Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 19


Cho nên, Khuất Xuân T và Văn Đức H phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chống mệnh lệnh do cố ý không thực hiện mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Đinh Ngọc B và Bùi Nhân Đ về tội gì phụ thuộc vào việc họ có được quán triệt các mệnh lệnh nêu trên của Bộ Quốc phòng hay không. Nếu đã được quán triệt, thì họ có ý kiến gì khi được Khuất Xuân T và Nguyễn Đức H giao nhiệm vụ. Cụ thể:

Nếu Đinh Ngọc B và Bùi Nhân Đ được quán triệt các mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng và không có ý kiến trở lại với người giao nhiệm vụ, thì họ cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chống mệnh lệnh với vai trò đồng phạm với Khuất Xuân T và Nguyễn Đức H. Nếu đã có ý kiến trở lại, nhưng Khuất Xuân T và Nguyễn Đức H cứ yêu cầu họ thực hiện nhiệm vụ, thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chống mệnh lệnh nhưng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm các quy định về an toàn lao động theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 227 Bộ luật hình sự. Bởi lẽ, Đinh Ngọc B và Bùi Nhân Đ đã vi phạm quy định tại khoản 8 Điều 51 Luật điện lực “Khi tiến hành các công việc trên mặt đất, dưới lòng đất ở gần hoặc trong hành lang bảo vệ đường đây dẫn điện trên không có khả năng ảnh hưởng đến sự vận hành bình thường của đường đây điện hoặc có nguy cơ gây sự cố, tai nạn về điện thì đơn vị tiến hành những công việc đó phải có sự thoả thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện về các biện pháp an toàn cần thiết” gây hậu quả rất nghiêm trọng.

- Theo quy định tại các Điều 319, 320 và 321 Bộ luật hình sự, thì việc định tội danh đối với các hành vi xâm phạm quan hệ đoàn kết nội bộ quân đội phụ thuộc vào mối quan hệ quân nhân giữa người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội với người bị hại. Cho nên, có trường hợp các bị cáo là đồng phạm của nhau nhưng mỗi người lại kị kết án về một tội danh khác nhau. Ví dụ:


Binh nhất Nguyễn Hồng Y - chiến sỹ Tiểu đội 1 Đại đội 1; Binh nhì Nguyễn Văn L - chiến sỹ Tiểu đội 1 Đại đội 2 và Hạ sỹ Nguyễn Quốc Th - Tiểu đội trưởng Tiểu đội 2 Đại đội 1 đều thuộc Tiểu đoàn 20 Sư đoàn T Quân đoàn B. Ngày 2/9/2000, khi được phép ra ngoài doanh trại các quân nhân này đã ăn nhậu và Nguyễn Quốc Th trở về đơn vị lúc 12giờ 30 phút cùng ngày và gây mất trật tự trong lúc mọi người đang nghỉ trưa. Thấy vậy, Trung sỹ Đỗ Thanh N-Tiểu đội trưởng Tiểu đội 1 Đại đội 1 Tiểu đoàn 20 nhắc nhở. Nguyễn Quốc Th quay lại cổng rủ Nguyễn Văn L, Nguyễn Hồng Y vào đánh Đỗ Thanh N và được những người này đồng ý. Khi về tới đơn vị, Nguyễn Quốc Th lại tiếp tục gây mất trật tự và Đỗ Thanh N lại ra nhắc nhở. Nguyễn Văn L, Nguyễn Hồng Y hô “đánh bỏ mẹ nó đi!” Thấy Nguyễn Quốc Th đánh Đỗ Thanh N, Nguyễn Văn L, Nguyễn Hồng Y cũng nhảy vào đánh Đỗ Thanh N cho đến khi mọi người can ngăn mới dừng lại. Hậu quả, Đỗ Thanh N bị đau nhẹ.

Viện kiểm sát quân sự truy tố: Nguyễn Hồng Y về tội hành hung người chỉ huy theo quy định tại khoản 1 Điều 319; Nguyễn Văn L về tội hành hung cấp trên theo quy định tại khoản 1 Điều 319; Nguyễn Quốc Th về tội hành hung đồng đội theo quy định tại khoản 1 Điều 321 Bộ luật hình sự; mỗi người bị phạt 6 tháng tù giam. Tại bản án số 18/HSST ngày 22/01/2001, Toà án quân sự khu vực 1 Quân khu 7 đã kết án: Nguyễn Hồng Y về tội hành hung người chỉ huy theo quy định tại khoản 1 Điều 319; Nguyễn Văn L về tội hành hung cấp trên theo quy định tại khoản 1 Điều 319; Nguyễn Quốc Th về tội hành hung đồng đội theo quy định tại khoản 1 Điều 321 Bộ luật hình sự; mỗi người bị phạt 6 tháng tù giam [87].

