Người Nào Cố Ý Gây Thương Tích, Giết Hại, Chiếm Đoạt Hoặc Huỷ Hoại Tài Sản Của Dân Thường Trong Khu Vực Có Chiến Sự Gây Hậu Quả Nghiêm Trọng Thì


hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cơ quan nhà nước hữu quan có trách nhiệm tự mình hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật” [52, tr. 23]. Và theo thông lệ quốc tế, thì các nước tham gia các Công ước Gieneve ngày 12/8/1949 đều quy định là tội phạm quân sự đối với những hành vi vi phạm những điều cấm của các Công ước nêu trên (như Liên bang Nga và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa mà chúng tôi đã có dịp đề cập tại Chương II của Luận án). Việc quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi tàn sát, chiếm đoạt hoặc huỷ hoại tài sản trong khu vực có chiến sự không những thể hiện trách nhiệm pháp lý của Nhà nước ta trong việc tham gia các Công ước quốc tế nêu trên mà còn có ý nghĩa răn đe, phòng ngừa tội phạm. Do vậy, chúng tôi đề nghị tội phạm hoá hành vi tàn sát, chiếm đoạt hoặc huỷ hoại tài sản trong khu vực có chiến sự. Theo đó, tội tàn sát, chiếm đoạt hoặc huỷ hoại tài sản trong khu vực có chiến sự là hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, chiếm đoạt hoặc huỷ hoại tài sản của nhân dân trong khu vực có hoạt động quân sự. Tên tội danh và cấu thành cơ bản của tội phạm này có thể như sau:

Điều... Tội tàn sát, chiếm đoạt hoặc huỷ hoại tài sản của nhân dân trong khu vực có chiến sự

1. Người nào cố ý gây thương tích, giết hại, chiếm đoạt hoặc huỷ hoại tài sản của dân thường trong khu vực có chiến sự gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt…”

3.2.3. Hoàn thiện cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân

3.2.3.1. Hoàn thiện cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm quan hệ chỉ huy, phục tùng


Các tội xâm phạm quan hệ chỉ huy, phục tùng cần được hoàn thiện là tội chống mệnh lệnh và tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh. Bởi lẽ, tên tội danh và nội dung được mô tả trong các Điều 316 và 317 Bộ luật hình sự chưa nêu hết đối tượng tác động của tội chống mệnh lệnh, tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh và hình thức biểu hiện của mệnh lệnh là mệnh lệnh, quyết định, chỉ thị của người chỉ huy hoặc cấp trên có thẩm quyền. Hệ quả của những bất cập nêu trên là để lọt tội phạm vì trong thực tiễn có trường hợp không truy cứu trách nhiệm hành vi không thực hiện “quyết định”, “chỉ thị” của cấp trên gây hậu quả nghiêm trọng. Mặt khác, tại khoản 1 Điều 316 Bộ luật hình sự không mô tả hành vi khách quan của tội chống mệnh lệnh là hành vi công khai từ chối chấp hành mệnh lệnh hoặc cố ý không thực hiện mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp trên có thẩm quyền dẫn tới nhận thức về tội phạm này chưa thống nhất. Chúng tôi đề nghị:

- Tội chống mệnh lệnh cần được hoàn thiện theo hướng: bổ sung thêm các đối tượng tác động của tội phạm là “quyết định, chỉ thị của người chỉ huy hoặc cấp trên có thẩm quyền;”và mô tả hành vi khách quan của tội phạm này là “công khai từ chối chấp hành hoặc cố ý không thực hiện quyết định, chỉ thị hoặc mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên có thẩm quyền.” Theo đó tên tội danh cần được sửa đổi là “Tội chống mệnh lệnh, quyết định hoặc chỉ thị của người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp trên có thẩm quyền” và nội dung khoản 1 Điều 316 Bộ luật hình sự cần được sửa đổi, bổ sung như sau:

“ Điều…. Tội chống mệnh lệnh, quyết định hoặc chỉ thị của người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp trên có thẩm quyền

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

1. Người nào công khai từ chối chấp hành hoặc cố ý không thực hiện mệnh lệnh, quyết định hoặc chỉ thị của người chỉ huy trực tiếp hoặc của cấp trên có thẩm quyền, thì bị phạt...”


Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 22

- Tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh cũng cần được hoàn thiện theo hướng bổ sung thêm đối tượng tác động của tội phạm là “quyết định, chỉ thị của người chỉ huy hoặc cấp trên có thẩm quyền.” Tên tội danh cần được sửa đổi là “Tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh, quyết định hoặc chỉ thị của người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp trên có thẩm quyền”. Nội dung khoản 1 Điều 317 Bộ luật hình sự cần được sửa đổi, bổ sung như sau:

“ Điều… Tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh, quyết định hoặc chỉ thị của người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp trên có thẩm quyền

1. Người nào chấp hành mệnh lệnh, quyết định hoặc chỉ thị của người chỉ huy trực tiếp hoặc của cấp trên có thẩm quyền một cách lơ là, chậm trễ, tuỳ tiện gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt...”

3.2.3.2. Hoàn thiện cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm quan hệ đoàn kết nội bộ quân đội

Xét về bản chất, thì làm nhục là hành vi xâm phạm danh dự nhân phẩm; còn hành hung là hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ. Tại Chương “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân” của Bộ luật hình sự nước ta, các hành vi nêu được quy định là ba tội phạm độc lập nhưng đều là những tội phạm có sự đồng nhất về mặt khách quan và chỉ có sự khác nhau về đối tượng tác động của tội phạm (là người chỉ huy, cấp trên; cấp dưới và đồng đội). Trong khi tại Chương “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con người”, các hành vi nêu trên được quy định thành ba nhóm tội là tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác và tội làm nhục người khác với các chế tài khác nhau phụ thuộc vào đối tượng bị tác động là tính mạng, sức khoẻ hay danh dự,


nhân phẩm của người bị hại. Do vậy, sẽ là hợp lý nêu như tách các hành vi hành hung (người chỉ huy, cấp trên, cấp dưới hoặc đồng đội), làm nhục (người chỉ huy, cấp trên, cấp dưới hoặc đồng đội) thành các tội phạm độc lập như quy định của Bộ luật hình sự Liên bang Nga [35, tr. 145-147]. Với lý do đó, chúng tôi đề nghị thay các tội làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên, tội làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới và tội làm nhục, hành hung đồng đội bằng hai tội độc lập là tội làm nhục đồng đội và tội hành hung đồng đội. Trong đó:

+ Tội làm nhục đồng đội là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự người chỉ huy, cấp trên, cấp dưới hoặc đồng đội. Như vậy, đối tượng tác động của tội phạm này là người chỉ huy, cấp trên, cấp dưới hoặc đồng đội. Xét tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi thì: hành vi làm nhục đồng đội ít nghiêm trọng hơn hành vi làm nhục người chỉ huy hoặc cấp trên do đối tượng bị tác động là người chỉ huy hoặc cấp trên; hành vi làm nhục đồng đội cũng ít nghiêm trọng hơn hành vi làm nhục cấp dưới do người thực hiện hành vi này là người chỉ huy hoặc cấp trên. Do vậy, có thể quy định “hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự đồng đội” là dấu hiệu định tội; còn phạm tội đối với người chỉ huy, cấp trên hoặc cấp dưới là dấu hiệu định khung hình phạt. Điều luật quy định về tội phạm này có thể là:

“Điều...Tội làm nhục đồng đội


1. Người nào trong quan hệ công tác mà xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự đồng đội, thì bị phạt...

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt...:


a) Đối với người chỉ huy trực tiếp, cấp trên hoặc cấp dưới...”


