3. Sự thay đổi chiến lược phát triển của ngành du lịch: Chiến lược phát triển du lịch của tổng công ty du lịch Sài Gòn phụ thuộc từ chính sách phát triển ngành du lịch của Chính phủ. Nếu trong thời gian thực hiện xây dựng công trình có sự thay đổi về chiến lược phát triển buộc phải điều chỉnh quy mô dự án thì đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
2.3.3.7 Bảng tổng hợp các yếu tố khảo sát:
Để thuận tiện trong việc đưa dữ liệu thu thập vào phần mềm SPSS phân tích, các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ các dự án đầu tư xây dựng thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn đã được tổng hợp và mã hóa theo bảng dưới đây :
Bảng 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ các dự án đầu tư xây dựng thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn
Mã số | Yếu tố ảnh hưởng | |
I | Nhóm yếu tố CĐT (4 yếu tố) | |
1 | YT101 | Năng lực CĐT |
2 | YT102 | Quản lý dự án của Chủ đầu tư chưa chuyên nghiệp |
3 | YT103 | Tài chính của CĐT |
4 | YT104 | CĐT điều chỉnh quy mô dự án |
II | Nhóm yếu tố về mặt bằng, pháp luật trong lĩnh vực du lịch( 4 yếu tố ) | |
5 | YT205 | Khó khăn trong đền bù giải phóng mặt bằng |
6 | YT206 | Quy hoạch phát triển ngành du lịch chưa đầy đủ |
7 | YT207 | Các tiêu chuẩn xây dựng dành cho ngành du lịch còn thiếu |
8 | YT208 | Chính sách về đầu tư xây dựng ngành Du lịch ở địa phương không phù hợp |
III | Các yếu tố về đặc điểm công trình (3 yếu tố) | |
9 | YT309 | Công trình có yêu cầu cao về mỹ thuật, kiến trúc |
10 | YT310 | Công trình tập trung tại các khu du lịch không thuận tiện trong thi công |
11 | YT311 | Khó khăn trong đấu nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật khác |
12 | YT312 | Sử dụng nhiều vật liệu cao cấp, đặc thù khó khăn trong cung cấp |
IV | Các yếu tố về năng lực TVGS và TVTK ( 4 yếu tố ) | |
13 | YT413 | TVGS thiếu năng lực chuyên môn, trách nhiệm |
14 | YT414 | TVTK thiếu năng lực chuyên môn, trách nhiệm |
15 | YT415 | TV lập dự án thiếu năng lực, dự án phải điều chỉnh nhiều lần |
16 | YT416 | Thiếu sự phối hợp giữa các đơn vị tư vấn |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nghiên Cứu Trước Đây Về Tiến Độ Dự Án Đầu Tư Xây Dựng
- Thực Trạng Dự Án Đầu Tư Thuộc Tổng Công Ty Du Lịch Sài Gòn.
- Thực Trạng Xây Dựng Của Tổng Công Ty Du Lịch Sài Gòn
- Bảng Trị Trung Bình, Độ Lệch Chuẩn Của 24 Biến Quan Sát Thử Nghiệm
- Kiểm Tra Hệ Số Cronbach’S Alpha Sau Khi Loại Bỏ Biến Quan Sát Có Hệ Số Tương Quan Biến Tổng Nhỏ Hơn 0.3
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Thuộc Tổng Công Ty Du Lịch Sài Gòn
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
Các yếu tố về năng lực nhà thầu thi công | ||
17 | YT517 | Thiếu kinh nghiệm trong thi công các công trình du lịch |
18 | YT518 | Không đủ năng lực thi công |
19 | YT519 | Biện pháp thi công không phù hợp |
20 | YT520 | Nguồn tài chính không đảm bảo |
21 | YT521 | Sự cố kỹ thuật trong quá trình thi công |
VI | Các yếu tố bên ngoài ( 4 yếu tố ) | |
22 | YT622 | Ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết, khí hậu |
23 | YT623 | Sự biến động của thị trường du lịch |
24 | YT624 | Sự thay đổi chiến lược phát triển của ngành du lịch |
2.3.4 Thông tin chung:
- Thông tin chung nhằm phân loại nhóm người trả lời câu hỏi để có thể phân loại đánh giá chính xác hơn kết quả khảo sát.
1. Loại dự án mà người trả lời tham gia:
- Dự án xây dựng dân dụng, dự án xây dựng giao thông, dự án xây dựng liên quan ngành du lịch.
2. Số năm kinh nghiệm làm việc
- Số năm kinh nghiệm làm việc được sử dụng nhằm để đánh giá mức độ tin cậy đối với kết quả khảo sát.
3. Vai trò của người được khảo sát
- Vai trò của người được khảo sát trong dự án có ảnh hưởng rất lớn đến quan điểm trả lời bảng câu hỏi. Việc phân loại vai trò người khảo sát nhằm đánh giá cách nhìn nhận của từng nhóm người trong việc đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Vai trò người khảo sát được phân loại thành các nhóm gồm : Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, Tư vấn thiết kế / Giám sát, nhà thầu thi công, cán bộ kỹ thuật.
4. Vị trí hiện tại mà người trả lời đang công tác tại đơn vị
- Vị trí công tác được sử dụng nhằm đánh giá mức độ tin cậy đối với kết quả khảo sát như: Giám đốc/ phó giám đốc, Trưởng/Phó phòng, chuyên viên, Tư vấn giám sát trưởng/Tư vấn giám sát, Chỉ huy trưởng/chỉ huy phó.
5. Số dự án đã từng tham gia
- Thông qua số dự án mà người được khảo sát nhằm đánh giá mức độ tin cậy đối với kết quả khảo sát. Được phân chia thành các mức như sau : dưới 2 dự án, từ 2 đến 4 dự án, từ 4 đến 6 dự án, trên 6 dự án.
2.4 THU NHẬP DỮ LIỆU VÀ KÍCH THƯỚC MẪU QUAN SÁT:
2.4.1 Thu nhập dữ liệu:
Tác giả thu nhập dữ liệu thông qua 2 hình thức: phỏng vấn trực tiếp và phát bảng khảo sát đến các kỹ sư của Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế / giám sát, Nhà thầu thi công, Ban quản lý dự án, các khách hàng đầu tư.
Bảng khảo sát gồm 2 loại : Bảng khảo sát giấy và file khảo sát được gửi qua email. Sau khi thu thập bảng câu hỏi, tiến hành kiểm tra và loại bỏ những bảng trả lời không hợp lệ (câu trả lời bị thiếu, câu trả lời có nhiều kết quả).
2.4.2 Kích thước mẫu quan sát:
- Kích thước của mẫu phải đạt được 4 tính chất sau: Thích hợp (Consistent), Không thiên lệch (Unbiased),Hiệu quả (Efficient), Đủ (Sufficient).
- Số lượng mẫu phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, thời gian, mục tiêu của cuộc khảo sát và phương pháp ước lượng của nghiên cứu, số lượng mẫu càng lớn thì độ chính xác càng cao và ngược lại. Hiện nay có một số phương pháp xác định số lượng mẫu tới hạn phố biến như sau:
- Theo Hoelter, 1983 kích thước mẫu tới hạn phải là 200. [21]
- Theo Bollen, 1989 Kích thước mẫu tối thiểu phải là 5 mẫu cho một nhân tố cần tìm , với tỉ lệ được ước lượng là ( 5:1 ). [18]
- Theo tài liệu Biên soạn & bài giảng PGS.TS. Lưu Trường Văn, Đại học Mở TP.HCM: một bộ dữ liệu tối thiểu là 100 thì cần thiết cho phân tích nhân tố. Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA: Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) [16] cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Đối với phân tích hồi quy đa biến: cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức là 50 + 8*m (m: số biến độc lập) [20].Ví dụ: Trong nghiên cứu này, dự kiến số biến độc lập là 6 thì cỡ mẫu tối thiểu là 50 + 8*6 = 98 mẫu.
- Nghiên cứu về cỡ mẫu do Roger thực hiện (2006) cho thấy cỡ mẫu tối thiểu áp dụng được trong các nghiên cứu thực hành là từ 150 -200.[22]
- Từ các phương pháp lấy mẫu như trên , căn cứ vào tình hình thực tế tác giả tiến hành chọn phương pháp lấy mẫu khảo sát theo tỉ lệ 5:1. Mô hình nghiên cứu dự kiến có 41 yếu tố ảnh hưởng cần được đánh giá , do đó kích thước mẫu tối thiểu cần chọn là 41x5= 205. như vậy số lượng mẫu cần thiết khảo sát tác giả cần chuẩn bị khoảng 250 đến 300 bảng câu hỏi để tiến hành đến khảo sát trực tiếp tại các dự án xây dựng thuộc ngành du lịch nói chung và thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn, các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công . Tác giả kỳ vọng với số lượng khảo sát này tác giả sẽ thu lại được những bảng trả lời đạt yêu cầu phục vụ cho công tác nghiên cứu chiếm tỷ lệ là 85% đủ đảm bảo các tiêu chí về độ chính xác trong nghiên cứu
- Việc thu thập được số lượng mẫu nêu trên trong thời gian giới hạn và gặp rất nhiều khó khăn trong mối quan hệ tại các dự án xây dựng. Hơn nữa, nghiên cứu ở đây mang tính chất khám phá, thăm dò nên mẫu khảo sát sẽ lấy theo phương pháp thuận tiện, thuộc hình thức chọn mẫu phi xác suất. Việc lấy mẫu theo phương pháp “thuận tiện” hay “dễ tiếp cận” này có nhược điểm rất lớn là phụ thuộc vào đơn vị “thuận tiện” có những sự khác biệt nhất định với các đơn vị “không thuận tiện”, kết quả phỏng định thường bị xâm nhập bởi độ lệch của một số đại lượng nào đó.Tuy nhiên, trong điều kiện nghiên cứu hiện tại và với kỳ vọng của tác giả ở đây chỉ muốn thăm dò khi tất cả đều chỉ cần đến phép xấp xỉ của hiện tượng mong đợi và chấp nhận với những trị số phỏng định xấp xỉ này.
2.5 CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU:
2.5.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo:
- Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả [14].
- Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không; nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến - tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo [15].
- Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo:
+ Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3); tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) [14]
+ Các mức giá trị của Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu [15].
+ Các biến quan sát có tương quan biến - tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,4) được xem là biến rác thì sẽ được loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Alpha đạt yêu cầu (lớn hơn 0,7).
- Dựa theo thông tin trên, nghiên cứu thực hiện đánh giá thang đo dựa theo tiêu chí:
+ Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0,3 (đây là những biến không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo và nhiều nghiên cứu trước đây đã sử dụng tiêu chí này).
+ Chọn thang đo có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (các khái niệm trong nghiên cứu này là tương đối mới đối với đối tượng nghiên cứu khi tham gia trả lời).
2.5.2 Phân tích nhân tố PCA
Các thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy sẽ được sử dụng phân tích nhân tố để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát thành một tập biến (gọi là nhân tố) ít hơn; các nhân tố được rút gọn này sẽ có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến quan sát ban đầu [16].
a. Phương pháp phân tích nhân tố PCA
- Kiểm định Bartlett: các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể
- Xem xét giá trị KMO: 0,5≤KMO≤1 thì phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu; ngược lại KMO≤ 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu [15].
- Để phân tích PCA có giá trị thực tiễn: tiến hành loại các biến quan sát có hệ số tải nhân tố < 0,5
- Xem lại thông số Eigenvalues (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) có giá trị > 1
- Xem xét giá trị tổng phương sai trích (yêu cầu là ≥ 50%): cho biết các nhân tố được trích giải thích được % sự biến thiên của các biến quan sát
b. Cách thực hiện và tiêu chí đánh giá trong phân tích nhân tố chính PCA:
- Sử dụng phương pháp trích yếu tố là Principal components với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalues = 1. Với các thang đo đơn hướng thì sử dụng phương pháp trích yếu tố Princial components. Tiến hành loại các biến số có trọng số nhân tố (còn gọi là hệ số tải nhân tố) nhỏ hơn 0,4 và tổng phương sai trích được bằng hoặc lớn hơn 50% (thang đo được chấp nhận) [14].
- Tiêu chuẩn đối với hệ số tải nhân tố là phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực. Các mức giá trị của hệ số tải nhân tố: lớn hơn 0,3 là đạt được mức tối thiểu; lớn hơn 0,4 là quan trọng; lớn hơn 0,5 là có ý nghĩa thực tiễn. Tiêu chuẩn chọn mức giá trị hệ số tải nhân tố: cỡ mẫu ít nhất là 350 thì có thể chọn hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,3; nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì chọn hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,55; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì hệ số tải nhân tố phải lớn hơn 0,75 [16].
- Mục đích chính khi sử dụng phương pháp PCA:
+ Trước hết phương pháp PCA là tên viết tắt của phương pháp phân tích nhân tố các thành phần chính chuẩn hóa là một phương pháp phân tích dữ liệu cho
phép: Nhận biết xu thế chính của tập hợp dữ liệu khảo sát , đồng thời đánh giá và sắp hạng các đối tượng khảo sát nghiên cứu dựa vào đặc trưng của chúng.
+ Đây là một phương pháp phân tích định tính dựa trên cơ sở giá trị các biến định lượng liên kết với từng đối tượng khảo sát. Mỗi biến sẽ được đánh giá theo một thang điểm thích hợp [17].
2.5.3 Phân tích hồi quy đa biến
Sau quá trình thực hiện kiểm định thang đo: đánh giá độ tin cậy thang đo (sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha) và kiểm định giá trị khái niệm của thang đo (phân tích nhân tố PCA); tiến hành tính toán nhân số của nhân tố (giá trị của các nhân tố trích được trong phân tích nhân tố chính PCA) bằng cách tính trung bình cộng của các biến quan sát thuộc nhân tố tương ứng.Các nhân tố được trích ra trong phân tích nhân tố được sử dụng cho phân tích hồi quy đa biến để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết kèm theo. Các kiểm định giả thuyết thống kê đều áp dụng mức ý nghĩa là 5%.
a. Phân tích tương quan:
- Kiểm định mối tương quan tuyến tính giữa các biến trong mô hình: giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập và giữa các biến độc lập với nhau. Đồ thị phân tán cũng cung cấp thông tin trực quan về mối tương quan tuyến tính giữa hai biến.
- Sử dụng hệ số tương quan Pearson để lượng hóa mức độ chặt chẽ mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng: giá trị tuyệt đối của hệ số Pearson càng gần đến 1 thì hai biến này có mối tương quan tuyến tính càng chặt chẽ [15].
- Trong mô hình nghiên cứu, kỳ vọng có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập; đồng thời cũng xem xét mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau để nhận dạng hiện tượng đa cộng tuyến.
b. Phân tích hồi quy đa biến
- Sau khi kết luận là hai biến có mối liên hệ tuyến tính thì có thể mô hình hóa mối quan hệ nhân quả của hai biến này bằng hồi quy tuyến tính [15].
- Nghiên cứu thực hiện hồi quy đa biến theo phương pháp Enter: tất cả các biến được đưa vào một lần và xem xét các kết quả thống kê liên quan.
- Phương trình hồi quy đa biến cho mô hình nghiên cứu :
Y = 0 + 1*X1 + 2*X2 +3*X3+…..+N*XN
c. Kiểm định các giả thuyết, sử dụng với phần mềm SPSS 20.0
- Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến.
- Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình.
- Kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến (tương quan giữa các biến độc lập) thông qua giá trị của độ chấp nhận (Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor): VIF > 5 thì có thể nhận xét có hiện tượng đa cộng tuyến [15].
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến chất lượng trong thi công công trình: yếu tố có hệ số càng lớn thì có thể nhận xét rằng yếu tố đó có mức độ ảnh hưởng cao hơn các yếu tố khác trong mô hình nghiên cứu.
Kết luận chương II:
Chương II, đây là chương về phương pháp nghiên cứu, tác giả đã nêu quy trình nghiên cứu, quy trình lập bảng câu hỏi, đồng thời tác giả cũng đã nêu các phương pháp công cụ phân tích sẽ sử dụng trong nghiên cứu như: đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố chính (PCA), phân tích hồi quy đa biến.