Nguyên nhân của việc xét xử các bị cáo nêu trên về các tội khác nhau xuất phát từ quy định tại các Điều 319, 320 và 321 Bộ luật hình sự là việc định tội danh đối với các hành vi xâm phạm quan hệ đoàn kết nội bộ quân đội


phụ thuộc vào mối quan hệ quân nhân giữa người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội với người bị hại. Mặc dù Nguyễn Quốc Th, Nguyễn Hồng Y, Nguyễn Văn L cùng thực hiện hành vi hành hung đối với Đỗ Thanh N nhưng xét mối quan hệ quân nhân, thì Đỗ Thanh N là: người chỉ huy trực tiếp (Tiểu đội trưởng) của Nguyễn Hồng Y; cấp trên của Nguyễn Văn L (chiến sỹ Tiểu đội 1 Đại đội 2) và là đồng đội (cùng chức vụ Tiểu đội trưởng) của Nguyễn Quốc Th. Do vậy, Toà án đã xét xử và kết án mỗi người về một tội phạm khác nhau. Việc kết án các bị cáo về các tội phạm khác nhau trong vụ án nêu trên là không đúng quy định của Bộ luật hình sự về đồng phạm nhưng lại đúng quy định của Bộ luật hình sự về định tội danh đối với các hành vi xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

- Thực tiễ truy tố, xét xử có trường hợp nhầm lẫn giữa tội làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên, đồng đội; tội làm nhục hoặc dùng nhực hình đối với cấp dưới và tội làm nhục, hành hung đồng đội với tội cố ý gây thương tích. Trong đó:

+ Có trường hợp, hành vi khách quan cấu thành tội cố ý gây thương tích theo quy định tại khoản 1 Điều 104 nhưng lại bị truy tố và xét xử về tội hành hung đồng đội theo quy định tại khoản 1 Điều 321 Bộ luật hình sự. Ví dụ: Trần Ngọc L và Phạm Bá T đều là chiến sỹ Đại đội 2, Tiểu đoàn H, Sư đoàn T, Quân khu 9 hành hung Nguyễn Hữu Ph - Chiến sỹ đại đội 4, Tiểu đoàn H, Sư đoàn T, Quân khu 9. Vụ án có nội dung như sau:

Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 19

Do trước đây bị Nguyễn Hữu Ph cùng một số người khác vô cơ chặn đánh, Trần Ngọc L rủ Phạm Bá T (chiến sỹ cùng đơn vị) trả thù. Khoảng 10 giời ngày 12/10/2007, khi cả đơn vị đang trên đường đi lao động trở về, thì: Trần Ngọc L cầm ghế gỗ đập vào đầu Ph; Phạm Bá T cầm xẻng cán gỗ dài


1,5m đánh vào cánh tay Ph. Hậu quả làm Nguyễn Hữu Ph bị thương 10% sức khoẻ.

Viện kiểm sát truy tố Trần Ngọc L và Phạm Bá T phạm tội hành hung đồng đội theo quy định tại khoản 1 Điều 321 Bộ luật hình sự. Toà án đã xét xử các bị cáo về tội hành hung đồng đội theo quy định tại khoản 1 Điều 321 Bộ luật hình sự [83] mà không trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung.

+ Có trường hợp, hành vi khách quan cấu thành tội làm nhục người chỉ huy theo quy định tại khoản 1 Điều 319 nhưng lại bị truy tố về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự. Ví dụ:

Khoảng 11 giờ 30 ngày 05/8/2005, Vò Minh Ng cùng một số quân nhân đi ra ngoài ăn nhậu. Khi trở về đơn vị, Vò Minh Ng la hét, kêu Trung uý Hoàng Ngọc U - Trung đội trưởng dậy và đòi đi sang Đại đội 2 đánh nhau. Hoàng Ngọc U can ngăn và khuyên Vò Minh Ng đi ngủ nhưng Ng không nghe nên Hoàng Ngọc U lên báo cáo Ban chỉ huy đại đội. Theo lệnh của Đại đội trưởng, Hoàng Ngọc U tập chung đơn vị để nhắc nhở. Trước hàng quân, Vò Minh Ng xông vào túm cổ áo của Hoàng Ngọc U giằng xé, đấm đá và ra sức chửi bới xúc phạm nghiêm trọng danh dự Hoàng Ngọc U. Hậu quả Hoàng Ngọc U bị thương 9% sức khoẻ.

