Hoàn Thiện Quy Định Về Tình Tiết “Giết Người Để Thực Hiện Hoặc Che Giấu Tội Phạm Khác”

do công vụ của nạn nhân” được. Văn bản hướng dẫn thi hành cần quy định theo hướng đưa ra khái niệm, đặc điểm tình tiết “giết người vì lý do công vụ của nạn nhân”. Trên cơ sở nghiên cứu tình tiết tăng nặng “giết người vì lý do công vụ của nạn nhân” chúng tôi đưa ra các khái niệm, đặc điểm như sau:

* Khái niệm:

Giết người vì lý do công vụ của nạn nhân là trường hợp giết người mà việc nạn nhân bị giết có nguyên nhân xuất phát từ lý do họ đã hoặc sẽ thực hiện một nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao để phục vụ lợi ích chung của nhà nước, của xã hội hoặc nạn nhân tuy không phải là người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ nhưng đã hoặc sẽ tự nguyện tham gia vào việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hay vì lợi ích chung của xã hội.

* Đặc điểm:

- Về đối tượng tác động của hành vi giết người: là người đang thi hành công vụ hợp pháp (mọi thủ tục, trình tự thi hành phải bảo đảm đúng pháp luật), bao gồm các nhân viên của các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức đang thi hành nhiệm vụ được các cơ quan, tổ chức giao. Cũng có thể là bất kỳ người dân nào đang thực hiện công việc vì lợi ích chung của xã hội.

- Về nguyên nhân của tội phạm: xuất phát từ lý do nạn nhân đã hoặc sẽ thực hiện một nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao để phục vụ lợi ích chung của nhà nước, của xã hội hoặc nạn nhân tuy không phải là người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ nhưng đã hoặc sẽ tự nguyện tham gia vào việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hay vì lợi ích chung của xã hội.

- Về mặt thời gian: nếu như ở trường hợp “giết người đang thi hành công vụ” nạn nhân bị giết trong khi đang thi hành công vụ tức đã bắt đầu thực

hiện công việc và chưa kết thúc thì trong trường hợp này nạn nhân có thể bị giết trước hoặc sau khi thi hành công vụ.

- Về mối quan hệ giữa lý do công vụ của nạn nhân và hậu quả của việc giết nạn nhân: giữa lý do công vụ của nạn nhân và hậu quả của việc giết nạn nhân trong trường hợp này có mối quan hệ mật thiết. Vì muốn ngăn cản nạn nhân thực hiện công vụ sẽ gây những điều bất lợi cho mình hoặc vì thù tức nạn nhân trước đó đã thực hiện công vụ gây bất lợi cho mình nên người phạm tội đã thực hiện hành vi giết nạn nhân. Ví dụ: Vì sợ cô giáo đến nhà thông báo cho bố mẹ về việc bị đuổi học nên C đã giết cô giáo.

3.1.2. Hoàn thiện quy định về tình tiết “giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Cả trên phương diện lý luận cũng như trong thực tiễn, tình tiết “giết người để thực hiện hoặc để che giấu tội phạm khác” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 93 BLHS rất hay bị nhầm lẫn với trường hợp “giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại điểm e khoản 1 Điều 93 BLHS. Để hoàn thiện quy định của BLHS, theo chúng tôi cần xây dựng các khái niệm, đặc điểm như sau:

a) Khái niệm, đặc điểm tình tiết “giết người để thực hiện tội phạm khác”

Các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người - 10

* Khái niệm:

Giết người để thực hiện tội phạm khác là trường hợp giết người mà người phạm tội nhằm mục đích tạo ra những điều kiện thuận lợi để thực hiện tội phạm khác không phụ thuộc vào đó là loại tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng.

* Đặc điểm:

- Về mục đích phạm tội: người phạm tội thực hiện tội phạm nhằm mục đích tạo ra những điều kiện thuận lợi để thực hiện tội phạm khác.

- Về mặt thời gian: tội giết người có thể xảy ra trước hoặc sau tội phạm khác một thời gian ngắn, nhưng cũng có thể cách tội phạm khác một thời gian dài. Có thể có sự liên tục cũng có thể có sự ngắt quãng về mặt thời gian giữa việc thực hiện các tội phạm.

- Về mối quan hệ giữa tội giết người và tội phạm khác: tội phạm mà người phạm tội thực hiện trước hoặc sau tội giết người có liên quan mật thiết đến tội giết người (không giết người thì không thực hiện được tội phạm). Ví dụ: Để trốn trại được K đã giết cán bộ quản giáo sau đó lấy chìa khóa mở cửa bỏ trốn khỏi trại giam.

- Tội phạm mà người phạm tội thực hiện trước hoặc sau tội giết người có thể là tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng và cũng có thể là tội nghiêm trọng và tội ít nghiêm trọng.

b) Khái niệm, đặc điểm tình tiết “giết người để che giấu tội phạm khác”

* Khái niệm:

Giết người để che giấu tội phạm khác là trường hợp giết người mà người phạm tội nhằm mục đích che đậy, xóa dấu vết tội phạm khác đã được thực hiện trước đó không phụ thuộc vào đó là loại tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng.

* Đặc điểm:

- Về mục đích phạm tội: người phạm tội thực hiện tội phạm nhằm mục đích che giấu tội phạm khác.

- Về mặt thời gian: tội giết người chỉ có thể xảy ra sau tội phạm khác (có thể là ngay sau đó nhưng cũng có thể là sau một thời gian dài). Có thể có sự liên tục cũng có thể có sự ngắt quãng về mặt thời gian giữa việc thực hiện các tội phạm.

- Về mối quan hệ giữa tội giết người và tội phạm khác: tội phạm mà

người phạm tội thực hiện trước tội giết người có liên quan mật thiết đến tội giết người (không giết người thì không che giấu được tội phạm).

- Tội phạm mà người phạm tội thực hiện trước hoặc sau tội giết người có thể là tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng và cũng có thể là tội nghiêm trọng và tội ít nghiêm trọng.

c) Ban hành văn bản hướng dẫn từng trường hợp cụ thể như sau:

- Nếu có căn cứ chứng minh người phạm tội giết nạn nhân không nhằm thực hiện cũng không nhằm che giấu tội phạm khác và liền trước hoặc ngay sau khi giết nạn nhân họ chỉ phạm một tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng thì không áp dụng tình tiết nào trong hai tình tiết “giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng” và “giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác”.

- Nếu có căn cứ chứng minh người phạm tội giết nạn nhân không nhằm thực hiện cũng không nhằm che giấu tội phạm khác, nhưng liền trước hoặc ngay sau khi giết nạn nhân họ lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng thì chỉ áp dụng một tình tiết tăng nặng “giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng”.

- Nếu có căn cứ chứng minh người phạm tội giết nạn nhân để nhằm thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác và tội phạm khác này là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng, được thực hiện liền trước hoặc ngay sau khi giết nạn nhân thì chỉ áp dụng một tình tiết tăng nặng “giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác”.

- Nếu có căn cứ chứng minh người phạm tội giết nạn nhân để nhằm thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác, nhưng tội phạm khác này lại là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, được thực hiện liền trước hoặc ngay sau khi giết nạn nhân thì phải áp dụng cả hai tình tiết tăng nặng

“giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng” và “giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác”. Bởi lẽ trường hợp giết người này không những có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn mà nó còn thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu của cả tình tiết tăng nặng “giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng” và tình tiết “giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác”. Nếu chỉ áp dụng một trong hai tình tiết tăng nặng này sẽ không phản ánh đúng bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

Song song với đó cũng cần sửa cả tình tiết tăng nặng “giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” để thống nhất trong nhận thức và không gây nhầm lẫn trong hoạt động áp dụng. Theo chúng tôi cần bổ sung cụm từ "cùng lúc đó" vào tình tiết định khung tăng nặng “giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng”. Bởi lẽ, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng có thể được thực hiện liền trước hoặc ngay sau tội phạm giết người, nhưng cũng có thể được thực hiện cùng một lúc với tội phạm giết người. Nếu theo quy định hiện nay thì chỉ khi nào tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng được thực hiện liền trước hoặc ngay sau tội phạm giết người mới bị áp dụng tình tiết tăng nặng, còn khi tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng được thực hiện cùng một lúc với tội phạm giết người thì lại không bị áp dụng, (mặc dù người hợp giết người này cũng làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và con người phạm tội, cũng chứng tỏ can phạm là đối tượng nguy hiểm, có ý thức phạm tội sâu sắc). Để khắc phục thiếu sót trên, chúng tôi kiến nghị sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 1 Điều 93 BLHS năm 1999 như sau:

"Điều 93. Tội phạm giết người

e. Cố ý gây ra cái chết cho người khác mà liền trước đó, cùng lúc đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng".

3.1.3. Hoàn thiện quy định về tình tiết “giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân”

Như phân tích trong Chương 2 của Luận văn, theo chúng tôi trong thời gian tới, cần phải hoàn thiện tình tiết này theo hướng đưa ra khái niệm, đặc điểm của nó:

a) Khái niệm “giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân”

“Giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân là trường hợp giết người mà người phạm tội thực hiện tội phạm nhằm mục đích chiếm đoạt bộ phận cơ thể của nạn nhân để mua bán, trao đổi, thay thế cho mình, cho người thân hoặc để thỏa mãn lợi ích nào đó”.

b) Đặc điểm:

- Về mối quan hệ giữa hành vi giết người với hành vi chiếm đoạt bộ phận cơ thể của nạn nhân: trong trường hợp này giữa hành vi giết người và hành vi chiếm đoạt bộ phận cơ thể của nạn nhân có mối quan hệ mật thiết. Để chiếm đoạt bộ phận cơ thể của nạn nhân mà người phạm tội đã ra tay giết người.

- Mục đích của người phạm tội là nhằm chiếm đoạt bộ phận cơ thể của nạn nhân để mua bán, trao đổi, thay thế cho mình, cho người thân hoặc để thỏa mãn lợi ích nào đó.

- Về mặt thời gian: việc chiếm đoạt bộ phận cơ thể của nạn nhân được thực hiện ngay sau khi nạn nhân bị giết.

c) Phân biệt tình tiết “giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân” trong một số trường hợp:

- Phân biệt tình tiết “giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân” với tình tiết “xâm phạm thi thể” tại Điều 246 BLHS - Tội xâm phạm thi thể, mồ mả,

hài cốt: nếu trước khi thực hiện hành vi hoặc liền ngay sau thực hiện hành vi giết người, người phạm tội có ý định, mục đích lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân mới phạm tội này. Nếu sau khi nạn nhân chết một thời gian, người phạm tội mới lấy một phần cơ thể của nạn nhân thì ngoài tội giết người tại Điều 93 BLHS còn phạm tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt quy định tại Điều 246 BLHS.

- Phân biệt tình tiết này với tình tiết “thực hiện tội phạm một cách man rợ” quy định tại điểm i khoản 1 Điều 93 BLHS: theo đó nếu người phạm tội vì thù tức nạn nhân hoặc thù tức người thân của nạn nhân mà dùng các phương pháp, thủ đoạn man rợ, mất nhân tính để giết nạn nhân gây đau đớn tột độ như xẻo thịt từng miếng một cho đến khi nạn nhân chết, treo nạn nhân sau đó cắt cổ, giết người sau đó lấy cơ thể nạn nhân cho động vật ăn, băm, vằm nát cơ thể nạn nhân, giết người để lấy bộ phận cơ thể nạn nhân ăn, tra tấn nạn nhân đến chết... thì áp dụng tình tiết “thực hiện tội phạm một cách man rợ” để đúng với tính chất của hành vi phạm tội.

3.1.4. Hoàn thiện quy định về tình tiết “thuê giết người”

Như đã nói ở trên, tình tiết tăng nặng “thuê giết người” đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về khái niệm cũng như các đặc điểm, dấu hiệu nhận biết của nó. Do đó làm giảm hiệu quả trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm này nhất là trong giai đoạn hiện nay, tình trạng “đâm thuê, chém mướn” để đòi nợ thuê đang có xu hướng gia tăng.

Bên cạnh việc xem xét những trường hợp dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để thuê giết người cũng cần xem xét thêm những trường dùng các lợi ích tinh thần để sai khiến người khác giết người theo yêu cầu của mình thì có coi là thuê giết người hay không. Vì vậy, để hoàn thiện quy định của pháp luật, tác giả đưa ra hướng hoàn thiện như sau:

a) Xây dựng khái niệm tình tiết tăng nặng “thuê giết người”:

“Thuê giết người là trường hợp người nào đó dùng tiền, lợi ích vật

chất hoặc lợi ích tinh thần khác để yêu cầu người khác giết người mà mình mong muốn”.

b) Đưa ra các đặc điểm của tình tiết tăng nặng “thuê giết người”:

- “Thuê giết người” và “giết người thuê” có mối quan hệ mật thiết với nhau, cái này là tiền đề của cái kia, thiếu một trong hai cái thì không có trường hợp giết người xảy ra (có người thuê mới có người làm thuê).

- Mục đích của việc thuê giết người là người phạm tội không trực tiếp thực hiện hành vi giết người mà dùng tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần để thuê người khác thực hiện việc này.

3.1.5. Hoàn thiện quy định về tình tiết “giết người vì động cơ đê hèn”

Đối với tình tiết tăng nặng “giết người vì động cơ đê hèn” chúng tôi cho rằng, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng tình tiết này theo hướng:

a) Đưa ra khái niệm tình tiết tăng nặng “giết người vì động cơ đê hèn” như sau:

“Giết người vì động cơ đê hèn là trường hợp giết người mà người phạm tội thực hiện tội phạm với động cơ thể hiện sự bội bạc, phản trắc, ích kỉ, vụ lợi, hèn hạ, đáng khinh bỉ”.

b) Đưa ra những dấu hiệu cơ bản của trường hợp “giết người vì động cơ đê hèn”:

- Động cơ đê hèn chỉ có trong những trường hợp lỗi cố ý trực tiếp.

- Động cơ phạm tội được hiểu là nhân tố bên trong, động lực bên trong (các lợi ích, các nhu cầu) thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội.

- Cơ sở tạo thành động cơ phạm tội là những nhu cầu về vật chất, tinh thần hoặc các lợi ích sai lệch của cá nhân được chủ thể nhận thức hoặc những tư tưởng sai lệch của chủ thể, cũng có thể là những nhu cầu bình thường nhưng chủ thể đã lựa chọn cách thức thỏa mãn chúng trái với các lợi ích và chuẩn mực xã hội.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 13/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí