Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hà Giang) - 12

cơ chế khen thưởng kịp thời, đúng đối tượng, nghiên cứu những hình thức khen thưởng theo nhiệm kỳ Thẩm phán hoặc theo chức danh nghề nghiệp, tạo điều kiện cho Thẩm phán, công chức yên tâm công tác, tự giác phấn đấu, cạnh tranh lành mạnh, thực hiện Cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô tư.

Bên cạnh việc hoàn thiện chế độ khen thưởng, cũng cần xây dựng các quy định, quy chế tăng cường kỷ luật công vụ để tiến tới xây dựng một nền công vụ “Chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”; phải củng cố chế độ kỷ luật Thẩm phán nhằm xử lý nghiêm minh, nghiêm khắc những người có hành vi vi phạm. Cần quy định chi tiết các hình thức kỷ luật khi Thẩm phán có hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của Thẩm phán... Có như vậy, việc xem xét xử lý kỷ luật đối với Thẩm phán mới đảm bảo nghiêm minh, minh bạch.

3.2.2.4. Đảm bảo điều kiện vật chất và các biện pháp bảo đảm khác cho hoạt động của Thẩm phán

- Tòa án nhân dân tối cao cần phối kết hợp Bộ Tài chính đổi mới cách thức định mức kinh phí cho ngành Tòa án, vì việc định mức kinh phí cho hoạt động của Tòa án như theo mức của các đơn vị hành chính như hiện nay là không phù hợp. Các chính quyền địa phương cần có sự quan tâm, tạo điều kiện, bố trí địa điểm thuận lợi cho Tòa án để xây dựng trụ sở, sớm khắc phục hiện trạng thiếu trụ sở làm việc của một số Tòa án địa phương. Ngành Tòa án cũng cần khẩn trương đầu tư và phát triển hoàn chỉnh, tăng cường cơ sở vật chất, trang bị đủ các trang thiết bị, phương tiện, điều kiện làm việc khác cho Thẩm phán. Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả đề án tin học, Tòa án điện tử của ngành, tiến tới ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại cho tất cả Tòa án các cấp.

- Quy định về các biện pháp bảo đảm cho hoạt động của Thẩm phán trong pháp luật Việt Nam hiện nay còn rất sơ sài, chưa rõ ràng, cụ thể. Vì vậy, thời gian

tới cần tăng cường các biện pháp bảo đảm cho Thẩm phán bao gồm các biện pháp bảo đảm về an ninh, bảo đảm xã hội và các biện pháp bảo đảm về mặt pháp lý. Các biện pháp bảo đảm về an ninh là các biện pháp được áp dụng với mục đích bảo toàn tính mạng, sức khỏe và tài sản cho Thẩm phán. Tùy từng hoàn cảnh cụ thể, các biện pháp bảo đảm về an ninh có thể được áp dụng khác nhau. Việc sử dụng biện pháp nào, theo cách thức nào sẽ do cơ quan có thẩm quyền quyết định trên cơ sở xem xét tình hình cụ thể, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Thẩm phán để yên tâm công tác. Các biện pháp bảo đảm về xã hội cho Thẩm phán ở đây chính là quy định về bồi thường thiệt hại khi Thẩm phán và gia đình họ có những tổn hại về tính mạng, tài sản và sức khoẻ do hoạt động nghề nghiệp của Thẩm phán gây ra. Các biện pháp bảo đảm về pháp lý: cần nghiên cứu sửa đổi các quy định trên theo hướng xử lý nghiêm khắc hơn các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của Thẩm phán, coi các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe Thẩm phán là tình tiết tăng nặng TNHS hoặc tội phạm hóa một số điều luật mới về các hành vi nói trên.

3.2.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của

đội ngũ Thẩm phán

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong nội bộ Tòa án

Xây dựng cơ chế giám sát việc thực thi công vụ. Một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng của Tòa án nói chung và chất lượng đội ngũ Thẩm phán là chính Tòa án phải kiểm tra hoạt động của mình. Thông qua hoạt động kiểm tra của Tòa án cấp trên với Tòa án cấp dưới, hoặc là hoạt động tự kiểm tra của chính cấp Tòa án đó để biểu dương những Thẩm phán đã có nhiều cố gắng, đồng thời cũng kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn, sửa chữa những bản án, quyết định có sai lầm nhằm hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng xấu cho xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

- Tăng cường công tác kiểm sát hoạt động xét xử của Viện kiểm sát

Để tăng cường kiểm sát hoạt động xét xử của Viện kiểm sát trước hết chúng ta cần quan tâm đến việc nâng cao trình độ, năng lực của các kiểm sát viên. Xây dựng các chức danh kiểm sát viên chuyên thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp và chức danh công tố viên thực hiện chức năng công tố thay vì phải thực hiện đồng thời hai chức năng (công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp) như hiện nay. Muốn vậy, chúng ta cũng cần phân biệt nội dung thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hà Giang) - 12

- Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan, tổ chức và toàn thể nhân dân

Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị cũng chỉ rõ:

Tăng cường giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, của các tổ chức xã hội và của nhân dân đối với công tác tư pháp. Công tác giám sát cần tập trung vào việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực bắt, tạm giữ, tạm giam, truy tố, xét xử, thi hành án và giám sát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tư pháp [3, tr.13].

Tăng cường, nâng cao hiệu quả giám sát của các cơ quan, tổ chức này sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao trách nhiệm của cá nhân Thẩm phán, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động xét xử của Thẩm phán. Việc thường xuyên kiểm tra, giám sát theo định kỳ hoặc đột xuất hoạt động xét xử của các Thẩm phán sẽ là cơ sở quan trọng để đánh giá, phân loại chất lượng Thẩm phán.

KẾT LUẬN


Đề tài “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam” là một chế định được vận dụng khá nhiều trong thực tiễn và đóng một vai trò to lớn trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và có ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam. Với khả năng có hạn, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội trong Luận văn được tác giả nghiên cứu và đã đạt được một số kết quả còn khiêm tốn trên các đặc điểm sau:

Đưa ra khái niệm pháp lý về các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội. Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội là những tình tiết phản ánh những đặc điểm, đặc tính xã hội khác nhau của một con người cụ thể với tư cách là chủ thể của tội phạm mà những đặc điểm, đặc tính này có ảnh hưởng nhất định đến hành vi phạm tội và khả năng giáo dục, cải tạo người phạm tội.

Bản chất pháp lý của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội thể hiện ở chỗ, nó làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm hay người phạm tội. Việc nghiên cứu, xây dựng và áp dụng nó trong thực tiễn cho chúng ta thấy được chính sách hình sự của Nhà nước ta có nội dung xuyên suốt là nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục. Nghiêm trị, trừng trị là một mặt của chính sách hình sự và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chính là biểu hiện của mặt nghiêm trị, đảm bảo mức độ cưỡng chế pháp lý hình sự cần thiết cho việc cải tạo, giáo dục người phạm tội.

Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội luôn được quy định trong pháp luật hình sự của nước ta từ trước đến nay

và ngày càng được hoàn thiện. Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về các tình tiết tăng nặng TNHS không bổ sung hay hủy bỏ tình tiết tăng nặng TNHS nào so với BLHS 1999, chỉ thay đổi thuật ngữ mang tính kỹ thuật. Sự thay đổi này là hợp lý. Thực tiễn hoạt động xét xử của Tòa án cho thấy, các quy định của pháp luật hình sự về tình tiết tăng nặng TNHS là hợp lý, tuy nhiên do nhận thức, trình độ, năng lực và trách nhiệm của Thẩm phán nên trong quá trình áp dụng pháp luật giải quyết, xét xử án hình sự có những sai sót, hạn chế nên đã ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả xét xử án hình sự của Tòa án nhân dân. Chính vì vậy, nhằm khắc phục hạn chế, yếu kém, nâng cao chất lượng xét xử các loại án của hệ thống Tòa án nhân dân, đòi hỏi Tòa án nhân dân tối cao phải ban hành các văn bản giải thích, hướng dẫn Tòa án các cấp thống nhất áp dụng pháp luật (nhất là hướng dẫn giải thích thế nào là tình tiết định tội, tình tiết định khung, tình tiết tăng nặng TNHS; các thuật ngữ “yếu tố”, “định khung”, “định khung hình phạt” …); có đề án, giải pháp đồng bộ về tổ chức bộ máy, về chương trình đào tạo, bồi dưỡng, về thi tuyển chọn chức danh tư pháp, đặc biệt là chức danh Thẩm phán; đảm bảo các chế độ, phụ cấp đặc thù cho cán bộ, công chức, đặc biệt là các chức danh tư pháp đồng thời cùng với các điều kiện phát triển kinh tế- xã hội, tình hình tội phạm và nhu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới, tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLHS về các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Mai Bộ (1993), “Mấy ý kiến về phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”,