Viện kiểm sát truy tố Vò Minh Ng về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự với lý do: Vò Minh Ng có hành vi làm nhục và gây thương tích làm cho người chỉ huy của mình bị thiệt hại 9% sức khoẻ. Việc Vò Minh Ng thực hiện hành vi gây thương tích xuất phát từ lý do Hoàng Ngọc U thực hiện công vụ. Tại bản án hình sự số 24/HSST ngày 24/12/2005, Toà án quân sự khu vực 2 Quân khu 7 đã xử phạt bị cáo về tội làm nhục người chỉ huy theo quy định tại khoản 1 Điều 319 Bộ luật hình sự.


Nguyên nhân dẫn tới việc định tội danh khác nhau đối với Trần Ngọc L, Phạm Bá T và Vò Minh Ng xuất phát từ hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền“Hành vi dùng nhục hình đối với cấp dưới, hành hung làm chết người (người chỉ huy, cấp trên hoặc đồng đội) hoặc gây thương tích, gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác đến mức cấu thành tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của người khác thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ tương ứng quy định tại Chương XII “ Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm của con người”mà không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng quy định tại Điều 319, Điều 320, Điều 321 Bộ luật hình sự [61, tr. 11]”.

Chúng tôi cho rằng, hành vi của Trần Ngọc L và Phạm Bá T có đủ yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích theo quy định tại điểm a, i khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự. Việc xét xử các bị cáo về tội hành hung đồng đội theo quy định tại khoản 1 Điều 321 Bộ luật hình sự là không đúng với quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2003/ TTLT - TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP-BQP ngày 11/8/2003 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XXIII “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân” của Bộ luật hình sự năm 1999.

Đối với Vò Minh Ng, thì việc giằng xé, đấm đá và ra sức chửi bới Hoàng Ngọc U trước đơn vị chỉ là hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự người chỉ huy và gây thiệt hại cho nạn nhân 9% sức khoẻ. Cho nên, Toà án cấp sơ thẩm kết án Vò Minh Ng về tội làm nhục người chỉ huy theo quy định tại khoản 1 Điều 319 Bộ luật hình sự là đúng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội do Vò Minh Ng thực hiện.


- Như đã trình bày, qua nghiên cứu thực tiễn xét xử tội đào ngũ từ năm 01/7/ 2000 đến năm 2009 chúng tôi thấy: trong số các vụ án về tội đào ngũ có tới 97% số bị cáo bị kết án về tội đào ngũ thuộc trường hợp “đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm”; chỉ có 3% số bị cáo bị kết án về tội đào ngũ thuộc trường hợp “thực hiện hành vi đào ngũ gây hậu quả nghiêm trọng”. Trong đó:

+ Nhiều trường hợp kết án bị cáo thực hiện hành vi vắng mặt trái phép về tội đào ngũ. Ví dụ:

Ví dụ 1: Binh nhất Nguyễn Tiến B - Chiến sỹ Đại đội 9, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn E, Sư đoàn N, Quân khu 7 trong thời gian từ ngày 04/3/2002 đến 14/9/2003 đã bỏ đơn vị về nhà năm lần; lần ngắn thì 10 ngày, lần dài thì hơn một tháng. Sau mỗi lần trở lại đơn vị, Nguyễn Tiến B đều bị xử phạt kỷ luật từ khiển trách đến phạt giam kỷ luật. Ngày 22/10/2003, Nguyễn Tiến B lại tiếp tục bỏ đơn vị về nhà đến ngày 05/11/2003 thì trở lại đơn vị và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đào ngũ. Tại bản án hình sự số 04/HSST ngày 18/6/2004, Toà án quân sự khu vực 1 Quân khu 7 xử phạt bị cáo về tội đào ngũ vì thực hiện hành vi đào ngũ nhiều lần đã bị kỷ luật mà còn vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 325 Bộ luật hình sự [87].

Ví dụ 2: Binh nhất Nguyễn Hoàng V - Chiến sỹ Đại đội 18, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn E, Sư đoàn N, Quân khu 7 cũng nhiều lần thực hiện hành vi bỏ đơn vị về nhà như sau: Ngày 22/5/2003 bỏ đơn vị về nhà đến 28/5/2003 thì trở lại đơn vị và bị kỷ luật khiển trách trước trung đội. Ngày 15/7/2003 bỏ đơn vị về nhà đến 12/8/2003 thì trở lại đơn vị và bị kỷ luật cảnh cáo trước đại đội. Đến 15/3/2004 lại tiếp tục bỏ đơn vị về nhà đến 30/3/2004 thì trở lại đơn vị và bị truy cứu trách nhiêm hình sự về tội đào ngũ. Tại bản án hình sự số 10/HSST ngày 18/10/2004, Toà án quân sự khu vực 1 Quân khu 7 xử phạt bị


cáo về tội đào ngũ vì thực hiện hành vi đào ngũ nhiều lần đã bị kỷ luật mà còn vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 325 Bộ luật hình sự [88].

