Bản Chất Và Đặc Điểm Của Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.

BLHS và tội Cưỡng dâm trẻ em quy định tại điều 114 BLHS, đều có dấu hiệu chung là hành vi ép buộc bằng những thủ đoạn khác nhau để người phụ nữ lệ thuộc mình hoặc người phụ nữ đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu. Nhưng nếu nạn nhân là người phụ nữ ở đây ở độ tuổi từ 13 đến dưới 16 tuổi thì người phạm tội phải bị truy cứu TNHS theo Điều 114 BLHS tội cưỡng dâm trẻ em với khung hình phạt cao hơn nhiều. Còn nếu trường hợp nạn nhân dưới 13 tuổi thì có dùng thủ đoạn ép buộc hay được sự đồng ý của nạn nhân thì kẻ phạm tội đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Hiếp dâm trẻ em với khung hình phạt tăng nặng đặc biệt.

Việc quy định thành các tội như vậy là vì nhà làm luật cho rằng giữa các trường hợp đó có sự khác nhau về tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Như vậy, để hành vi cấu thành tội danh riêng nặng hơn, hành vi đó phải bao gồm các yếu tố cấu thành tội phạm chung, tức là nếu không có tình tiết tăng nặng định tội hành vi cũng đã cấu thành một tội phạm và người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự. Tình tiết tăng nặng chỉ làm cho TNHS nặng hơn theo một tội có chế tài nặng hơn mà thôi [10, tr.5].

Mức hình phạt cao hơn ở đây là mức hình phạt cao hơn của một loại hình phạt hoặc loại hình phạt nặng hơn trong một khung hình phạt của một tội phạm cụ thể.

Khung hình phạt cao hơn ở đây là khung hình phạt cao hơn trong cùng tội quy định ở một điều luật. Tuỳ từng trường hợp nhà làm luật quy định khung hình phạt cao hơn trước hoặc sau. Nhưng chỉ những tội quy định cấu thành tội phạm cơ bản có khung hình phạt thấp nhất thì mới có khung hình phạt nặng hơn, mỗi tội có thể có một hoặc nhiều khung hình phạt tăng nặng.

Để đảm bảo yêu cầu phân hoá trách nhiệm hình sự tương ứng với các mức tăng nặng trách nhiệm hình sự dựa trên mức độ làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội của từng tình tiết đối với từng tội phạm nhiều hay ít. Vì thế, để

tương ứng với ba mức độ tăng nặng TNHS trên, bộ luật hình quy định ba loại tình tiết tăng nặng TNHS đó là:

- Tình tiết tăng nặng định tội.

- Tình tiết tăng nặng định khung.

- Tình tiết tăng nặng chung.

Từ những phân tích trên chúng tôi nhất trí với tác giả Bùi Văn Lam đã đưa ra khái niệm về tình tiết tăng nặng TNHS, tuy nhiên có bổ sung thêm một số cụm từ in đậm để đảm bảo tính chính xác như sau: “Tình tiết tăng nặng TNHS là những tình tiết thuộc yếu tố chủ quan hoặc khách quan của tội phạm, hay tình tiết thuộc nhân thân người phạm tội, mà khi có những tình tiết đó, tính nguy hiểm cho xã hội của người phạm tội hoặc tội phạm tăng lên và do đó TNHS phải tăng lên, thể hiện ở việc tội phạm bị xử lý theo tội danh nặng hơn, khung hình phạt nặng hơn, hoặc mức hình phạt cao hơn.”‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

II. BẢN CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ.

1. Bản chất pháp lý của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 3

Các tình tiết tăng nặng TNHS được quy định trong BLHS đều có ý nghĩa làm tăng trách nhiệm hình sự, mà chủ yếu làm tăng hình phạt đối với người phạm tội. Nhưng cơ sở nào để các nhà làm luật quy định đó là những tình tiết tăng nặng TNHS. Để trả lời được câu hỏi đó chúng ta cần làm rõ bản chất pháp lý của các tình tiết tăng nặng TNHS.

Như đã trình bày ở trên, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực TNHS thực hiện một cách vô ý hoặc cố ý xâm phạm đến các khách thể được Luật hình sự bảo vệ. Mỗi một tội phạm dù nặng hay nhẹ, xâm phạm đến bất cứ một khách thể nào đều được cấu thành bởi các mặt: khách quan, khách thể, chủ quan và chủ thể, trừ một số trường hợp đặc biệt, nhân thân người phạm tội cũng đóng vai trò là tình tiết

định tội. Mỗi một hành vi gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội thoả mãn đầy đủ các yếu tố đó thì đồng nghĩa với việc nó đã mang tính nguy hiểm cho xã hội là tội phạm. Sự khác nhau của các yếu tố trong cấu thành tội phạm sẽ tạo nên sự khác nhau về tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm. Tuy nhiên, chỉ sự khác nhau về các yếu tố cấu thành tội phạm của một loại tội phạm thì mới làm cho tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đó tăng lên hay giảm xuống trong một mối quan hệ nhất định. Còn các trường hợp khác nhau thì đều có thể dẫn đến các cấu thành tội phạm khác nhau.

a. Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.

Qua sự phân tích trên cho thấy, tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và tình tiết tăng nặng TNHS có mối quan hệ tương tác với nhau. Các tình tiết tăng nặng TNHS luôn luôn thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cao hơn. Và do tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cao hơn nên người phạm tội phải chịu TNHS nặng hơn.

Tính nguy hiểm cho xã hội là thuộc tính khách quan, là dấu hiệu cơ bản, quan trọng của tội phạm, quyết định những dấu hiệu khác. Một hành vi nào đó phải có tính nguy hiểm cho xã hội thì pháp luật mới quy định là tội phạm và ai vi phạm thì phải chịu hình phạt. Hay nói cách khác, tính trái pháp luật hình sự, tính chịu hình phạt là hệ quả của tính nguy hiểm cho xã hội. Vì vậy, một hành vi nào đó có tính nguy hiểm cho xã hội phải bảo đảm thoả mãn đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Trước hết, đó là yếu tố khách quan bao gồm hành vi xâm phạm đến các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ, hậu quả gây ra cho quan hệ xã hội đó (thực chất là làm biến đổi đối tượng tác động là khách thể của quan hệ xã hội) và các tình tiết liên quan khác. Sau đó là lỗi, động cơ mục đích của chủ thể của tội phạm (thuộc yếu tố chủ quan của tội phạm). Nhân thân người phạm tội là những đặc điểm xã hội của chủ thể tội phạm,

cũng có tác động làm thay đổi tính nguy hiểm cho xã hội, nhưng nó không phải là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm nên cần tách riêng khi nghiên cứu (trừ một số dạng cấu thành đặc biệt của tội phạm).

- Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và yếu tố khách quan của tội phạm.

Nếu tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất của tội phạm, thì yếu tố khách quan là biểu hiện trước tiên, thể hiện bản chất của tính nguy hiểm cho xã hội. Bởi vì, yếu tố khách quan của tội phạm bao gồm hành vi, hậu quả thể hiện đầy đủ việc gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ. Tất nhiên thiệt hại do tội phạm gây ra hoặc đe doạ gây ra đó phải đến mức đáng kể (do luật quy định trên cơ sở thực tế khách quan). Do đó, trong BLHS, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS thuộc yếu tố khách quan của tội phạm chiếm tỷ lệ khá cao, đặc biệt là tình tiết tăng nặng TNHS định khung hình phạt. Thực tiến xét xử cho thấy, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS thuộc yếu tố khách quan của tội phạm cũng được áp dụng rất phổ biến.

Khi nói một hành vi nào đó có tính nguy hiểm cho xã hội, là tội phạm thì tức là nó đã xâm phạm (gây thiệt hại, đe doạ gây thiệt hại) đến quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ, đó chính là khách thể của tội phạm. Tội phạm không phải xâm phạm đến khách thể một cách chung chung mà nó làm biến đổi tình trạng bình thường của các bộ phận của quan hệ xã hội. Các bộ phận đó chính là đối tượng tác động của tội phạm. Các đối tượng đó có thể là con người, vật chất, tài sản hoặc hoạt động bình thường của chủ thể như cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, trật tự xã hội. Khi tội phạm gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến các quan hệ xã hội khác nhau thì tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng khác nhau do tầm quan trọng của quan hệ xã hội đó. Sự khác nhau của các quan hệ xã hội đó là do sự khác nhau về các bộ phận của

quan hệ xã hội đó, gồm: chủ thể, nội dung và đối tượng. Ví dụ: quan hệ về tính mạng con người thì quan trọng hơn quan hệ sở hữu, quan hệ về sức khoẻ con người thì quan trọng hơn về danh dự, nhân phẩm. Do đó, trách nhiệm hình sự đối với tội phạm xâm phạm hại từng loại quan hệ xã hội đó cũng khác nhau. Tuy nhiên, sự khác nhau đó không phải là sự tăng lên hay giảm xuống tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.

Đối tượng tác động khách thể của tội phạm có thể làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Do đó việc dùng các yếu tố khách thể là đối tượng tác động của tội phạm để quy định thành các tình tiết tăng nặng TNHS là điều hết sức cần thiết và đúng đắn.

Những tình tiết tăng nặng phổ biến thuộc đối tượng tác động là khách thể của tội phạm bao gồm: phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già yếu, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác, người chưa thành niên, thầy thuốc, nhân viên y tế (chữa bệnh cho người phạm tội), người thi hành công vụ, thầy cô giáo, ông, bà, cha, mẹ, người có cùng dòng máu (tình tiết này cũng thể hiện nội dung của chủ thể đặc biệt).

Như vậy, hành vi khách quan quyết định tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Do đó, "hành vi khách quan được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm, không có hành vi khách quan thì cũng không có tội phạm" [22, tr.59].

- Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và các yếu tố chủ quan của tội phạm.

Có rất nhiều những sự kiện gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội, đó là những hiện tượng thiên nhiên như động đất, lũ lụt, hoặc rủi ro như hoả hoạn, hoặc do hành vi của con người. Song, chỉ có những hành vi nào đó có lỗi của con người thì mới đặt ra vấn đề trách nhiệm, tức là đó phải là hành vi do chủ

thể có tự do lựa chọn. Đó là những người có đủ điều kiện lựa chọn, quyết định một xử sự khác phù hợp đòi hỏi của xã hội, nhưng họ đã lựa chọn một xử sự gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội. Con người tự do luôn luôn có đủ điều kiện để lựa chọn hành vi cho mình mà không phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố bên ngoài. Bởi vì "tất cả cái gì thúc đẩy con người hành động đều tất nhiên phải thông qua đầu óc họ" [20, tr.78].

Trong pháp luật hình sự, một hành vi gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ phải có lỗi thì mới được coi là tính nguy hiểm cho xã hội và bị coi là tội phạm. Như vậy, có thể nói tội phạm là sự thống nhất giữa hai yếu tố khách quan và chủ quan. Hành vi gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội là sự phủ định khách quan, còn ý thức phạm tội, lựa chọn hành vi gây thiệt hại cho xã hội là sự phủ định chủ quan. Tất nhiên người phạm tội có thể lựa chọn hành vi trực tiếp nhằm mục đích gây thiệt hại cho xã hội như giết người hoặc hành vi không nhằm gây thiệt hại cho xã hội nhưng do tác động của các điều kiện khách quan khác nên đã trở thành tội phạm. Ví dụ: trường hợp một người chăng dây điện ở nơi ít người qua lại để bẫy chuột, mặc dù đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhưng không may vẫn có người đi vào đó và bị điện giật chết. Phủ định chủ quan là nguyên nhân còn phủ định khách quan là kết quả. Tất nhiên chỉ nói đến phủ định chủ quan khi có phủ định khách quan (gây thiệt hại trên thực tế). Những trường hợp một người gây thiệt hại do bị cưỡng bức thân thể thì không có lỗi và không bị coi là tội phạm (khác với cưỡng bức về tinh thần).

Do đó, lỗi được coi là yếu tố không thể thiếu trong cấu thành tội phạm, thể hiện tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Hay nói cách khác, tính chất. Mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội phụ thuộc một phần vào lỗi. Tất nhiên lỗi ở đây của các chủ thể khác nhau, trong từng trường hợp khác nhau, điều kiện phạm tội khác nhau, với ý thức chủ quan khác nhau nên

sự ảnh hưởng của nó đối với tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cũng khác nhau. Để nhận thức rõ được mức độ ảnh hưởng khác nhau của lỗi đến tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm (làm tăng lên hoặc giảm xuống) làm cơ sở cho việc quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (trường hợp lỗi biểu hiện như thế nào thì cần tăng nặng trách nhiệm hình sự hơn mức bình thường) chúng ta cần căn cứ vào bản chất, hình thức, các loại và mức độ lỗi, các yếu tố khác cũng thuộc mặt chủ quan của tội phạm như động cơ, mục đích phạm tội. Các loại lỗi trong từng hình thức lỗi cũng chỉ mới phản ánh được ý thức chủ quan của tội phạm. Còn từng trường hợp phạm tội cụ thể, mức độ lỗi lại khác nhau. Cùng một mục đích phạm tội nhưng mức độ quyết tâm phạm tội có thể khác nhau.

Mỗi hành vi của con người đều gắn với những động cơ, mục đích nhất định. Vì vậy, hành vi phạm tội bao giờ cũng do những động cơ và nhằm những mục đích khác nhau. Động cơ là động lực bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi phạm tội. Còn mục đích chính là cái mà chủ thể đặt ra khi thực hiện hành vi phạm tội. Bởi vậy, một hành vi gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội dù với động cơ, mục đích nào cũng đều phạm tội (với điều kiện thoả mãn các dấu hiệu khác của cấu thành tội phạm). Do đó, chỉ trừ một số tội phạm (như các tội xâm phạm an ninh quốc gia), mục đích là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, còn phần lớn các tội phạm khác mục đích không thuộc cấu thành tội phạm cơ bản.

Mỗi một hành vi của con người nói chung và hành vi phạm tội nói riêng đều có những động cơ và mục đích nhất định. Tuy nhiên, chỉ có đối với những trường hợp lỗi cố ý thì mới có động cơ, mục đích phạm tội. Vì chỉ những trường hợp này, người phạm tội mới mong muốn thực hiện tội phạm. Do đó, các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc mục đích hay động cơ phạm tội chỉ được áp dụng đối với các tội có lỗi cố ý.

Khi nói đến tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm thì không thể không nói đến chủ thể của tội phạm. Bởi vì, hành vi nguy hiểm cho xã hội cũng là hành vi của chủ thể, lỗi cũng là của chủ thể. Do đó, chủ thể là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm. Theo Luật hình sự Việt Nam, chủ thể gồm hai dấu hiệu: độ tuổi và năng lực TNHS. Luật không quy định thế nào là người có năng lực TNHS, nhưng lại quy định trường hợp không có năng lực TNHS. Đó là người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Điều 46 BLHS cũng quy định các trường hợp được giảm nhẹ TNHS do đặc điểm riêng của chủ thể. Đó là: phạm tội do lạc hậu, người phạm tội là phụ nữ có thai, là người già, là người có bệnh hạn chế năng lực nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Những quy định này là nhằm đảm bảo nguyên tắc công bằng, nguyên tắc tự do và trách nhiệm, chính sách hình sự của Nhà nước ta. Một người chỉ phải chịu TNHS khi nhận thức được đầy đủ hành vi của mình và đủ khả năng điều khiển hành vi. Những người do độ tuổi hoặc bệnh tật mà hạn chế khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi thì TNHS đối với họ cần được hạn chế và giảm nhẹ. Tuy nhiên, đối với trường hợp đủ năng lực TNHS thì luật không quy định các mức độ khác nhau. Tức là, luật không quy định người có nhận thức cao thì phải chịu TNHS cao hơn người có nhận thức thấp. Hay nói cách khác, không có tình tiết tăng nặng TNHS thuộc yếu tố chủ thể của tội phạm, trừ những trường hợp thuộc chủ thể đặc biệt. Thực tế, người có nhận thức cao, thực hiện một tội phạm tương tự bao giờ tính nguy hiểm cho xã hội cũng cao hơn trường hợp người có nhận thức thấp. Do đó, TNHS đối với người có nhận thức cao phải cao hơn, bởi vì giữa những trường hợp đó, có sự khác nhau về mức độ, khả năng nhận thức hậu quả của tội phạm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2023