Kết Quả Xét Xử Các Vụ Án Hình Sự Sơ Thẩm Và Số Bị Cáo Áp Dụng Tình Tiết Tăng Nặng Tnhs Của Tand Hai Cấp Tỉnh Hà Giang

người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS”. Các căn cứ trên được xem xét trong mọi vụ án khi quyết định hình phạt, chúng có quan hệ chặt chẽ song lại có tính độc lập tương đối. Khi quyết định hình phạt Tòa án hai cấp tỉnh Hà Giang đã nhận thức đúng nội dung, ý nghĩa pháp lý của từng căn cứ và mối liên hệ giữa các căn cứ với nhau.

Qua nghiên cứu bản án hình sự của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Hà Giang, một số bản án áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội cho thấy: ngoài các quy định của BLHS, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội thì Tòa án đều cân nhắc đến tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội. Về cơ bản Tòa án hai cấp đã áp dụng (lựa chọn) đúng, đầy đủ các tình tiết tăng nặng TNHS cho từng trường hợp, đảm bảo “những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng” (theo khoản 2 Điều 48 BLHS). Số lượng vụ án, bị cáo áp dụng các tình tiết tăng nặng được chúng tôi tổng hợp như sau:

Bảng tổng hợp số liệu

Bảng 2.1. Kết quả xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm và số bị cáo áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS của TAND hai cấp tỉnh Hà Giang


Năm


Tổng số vụ án sơ thẩm đã giải quyết


Số bị cáo áp dụng tình tiết

tăng nặng


Tỉ lệ

Số bị cáo áp dụng tình tiết

tăng nặng TNHS thuộc nhân thân

người phạm tội


Vụ án


Bị cáo

2010

246

418

31

7,4%

12

2011

246

437

25

5,7%

17

2012

207

416

40

9,6%

23

2013

368

765

57

7,5%

20

2014

338

715

29

4,0%

15

2015

309

531

33

6.2%

16

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hà Giang) - 9

(Nguồn: Thống kê công tác xét xử từ năm 2010-2015 của TAND hai cấp tỉnh Hà Giang)

Bảng 2.2. Cơ cấu của việc áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS



Năm

Cơ cấu của việc áp dụng các tình tiết TNTNHS thuộc nhân thân

người phạm tội

Phạm tội có tính

chất chuyên nghiệp (Số

lượng/Tỉ lệ)

Lợi dụng

chức vụ quyền hạn để phạm tội

(Số

lượng/Tỉ lệ)

Phạm tội nhiều lần, Tái phạm, tái phạm nguy hiểm (Số lượng/Tỉ lệ)

Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người (Số lượng/Tỉ

lệ)

Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm (Số lượng/Tỉ lệ)

2010

0

0

11 bị cáo/35,4%

1 bị cáo/3,2%

0

2011

0

0

17 bị cáo/68%

0

0

2012

0

0

21 bị cáo/52,5%

1 bị cáo/2,5%

1 bị cáo/2,5%

2013

0

0

19 bị cáo/33,3%

0

1bị cáo/1,8%

2014

0

0

14 bị cáo/48%

1 bị cáo/34%

0

2015

0

0

16 bị cáo/48%

0

0

(Nguồn: Thống kê tình hình thụ lý, xét xử của TAND hai cấp tỉnh Hà Giang từ năm 2010 đến 2015)

Qua bảng tổng hợp số liệu trên và qua nghiên cứu, phân tích ngẫu nhiên các bản án hình sự của TAND hai cấp tỉnh Hà Giang, chúng tôi nhận thấy: số lượng vụ án, bị cáo có áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không nhiều (chiếm 6.55%), số bị cáo Tòa án áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội chủ yếu tập trung đối với tình tiết “phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm” là chủ yếu. Về cơ bản việc áp dụng các tình tiết tăng nặng này là đầy đủ, đúng quy định, là cơ sở để cá thể hóa hình phạt đối với các bị cáo. Từ đó chất lượng xét xử các vụ án hình sự cũng được nâng lên.

