điều kiện thị trường, sản phẩm dịch vụ, khả năng đáp ứng của từng điểm đến và chiến lược tiếp thị điểm đến du lịch.
Đối với điểm đến du lịch địa phương, quảng cáo có thể được xem là công cụ xúc tiến rất hiệu quả về chi phí, bởi vì nó có thể tiếp cận được thị trường mục tiêu rộng lớn với mức chi phí thấp tính theo đầu người. Quan hệ công chúng thông thường không phải trả tiền, là một thành phần rất quan trọng trong các chương trình xúc tiến du lịch, công cụ này có thể hỗ trợ các công cụ khác trong chương trình xúc tiến hỗn hợp. Chính vì thế việc nghiên cứu sử dụng phối hợp tốt các công cụ xúc tiến sẽ đảm bảo sự thành công của các chương trình liên kết xúc tiến du lịch.
1.2.3.5. Thường xuyên đánh giá và kiểm soát chương trình liên kết xúc tiến du lịch
Khi tiến hành xây dựng và đánh giá các chương trình liên kết xúc tiến du lịch, những cơ quan chịu trách nhiệm cần đặc biệt quan tâm đến việc hợp tác với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong việc nghiên cứu thị trường và đa dạng hóa các kênh xúc tiến, đồng thời phải xác định được các chủ đề cụ thể cho điểm đến nhằm gia tăng sự nhận biết những sản phẩm chào bán thông qua hình ảnh, thông điệp quảng cáo nhất quán, trung thực về điểm đến
1.2.4. Vai trò của liên kết xúc tiến du lịch
- Góp phần tích cực trong việc phát huy hết khả năng nguồn lực từ con người tới tài nguyên vào hoạt động phát triển du lịch của điểm đến: Tài nguyên du lịch chỉ được khai thác hợp lí khi và chỉ khi giữa các doanh nghiệp/các địa phương có mối liên hệ mật thiết. Hiện nay, nguồn tài nguyên du lịch nước ta rất phong phú và đa dạng nhưng vẫn đang tồn tại thực trạng một số điểm du lịch luôn thu hút khách, thậm chí rơi vào tình trạng quá tải, gây sức ép tới tình hình an ninh, môi trường tự nhiên lẫn nhân văn. Nhưng bên cạnh đó, còn nhiều điểm du lịch chưa khai thác hết khả năng gây nên tình
trạng lãng phí tài nguyên du lịch. Từ thực trạng đó, chúng ta thấy giữa các doanh nghiệp đang độc quyền, chưa phát huy hết sự liên kết như quảng bá, chia sẻ kinh nghiệm thu hút nguồn khách. Đó là những mặt hạn chế mà ngành du lịch hiện nay đang gặp phải. Phát huy được tính liên kết là cách giúp các ngành, địa phương và doanh nghiệp khai thác hợp lí nguồn lực con người và tài nguyên du lịch.
- Tăng cường tính cạnh tranh cho điểm đến: ngành du lịch có lớn mạnh, có đủ năng lực cạnh tranh được hay không chính nhờ vào một phần của sự liên kết giữa các bên tham gia trong quá trình phát triển du lịch. Nếu các địa phương (điểm đến), doanh nghiệp du lịch liên kết và tìm ra tiếng nói chung trong xây dựng, hoạch định chiến lược, chia sẻ kinh nghiệm và trách nhiệm v.v.. thì sự vận hành của ngành du lịch sẽ có những bước tiến xa. Bên cạnh đó, hiện nay đang có xu thế liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch trong nước với doanh nghiệp du lịch nước ngoài trong việc đưa/đón khách sang du lịch lẫn nhau. Đó là xu thế chung, là một nhân tố góp phần nâng cao sự hợp tác cùng có lợi, làm hạn chế tính cạnh tranh, rất có lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.
Có thể bạn quan tâm!
- Liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc - 2
- Các Vấn Đề Cơ Bản Trong Liên Kết Xúc Tiến Du Lịch
- Liên Kết Trong Xây Dựng Thương Hiệu Du Lịch Của Vùng
- Thực Trạng Liên Kết Xúc Tiến Du Lịch Khu Vực Đông Bắc
- Nguồn Nhân Lực Thực Hiện Liên Kết Xúc Tiến Du Lịch
- Nguyên Tắc Liên Kết Xúc Tiến Du Lịch Khu Vực Đông Bắc
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
- Góp phần phát triển du lịch có trách nhiệm: du lịch là tổng thể của tính đa ngành nên sự đóng góp của các doanh nghiệp du lịch đối với xã hội là không hề nhỏ. Một dự án xây dựng khu du lịch ngoài mục tiêu kinh tế còn có mục tiêu xã hội, xóa đói giảm nghèo mà nó đem lại cho cộng đồng, cho xã hội thông qua tạo công ăn việc làm cho lao động trực tiếp như bàn, buồng, bếp, lễ tân; đóng góp thuế; tiêu thụ các sản phẩm của cộng đồng địa phương làm ra. Bên cạnh đó, sự liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với địa phương, khách du lịch có ý nghĩa quan trọng tới trách nhiệm bảo vệ môi trường. Nếu địa phương ra sức bảo vệ môi trường còn doanh nghiệp và
du khách thiếu ý thức thì sự ô nhiễm sẽ ngày một tăng, kéo theo sự suy giảm chất lượng tài nguyên du lịch là điều hiển nhiên.
- Kích thích gia tăng tiêu dùng du lịch: thực tế hiện nay thời gian khách lưu lại tại các điểm du lịch cũng như địa phương là rất ngắn. Nguyên nhân thường do sự hạn chế của dịch vụ; thiếu cái mới lạ, độc đáo của sản phẩm du lịch… Trừ các thành phố du lịch lớn, còn lại rất nhiều địa phương chỉ là trạm trung chuyển của du khách, hoặc chỉ có thể giữ chân du khách 1-2 đêm. Vì vậy, nếu phát huy được sự liên kết tức là khi giữa các địa phương tìm được tiếng nói chung thì việc thu hút khách lưu lại với thời gian dài sẽ thuận lợi hơn. Từ đó kéo theo các lợi ích khác mà các chủ thể tham gia đều được hưởng lợi.
- Giúp các doanh nghiệp du lịch/địa phương tiết kiệm chi phí khi sản xuất sản phẩm, dịch vụ: mục tiêu tối thiểu chi phí, tối đa lợi nhuận luôn đặt ra với bất cứ ngành kinh doanh nào chứ không riêng gì du lịch. Nhưng trong lĩnh vực du lịch, sự liên kết giữa các doanh nghiệp, các điểm đến với nhau có thể giúp tiết kiệm được chi phí thông qua việc giảm giá dịch vụ cho nhau; thể hiện trong việc chung tay quảng bá, xây dựng sản phẩm, dịch vụ để cùng khai thác; tận dụng nguồn nhân lực giữa các doanh nghiệp với nhau.
1.3. Một số bài học kinh nghiệm về liên kết xúc tiến du lịch
1.3.1. Khu vực Tây Bắc
Du lịch khu vực Tây Bắc được đánh giá là một trong những thị trường du lịch tiềm năng của cả nước với những thế mạnh, hùng vĩ của cảnh quan thiên nhiên, đa dạng về sắc màu văn hóa; thuần khiết, mộc mạc, mến khách của đồng bào các dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc. Nơi đây cũng lưu giữ nhiều di tích lịch sử ghi lại những chiến công hiển hách của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đây chính là nguồn tài nguyên du lịch vô tận để các tỉnh trong khu vực khai thác phục vụ
du lịch. Từ năm 2008, 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng bao gồm Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Hà Giang đã ký kết biên bản hợp tác phát triển du lịch nhằm khai khác hợp lý tiềm năng du lịch các địa phương và thúc đẩy sự tăng trưởng du lịch của cả khu vực.
Hợp tác xúc tiến du lịch là một trong những nội dung chính của chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng. Trong thời gian vừa qua, ngành du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng đã có nhiều hoạt động hợp tác về xúc tiến du lịch đem lại hiệu quả thiết thực góp phần thúc đẩy sự phát triển chung về du lịch của mỗi địa phương như: tổ chức cuộc thi thiết kế mẫu hàng lưu niệm và quà tặng du lịch, cuộc thi ảnh đ p du lịch Tây Bắc, cuộc thi hướng dẫn viên du lịch, xây dựng website du lịch Tây Bắc, sách hướng dẫn du lịch, bản đồ du lịch Tây Bắc, khảo sát vòng cung Tây Bắc, tham dự Hội chợ du lịch quốc tế tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,… Đây là tiền đề quan trọng để công tác quảng bá xúc tiến du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng được liên kết chặt chẽ và đạt hiệu quả cao hơn góp phần thúc đẩy du lịch Tây Bắc nói chung và du lịch của mỗi tỉnh nói riêng ngày càng phát triển.
Công tác xúc tiến du lịch các tỉnh Tây Bắc mở rộng đã tạo dựng được thương hiệu, hình ảnh, miền đất, con người và quảng bá được các sản phẩm du lịch vùng Tây Bắc và từng địa phương. Đặc biệt, trong công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, khối hợp tác 8 tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động đa dạng, phong phú, từ công tác tuyên truyền qua các ấn phẩm Du lịch Tây Bắc bằng các tiếng Việt-Anh, xây dựng Website du lịch mỗi tỉnh, tham gia các hội chợ Du lịch Quốc tế, đến tổ chức các cuộc thi ảnh đ p, thi thuyết minh, hướng dẫn viên giỏi 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng. Tuy nhiên, du lịch của 8 tỉnh trong khu vực dù đã phát triển khả quan nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thiếu quy hoạch chung của cả khu vực. Hoạt động
xúc tiến quảng bá du lịch Tây Bắc mở rộng còn mang tính tự phát, thiếu đồng bộ, thiếu sự liên kết chặt chẽ.
Công tác thông tin, quảng bá, xúc tiến du lịch của các tỉnh Tây Bắc đang chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, giới thiệu những cái của mình có nhưng chưa đi theo hướng có thông tin cụ thể để hướng dẫn du khách đi bằng cách nào và đến để địa điểm đó được hưởng các dịch vụ du lịch tốt nhất. Thời gian qua, hoạt động xúc tiến du lịch ở các địa phương có tiềm năng du lịch được thực hiện một cách dàn trải, lãng phí nguồn nhân lực và hiệu quả thấp. Các địa phương thực hiện công tác xúc tiến, quảng bá du lịch hiện nay vẫn trong tình trạng “mạnh ai nấy làm” khiến việc xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm du lịch Tây Bắc còn gặp nhiều khó khăn.
Như vậy, từ hoạt động liên kết xúc tiến du lịch của Tây Bắc, các tỉnh Đông Bắc có thể học tập một số bài học kinh nghiệm áp dụng vào việc thực hiện hợp tác xúc tiến du lịch như sau:
- Bài học về nguồn lực tài chính: trong hợp tác xúc tiến du lịch, 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng đã có sự hỗ trợ rất lớn từ các Dự án EU, Dự án Tây Ban Nha, Dự án SVN. Các tỉnh Đông Bắc cũng cần phải có tầm nhìn và chiến lược trong việc thu hút, kêu gọi sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ dự án nước ngoài trong phát triển du lịch nói chung và liên kết xúc tiến du lịch nói riêng.
- Bài học về sự chuyên nghiệp: như đã nói ở trên, dù đã có những cải thiện đáng kể nhưng Tây Bắc thực hiện liên kết xúc tiến du lịch vẫn theo kiểu “mạnh ai nấy làm”. Chính vì vậy, các tỉnh Đông Bắc cần tránh “vết xe đổ” này, đồng nghĩa với việc phải hình thành cơ chế hợp tác liên vùng giữa các trung tâm xúc tiến du lịch của các tỉnh; tích cực đào tạo nguồn nhân lực làm công tác quảng bá, xúc tiến du lịch… Vì vậy, cần xây dựng và triển khai chiến lược, kế hoạch quảng bá, xúc tiến du lịch theo hướng chuyên nghiệp, có
trọng tâm, trọng điểm, gắn với chiến lược, kế hoạch phát triển sản phẩm thị trường và thương hiệu du lịch
- Bài học về việc sử dụng công cụ, phương tiện xúc tiến: các tỉnh Đông Bắc cũng cần học tập 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng trong việc kết hợp nhuần nhuyễn và hiệu quả các công cụ xúc tiến du lịch như website bằng tiếng Việt và tiếng Anh, tờ rơi/tập gấp/sách ảnh/sách hướng dẫn du lịch/bản đồ du lịch, tổ chức/tham gia hội chợ/liên hoan/sự kiện du lịch trong nước và quốc tế, e- marketting… nhằm quảng bá, xúc tiến du lịch tạo thương hiệu chung cho toàn vùng.
- Bài học về cơ chế quản lý: 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng có một Ban chỉ đạo chung, hoạt động thường xuyên nhằm đưa toàn vùng phát triển du lịch theo một quỹ đạo thống nhất, trong đó tất nhiên có cả hoạt động liên kết xúc tiến du lịch. Như vậy, các tỉnh Đông Bắc cũng nên học tập điều này, nhằm có một cơ chế quản lý tập trung, thống nhất, nhạy bén về xu hướng phát triển du lịch để kịp thời đưa ra những chiến lược liên kết xúc tiến du lịch có hiệu quả cho toàn vùng.
1.3.2. Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc
Sau khi quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch khu vực đồng bằng Sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được Chính phủ phê duyệt, các tỉnh trong khu vực đã chủ động xây dựng các chương trình hợp tác liên kết phát triển điểm đến, kết nối tour, tuyến, xây dựng các sản phẩm đặc trưng và cam kết trách nhiệm trong việc xúc tiến quảng bá, hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch đưa, đón khách và sử dụng sản phẩm du lịch của mỗi địa phương. Trên quy mô toàn vùng hiện nay, vùng đã phần nào thực hiện tốt sự hợp tác phát triển du lịch trong khu vực công tác quảng bá, xúc tiến đã xây dựng các sản phẩm du lịch liên kết vùng miền mang những nét đặc trưng, tương đồng, gắn với các tỉnh trong khu vực, phát triển mạnh các
sản phẩm du lịch đặc thù, nhất là các sản phẩm kết nối liên tuyến đồng thời cùng phối hợp triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa.
