đã ra Chỉ thị số 772- TATC khẳng định dứt khoát “hoàn toàn không thể sử dụng điều luật c a đế qu c và phong kiến được nữa, dù là với tinh thần mới” [43]. Đây là một trong những đặc điểm có tính nổi bật, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển nguồn luật hình sự Việt Nam trong các giai đoạn tiếp sau.
Hai là, nếu như trong giai đoạn trước, Sắc lệnh là hình thức văn bản pháp luật hình sự phổ biến thì đến giai đoạn 1959-1985, các Pháp lệnh và Sắc luật lại giữ vai trò quan trọng hơn trong việc điều chỉnh quan hệ pháp luật hình sự. Vai trò của cơ quan lập pháp được tăng cường và bước đầu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà Hiến pháp giao cho.
Việc thành lập TAND tối cao có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của pháp luật Việt Nam bởi các bản tổng kết hàng năm, tổng kết chuyên đề của TAND tối cao trong suốt những năm 60-70 thế kỷ XX đã trở thành nguồn bổ sung quan trọng nhất của luật hình sự Việt Nam, là cơ sở thực tiễn để nhà nước ta tiến hành pháp điển hóa các văn bản pháp luật hình sự sau này. Các bản tổng kết thực tiễn xét xử quan trọng nhất của TAND tối cao có thể kể đến là: Bản báo cáo giải thích của TAND tối cao về Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 1967, bản tổng kết và hướng dẫn số 329-HS2 ngày 11/2/1967 của TAND tối cao về đường lối xét xử tội hiếp dâm và một số tội phạm khác về mặt tình dục…Trong tư duy pháp lý của những người soạn thảo thì các văn bản nói trên là các bản hướng dẫn nghiệp vụ trong việc giải quyết các vụ án hình sự. Tuy nhiên, do tình trạng thiếu pháp luật nên thực chất những bản tổng kết kinh nghiệm xét xử này là loại nguồn chính của luật hình sự Việt Nam rất nhiều năm sau đó và chúng chỉ thực sự chấm dứt hiệu lực khi BLHS năm 1985 ra đời.
Như vậy có thể thấy: Do bối cảnh lịch sử trong giai đoạn này nên việc xây dựng Luật hình sự không mang tính hệ thống và các quy định của pháp luật về hình sự chủ yếu tập trung ở các văn bản dưới luật.
1.4.2. Những quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam thời kỳ từ năm 1985 đến năm 1999
Cũng như các giai đoạn trước, thực trạng luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1985 đến nay phát triển trong bối cảnh những biến chuyển về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước và chịu sự chi phối của các đặc điểm lịch sử cụ thể. Những đặc điểm đó là: Sự chuyển hướng trong phương thức quản lý nền
kinh tế của nhà nước, từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng XHCN; các quan hệ kinh tế thị trường bước đầu được hình thành, phát triển song chưa ổn định, nhiều quan hệ mới phát sinh, đặt ra những vấn đề phức tạp trong điều chỉnh pháp luật; sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố mang tính quốc tế và khu vực đến Việt Nam ngày càng lớn, nhất là sau khi nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO; vấn đề dân chủ hóa, mở rộng dân chủ trong đời sống xã hội, sự quan tâm của người dân và nhà nước về vấn đề nhân quyền ngày càng nhiều hơn; công cuộc cải cách bộ máy nhà nước, trong đó có cải cách tư pháp được thúc đẩy mạnh mẽ, bước đầu đã đạt được một số thành quả nhất định.
Chịu tác động của những nhân tố nêu trên, từ 1985 đến nay, luật hình sự Việt Nam đã có những bước tiến mạnh trong việc xây dựng BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999. Cùng với đó là sự quy định cụ thể hơn về các tình tiết tăng nặng TNHS và cùng với sự phát triển của đất nước các tình tiết tăng nặng TNHS cũng được các nhà làm luật sửa đổi, bổ sung.
Có thể bạn quan tâm!
- Áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước - 2
- Khái Niệm Áp Dụng Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự
- Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự Định Khung
- Phạm Tội Có Tính Chất Chuyên Nghiệp (Điểm B Khoản 1 Điều 52)
- Phạm Tội Đối Với Người Dưới 16 Tuổi, Phụ Nữ Có Thai Hoặc Người Đủ 70 Tuổi Trở Lên (Điểm I Khoản 1 Điều 52)
- Xúi Giục Người Dưới 18 Tuổi Phạm Tội (Điểm O Khoản 1 Điều 52)
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
Trong BLHS năm 1985, tại khoản 1 Điều 39 quy định có 9 tình tiết tăng nặng TNHS sau:
“a) Phạm tội có tổ chức; xúi giục ngư i chưa thành niên phạm tội;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn đặc biệt khác c a xã hội để phạm tội;
c) Phạm tội trong th i gian đang chấp hành hình phạt;
d) Dùng th đoạn xảo quyệt, tàn ác trong khi phạm tội hoặc th đoạn có khả năng g y nguy hại cho nhiều ngư i;
đ) Phạm tội đ i với trẻ em, phụ nữ có thai, ngư i già, ngư i ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đ i với ngư i lệ thuộc mình về vật chất, công tác hay các mặt khác;
e) Phạm tội vì động cơ đê hèn; c tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội g y hậu quả nghiêm trọng;
h) Phạm tội nhiều lần; tái phạm; tái phạm nguy hiểm;
i) Sau khi phạm tội, đã có những hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm tr n tránh, che giấu tội phạm”.
Những tình tiết tăng nặng trên, tuỳ theo tính chất, đã được quy định là tình tiết tăng nặng định khung trong một số tội. Như các tình tiết phạm tội có tổ chức,lợi
dụng hoàn cảnh chiến tranh,thiên tai, thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác khi phạm tội, phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm, hậu quả nghiêm trọng của tội phạm. Ngoài ra, còn có một số tình tiết khác đóng vai trò định khung tăng nặng trong các tội phạm cụ thể như: Phạm tội có tính chất côn đồ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lợi dụng nghề nghiệp, phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, hành hung tẩu thoát. Nhưvậy, một số tình tiết tăng nặng đã được loại bỏ như: ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dùng tài sản phạm tội để kinh doanh, bóc lột, đầu cơ, có móc ngoặc, phạm tội vì động cơ hưởng lạc, thủ đoạn phạm tội táo bạo, bị ổi. Đặc biệt, về nhân thân xấu để tăng nặng TNHS cũng được thu hẹp. Xâm phạm tài sản XHCN vẫn được coi là tình tiết tăng nặng định tội đối với loại tội phạm xâm phạm tài sản, bởi vì lúc đó chúng ta đang chủ trương xác định một nền kinh tế với hai hình thức sở hữu chủ yếu là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Bởi vậy, các tội xâm phạm tài sản XHCN và xâm phạm tài sản công dân đã được quy định thành hai chương riêng biệt. Ngoài ra, còn một tình tiết tăng nặng chung được bổ sung là phạm tội trong thời gian chấp hành hình phạt (khác với tái phạm).
Bộ luật hình sự 1985 đã qua 4 lần sửa đổi, bổ sung và các tình tiết tăng nặng TNHS cũng có nhiều điều chỉnh quan trọng. Trước hết là việc bổ sung tình tiết tăng nặng chung "Lợi dụng chức vụ cao để phạm tội". Cơ sở lý luận để quy định tình tiết tăng nặng này là nhằm đấu tranh có hiệu quả hơn với loại tội phạm tham nhũng. Bởi vì, sau khi nền kinh tế đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường thì tình trạng tham nhũng xảy ra hết sức nghiêm trọng. Về cơ sở lý luận, rò ràng, người có chức vụ cao nhờ có quyền lực, uy tín sẽ dễ dàng thực hiện tội phạm hơn. Tuy nhiên, vấn đề khó là việc xác định như thế nào là người có chức vụ cao. Một trong những sửa đổi quan trọng là việc coi đối tượng tác động của tội phạm là trẻ em, người chưa thành niên là tình tiết tăng nặng định tội trong các tội xâm phạm tình dục. Vì vậy, có 2 tội mới được quy định trong BLHS "Tội hiếp dâm trẻ em" (Điều 112a BLHS), "Tội cưỡng dâm người chưa thành niên" (Điều 113a BLHS). Rò ràng, hành vi xâm phạm tình dục trẻ em không chỉ ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ trẻ em là đối tượng bảo vệ đặc biệt của pháp luật, của xã hội mà còn chà đạp lên luân thường đạo lý. Do đó, việc xâm phạm tình dục đối với trẻ em đã làm thay đổi
tính chất nguy hiểm cho xã hội của loại tội phạm này. Vì vậy, tách các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em thành những tội riêng biệt là hết sức cần thiết.
Cũng bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XX, các tội phạm về tham nhũng, ma tuý, tình dục gia tăng một cách đáng báo động. Hậu quả của tội phạm cũng đặc biệt nghiêm trọng. Điều đó cũng có nghĩa rằng tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm tăng lên rất nhiều. Do đó, để đảm bảo yêu cầu cá thể hoá hình phạt, thì cần tăng thêm một số khung hình phạt. Nhiều tội trước đây chỉ có 3 khung hình phạt nay thành 4 khung hình phạt. Cùng với điều đó, nhằm xử lý nghiêm hơn những loại tội phạm đang gia tăng này, BLHS năm 1985 có thêm loại tình tiết tăng nặng định khung đặc biệt chỉ có ở loại tội có hai khung hình phạt tăng nặng trở lên. Nội dung của tình tiết tăng nặng định khung này là: nếu tội phạm có nhiều tình tiết (tăng nặng) ở một khung thì sẽ bị xử lý theo khung hình phạt nặng hơn. Ví dụ: như ở "Tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản XHCN"(Điều 134 BLHS) chẳng hạn, nếu tội phạm gây ra ít nghiêm trọng nhưng có hai tình tiết tăng nặng ở khoản 2 là "phạm tội có tổ chức" và "tội phạm nguy hiểm" chẳng hạn thì phải xử lý theo điểm b khoản 3. Bởi vì điểm b khoản 3 quy định "Có nhiều tình tiết tại khoản 2 điều này". Các tội có tình tiết tăng nặng loại này gồm: Tội hiếp dâm (Điều112 BLHS), Tội cưỡng dâm (Điều 113 BLHS), Tội cưỡng dâm người chưa thành niên (Điều 113a BLHS), Tội tham ô tài sản XHCN (Điều 133 BLHS), Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN (Điều 134 BLHS), Tội sử dụng trái phép tài sản XHCN (Điều 137 BLHS), Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản XHCN (Điều 137a), các tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, chiếm đoạt chất ma tuý, tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý và cưỡng bức lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý được quy định ở chương các tội phạm về ma tuý.
1.4.3. Những quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam năm 1999 đến năm 2017
Sau hơn 14 năm tồn tại, tuy đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, nhưng Bộ luật hình sự 1985 vẫn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Nhằm khắc phục những điều đó và đảm bảo phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội giai đoạn mới. Quá trình soạn thảo BLHS năm 1999 và Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật này năm 2009 dựa trên nguyên tắc “bảo đảm tôn trọng các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia” đã được xác định như là một trong những quan điểm chỉ đạo cơ bản nhất đối với các nhà lập pháp. Những sửa đổi, bổ sung quan trọng nhất của BLHS năm 1999 so với BLHS năm 1985 cũng như những sửa đổi, bổ sung của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1999 đều đặt trọng tâm vào các quy phạm pháp luật hình sự trong lĩnh vực tội phạm xâm phạm sở hữu và tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Nghiên cứu BLHS năm 1999, không thể phủ nhận những điểm tiến bộ, mang tính chất phát triển của Bộ luật so với BLHS năm 1985. Trên cơ sở kế thừa các tình tiết tăng nặng TNHS của BLHS 24 năm 1985; BLHS năm 1999 đã có sự sửa đổi, bổ sung một số tình tiết tăng nặng mới mà chưa được quy định trong Điều 39 BLHS năm 1985.
Khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ năm 2009) quy định có tất cả 14 tình tiết tăng nặng TNHS đó là:
“1. Chỉ các tình tiết sau đ y mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có t nh chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có t nh chất côn đồ; đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) C tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;
h) Phạm tội đ i với trẻ em, phụ nữ có thai, ngư i già, ngư i ở trong tình
trạng không thể tự vệ được hoặc đ i với ngư i lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
i) X m phạm tài sản c a Nhà nước;
k) Phạm tội g y hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác c a xã hội để phạm tội;
m) Dùng th đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc th đoạn, phương tiện có khả năng g y nguy hại cho nhiều ngư i;
n) Xúi giục ngư i chưa thành niên phạm tội;
o) Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm tr n tránh, che giấu tội phạm.
2. Những tình tiết đã là yếu t định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng” [30].
Kết luận Chương 1
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và phân tích, tổng hợp Chương 1 của luận văn, học viên đã đưa ra khái niệm áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật Hình sự Việt Nam như sau:“Áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là áp dụng những tình tiết thuộc yếu t ch quan hoặc khách quan c a tội phạm, hay tình tiết thuộc nh n th n ngư i phạm tội, mà khi có những tình tiết đó, t nh nguy hiểm cho xã hội c a ngư i phạm tội hoặc tội phạm tăng lên và do đó trách nhiệm hình sự phải tăng lên, thể hiện ở việc tội phạm bị xử l theo tội danh nặng hơn, khung hình phạt nặng hơn, hoặc mức hình phạt cao hơn. Bên cạnh đó học viên cũng đã nêu được đặc điểm, nguyên tắc, phân loại và ý nghĩa của việc áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS; học viên cũng đã trình bày cụ thể qúa trình hình thành và phát triển những quy định về các tình tiết tăng nặng TNHS trong Luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến trước khi BLHS năm 2015 có hiệu lực (kể từ ngày 01.01.2018). Đó chính là những cơ sở pháp lý để học viên trình bày nội dung các quy định của pháp luật hình sự về các tình tiết tăng nặng TNHS theo quy định của BLHS Việt Nam năm 2015 và thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS trong giải quyết VAHS theo quy định của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), trên địa bàn thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước giai đoạn từ năm 2013-2017 ở Chương 2 của luận văn.
Chương 2
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TẠI THỊ XÃ BÌNH LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC
GIAI ĐOẠN 2013-2017
2.1. Những quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015
Kể từ ngày 01.01.2018 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu lực thi hành, tại Điều 52 của BLHS năm 2015 quy định các tình tiết tăng nặng TNHS có một số sửa đổi, bổ sung so với Điều 48 của BLHS năm 1999. Sửa cụm từ “phạm tội đối với trẻ em” thành “phạm tội đối với người dưới 16 tuổi”; sửa “người già” thành “người đủ 70 tuổi trở lên” (điểm i). Bỏ các tình tiết phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng vì đây là các tình tiết định tội, định khung hình phạt mang tính chất định tính và trừu tượng. Các tình tiết này đã được lượng hóa cụ thể trong các tội phạm và khi đã là tình tiết định tội, định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng nữa; Bổ sung đối tượng bị xâm hại là "người khuyết tật hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức" vào tình tiết tăng nặng quy định tại điểm k khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015. Theo đó, người phạm tội nếu phạm tội đối với người khuyết tật hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức sẽ bị coi là tình tiết tăng nặng TNHS. Bỏ tình tiết xâm phạm tài sản của Nhà nước; tuy nhiên, trong Phần thứ hai “Các tội phạm” tình tiết này vẫn là tình tiết định tội, định khung hình phạt của một số tội. Ví dụ, tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều 179 BLHS năm 2015). Một số tình tiết tăng nặng TNHS quy định ghép trong một điểm của khoản 1 Điều 48 của BLHS năm 1999 được tách ra và quy định thành các điểm riêng trong khoản 1 Điều 52 của BLHS năm 2015.
Ví dụ như các tình tiết: phạm tội 2 lần trở lên (điểm g); tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm (điểm h); dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội (điểm m); dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều
người để phạm tội (điểm n). Sửa tình tiết: “Xúi giục người chưa thành niên phạm tội” thành “Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội” (điểm o). Khác với các tình tiết giảm nhẹ, Tòa án không được coi các tình tiết khác là tình tiết tăng nặng TNHS. Ví dụ: Bị cáo quanh co, chối tội, không chịu nhận tội, không thành khẩn khai nhận tội, không ăn năn, hối cải hoặc không khai báo thì Tòa án không được coi đó là thái độ “ngoan cố” để tăng nặng TNHS đối với bị cáo. Về cơ bản, nội dung của các tình tiết tăng nặng TNHS đã được hướng dẫn tại điểm c Mục 5 hoặc Mục 6 của Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 4/8/2000 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC.
Theo quy định tại Điều 52 BLHS năm 2015 thì có 15 tình tiết tăng nặng TNHS như sau:
2.1.1. Phạm tội có tổ chức (điểm a khoản 1 Điều 52)
So với BLHS năm 1999 thì BLHS năm 2015 cơ bản vẫn được giữ nguyên, do vậy nên hiểu: Phạm tội có tổ chức, là một hình thức đồng phạm, có sự phân công, sắp đặt vai trò của những người tham gia. Trong đó mỗi người thực hiện một hoặc một số hành và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu. Phạm tội có tổ chức khác với tổ chức phạm tội. Ở BLHS năm 2015 đã quy định truy cứu TNHS đối với một tổ chức (pháp nhân). Vì vậy, không có khái niệm tổ chức phạm tội trong luật hình sự Việt Nam, mặc dù trong xã hộivẫn có thể có một tổ chức phạm tội dưới hình thức “Băng, Đảng” do một số người thành lập hoặc có sự cấu kết để hoạt động phạm tội. Tuy nhiên, khi truy cứu TNHS đối với hành vi phạm tội của các tổ chức này thì chỉ truy cứu từng cá nhân trong tổ chức đó. Ví dụ: Trong vụ án Khánh Trắng là một tổ chức hoạt động theo kiểu “xã hội đen” do Dương Văn Khánh cầm đầu thực hiện nhiều hành vi phạm tội trong một thời gian dài trên địa bàn thành phố Hà Nội (những năm thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI) và một số địa phương khác, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng chỉ truy cứu TNHS từng cá nhân trong tổ chức “Khánh Trắng” chứ không truy cứu “tổ chức Khánh Trắng”
Phạm tội có tổ chức khác với người tổ chức trong vụ án có đồng phạm, vì người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu chỉ huy việc thực hiện tội phạm, nói lên vai trò, nhiệm vụ của một người trong một vụ án có đồng phạm, còn phạm tội có tổ chức lại nói lên quy mô của tính chất, mức độ nguy hiểm mà tội phạm đó đã xảy ra. Tất nhiên phạm tội có tổ chức bao giờ cũng có người tổ chức (người cầm đầu),