Trên cơ sở tổng kết công tác xét xử hàng năm, TAND hai cấp tỉnh Hà Giang không có vi phạm nghiêm trọng khi áp dụng tình tiết tăng nặng thuộc về nhân thân người phạm tội. Mặc dù vậy, những sai sót trong áp dụng các tình tiết tăng nặng thuộc nhân thân người phạm tội trên thực tế còn xảy ra như: trong vụ án xâm phạm sở hữu có nhiều người thực hiện hành vi phạm tội, có bị cáo thực hiện hành vi phạm tội rất nhiều lần, có bị cáo phạm tội độc lập một lần và cùng thực hiện với bị cáo khác một lần, đối với các vụ án trên, một số Tòa án huyện bỏ qua việc áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần (đối với bị cáo có một hành vi độc lập và một hành vi phạm tội cùng với bị cáo khác). Ví dụ: Vụ án có hai vợ chồng tham gia thực hiện hành vi lừa đảo nhiều người để xin việc sau đó chiếm đoạt tài sản. Trong đó người chồng nhiều lần thực hiện hành vi nhận hồ sơ, nhận tiền của nhiều bị hại và có 1 lần cả hai vợ chồng cùng thực hiện; người vợ thực hiện hành vi nhận hồ sơ, nhận tiền của 1 bị hại 1 lần và cùng chồng thực hiện 1 lần với 1 bị hại khác. Mỗi lần thực hiện hành vi phạm tội của hai vợ chồng đều đủ yếu tố cấu thành tội phạm và chưa bị xử lý. Trong trường hợp này Tòa án cấp sơ thẩm chỉ áp dụng tình tiết tăng nặng “Phạm tội nhiều lần” đối với người chồng mà không áp dụng tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” đối với người vợ là chưa chính xác (Bản án số 62/2010/HSST ngày 28/10/2010 của Tòa án tỉnh Hà Giang). Hoặc một số vụ án có tính chất chiếm đoạt, khi xác định giá trị tài sản của nhiều lần (hai lần trở lên, mỗi lần đều đủ yếu tố cấu thành tội phạm và chưa bị xử lý) chiếm đoạt để định khung hình phạt, có đơn vị căn cứ vào tổng tài sản chiếm đoạt để định khung hình phạt đồng thời áp dụng tình tiết tăng nặng “Phạm tội nhiều lần” để quyết định hình phạt cho bị cáo, có đơn vị chỉ áp dụng là tình tiết định khung vì cho rằng tổng số tiền chiếm đoạt của nhiều lần là tình tiết tăng nặng định khung nên không áp dụng tình tiết tăng nặng chung “phạm tội nhiều lần”. Việc vận dụng trên là chưa thống nhất theo tinh thần hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao.

Ngoài ra TAND hai cấp tỉnh Hà Giang không có sai sót lớn trong việc áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội. Tuy nhiên, để có số liệu phong phú, trong luận văn này, tác giả xin trích dẫn một số vụ án tại một số Tòa án trong nước có sai sót thường gặp khi áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc nhân thân người phạm tội có tính chất điển hình, cụ thể như sau:

1. Nội dung vụ án: Khoảng 23 giờ 15 phút ngày 08/10/2008, tại bếp nhà Lê Thị Huệ ở tổ 29 phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Công an tỉnh Lào Cai bắt quả tang một số đối tượng, gồm Lã Thanh Hải, Mã Hiểu An, Lộ Nguyên Phi (quốc tịch Trung Quốc) và Đỗ Minh Toàn, Trương Quốc Chiến, Đặng Vũ Hiệp, Trần Thanh Thuỷ (là người Việt Nam, trú tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai), đang đánh bạc theo hình thức xóc đĩa. Vật chứng thu giữ được gồm một số dụng cụ để đánh bạc và 2000 nhân dân tệ (NDT) trên chiếu bạc; khám người các đối tượng Cơ quan cảnh sát điều tra còn thu giữ hơn 122.000 nhân dân tệ và hơn 100.000.000đồng (tổng số là 401.551.720 đồng sau khi đã quy đổi theo tỷ giá tại thời điểm xảy ra vụ án). Đây là tổng số tiền các bị cáo đã sử dụng để đánh bạc.

Quá trình điều tra xác định được: theo đề nghị của người họ Đường (người Trung Quốc), Lã Thanh Hải gọi điện thoại cho Lê Thị Huệ đề nghị tổ chức cho một số người Trung Quốc sang Việt Nam đánh bạc; Huệ đồng ý. Khoảng 21 giờ ngày 08-10-2008, Lã Thanh Hải đưa 06 người Trung Quốc (gồm Đỗ Tuấn Học, Nghê Hải, người họ Đường và ba nhân viên của người họ Đường là người họ Tưởng, Mã Hiểu An, Lộ Nguyên Phi) vượt biên trái phép qua sông Hồng đến nhà Huệ. Tại đây, Hải đề nghị Huệ tổ chức cho người Trưng Quốc đánh bạc với người Việt Nam, Huệ gọi điện cho một số người Việt Nam nói có người Trung Quốc sang đánh bạc, nếu có chơi (đánh bạc) thì lên nhà Huệ, đồng thời bảo những người này rủ thêm người đến chơi. Sau đó

một số người đến nhà Huệ, trong đó có Ngô Thị Thanh Thuỷ, Trần Thanh Thủy, Trương Quốc Chiến, Đỗ Minh Toàn, Đặng Vũ Hiệp..., các đối tượng này đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa tại bếp nhà Huệ. Theo phân công của người họ Đường thì Lộ Nguyên Phi là người cầm cái, việc đặt cửa được quy định thấp nhất là 100 nhân dân tệ. Khoảng 23 giờ cùng ngày, người họ Đường thắng bạc không tiếp tục chơi và cùng người họ Tưởng đi về Trung Quốc, các đối tượng còn lại tiếp tục chơi thì bị lực lượng Công an phát hiện và bắt quả tang; trong quá trình bắt giữ, một số đối tượng đã chạy thoát.

Đỗ Minh Toàn (Ngày 09/02/2004 bị Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội xử phạt 09 tháng tù về tội "Cố ý gây thương tích”, nhưng cho hưởng án treo, thử thách 18 tháng) đã sử dụng 20.000 nhân dân tệ để đánh bạc nhưng bị thua hết; Toàn vay tiếp của Huệ 100.000.000 đồng tiền Việt Nam, đổi được 40.000 nhân dân tệ để đánh bạc tiếp thì bị bắt. Như vậy, Toàn đã tham gia đánh bạc với số tiền 60.000 nhân dân tệ, tương đương 147.000.000 đồng tiền Việt Nam.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 27/2009/HSST ngày 07-8-2009, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai áp dụng điểm b khoản 2, khoản 3 Điều 248 điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 20 và Điều 53 Bộ luật hình sự, xử phạt Đỗ Minh Toàn 02 năm 03 tháng tù về tội "Đánh bạc”; phạt tiền Đỗ Minh Toàn

15.000.000 đồng sung quỹ Nhà nước.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 10/8/2009 Đô Minh Toàn kháng cáo xin được hưởng án treo và được trả lại số tiền bị thu giữ. Tại phiên toà phúc thẩm, Toàn rút kháng cáo về việc xin được trả lại số tiền bị thu giữ.

Tại bản án hình sự phúc thẩm số 677/2009/HSPT ngày 25/11/2009, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội áp dụng điểm b khoản 2, khoản 3 Điều 248; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 20; Điều 53 và Điều 60 Bộ luật hình sự, xử phạt bị cáo Đỗ Minh Toàn 27 tháng tù về tội

“Đánh bạc” nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 50 tháng; phạt tiền Đỗ Minh Toàn 15.000.000 đồng (xác nhận bị cáo đã thi hành xong khoản tiền này theo biên lai thu tiền số 48 ngày 24/9/2009 của Thi hành án dân sự tỉnh Lào Cai).

Nhận xét: Bị cáo Đỗ Minh Toàn đánh bạc với số tiền 60.000 nhân dân tệ (tương đương 147.600.000 đồng); Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm kết án Đỗ Minh Toàn về tội "Đánh bạc” theo điểm b khoản 2 Điều 248 Bộ luật hình sự là đúng. Trong vụ án này, Đỗ Minh Toàn là người sử dụng số tiền để đánh bạc lớn thứ hai trong số các bị cáo bị kết án về tội "Đánh bạc” theo hướng dẫn tại mục 6 phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì số tiền nêu trên Toàn sử dụng để đánh bạc là có giá trị đặc biệt lớn. Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt Đỗ Minh Toàn 02 năm 03 tháng tù (xấp xỉ mức thấp nhất của khung hình phạt) là nhẹ, nhưng không cho bị cáo hưởng án treo là đúng. Tòa án cấp phúc thẩm cho bị cáo hưởng án treo là đánh giá không đúng vai trò, tính chất, mức độ phạm tội và nhân thân của bị cáo, là áp dụng không đúng quy định của Bộ luật hình sự về chế định án treo và trái với hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 6.1 mục 6 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02-10-2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, vì bị cáo Đỗ Minh Toàn có nhân thân xấu.

2. Nội dung vụ án như sau: Ngày 29/10/2009, do nghi ngờ chồng là Trần Văn Ban lấy 10.000.000 đồng cho “gái” nên chị Trần Thị Hiếu và Ban cãi nhau, Ban lấy ghế gỗ đánh chị Hiếu, nhưng được em Trần Văn Đại (là em trai chị Hiếu) can ngăn. Ngày hôm sau, giữa Ban và chị Hiếu vẫn tiếp tục cãi chửi nhau và đến khoảng 02 giờ ngày 02/11/2009, chị Hiếu ngồi làm lòng lợn, Ban nấu nước sôi để cạo lông lợn thì chị Hiếu chửi Ban về việc lấy tiền. Do tức giận, Ban lấy một cây gỗ dài khoảng 80cm, đường kính khoảng 10cm