Công tác quảng bá còn thể hiện ở việc xây dựng các ấn phẩm tuyên truyền, giới thiệu tiềm năng du lịch của mỗi địa phương, xây dựng và liên kết trang thông tin điện tử. Trung tâm xúc tiến du lịch đã thực sự đóng vai trò cầu nối, tăng cường tổ chức các chương trình gặp gỡ giữa các doanh nghiệp du lịch, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên kết, hợp tác kinh doanh hiệu quả; phối hợp tổ chức các đoàn Famtrip khảo sát tuyến điểm du lịch; mở rộng liên kết với các tỉnh, thành phố lớn và một số thị trường du lịch trọng điểm.
Xúc tiến quảng bá còn dần được chuyên môn hóa các hoạt động thông tin nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ. Hoạt động xúc tiến đã phần nào đóng vai trò điều hành quản lý và kết nối thông tin du lịch, liên kết chia sẻ thông tin giữa các đơn vị xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch dùng chung. Trang Website của các Trung tâm xúc tiến được cập nhật thường xuyên, đảm bảo sự đa dạng phong phú về nội dung, hình thức mang tính mỹ thuật cao.
Từ thực tế hoạt động liên kết xúc tiến du lịch của vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang – nhìn từ quy mô 1 khu vực, Đông Bắc – nên học hỏi kinh nghiệm về việc thống nhất nguyên tắc chung trong liên kết. Cũng như bài học về xây dựng sản phẩm đặc thù và kết nối tour tuyến liên tỉnh, liên vùng. Bên cạnh đó, vùng du lịch Đông bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc cũng rất chuyên nghiệp trong việc liên kết thực hiện các hoạt động xúc tiến quảng bá, mà đặc biệt là nâng cao vai trò cũng như chất lượng hoạt động của các Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch. Một kinh nghiệm nữa mà khu vực Đông Bắc cần học hỏi từ thực tế liên kết xúc tiến du lịch của vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc là xây dựng một cơ sở dữ liệu chung về xúc tiến du lịch cho toàn vùng.
1.3.3. Liên kết xúc tiến du lịch giữa 3 tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam và Thừa Thiên – Huế
Từ năm 2010, 3 địa phương Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng liên kết xây dựng thương hiệu “3 địa phương – một điểm đến” nhằm phát triển du lịch.
Theo đó, mỗi địa phương chọn một sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch tiêu biểu để xây dựng chương trình chung. Cụ thể, tỉnh Quảng Nam chọn “Hành trình di sản”; thành phố Đà Nẵng chọn “Lễ hội bắn pháo hoa quốc tế” và tỉnh Thừa Thiên - Huế chọn “Festival Huế”.
Luân phiên hằng năm, mỗi địa phương sẽ đăng cai tổ chức khai mạc mùa du lịch biển chung, cùng có chiến lược xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch liên kết; xây dựng logo; tuyên truyền, cổ động trực quan; dựng pano, trao đổi thông tin, ấn phẩm để quảng bá du lịch; xây dựng bản đồ, hỗ trợ nhau tổ chức đón các đoàn trong nước, nước ngoài đến khảo sát tại 3 địa phương.
Kế hoạch trong năm 2016, 3 địa phương Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam sẽ đẩy mạnh liên kết để xúc tiến du lịch thông qua việc tham gia các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế: hội chợ du lịch quốc tế VITM Hà Nội, hội chợ du lịch quốc tế ITE TP. Hồ Chí Minh, hội chợ ITB Berlin, tổ chức roadshow giới thiệu du lịch 3 địa phương tại CHLB Đức, hội chợ JATA Nhật Bản. Ba địa phương cũng xuất bản các ấn phẩm chung, như: tập gấp chương trình, sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch 2016; nhân bản đĩa phim du lịch ba địa phương; tái bản cẩm nang du lịch. Bên cạnh đó, ba địa phương tiếp tục phối hợp xây dựng Bộ nhận diện thương hiệu du lịch; tổ chức hội chợ du lịch MICE và xúc tiến mở 2 đường bay mới: Băng Kốc – Đà Nẵng, Osaka – Đà Nẵng; tổ chức đón các đoàn famtrip, presstrip quốc tế đến tham quan, khảo sát, viết bài, đón và hỗ trợ các đoàn làm phim đến thực hiện phim giới thiệu du lịch của ba địa phương...