Nguyên Nhân Của Những Hạn Chế, Bất Cập Trong Quy Định Và Áp Dụng Quy Định Về Các Tình Tiết Tăng Nặng Thuộc Mặt Chủ Quan Của Tội Giết Người

2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong quy định và áp dụng quy định về các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người

2.3.1. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong quy định về các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người

Thứ nhất, một số khái niệm hiện nay đang được hiểu với nhiều quan điểm chưa thống nhất, rõ ràng thậm chí là mâu thuẫn, chồng chéo gây khó khăn khi áp dụng những quy định về tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người trong thực tế. Ví dụ: quy định liên quan đến người thi hành công vụ được quy định trong bốn văn bản quy phạm pháp luật là Điều 277 BLHS năm 1999; Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29-11-1986 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC; Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ và Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Tuy nhiên, mỗi văn bản nói trên lại đưa ra một khái niệm khác nhau về “người thi hành công vụ”.

Thứ hai, một số tình tiết chưa được phân biệt rõ ràng, không có hướng dẫn cụ thể để phân biệt tình tiết này với những tình tiết có nhiều dấu hiệu tương đồng như tình tiết tăng nặng “giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác” với tình tiết tăng nặng “giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng”; tình tiết tăng nặng “giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân” với tình tiết khác như “xâm phạm thi thể” hoặc giết người với tình tiết “thực hiện tội phạm một cách man rợ”…

Thứ ba, có những văn bản hướng dẫn được ban hành đã lâu nên không theo kịp xu thế phát triển của xã hội và thiếu sự chặt chẽ cần phải cập nhật, bổ sung như Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC.

Thứ tư, thông thường các quy định của pháp luật hình sự đều được đúc

rút, tổng kết từ thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm nhằm không ngừng hoàn thiện các quy định, hạn chế tối đa những bất cập, hạn chế khi áp dụng trong thực tế. Tuy nhiên, đối với tình tiết trong thực tiễn xét xử tại Việt Nam chưa từng xảy ra như tình tiết tăng nặng “giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân” thì cũng chưa có sự tổng kết, đánh giá để rút ra những bài học kinh nghiệm trong đấu tranh, xử lý và phòng ngừa loại tội phạm này. Vì vậy, những hạn chế, bất cập trong quy định là khó tránh khỏi.

2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong áp dụng quy định về các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người

2.3.2.1. Nguyên nhân trong hoạt động điều tra tội phạm giết người Thứ nhất, trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ điều tra

Do chưa làm tốt công tác bảo vệ hiện trường nên khi cơ quan Công an đến hiện trường thì hiện trường đã bị xáo trộn. Điều này đã làm giảm hiệu quả của hoạt động điều tra vì dấu vết cơ học bị xoá; dấu vết sinh học bị hủy theo thời gian, thời tiết; đối tượng gây án có thời gian để che giấu hành vi phạm tội hoặc chạy trốn... Thêm vào đó, khi khám nghiệm hiện trường, cán bộ khám nghiệm đã vô ý làm mất các dấu vết quan trọng của vụ án hoặc không phân tích các thông tin hiện có và mối quan hệ giữa các dấu vết với những thông tin; không chụp ảnh hiện trường, dấu vết; không vẽ sơ đồ mô tả hiện trường nên không biết đâu là hiện trường chính, đâu là hiện trường phụ, đâu là hiện trường giả. Do vậy chỉ khám nghiệm một nơi và bỏ qua không khám nghiệm những nơi khác dẫn đến không phát hiện được dấu vết quan trọng của vụ án. Công tác khám nghiệm tử thi, do trình độ nghiệp vụ của Điều tra viên ở một số địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu nên có nơi Bác sĩ pháp y không giải phẫu tử thi mà Cán bộ điều tra cũng không có ý kiến gì. Các nguyên tắc đánh giá tình trạng chung của tử thi; nguyên tắc khám thứ tự từ đầu đến chân, từ trước ra sau, từ phải qua trái, từ ngoài vào trong... hầu hết không được tôn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

trọng. Có trường hợp, nạn nhân là nữ trẻ, nhưng khi khám nghiệm tử thi lại không xác định nạn nhân có bị hiếp hay không, dạ con có thai hay không... Những thiếu sót này đã làm mất đi các chứng cứ quan trọng chứng minh các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người.