+ Tội hành hung đồng đội là hành vi xâm phạm sức khoẻ của đồng đội. Trong đó, hành vi xâm phạm sức khoẻ của đồng đội (của người ngang cấp,


ngang chức) ít nguy hiểm hơn hành vi xâm phạm sức khoẻ người chỉ huy, cấp trên hoặc cấp dưới. Chính sách hình sự đối với từng trường hợp nêu trên cũng khác nhau và đã từng được thể hiện tại khoản 2 các Điều 319, 320 và 321 Bộ luật hình sự. Mặc dù tại khoản 2 của các điều luật nêu trên đều quy định ba tình tiết định khung hình phạt là phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng nhưng chế tài được quy định (loại và mức hình phạt) với từng tội phạm có sự khác. Sự khác nhau này là cần thiết về đường lối xử lý khi cá thể hoá trách nhiệm hình sự. Để khắc phục những bất cập của việc quy định thành ba tội phạm độc lập nêu trên mà vẫn đảm bảo có sự khác nhau cần thiết về đường lối xử lý khi cá thể hoá trách nhiệm hình sự đối với từng chủ thể, chúng tôi đề nghị: thay cụm từ “dùng nhục hình đối với cấp dưới” bằng cụm từ “hành hung cấp dưới” tại Điều 320 Bộ luật hình sự; và gộp các tội hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên, tội dùng nhục hình đối với cấp dưới và tội hành hung đồng đội quy định tại các Điều 319, 320 và 321 Bộ luật hình sự thành một điều luật với một tội danh mới “Tội hành hung đồng đội”; và quy định “hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ cho đồng đội chưa đến mức cấu thành tội cố ý gây thương tích” là dấu hiệu định tội; còn phạm tội đối với người chỉ huy, cấp trên hoặc cấp dưới là dấu hiệu định khung hình phạt. Điều luật quy định về tội phạm này có thể là:

“Điều ... Tội hành hung đồng đội


1. Người nào trong quan hệ công tác mà cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của đồng đội mà tỷ lệ thương tật chưa đến 11%, thì bị phạt...

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt...:


a) Phạm tội đối với người chỉ huy, cấp trên hoặc cấp dưới…”


3.2.3.3. Hoàn thiện cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm kỷ luật chiến đấu

Các tội xâm phạm kỷ luật chiến đấu cần hoàn thiện dấu hiệu cấu thành tội phạm là tội bỏ vị trí chiến đấu, ội vi phạm chính sách đối với thương binh, tử sĩ trong chiến đấu, tội ngược đãi tù binh, hàng binh. Trong đó:

- Về tội bỏ vị trí chiến đấu, thì tại Điều 324 Bộ luật hình sự hiện hành mới chỉ quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi bỏ vị trí chiến đấu mà chưa quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi không làm nhiệm vụ trong chiến đấu. Bởi lẽ: bỏ vị trí chiến đấu là hành vi tự ý rời bỏ vị trí mà mình đang có mặt theo sự phân công một cách trái phép hoặc không có mặt ở vị trí đã được phân công mà không có lý do chính đáng; không làm nhiệm vụ trong chiến đấu là hành vi của người đang làm nhiệm vụ chiến đấu tuy vẫn có mặt ở vị trí chiến đấu nhưng không làm nhiệm vụ được phân công.

Như vậy, quy định tại Điều 324 Bộ luật hình sự không chính xác về tội danh và chưa mô tả được hành vi khác quan của cấu thành tội phạm. Để khắc phục những bất cập này, chúng tôi đề nghị hoàn thiện tội bỏ vị trí chiến đấu theo hướng: đặt tên tội danh là “Tội bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu”; và quy định “hành vi tự ý rời bỏ hoặc không có mặt ở vị trí chiến đấu một cách trái phép hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu” là dấu hiệu định tội. Điều luật quy định về tội phạm này có thể là:

“Điều... Tội bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu

1. Người nào tự ý rời bỏ vị trí chiến đấu một cách trái phép hoặc không có mặt ở vị trí chiến đấu đã được phân công mà không có lý do chính đáng hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu, thì bị phạt....”


- Tội vi phạm chính sách đối với thương binh, tử sĩ trong chiến đấu được quy định tại Điều 336 Bộ luật hình sự, bao gồm hai nhóm hành vi nguy hiểm cho xã hội có đối tượng tác động và chủ thể khác nhau. Việc quy định hai nhóm hành vi nguy hiểm cho xã hội có đối tượng tác động và chủ thể khác nhau vào cùng một điều luật với cùng một tên tội danh là không hợp lý. Sự bất hợp lý này còn dẫn tới hệ quả không đồng bộ với quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự về việc quyết định hình phạt nhẹ hơn (như đã đề cập tại Tiểu mục

2.2.3 của Luận án). Để khắc phục những hạn chế, bất cập tại Điều 336 Bộ luật hình sự, chúng tôi đề nghị tách tội vi phạm chính sách đối với thương binh, tử sĩ trong chiến đấu thành hai tội là: tội cố ý bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh; và tội chiếm đoạt hoặc huỷ hoại di vật của tử sỹ hoặc tài sản của thương binh. Trong đó:

+ Tội cố ý bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh là hành vi cố ý bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh do những người có trách nhiệm trong việc chuyển hoặc tổ chức vận chuyển thương binh, tử sỹ ra khỏi trận địa hoặc chăm sóc, cứu chữa thương binh thực hiện. Tên tội danh và cấu thành cơ bản của tội phạm này có thể như sau:

“Điều... Tội cố ý bỏ thương binh, tử sĩ hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh

1. Người nào có trách nhiệm mà cố ý bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt....”

+ Tội chiếm đoạt hoặc huỷ hoại di vật của tử sỹ hoặc tài sản của thương binh là hành vi chiếm đoạt hoặc huỷ hoại đồ vật của thương binh, tử sỹ không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Chương “Các tội xâm


phạm sở hữu”. Tên tội danh và cấu thành cơ bản của tội phạm này có thể như sau:

“Điều... Tội chiếm đoạt hoặc huỷ hoại di vật của tử sỹ hoặc tài sản của thương binh trong chiến đấu

1. Người nào chiếm đoạt hoặc huỷ hoại di vật của tử sỹ hoặc tài sản của thương binh trong chiến đấu nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Chương “Các tội xâm phạm sở hữu” thì bị phạt...”

- Tại Điều 340 Bộ luật hình sự quy định tội ngược đãi tù binh, hàng binh nhưng không mô tả hành vi ngược đãi tù binh, hàng binh. Trong khi có thể mô tả được hành vi này theo tinh thần Công ước Geneve ngày 12/8/1949 về cách đối xử với tù binh. Để khắc phục bất cập đó, chúng tôi đề nghị sửa đổi, bổ sung tội ngược đãi tù binh, hàng binh theo hướng mô tả hành vi khách quan và quy định mức độ nguy hiểm của hành trong cấu thành của tội phạm. Theo đó, tội ngược đãi tù binh là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự; hành hung hoặc không thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc cứu chữa, chăm sóc tù binh bị ốm, bị thương gây hậu quả nghiêm trọng. Tên tội danh và cấu thành cơ bản của tội phạm này có thể như sau:

“Điều… Tội ngược đãi tù binh, hàng binh


1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự; hành hung hoặc không thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc cứu chữa, chăm sóc tù binh, hàng binh bị ốm, bị thương gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt...”

3.2.3.4. Hoàn thiện cấu thành tội của tội xâm phạm chế độ thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ

Tội đào ngũ là hành vi tự ý rời bỏ đơn vị một cách trái phép hoặc không có mặt tại đơn vị theo quy định nhằm trốn tránh nghĩa vụ phục vụ

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí