Phân Loại Và Đặc Điểm Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.

b. Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và nhân thân người phạm tội.

Nhân thân người phạm tội là “tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn về TNHS của họ” [11, tr.97].

Các đặc điểm nhân thân người phạm tội hầu hết không thuộc cấu thành tội phạm. Tức là có các đặc điểm đó chỉ đóng vai trò làm tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm tăng lên hoặc giảm xuống. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, có tội đó là tính tiết định khung, có tội đó là tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ chung. Chỉ có một số ít trường hợp, dấu hiệu nhân thân đóng vai trò là tình tiết định tội, ở một số tội như trộm cắp tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ở các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng như: tội gây rối trật tự công cộng, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc. Đó là những dấu hiệu đã bị xử phạt hành chính về hành vi cùng loại hoặc đã bị kết án, chưa được xóa án về tội phạm cùng loại.

Nhân thân người phạm tội không ảnh hưởng trực tiếp đến tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm được thực hiện. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm cho xã hội của thân nhân người phạm tội bộc lộ qua tội phạm được thực hiện. Do đó, nó cũng làm tăng hoặc giảm tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Tức là mức độ thiệt hại, hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội của tội phạm phụ thuộc một phần vào các đặc điểm thân nhân người phạm tội.

Việc nghiên cứu thân nhân người phạm tội có ý nghĩa lớn về nhiều mặt. Trước hết, về mặt chính trị, qua việc nghiên cứu về việc thân nhân người phạm tội giúp cho Đảng và Nhà nước ta hoạch định đường lối, chính sách đúng đắn trong đấu tranh phòng chống tội phạm trong từng thời kỳ.

Về mặt lý luận, thông qua việc nghiên cứu thân nhân người phạm tội các nhà làm luật nắm vững bản chất, vai trò của các đặc điểm thân nhân người

phạm tội, những đặc điểm nào có tính nguy hiểm đến xã hội của tội phạm và mức độ ảnh hưởng của từng đặc điểm (tình tiết). Từ đó xây dựng được hệ thống pháp luật về hình sự phù hợp để đấu tranh phòng và chống tội phạm có tính hiệu quả.

Đó là việc đưa ra nguyên tắc xử lý của Luật hình sự. Nhân thân người phạm tội giúp cho việc xác định những loại đối tượng phạm tội cần phải nghiêm trị, những loại cần được khoan hồng.

Cũng trên cơ sở đó, xác định những đặc điểm nào của nhân thân người phạm tội cần coi là tình tiết tăng nặng và quy định trong luật ở Điều 48 BLHS hoặc là yếu tố định tội hoặc là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt. Việc quy định các tình tiết thuộc đặc điểm nhân thân người phạm tội trong luật phù hợp là cơ sở để cá thể hóa hình phạt được thuận lợi.

Việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội cũng giúp cho quá trình áp dụng pháp luật tránh được khuynh hướng quá đề cao đặc điểm nhân thân người phạm tội khi quyết định hình phạt. Tức là coi tình tiết thuộc nhân thân người phạm tội có “giá trị” cao hơn nhiều các tình tiết khác. Đây là một khuynh hướng khá phổ biến, nhưng lại hoàn toàn không hợp lý, đặc biệt là tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Bởi vì, dù sao chúng cũng chỉ là một tình tiết tăng nặng TNHS. Còn tội phạm đã thực hiện (tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của nó) là thước đo khách quan duy nhất của TNHS, của việc quyết định hình phạt và nhân thân tốt hay xấu cũng chỉ là một căn cứ để quyết định hình phạt mà căn cứ chủ yếu là tính chất và mức độ nghiêm trọng nhiều hay ít của tội phạm đã thực hiện [39, tr.40].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

- Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và yêu cầu cải tạo, giáo dục người phạm tội.

Một trong những nội dung cần đề cập khi nghiên cứu thân nhân người phạm tội và tình tiết tăng nặng TNHS là làm rõ mối quan hệ giữa tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và yêu cầu cải tạo giáo dục người phạm tội.

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 4

Điều 27 BLHS quy định: Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm” [3, tr.27-28]. Như vậy, hình phạt ngoài mục đích trừng trị thì còn nhằm cải tạo giáo dục người phạm tội. Theo chúng tôi, sự trừng trị của pháp luật không phải là sự trả thù ngang bằng mà trừng trị thực chất là cũng nhằm răn đe, cải tạo, giáo dục người phạm tội (tất nhiên, trường hợp thấy hành vi của người phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và qua đó xét thấy không thể cải tạo giáo dục được nữa thì cần loại bỏ vĩnh viễn người phạm tội đó ra khỏi đời sống xã hội). Xét về bản chất của tội phạm thì một người sở dĩ phải chịu trách nhiệm hình sự và hình phạt là vì người đó đã có hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ mà tính chất, mức độ nguy hiểm của nó đã đến mức phải truy cứu TNHS. Một người dù có nhân thân xấu đến đâu nhưng nếu không có hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội thì TNHS cũng không đặt ra đối với họ. Và một người dù nhân thân tốt nhưng có hành vi nguy hiểm cho xã hội thì cũng phải chịu TNHS (trừ một số trường hợp được miễn TNHS). Tuy nhiên, trách nhiệm hình sự, hình phạt không phải áp dụng đối với hành vi đó mà là áp dụng đối với người phạm tội nhằm trừng trị, răn đe, cải tạo, giáo dục người phạm tội. Người phạm tội là những người có ý chí, lý trí. Do đó, muốn hình phạt đạt được mục đích thì cân nhắc đến các đặc điểm, đặc tính riêng biệt của người phạm tội. Người có nhân thân xấu, ý thức phạm tội càng cao, bản chất tội phạm càng rõ thì trách nhiệm

hình sự, hình phạt đối với họ càng phải cao hơn mới đảm bảo đủ để giáo dục, cải tạo họ thành người lương thiện, chấp hành tốt pháp luật.

2. Phân loại và đặc điểm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Có 3 loại tình tiết tăng nặng TNHS, đó là: Tình tiết tăng nặng định tội; Tình tiết tăng nặng định khung và Tình tiết tăng nặng chung, nhưng chúng đều có những đặc điểm chung thể hiện bản chất, ý nghĩa pháp lý của tình tiết tăng nặng TNHS, cụ thể như sau:

a) Một là:

Đặc điểm cơ bản của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, là làm tăng tính nguy hiểm cho tội phạm (làm thay đổi tính chất hoặc mức độ nguy hiểm của tội phạm theo hướng nghiêm trọng hơn tùy theo từng trường hợp cụ thể), hoặc người phạm tội. Có những tình tiết đối với tội này thì làm thay đổi tính chất, nhưng đối với tội khác thì làm thay đổi mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Đây là tình tiết chung được áp dụng cho nhiều loại tội phạm, cho dù đó là tình tiết tăng nặng định tội hay tình tiết tăng nặng định khung. Ví dụ: Tình tiết phạm tội đối với trẻ em, nếu ở tội hiếp dâm trẻ em thì nó là tình tiết tăng nặng định tội, nếu ở tội cố ý gây thương tích thì nó là tình tiết tăng nặng định khung, và nó là tình tiết tăng nặng chung ở một số tội khác.

b) Hai là:

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chỉ được quy định trong Bộ luật hình sự. Trong quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm, các nhà làm luật xác định những tình tiết nào làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cần coi là tình tiết tăng nặng và quy định trong BLHS. Khi truy tố, xét xử, chỉ những tình tiết tăng nặng và quy định trong BLHS mới được áp dụng là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự để tăng hình phạt đối với bị cáo, không được suy diễn, coi những tình tiết ngoài BLHS là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Đây cũng là đặc điểm cơ bản của tình tiết tăng nặng

TNHS. (Đặc điểm này khác với các tình tiết giảm nhẹ TNHS, bởi vì khoản 2 Điều 46 BLHS quy định: “Khi quyết định hình phạt, Tòa án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ nhưng phải ghi rõ trong bản án” [3, tr.38]. Đặc điểm này thể hiện nguyên tắc bình đẳng nhân đạo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, của pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng.

c) Ba là:

Tình tiết tăng nặng thuộc tội nào thì áp dụng cho tội ấy; tình tiết thuộc về nhân thân của người phạm tội nào thì áp dụng cho người phạm tội ấy. Đây là đặc điểm để đảm bảo quyền, lợi ích cho bị can, bị cáo, khi đang truy tố xét xử thì người tiến hành tố tụng chỉ được áp dụng những tình tiết liên quan trực tiếp đến vụ án, ảnh hưởng đến tính nguy hiểm cho xã hội của một tội phạm cụ thể.

d) Bốn là:

Các tình tiết tăng nặng TNHS mang tính khách quan phản ánh tình hình xã hội, tình hình tính chất tội phạm và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong từng thời kỳ. Do đó từ góc độ lập pháp, tình tiết tăng nặng TNHS với vai trò đảm bảo xử lý nghiêm minh tội phạm cũng được điều chỉnh phù hợp, có những tình tiết mới được đưa vào, có những tình tiết phải bỏ đi, có những tình tiết đưa từ tình tiết tăng nặng chung lên thành tình tiết tăng nặng định khung, có những tình tiết tăng nặng định khung được chuyển thành tình tiết tăng nặng định tội.

e) Năm là:

Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có tác động giới hạn (khác với tình tiết giảm nhẹ TNHS). Bởi vì đối với trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, Toà án có thể xử phạt bị cáo dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc miễn TNHS, miễn hình phạt. Còn trường hợp người phạm tội dù có

nhiều tình tiết tăng nặng chung, nhiều tình tiết tăng nặng định khung chung thì cũng chỉ bị xử phạt trong phạm vi một khung hình phạt đó. Ví dụ: Một người phạm tội cướp tài sản có một tình tiết tăng nặng chung và một tình tiết tăng nặng định khung ở khoản 2 Điều 133 BLHS cũng có thể bị xử phạt tới 15 năm tù, thế nhưng một người khác cũng phạm tội cướp tài sản có nhiều tình tiết tăng nặng định khung ở khoản 2 Điều 133 BLHS và nhiều tình tiết tăng nặng chung thì cũng chỉ có thể xử phạt đến 15 năm tù, điều đó thể hiện đây là đặc điểm đặc thù của tình tiết tăng nặng TNHS.‌

III. Ý NGHĨA CỦA CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ.

1. Ý nghĩa về mặt pháp lý:

Các tình tiết tăng nặng là những tình tiết làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã được thực hiện, do vậy chúng có ý nghĩa làm tăng trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người đã thực hiện tội phạm cụ thể đó. Về mặt này, chúng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cá thể hoá hình phạt ở chỗ cho phép đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đã thực hiện, là một trong những cơ sở cho việc xác định mức độ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không có giá trị tăng nặng như nhau trong mỗi tội phạm cụ thể. Có những tình tiết có ý nghĩa tăng nặng lớn, nhưng có tình tiết chỉ có ý nghĩa tăng nặng phần nào trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Do vậy, việc hiểu và vận dụng đúng đắn các tình tiết tăng nặng trong việc xác định trách nhiệm hình sự chỉ có thể quy định một cách khái quát mức hình phạt thấp nhất và cao nhất trong một khung hình phạt đối với một tội phạm. Vì trong thực tế mỗi tội phạm xảy ra rất khác nhau về nguyên nhân, hoàn cảnh, mức độ thực hiện tội phạm, mức độ gây thiệt hại, về thân nhân người phạm tội. Những tình tiết riêng biệt đó đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của

hành vi phạm tội đã xảy ra và người phạm tội nên cũng ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự. Do đó, việc cân nhắc các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội là thực hiện nguyên tắc cá thể hoá hình phạt, đảm bảo sự công bằng giữa các công dân trước pháp luật.

Việc quy định các tình tiết tăng nặng trong Bộ luật hình sự và vận dụng đúng các tình tiết tăng nặng trong việc xác định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện mục đích của hình phạt là cải tạo, giáo dục người phạm tội. Nhìn vào đường lối xử lý của Nhà nước ta đối với người phạm tội có thể thấy Luật hình sự luôn tạo ra mọi cơ hội cho người phạm tội quay trở về với cuộc sống lương thiện. Trong pháp luật thi hành án hình sự, ý nghĩa của các tình tiết tăng nặng được thể hiện ở chỗ: đối với các trường hợp phạm tội có tình tiết tăng nặng khác nhau trong quá trình chấp hành hình phạt (hình phạt tù) thì phải có biện pháp cải tạo, giáo dục phù hợp để người can án sớm trở thành công dân có ích cho xã hội.

2. Ý nghĩa về mặt chính trị:

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thể hiện cụ thể đường lối, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước. Khoản 2 Điều 3 Bộ luật hình sự thể hiện rõ đường lối xử lý nghiêm trị kết hợp với khoan hồng đối với người phạm tội; "Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội, người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng. Khoan hồng đối với người tự thú thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại đã gây ra" [3, tr.15].

Việc quy định các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự thể hiện chính sách xử lý có phân hoá trong khi xác định

trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người phạm tội, giáo dục khuyến khích họ tích cực sửa chữa, cải tạo họ trở thành người lương thiện.

Việc quy định các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự còn có tác dụng thống nhất việc vận dụng đường lối xét xử trong cả nước góp phần hạn chế việc vận dụng tuỳ tiện các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực hình sự.

Mặt khác, thông qua việc quy định các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và việc vận dụng nó trong việc xác định trách nhiệm hình sự đối với phạm tội, Nhà nước làm cho mọi công dân thấy rõ những trường hợp nào cần xử nặng, những trường hợp nào cần khoan hồng, điều này có tác động tích cực trong việc đấu tranh phòng và chống tội phạm.‌


IV. PHÂN LOẠI CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ.

1. Phân loại căn cứ tính chất của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Các tình tiết tăng nặng TNHS đều thể hiện việc làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, song do các tình tiết đó đều là biểu hiện sự nguy hiểm hơn của các yếu tố cấu thành tội phạm, của nhân thân người phạm tội, nên giữa các tình tiết có sự khác nhau về tính chất.

Căn cứ theo tiêu chí này, các tình tiết tăng nặng TNHS được chia thành:

- Tình tiết tăng nặng TNHS thuộc yếu tố chủ quan của tội phạm.

- Tình tiết tăng nặng TNHS thuộc thân nhân người tội phạm.

- Tình tiết tăng nặng TNHS thuộc yếu tố khách quan của tội phạm.

Cách phân loại này sẽ giúp chúng ta một phần trong việc đánh giá đúng ý nghĩa của từng tình tiết tăng nặng đối với từng loại tội phạm, đưa ra phạm vi áp dụng của từng loại tình tiết tăng nặng. Cũng vì vậy, chỉ cần phân loại các tình tiết tăng nặng ở Điều 48 BLHS mà không phân loại các tình tiết tăng nặng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2023