Thứ hai, trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự

Các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người - 9

Nghiên cứu các vụ án giết người xảy ra trong thời gian gần đây chúng tôi thấy, không ít Điều tra viên đã tiến hành không đầy đủ, trình tự các biện pháp điều tra theo tố tụng như: quay băng video hoặc ghi âm lời khai của bị can nhưng không lập biên bản lưu trong hồ sơ vụ án... Có Điều tra viên còn dùng nhục hình, mớm cung, dụ cung, bức cung bị can hoặc người bị tình nghi; gợi ý cho bị can về những lời khai hoặc cho bị can nghe lời khai của những người khác mặc dù chưa tiến hành xong hoạt động đối chất. Không thực hiện thủ tục nhận dạng thi thể nạn nhân, thậm chí còn ngăn cản người thân của nạn nhân nhận mặt. Tiến hành hỏi cung bị can khi chưa ra quyết định khởi tố bị can. Không kí vào các bản tự khai của bị can khi tiến hành thu thập gây khó khăn cho việc xác định chứng cứ và trách nhiệm của Điều tra viên. Bỏ ngoài hồ sơ nhiều tài liệu quan trọng chứng minh sự ngoại phạm của bị can khi chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát. Không thực hiện đầy đủ các biện pháp điều tra theo quy định của pháp luật để kiểm tra chứng cứ, thiên về chứng cứ buộc tội, bỏ qua chứng cứ gỡ tội nên đã truy cứu TNHS không đúng với tính chất, mức độ tội phạm gây ra.

Thứ ba, vi phạm các quy định về công tác giám định

Không ít Giám định viên sau khi khám nghiệm tử thi đã không gửi Bản kết luận giám định pháp y hoặc tuy có gửi cho cơ quan trưng cầu giám định nhưng không kết luận nguyên nhân chết, tình huống chết (án mạng, tai nạn hay tự tử); không lấy máu, phủ tạng của nạn nhân trong các vụ nghi bị đầu độc để kiểm nghiệm hoặc chỉ lấy với liều lượng quá ít nên không đủ kiểm

nghiệm; khám nghiệm tử thi không kĩ, nhất là với tử thi đã hư thối; không thử nhóm máu của nạn nhân hoặc của một số tang vật (hung khí, áo quần có vết máu...)... Mặt khác, do tính chất kiêm nhiệm nên đa số bác sĩ đi giám định không có kiến thức tối thiểu về chuyên môn này, vì vậy những sai sót trong giám định là không thể tránh được.

Thứ tư, về khách quan khách quan công tác giám định

Văn bản trưng cầu giám định thường được gửi sau khi đã khám nghiệm tử thi và chỉ nêu vắn tắt "xác định nguyên nhân chết". Phương tiện đi giám định bao giờ cũng là ô tô của Cơ quan điều tra và phần nhiều đến đón Giám định viên có tính chất khẩn trương mà không có sự báo trước nên Giám định viên thiếu sự chuẩn bị, nhiều khi không kịp đem theo những dụng cụ cần thiết. Những tồn tại trên đã làm ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động giám định nói riêng cũng như chất lượng của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm giết người nói chung.

2.3.2.2. Nguyên nhân trong hoạt động truy tố tội phạm giết người Thứ nhất, về đội ngũ Kiểm sát viên

Do không được bồi dưỡng thường xuyên, việc sử dụng lại không theo hướng chuyên môn hoá nên trình độ Kiểm sát viên còn hạn chế. Thêm vào đó, VKSNDTC lại chưa kịp thời tháo gỡ cho cấp dưới khi giải quyết loại án này, chưa thường xuyên thông báo rút kinh nghiệm cũng như chưa có quy chế về công tác kiểm sát điều tra nhằm bảo đảm chất lượng, hiệu quả trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án giết người. Vì vậy, tội danh truy tố đôi khi không đúng với bản chất của vụ án.

Thứ hai, về quan điểm, tư tưởng

Không ít Kiểm sát viên do nhận thức chưa đúng chức năng, nhiệm vụ nên đã không thực hiện các quyền năng pháp lý luật định để góp phần phá án,

thậm chí còn coi việc phát hiện tội phạm là nhiệm vụ của Cơ quan điều tra. Một số Kiểm sát viên sợ phải chịu trách nhiệm cá nhân về các quyết định của mình nên không muốn thực hiện các hoạt động liên quan đến nội dung thực hành quyền công tố. Ngoài ra, do thói quen ỷ lại vào Cơ quan điều tra và tâm lý cả nể nên khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng lẽ ra phải đề xuất với lãnh đạo Viện trả lại hồ sơ thì lại cho rằng những vi phạm này chưa phải là nghiêm trọng và chưa đến mức phải trả hồ sơ. Vì vậy, Kiểm sát viên đã chọn cách giải quyết "linh động" theo kiểu "người nhà", trên cơ sở quan hệ "tình cảm" giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.

Thứ ba, về cơ chế tổ chức, chỉ đạo

Không ít Viện trưởng Viện kiểm sát thiếu quan tâm chỉ đạo, thậm chí còn "khoán trắng" cho cấp dưới trong việc phá án. Chính sách khuyến khích lợi ích vật chất, đầu tư kinh phí, phương tiện còn bị xem nhẹ nên đã không động viên được Kiểm sát viên trong hoạt động điều tra, phát hiện tội phạm. Tình trạng kiểm sát "nguội", kiểm sát trên hồ sơ, biên bản diễn ra khá phổ biến khiến Kiểm sát viên không biết tường tận hoạt động điều tra và các vi phạm trong quá trình điều tra nên không có ý kiến chỉ đạo, ngăn chặn và xử lý kịp thời. Đối với những vụ án phức tạp, do Kiểm sát viên không nắm chắc vụ án bằng Điều tra viên, lại không giỏi nghiệp vụ hơn Điều tra viên nên Điều tra viên không "tâm phục khẩu phục", không làm theo yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên.

Thứ tư, trong từng giai đoạn kiểm sát hoạt động điều tra

Trong giai đoạn kiểm sát các hoạt động điều tra ban đầu không ít Kiểm sát viên khi kiểm sát công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi chỉ đóng vai trò chứng kiến, giúp việc, do đó đã để xảy ra các thiếu sót, vi phạm như bỏ qua việc chụp ảnh; bỏ qua việc vẽ sơ đồ mô tả hiện trường... Việc thu giữ, bảo quản đồ vật, tài liệu tại hiện trường cũng còn nhiều thiếu

sót. Vụ án Vũ Văn Khệ đánh nhau và đâm chết Cao Văn Hạnh ở tỉnh Q là một ví dụ. Trong vụ án này, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát tỉnh đều xác nhận thanh sắt mà gia đình Khệ nộp là hung khí mà bị can đã dùng để đâm nạn nhân, nhưng thực tế nạn nhân bị giết bởi một con dao khác (dao găm). Việc truy bắt thủ phạm theo dấu vết nóng, việc khám thân thể người bị tình nghi để thu giữ dấu vết, vật chứng cũng chưa được tiến hành khẩn trương, kiên quyết.

Sau khi kết thúc điều tra, do đánh giá chứng cứ không đúng hoặc do nhầm lẫn dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội giết người với một số tội phạm khác cũng gây ra hậu quả chết người nên đã truy tố cả người không có tội hoặc xác định sai tội danh.

2.3.2.3. Nguyên nhân trong hoạt động xét xử tội phạm giết người Thứ nhất, về đội ngũ Thẩm phán

Theo Báo cáo Tổng kết năm 2003 của TANDTC, đến tháng 12-2014, đội ngũ Thẩm phán TAND là 7.543 người. So với số lượng Thẩm phán được ủy ban Thường vụ Quốc hội phân bổ năm 2014 thì số Thẩm phán TAND các cấp còn chưa bổ nhiệm đủ là 2.210 người, trong đó riêng TANDTC còn thiếu 33 Thẩm phán, TAND cấp huyện thiếu 2.131 Thẩm phán, chủ yếu ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và ở một số đơn vị mới được tách lập. Chất lượng của đội ngũ Thẩm phán TAND các cấp tuy đã có những bước tiến dài đáng kể, nhưng vẫn chưa đáp được yêu cầu của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Thứ hai, về kĩ năng xét xử các vụ án giết người có tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan

Ở giai đoạn chuẩn bị xét xử, do kiểm tra hồ sơ không kĩ nên một số Thẩm phán đã không xác định được những vấn đề như: hồ sơ vụ án có đầy đủ các tài liệu theo bút lục chưa; đã bảo đảm về thủ tục tố tụng chưa? Biên bản khám nghiệm tử thi, biên bản thu giữ vật chứng, biên bản khám nghiệm dấu vết trên thân thể nạn nhân và kết luận giám định pháp y có gì thiếu sót không?

Các chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ đã đủ để chứng minh các tình tiết của vụ án chưa? Các chứng cứ, tài liệu này chứng minh tình tiết nào của vụ án - mặt chủ quan, mặt khách quan, nhân thân của bị cáo hay các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS? Ở giai đoạn xét xử tại phiên toà, trong phần xét hỏi, có trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và các thành viên Hội đồng xét xử do không phát hiện được những mâu thuẫn trong lời khai nên đã không tiến hành đối chất để làm sáng tỏ các mâu thuẫn đó. Cũng có trường hợp do đánh giá không đúng các tình tiết khách quan của vụ án nên đã xác định sai ý thức chủ quan của bị cáo. Trong phần tranh luận, Thẩm phán chủ tọa và các thành viên Hội đồng xét xử do không ghi chép đầy đủ lời đối đáp của các bên nên đã không phát hiện được những biểu hiện né tránh hoặc chưa rõ ràng để yêu cầu các bên trình bày lại. Trong phần nghị án và tuyên án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và các thành viên Hội đồng xét xử ít khi thảo luận, đánh giá toàn bộ chứng cứ, tài liệu đã được kiểm tra công khai tại phiên toà nên đã ra bản án thiếu căn cứ.

Chương 3

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG THUỘC MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI GIẾT NGƯỜI


3.1. Hoàn thiện quy định về các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người

Để xử lý tội phạm đúng người, đúng tội, để BLHS đi vào cuộc sống, phát huy được hiệu lực, hiệu quả thì luật thực định phải được quy định cụ thể, rõ ràng và phải được giải thích chính thức, thống nhất, kịp thời nhằm hạn chế tối đa việc hiểu không đúng, không thống nhất và lợi dụng kẽ hở của pháp luật để làm sai. Thêm vào đó, trước thực trạng tội phạm giết người diễn biến phức tạp và trước những đòi hỏi ngày càng gay gắt hơn của cuộc đấu tranh phòng, chống loại tội phạm nguy hiểm này, việc xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các cơ quan bảo vệ pháp luật hoạt động có hiệu quả cao lại càng trở nên cấp bách và cần thiết hơn. Xuất phát từ nhận thức trên, trong phần này chúng tôi xin đưa ra giải pháp hoàn thiện và tăng cường giải thích, hướng dẫn áp dụng các quy định của BLHS liên quan đến tội giết người với các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan - cơ sở pháp lý của hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm theo hướng như sau:

3.1.1. Hoàn thiện quy định về tình tiết “giết người vì lý do công vụ của nạn nhân”

Từ những phân tích tại Chương 2 của luận văn, theo chúng tôi cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng tình tiết định khung tăng nặng “giết người vì lý do công vụ của nạn nhân”. Bởi lẽ, nếu không có sự hướng dẫn cụ thể sẽ rất khó có thể áp dụng một cách thống nhất về tình tiết tăng nặng “giết người vì lý

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/01/2023