Tạp chí Tòa án nhân dân, (6).

2. Mai Bộ (1999), “Về việc áp dụng tình tiết tăng nặng”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (11).

3. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

4. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

5. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và đào tạo (2005), Giáo trình Triết học Mác Lê-nin (tập 2), Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Bường (2000), “Cần nhận thức đúng về tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”, Tạp chí Kiểm sát (7).

8. Lê Cảm (Chủ biên) (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

9. Lê Cảm & Trịnh Tiến Việt (2001-2002), “Nhân thân người phạm tội – Một số lý luận cơ bản”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (11, 01).

10. Đại học Quốc gia Hà Nội (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Đặng Xuân Đào (2000), “Một số nội dung mới của các quy định về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS trong Bộ luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (5).

12. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Hà Nội.

13. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X,

Hà Nội.

14. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX,

Hà Nội.

15. Phạm Hồng Hải (chủ biên) (2000), “Tội phạm học Việt Nam- Một số lý luận & thực tiễn”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

16. Trần Thị Hiền (dịch) (2011), Bộ luật hình sự Nhật Bản, Nxb từ điển Bách khoa, Hà Nội.

17. Nguyễn Ngọc Hòa & Lê Thị Sơn (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học- Trường Đại học Luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

18. Trần Minh Hưởng (Chủ biên) (2014), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.

19. Bùi Văn Lam (2002), “Các tình tiết tăng nặng TNHS trong Luật hình sự Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật, Hà Nội.

20. Mác-Anghen (1980), Tuyển tập T.I. Nxb Sự thật, Hà Nội.

21. Lê Văn Minh (1998), “Những tình tiết là yếu tố định khung hình phạt trong Bộ Luật hình sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (7).

22. Dương Tuyết Miên (2003), “Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự năm 1999”, Tạp chí Tòa án nhân dân (1), Hà Nội.

23. Đặng Thanh Nga (1998), “Hành vi phạm tội từ góc độ tâm lý học”, Tạp chí Luật học (01), Hà Nội.

24. Đinh Văn Quế (2000), “Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

25. Đinh Văn Quế (2000), “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 (Phần chung)”,Nxb Thành phố Hồ CHí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

26. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

27. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

28. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

29. Quốc hội (2013), Hiến pháp 2013, Hà Nội.

30. Tòa án nhân dân tối cao (1975), Tập hệ thống hóa Luật lệ về hình sự, Hà Nội.

31. Tòa án nhân dân tối cao (1989), Nghị quyết số 01/1989/NQ-HĐTP ngày 19/01/1989 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, Hà Nội.

32. Tòa án nhân dân tối cao (2000), Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần chung Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội.

33. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội.

34. Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang (2010-2015), Thống kê tình hình thụ lý xét xử án hình sự của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Hà Giang, Hà Giang.

35. Đoàn Minh Tuấn (1995), “Vận dụng các tình tiết tăng nặng “Phạm tội nhiều lần” như thế nào?”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (3).

36. Phan Hồng Thủy (2010), “Các tình tiết tăng nặng THNS trong Luật hình sự Việt Nam-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn Thạc sỹ, Khoa Luật - Đại học Quốc gia, Hà Nội.

37. Nguyễn Thị Thanh Thủy (1996), “Nhân thân người phạm tội trong Tội phạm học”, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật, Hà Nội.

38. Trường Đại học Luật Hà Nội (1994), Giáo trình Tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

39. Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

40. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Biên dịch Bộ luật hình sự Liên bang Nga, Hà Nội.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí