Thời Gian, Điều Kiện Thử Thách Của Án Treo, Hậu Quả Và Trách Nhiệm Pháp Lý Của Việc Vi Phạm Điều Kiện Thử Thách

d) Khi quyết định hình phạt phải tuân thủ nguyên tắc xử lý quy định tại Điều 3 của Bộ luật hình sự kết hợp với các căn cứ quyết định hình phạt quy định tại Điều 45 của Bộ luật hình sự; không được cho rằng án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù để tăng hình phạt lên cao hơn các trường hợp khác không có căn cứ và cho hưởng án treo; không được tùy tiện giảm mức hình phạt tù không có căn cứ để đủ điều kiện về mức hình phạt tù quy định tại Điều 60 của Bộ luật hình sự và cho hưởng án treo [37].

2.1.2. Thời gian, điều kiện thử thách của án treo, hậu quả và trách nhiệm pháp lý của việc vi phạm điều kiện thử thách

Sau khi Bộ luật hình sự năm 1999 được ban hành trong quy định của Điều 60 Bộ luật hình sự về thời gian thử thách án treo hoàn toàn không có gì thay đổi so với Bộ luật hình sự năm 1985 vẫn được quy định từ 1 năm đến 5 năm.

"Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm" [21].

Điểu 3 Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06.11.2013 hướng dẫn "Khi cho người bị xử phạt tù hưởng án treo, Tòa án phải ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 1 năm và không được quá 5 năm" [37].

Công văn số 27/TANDTC- KHXX ngày 17.02.2014 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về việc ấn định thời gian thử thách đối với người bị xử phạt tù được hưởng án treo quy định: "Đối với trường hợp người bị xử phạt tù được hưởng án treo mà trước đó đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian họ bị tạm giữ, tạm giam không được trừ vào thời gian thử thách" [38].

Tại Điều 6 của Nghị quyết này quy định thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách:

Thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án đầu tiên cho hưởng án treo; cụ thể như sau:

1. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.

2. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cũng cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

3. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án phúc thẩm.

4. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Tòa án cấp giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại và Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương - 7

5. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo, nhưng bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm bị hủy để điều tra lại và sau đó xét xử sơ thẩm lại, xét xử phúc thẩm lại, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm hoặc tuyên án phúc thẩm lần sau theo hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

Theo như quy định này thì khi quyết định cho người bị kết án tù được hưởng chế định án treo thì Tòa án phải chú ý đến những vấn đề sau:

- Trong mọi trường hợp thì thời gian thử thách không được dưới 1 năm và cũng không được vượt quá 5 năm.

- Thời gian thử thách được tính gấp đôi so với hình phạt tù đã tuyên.

- Việc ấn định thời gian thử thách trong mỗi bản án phải đảm bảo nguyên tắc có lợi nhất cho bị án và theo như đã hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP.

Điều kiện thử thách của án treo:

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện vì vậy những quy định của pháp luật về lĩnh vực này là hết sức chặt chẽ. Điều kiện thử thách của án treo quy định những nghĩa vụ pháp lý mà đòi hỏi người bị kết án phải tuân theo. Việc áp đặt điều kiện thử thách đối với người bị kết án không chỉ nhằm cải tạo, giáo dục họ mà còn có tác dụng răn đe người phạm tội nếu không chấp hành tốt đường lối chính sách pháp luật của nhà nước, tiếp tục phạm tội thì họ sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý hết sức nặng nề.

Mặt khác không phải tất cả những nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật quy định đối với người bị kết án khi mà họ vi phạm thì bị luật hình sự coi là vi phạm điều kiện trong thời gian thử thách của án treo. Việc vi phạm điều kiện theo pháp luật hình sự quy định sẽ bị xử lý hoàn toàn khác với việc vi phạm điều kiện cũng trong thời gian thử thách đối với pháp luật hành chính, dân sự v.v...

Theo pháp luật hình sự quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự: "... 5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 Bộ luật này" [21].

Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06.11.2013 cũng quy định tại Điều 6 Tổng hợp hình phạt trong trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách: Trường hợp người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội phạm đó và tổng hợp với hình phạt tù của bản án trước theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Bộ luật hình sự; nếu họ đã bị tạm giam, tạm giữ thì thời gian họ đã bị tạm giam, tạm giữ về tội phạm bị đưa ra xét xử lần này

cũng như thời gian tạm giam, tạm giữ về tội phạm đã bị xét xử ở bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.

Như vậy theo pháp luật hình sự thì chỉ trong những trường hợp người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án sẽ quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và sẽ được tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định về tổng hợp hình phạt tại Điều 51 của Bộ luật hình sự.

Do đó, nếu người được hưởng án treo phạm tội trong thời gian thử thách thì trong mọi trường hợp bản án trước phải buộc họ phải chấp hành để cùng tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định chung về tổng hợp hình phạt. Vấn đề phạm tội mới ở đây có thể được hiểu là phạm tội đang trong thời gian thử thách tức là sau khi đã thực hiện hành vi phạm tội trước đó đã bị phát hiện và bị xử phạt tù cho hưởng án treo mà nay lại tiếp tục phạm tội mới. Còn đối với trường hợp người phạm tội đang trong thời gian thử thách mà bị đưa ra xét xử về một tội mới, tội phạm này phạm phải trước khi bản án treo có hiệu lực thi hành thì không coi đó là tội mới mà vấn đề đó được xem xét trong quá trình tổng hợp hình phạt theo quy định của pháp luật. Trường hợp này được Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP hướng dẫn cụ thể tại Điều 7 như sau: Trường hợp một người đang được hưởng án treo mà sau đó lại phát hiện trước khi được hưởng án treo họ đã thực hiện một tội phạm khác, thì Tòa án xét xử, quyết định hình phạt đối với tội phạm đó và không cho hưởng án treo một lần nữa. Người phạm tội đồng thời phải chấp hành hai bản án. Việc thi hành án trong trường hợp này do các cơ quan được giao trách nhiệm thi hành án hình sự phối hợp thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Luật thi hành án hình sự.

Ví dụ: Ngày 15-12-2011, Bùi Văn B phạm tội đánh bạc. Ngày 20-3- 2012, Bùi Văn B bị Tòa án nhân dân thành phố V xử phạt 6 tháng tù về tội đánh bạc, nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 1 năm. Sau khi bị kết án về tội đánh bạc và bản án có hiệu lực pháp luật, Cơ quan cảnh sát điều

tra lại phát hiện trước đó, ngày 10-10-2011, Bùi Văn B còn phạm tội trộm cắp tài sản và bị truy tố ra Tòa án huyện M. Đối với trường hợp này, khi xét xử Tòa án huyện M không cho Bùi Văn B hưởng án treo một lần nữa. Nếu bản án của Tòa án huyện M không bị kháng cáo, kháng nghị và có hiệu lực pháp luật thì Bùi Văn B phải chấp hành đồng thời hai bản án (bản án của Tòa án nhân dân thành phố V và bản án của Tòa án nhân dân huyện M).

Việc giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để theo dòi quản lý, giáo dục

Điều 60 Bộ luật hình sự quy định: 1. ...

2. Trong thời gian thử thách Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tổ chức chính quyền địa phương trong việc giám sát giáo dục người đó [21].

Mặc dù chế định án treo đã có từ những năm 1946 nhưng thực chất vấn đề giao người bị kết án cho cơ quan, tổ chức nơi người đó thường trú quản lý giám sát chưa thực sự được quan tâm và gần như bị buông lỏng, chính vì vậy sau khi Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời và để chấn chỉnh công tác này đi vào nề nếp đến năm 2000 Chính phủ đã ban hành Nghị định 61/2000/NĐ-CP quy định chi tiết việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo nay được Luật Thi hành án hình sự năm 2011 quy định như sau:

- Việc người bị kết án phải được Tòa án ra quyết định giao người bị kết án cho đơn vị quân đội hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú của người bị kết án và phải chịu sự giám sát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo và gia đình người đó.

- Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội giám sát giáo dục có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết bảo đảm hiệu quả thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo và phối hợp với các cơ quan tổ chức hữu quan trong việc giám sát, giáo dục người được hưởng án treo.

- Gia đình người được hưởng án treo có trách nhiệm giáo dục giúp đỡ người đó sửa chữa lỗi lầm không vi phạm pháp luật và phạm tội mới; phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội giáo dục trong việc giám sát giáo dục người đó.

- Các cơ quan hữu quan và cộng đồng dân cư nơi người đó được hưởng án treo có trách nhiệm với Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội tổ chức giám sát, giáo dục trong việc giáo dục, giúp đỡ người đó trong thời gian thử thách.

Tại Điều 5 Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06.11.2013 thì giao người được hưởng án treo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách, cụ thể như sau:

1. Khi cho người bị xử phạt tù được hưởng án treo, Tòa án phải ghi rò trong bản án việc giao người được hưởng án treo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo để giám sát và giáo dục trong thời gian thử thách.

2. Khi giao người được hưởng án treo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát và giáo dục trong thời gian thử thách, Tòa án phải ghi rò tên Ủy ban nhân dân cấp xã; tên huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, đồng thời ghi rò trong trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật thi hành án hình sự.

3. Khi giao người được hưởng án treo cho đơn vị quân đội để giám sát và giáo dục trong thời gian thử thách, Tòa án phải ghi rò tên và địa chỉ đầy đủ

của đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, đồng thời ghi rò trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi làm việc thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 69 của Luật thi hành án hình sự.

Hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo

Thông thường việc áp dụng hình phạt bổ sung đối với người bị phạt tù cho hưởng chế định án treo là cần thiết, nó mang nhiều ý nghĩa như đó cũng chính là một hình thức cưỡng chế mà Nhà nước áp dụng thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật và thể hiện tính răn đe đồng thời phòng ngừa tội phạm.

Theo như quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: "... Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này" [21].

Về cơ bản hình phạt bổ sung áp dụng đối với người bị kết án tù cho hưởng án treo của Bộ luật hình sự năm 1999 hầu như không có gì thay đổi so Luật hình sự năm 1985 đã ban hành, nhưng những quy định cụ thể trong hình thức áp dụng hình phạt tiền theo quy định tại Điều 30 và thời hạn áp dụng đối với hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề có sự khác nhau như: trong hình phạt tiền thì mức phạt thấp nhất không dưới một triệu đồng, trước đây không quy định cụ thể là mức bao nhiêu và trong hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ từ một năm đến năm năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trước đây có quy định từ hai đến năm năm.

Xem xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo:

Tại khoản 4 Điều 60 Bộ luật hình sự có quy định: "Người được hưởng án treo đã chấp hành xong một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách" [21].

Việc rút ngắn thời gian thử thách theo như quy định tại khoản 4 Điều

60 của Bộ luật hình sự năm 1999 và được hướng dẫn tại Thông tư số 08/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 14.8.2012: người được hưởng án treo được rút ngắn thời gian thử thách khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của

án treo;

b) Có nhiều tiến bộ, được thể hiện bằng việc trong thời gian

thử thách thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của người được hưởng án treo; chấp hành đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế nơi làm việc; tích cực lao động, học tập và sửa chữa lỗi lầm; thực hiện đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ khác theo quyết định của bản án;

c) Được Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản [1].

Mức rút ngắn thời gian thử thách: Người được hưởng án treo một năm

chỉ được rút ngắn thời gian thử thách một lần từ một tháng đến một năm.Người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần,

nhưng phải bảo đảm thực tế chấp hành thời gian thử thách là ba phần tư thời

gian thử thách Tòa án đã tuyên.

Vấn đề tổng hợp hình phạt khi người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách

Khoản 5 Điều 60 Bộ luật hình sự quy định: Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 Bộ luật này.

Như vậy, khi người được hưởng án treo mà vi phạm điều kiện về thời gian thử thách thì trách nhiệm pháp lý sẽ được đặt ra như sau:

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí