ chỉ chiếm 70% tổng số người thực hiện hành vi đào ngũ (xem phụ lục số 5). Còn 30% là số người rời bỏ đơn vị quân đội và không trở lại đơn vị nên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đào ngũ. Theo chúng tôi, những người bị xét xử về tội đào ngũ (nêu trên) là những người thực hiện hành vắng mặt trái phép (vì họ chỉ bỏ đơn vị một thời gian rồi lại trở lại đơn vị và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đào ngũ). Như vậy, việc Bộ luật hình sự quy định dấu hiệu tội đào ngũ trong thời bình là“rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng” là bất cập. Hệ quả của việc quy định như trên là (bỏ lọt tội phạm) không thể xử lý bằng pháp luật hình sự đối với người thực hiện hành vi “rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ nhưng chưa bị xử lý kỷ luật (do không trở lại đơn vị) hoặc không gây hậu quả nghiêm trọng.”
Nghiên cứu các bản án đã về tội đào ngũ, thấy đa số tuyệt đối bị cáo bị kết án về tội đào ngũ do thực hiện hành vi đào ngũ trong trường hợp đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm, chỉ có một số rất ít bị cáo bị kết án về tội đào ngũ do thực hiện hành vi đào ngũ gây hậu quả nghiêm trọng (xem biểu 3.4).
Biểu 3.4: Tỷ lệ số bị cáo bị kết án về tội đào ngũ theo từng trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 325 Bộ luật hình sự (từ năm 2000 đến 2009)
% sè bÞc¸ o bÞkÒt ¸ n vÒtéi ®µo ngò do ®· bÞxö lý kû luËt mµ cßn vi ph¹ m
%sè bÞc¸ o bÞkÒt ¸ n vÒtéi ®µo ngò do g©y hËu qu¶ nghiª m träng
100
80
60
40
20
0
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
3.1.2. Thực tiễn định tội danh, áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân
Qua khảo sát thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân chúng tôi thấy vẫn còn: để lọt tội
phạm; một số trường hợp định tội danh chưa chính xác hoặc có nhiều quan điểm khác nhau do quy định không rò ràng của Bộ luật hình sự hoặc do nhận thức thiếu thống nhất các quy định của pháp luật. Cụ thể:
- Về các tội xâm phạm quan hệ chỉ huy, phục tùng thì tại Điều 316, 317 Bộ luật hình sự mới chỉ quy định đối tượng tác động của tội chống mệnh lệnh và tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh là “mệnh lệnh”. Cho nên, có trường hợp không truy cứu trách nhiệm hành vi không thực hiện “quyết định”, “chỉ thị” của cấp trên gây hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ:
Ví dụ 1: Mặc dù tại Điều 31 Quy chế quản lý hoạt động sản xuất và xây dựng kinh tế (ban hành kèm theo Quyết định số 30/2003/QĐ-BQP ngày 01/04/2003 của Bộ Quốc phòng) đã cấm chỉ huy các đơn vị cho bộ đội đi làm thuê hoặc về nhà để thu tiền hoặc hiện vật. Nhưng Đại uý Khuất Xuân T - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 Trung đoàn H Sư đoàn M Quân đoàn B vẫn ký hợp đồng và tổ chức cho bộ đội đi đào hố và trồng cột điện viễn thông để gây quỹ đơn vị. Khuất Xuân T ra lệnh cho Thượng uý Đinh Ngọc B - Đại đội phó Đại đội 1 trực tiếp chỉ huy 18 quân nhân đi làm nhiệm vụ. Khi số quân nhân nêu trên đang dựng cột điện, thì bị chạm vào đường dây cao áp 22 KV làm chết 1 quân nhân; 5 quân nhân khác bị thương nặng và làm đứt một dây điện 22KV trị giá 3.911.518 đồng.
Trong quá trình giải quyết vụ án nêu trên có một số quan quan điểm như sau: Quan điểm thứ nhất cho rằng, Khuất Xuân T và Đinh Ngọc B phạm tội chống mệnh lệnh theo quy định tại khoản 3 (gây hậu quả rất nghiêm trọng) Điều 316 Bộ luật hình sự, vì đã cố ý không thực hiện quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng “cấm không được cho bộ đội đi làm kinh tế” gây hậu quả rất nghiêm trọng. Quan điểm thứ hai cho rằng, Khuất Xuân T và Đinh Ngọc B phạm tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh theo quy định tại
khoản 2 Điều 317 Bộ luật hình sự vì không chấp hành quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng “cấm không được cho bộ đội đi làm kinh tế” gây hậu quả rất nghiêm trọng. Quan điểm thứ ba (của Cơ quan điều tra hình sự và Viện kiểm sát quân sự Quân đoàn B) cho rằng, Quyết định số 30/2003/QĐ- BQP ngày 01/04/2003 của Bộ Quốc phòng ban hành Quy chế quản lý hoạt động sản xuất và xây dựng kinh tế không phải là “mệnh lệnh” mà là văn bản quản lý hành chính quân sự. Cho nên, không truy cứu trách nhiệm hình sự Khuất Xuân T và Đinh Ngọc B.
Ví dụ 2: Ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn nêu trên tại Quân đoàn B, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Điện số 18/TK ngày 16/01/2009 chỉ thị “nghiêm cấm các đơn vị cho bộ đội đi làm kinh tế dưới bất cứ hình thức nào”. Mặc dù đã nhận được chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhưng Thượng tá Nguyễn Đức H - Trung đoàn trưởng Trung đoàn M Sư đoàn C Quân khu A vẫn ký hợp đồng và giao cho Trung uý Bùi Nhân Đ - Đại đội phó Đại đội 6 chỉ huy bộ đội đào hố trồng 200 cột điện gây quỹ đơn vị. Khi bộ đội đang trồng cột điện, thì bị chạm đường dây điện cao thế 35 KV. Hậu quả làm 1 quân nhân chết tại chỗ, 6 quân nhân bị thương nặng (bỏng độ 5) và 6 quân nhân khác bị thương nhẹ.
Cũng vì cho rằng, chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ghi trong Điện số 18/TK ngày 16/01/2009 không phải là “mệnh lệnh” nên Cơ quan điều tra hình sự Quân khu A đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Nguyễn Đức H và Bùi Nhân Đ chỉ bị xử lý kỷ luật theo Quyết định số 2530/2000/QĐ- BQP ngày 02/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định xử lý kỷ luật đối với những hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việc không truy cứu trách nhiệm hình sự Khuất Xuân T, Đinh Ngọc B, Nguyễn Đức H và Bùi Nhân Đ trong các ví dụ nêu trên xuất phát từ nguyên
nhân không mô tả hành vi khách quan của tội chống mệnh lệnh và đối tượng tác động của tội chống mệnh lệnh cũng như tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh tại khoản 1 các Điều 316 và 317 Bộ luật hình sự. Đồng thời, tại Phần chung của Bộ luật hình sự không quy định “việc thực hiện mệnh lệnh” là một trong những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự cũng là nguyên nhân gây tranh cãi về trách nhiệm hình sự của Trung uý Bùi Nhân Đ trong vụ án nêu trên.
Chúng tôi đồng tình với giải thích trong Từ điển luật học và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2003/ TTLT - TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP- BQP ngày 11/8/2003 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XXIII “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân” của Bộ luật hình sự năm 1999: “mệnh lệnh” là lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên có thẩm quyền bắt buộc cấp dưới chấp hành bằng cách làm hoặc không làm một công việc, một nhiệm vụ cụ thể [6, tr. 34]. Mệnh lệnh có thể được thể hiện trong các văn bản như mệnh lệnh, quyết định, chỉ thị, điện, văn bản thông báo mệnh lệnh hoặc bằng lời nói, bằng ký hiệu, ám hiệu.v.v… Như vậy, về ngôn ngữ, thì từ “mệnh lệnh” vừa là nội dung vừa là hình thức thể hiện lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên có thẩm quyền và đều có giá trị bắt buộc đối với cấp dưới.
Trong các ví dụ nêu trên, Quyết định số 30/2003/QĐ-BQP ngày 01/04/2000 của Bộ Quốc phòng ban hành Quy chế quản lý hoạt động sản xuất và xây dựng kinh tế, Điện số 18/TK ngày 16/01/2009 đều là “mệnh lệnh” của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Lệnh của Khuất Xuân T giao cho Thượng uý Đinh Ngọc B; của Thượng tá Nguyễn Đức H giao cho Trung uý Bùi Nhân Đ chỉ huy bộ đội đào hố trồng điện gây quỹ đơn vị đều là mệnh lệnh. Nhưng mệnh lệnh của Khuất Xuân T và Nguyễn Đức H là mệnh lệnh trái luật.