Ví dụ 3: Binh nhất Phạm Minh H - Chiến sỹ Tiểu đoàn 1 Trung đoàn Gia Định, Bộ chỉ huy quân sự thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ ngày 01/02/2005 đến 24/8/2005 đã bỏ đơn bị về nhà sáu lần; mỗi lần 15 đến 30 ngày. Sau mỗi lần trở lại đơn vị đều bị kỷ luật. Ngày 30/9/2005 lại tiếp tục bỏ đơn bị về nhà đến 20/10/2005 thì trở lại đơn vị và bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tại bản án hình sự số 10/HSST ngày 18/03/2006, Toà án quân sự khu vực 1 Quân khu 7 xử phạt bị cáo về tội đào ngũ vì thực hiện hành vi đào ngũ nhiều lần đã bị kỷ luật mà còn vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 325 Bộ luật hình sự [89].

Chúng tôi cho rằng, trong các trường hợp nêu trên các bị cáo chỉ thực hiện hành vi vắng mặt trái phép. Bởi lẽ, tuy các bị cáo bỏ đơn vị nhiều lần nhưng sau đó đều trở lại đơn vị. Do vậy, hành vi đó không phải là hành vi rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ phục vụ trong quân đội. Cho nên, việc kết án các bị cáo về tội đào ngũ là không đúng với bản chất hành vi khách quan và mục đích của các bị cáo khi thực hiện các hành vi bỏ đơn vị. Nguyên nhân của việc truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện hành vi vắng mặt trái phép về tội đào ngũ xuất phát từ việc Bộ luật hình sự năm 1999 đã: huỷ bỏ tội vắng mặt trái phép (quy định tại Điều 261 Bộ luật hình sự năm 1985); sửa đổi, bổ sung tội đào ngũ.

+ Nhiều trường hợp, quân nhân bỏ hẳn đơn vị, thậm chí còn phạm tội nghiêm trọng khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đào ngũ. Ví dụ:

Ví dụ 1: Binh nhì Trần Thanh H - Chiến sỹ Tiểu đoàn 5, Trung đoàn S, Quân khu 7 thường xuyên bỏ đơn vị về nhà. Đơn vị đã nhiều lần cử cán bộ về


gia đình thuyết phục và Trần Thanh H có trở lại đơn vị nhưng khi đơn vị đang làm thủ tục xử lý kỷ luật, thì ngày 20/11/2006, Trần Thanh H bỏ đơn vị nhưng không về nhà mà trốn lên Tây Nguyên ở với chị gái. Ngày 17/12/2006, Trần Thanh H về thành phố Hồ Chí Minh và thực hiện hành vi cướp tài sản và bị bắt. Viện kiểm sát quân sự khu vực 74 chỉ quyết định truy tố Trần Thanh H về tội cướp tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự mà không truy tố tội đào ngũ vì Trần Thanh H bỏ ngũ nhiều lần nhưng chưa bị xử phạt kỷ luật. Tại bản án hình sự số 06/HSST ngày 13/4/2007, Toà án quân sự khu vực 1 Quân khu 7 cũng chỉ kết án Trần Thanh H về một tội là tội cướp tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự.

Ví dụ 2: Binh nhì Ma Văn H – Chiến sỹ Tiều đoàn 13 Sư đoàn C Quân khu A bỏ đơn vị từ ngày 20/6/2000. Mặc dù đã được gia đình hai lần đưa trở lại đơn vị nhưng Ma Văn H lại tiếp tục trốn trên đường đến đơn vị. Gia đình lại dẫn Ma Văn H lên Ban chỉ huy quân sự huyện nhờ áp giải lên đơn vị nhưng Ma Văn H không đi mà lại tiếp tục trốn khi người nhà vừa rời khỏi Ban chỉ huy quân sự huyện. Ngày 13/8/2000, Ma Văn H phạm tội cố ý gây thương tích. Viện kiểm sát quân sự khu vực 11 chỉ quyết định truy tố Ma Văn H về tội cố ý gây thương tích. Toà án quân sự khu vực 1 Quân khu 1 cũng chỉ kết án Ma Văn H về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự [81].

Ví dụ 3: Binh nhì Trần Minh Ph – Chiến sỹ Đại đội thông tin, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Kon Tum có 7 lần bỏ đơn vị về nhà nhưng chưa lần nào bị đơn vị xử lý kỷ luật. Ngày 27/11/2004, Trần Minh Ph lại tiếp tục bỏ đơn vị nhưng không về nhà mà đi nơi khác làm thuê, kiếm sống. Ngày 22/01/2005, thì bị bắt khi đang vận chuyển ma tuý và cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vân chuyển trái phép chất ma tuý theo quy định tại khoản 1 Điều 194 Bộ luật hình sự [82]…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022