đứng phía sau lưng chị Hiếu đánh mạnh vào đầu chị Hiếu làm chị Hiếu gục xuống, Ban tiếp tục đánh hai, ba cái vào đầu chị Hiếu. Thấy chị Hiếu nằm bất động, Ban lấy hai con dao (một dao dùng để chặt thịt, một dao dùng để cạo lông lợn) chặt người chị Hiếu ra làm nhiều khúc rồi bỏ xuống hầm rút (qua lỗ thông hơi có đường kính 10cm) ở gần lò mổ lợn trong nhà Ban. Với những bộ phận cơ thể của chị Hiếu không bỏ qua được lỗ thông hơi thì Ban dùng dao chặt nhỏ và dóc thịt rồi bỏ xuống hẩm rút. Sau khi giết và phi tang xác chị Hiếu, Ban lấy quần áo, dép của chị Hiếu và cây gỗ dùng để đánh chị Hiếu bỏ vào lò lửa đang nấu nước sôi để đốt. Sau đó, Ban tháo điện thoại di động của chị Hiếu, lấy sim cất giữ rồi ném máy điện thoại xuống hầm rút. Khoảng 3 giờ cùng ngày, Ban lên gác gọi và nói với con trai là Trần Văn Tuấn (sinh năm 1995) là mẹ đã bỏ nhà đi và bảo Tuấn đến trông em là Trần Khánh Linh (sinh năm 2008). Đến 9 giờ ngày 02/11/2009, Ban lấy sim điện thoại của chị Hiếu lắp vào máy điện thoại của mình rồi nhắn tin cho chị Nguyễn Thị Lệ Hồng (là bạn chị Hiếu) với nội dung “Hiếu lấy của Ban 350.000.000 đồng và trốn đi cùng người yêu qua Canada”, sau đó bẻ đôi sim điện thoại của chị Hiếu ném xuống suối sau nhà Ban.

Ngày 09/11/2009, Ban đến Công an xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang trình bày về việc chị Hiếu mất tích, nhờ cháu ruột Trần Văn Chung đến trông nhà, chăm sóc các con của Ban và nhờ chị Hồ Thị Phương Viên (là bạn của Ban) đưa cho các con của Ban 4.500.000 đồng, cho chị Viên vay

10.000.000 đồng rồi bỏ trốn. Ngày 15/12/2009, biết tin con trai là Trần Văn Phong (sinh năm 1993) bị suy hô hấp phải điều trị tại Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa, Ban điện bảo Chung lấy xi măng xây bít lỗ thông hơi hầm rút. Do nghi ngờ Ban giết chị Hiếu giấu xác trong nhà, nên ngày 29/12/2009 anh Trần Văn Đại và anh Trần Văn Thắng (đều là em chị Hiếu) đi tìm trong nhà Ban thì phát hiện thấy dấu xi măng bịt ống thông hơi của hầm rút, hai anh phá hầm

rút và tìm thấy một số đoạn xương, nghi ngờ là xương người nên các anh đã báo Công an. Ngày 02/01/2010, biết tin Cơ quan điều tra đã tìm thấy bộ xương, Ban nhờ anh ruột là Trần Văn Nhung đưa đến Công an thành phố Nha Trang đầu thú.

Tại bản giám định pháp y về tử thi số 46/PYHS/2010 ngày 12/01/2010, Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Khánh Hòa kết luận: Các phần xương và tổ chức phần mềm phát hiện được là của người, chưa xác định được giới tính độ tuổi; trên các phần xương người đã bị cắt rời thành nhiều mảnh, phát hiện các dấu vết sắc gọn, làm đứt lìa cấu trúc giải phẫu xương; các tổn thương phát hiện trên xương là do công cụ có lưỡi sắc, có trọng lượng tạo ra.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 13/2010/HSST ngày 23/6/2010, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa áp dụng các điểm i và n khoản 1 Điều 93; các điểm b và p khoản 1 và khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự; xử phạt Trần Văn Ban tử hình về tội “Giết người”. Bị cáo Ban kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Tại bản án hình sự phúc thẩm số 352/2010/HSST ngày 20/9/201, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng áp dụng điểm n khoản 1 Điều 93; các điểm b và p khoản 1 và khoản 2 Điều 46; điểm o khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự; xử phạt Trần Văn Ban tù chung thân về tội “Giết người”.

Nhận xét: Hành vi phạm tội của Trần Văn Ban thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, chỉ vì mâu thuẫn nhỏ trong quan hệ vợ chồng mà bị cáo đã dùng cây gỗ đánh liên tiếp vào đầu chị Trần Thị Hiếu cho đến khi chị Hiếu bất tỉnh. Sau đó, bị cáo dùng hai con dao chặt xác, dóc thịt, chặt nhỏ xương chị Hiếu làm nhiều đoạn rồi bỏ xuống hầm rút của lò mổ lợn. Hành vi phạm tội của bị cáo là “thực hiện tội phạm một cách man rợ” và “có tính chất côn đồ”, đây là các tình tiết định khung hình phạt được quy định tại các điểm i và điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự. Sau khi phạm tội, bị cáo còn có hành vi lấy quần áo, dép của chị Hiếu và hung khí gây án cho vào lò lửa đốt để phi

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí