Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Áp Dụng Quy Định Về Các Tình Tiết Tăng Nặng Thuộc Mặt Chủ Quan Của Tội Giết Người

c) Quy định các trường hợp sau phải bị áp dụng tình tiết “giết người vì động cơ đê hèn”: giết vợ hoặc giết chồng để được tự do lấy vợ hoặc lấy chồng khác; giết nạn nhân để được sống với vợ hoặc với chồng của nạn nhân; giết người tình đang có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm; giết người thực sự thương yêu, lo lắng cho quyền lợi của mình chỉ vì những duyên cớ cá nhân, ích kỉ; giết người không có khả năng tự vệ để trả thù; giết người do không được đáp ứng những đòi hỏi thấp hèn, ích kỉ; giết người vì những mục đích vụ lợi như để khỏi phải trả nợ, để được hưởng di sản thừa kế hoặc tiền bảo hiểm tính mạng của người chết...; giết người là ân nhân của mình; giết người là người thân của kẻ thù.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người

3.2.1. Nâng cao chất lượng điều tra tội phạm giết người liên quan đến các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan

Về chuyên môn, nghiệp vụ.

Trước hết cần nâng cao chất lượng công tác bảo vệ hiện trường, khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi. Khi nhận được tin báo, các cơ quan có thẩm quyền phải nhanh chóng bố trí lực lượng bảo vệ hiện trường, đồng thời phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra để khẩn trương tiến hành công tác khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi.

Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho đội ngũ Điều tra viên để họ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng trong việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, góp phần đảm bảo cho công tác khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi không bỏ lọt những vật chứng chứng minh vụ án có tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan.

Tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm xác định đúng tung tích nạn nhân như mô tả đặc điểm quần áo, đặc điểm dạng người, chụp ảnh nhận dạng,

lăn tay, lập chỉ bản... Những đặc điểm về trang phục cùng đặc điểm riêng trên mặt và ảnh chụp nhận dạng phải được thông báo ngay trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm kịp thời phát hiện nhân thân người bị hại. Qua đó có thể chứng minh vụ án giết người có những tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan. Ví dụ: Qua thông báo tìm tung tích nạn nhân, người nhà nạn nhân đã đến Cơ quan điều tra cung cấp những thông tin, chứng cứ chứng minh giữa nạn nhân và người phạm tội có mối quan hệ vay nợ tiền, để quỵt nợ nên người phạm tội đã giết nạn nhân. Vì vậy, dấu hiệu này sẽ xác định được đây là trường hợp giết người có tình tiết tăng nặng là vì động cơ đê hèn quy định tại điểm q, khoản 1, Điều 93 BLHS.

Ngoài ra, để chống lọt tội, chống oan sai, cần thu thập đầy đủ vật chứng của vụ án. Đối với các vụ án giết người nói chung và giết người có các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan nói riêng, vật chứng quan trọng là công cụ, phương tiện mà thủ phạm sử dụng giết nạn nhân. Để có hướng truy tìm công cụ, phương tiện phạm tội, trong quá trình khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi Điều tra viên phải phát hiện tối đa những dấu vết, thông tin, tài liệu tồn tại khách quan ở hiện trường và trên thi thể nạn nhân. Đồng thời phải vận dụng tổng hợp kiến thức nghiệp vụ khoa học hình sự và kiến thức pháp y để xác định cơ chế, điều kiện hình thành các loại dấu vết và đặc điểm của từng dấu vết, từ đó dự đoán loại công cụ, phương tiện đã tác động và gây ra cái chết cho nạn nhân để chứng minh vụ án có tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan hay không. Ví dụ: Qua thu thập chứng cứ vụ án giết người xảy ra trong rừng, Cơ quan điều tra thu thập được công cụ gây án là chiếc cưa máy. Từ đây, Cơ quan điều tra đã kết hợp với những chứng cứ khác chứng minh được rằng hung thủ khi bị phát hiện đang cưa trộm gỗ, do lo sợ bị nạn nhân tố cáo với kiểm lâm nên đã dùng chiếc cưa máy đang dùng để sẻ gỗ giết chết nạn nhân. Vì vậy, sẽ có đủ chứng cứ để áp dụng tình tiết tăng nặng giết người để thực hiện hoặc che dấu tội phạm khác theo điểm g, khoản 1, Điều 93 BLHS.

Sau khi đã thu thập được đầy đủ vật chứng của vụ án, Cơ quan điều tra phải xác định đúng động cơ gây án của thủ phạm. Thực tế điều tra loại án này cho thấy, những động cơ thúc đẩy người phạm tội giết nạn nhân thường là: để cướp tài sản của nạn nhân, bịt đầu mối, thoả mãn mối thù hằn do mâu thuẫn giữa thủ phạm và nạn nhân, thoả mãn lòng ghen tuông đã bị dồn nén cao độ, thoả mãn dục vọng hoặc thực hiện một cuộc tình mà nạn nhân là người cản trở... Muốn xác định đúng động cơ gây án của thủ phạm phải đánh giá tổng hợp các chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra chứ không chỉ căn cứ vào lời khai của bị can.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó, để khắc phục những tồn tại trong hoạt động điều tra, khám phá các vụ án giết người đòi hỏi công tác giám định cũng cần được nâng cao hơn nữa. Giám định viên phải gửi Bản kết luận giám định pháp y cho cơ quan trưng cầu giám định và phải kết luận rõ nguyên nhân chết, tình huống chết. Trong các vụ nghi đầu độc phải lấy máu, phủ tạng với số lượng quy định để gửi đi xét nghiệm. Khám nghiệm tử thi đã hư thối phải kĩ hơn, cẩn thận hơn những tử thi khác, xóa bỏ tư tưởng dễ làm, khó bỏ hoặc làm qua loa đại khái. Phải thử nhóm máu của nạn nhân hoặc của một số tang vật (hung khí, áo quần có vết máu...). Bác sĩ pháp y bắt buộc phải được đào tạo để có kiến thức tối thiểu về môn này và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết trong quá trình giám định. Để nâng cao chất lượng giám định, Bộ Y tế cần quan tâm hơn đến công tác y pháp. Khẩn trương thành lập Viện Y Pháp để thống nhất công tác giám định trong cả nước và thuận lợi cho việc hợp tác với nước ngoài.

Muốn nâng cao chất lượng giám định, ở mỗi vụ án, Cơ quan điều tra phải gửi ngay văn bản trưng cầu giám định cho Giám định viên trước khi tiến hành khám nghiệm tử thi. Trong văn bản này phải ghi rõ những nội dung cần giám định, đặc biệt là việc xác định nguyên nhân gây ra hậu quả chết người.

Các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người - 11

Bác sĩ đi giám định phải được thông báo trước để có sự chuẩn bị những dụng cụ cần thiết phục vụ cho công tác giám định và phải được tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình xem xét hiện trường, thu thập dấu vết...

Về cơ cấu tổ chức bộ máy của Cơ quan điều tra.

Trước hết cần đổi mới tổ chức bộ máy của Cơ quan điều tra. Trong tình hình hiện nay, để tránh những xáo trộn quá lớn, trước khi tiến tới thành lập một Cơ quan điều tra duy nhất và thống nhất, việc đổi mới tổ chức bộ máy của Cơ quan điều tra cần được tiến hành từng bước, bắt đầu bằng việc sáp nhập Cơ quan Cảnh sát điều tra với Cơ quan An ninh điều tra trong Bộ Công an; giữa điều tra hình sự với an ninh quân đội trong Bộ Quốc phòng. Tổ chức lại Cơ quan điều tra trong ngành Kiểm sát theo hướng ở VKSNDTC có Cục Điều tra còn ở ba miền có các Chi cục Điều tra theo cách tổ chức của Tòa Phúc thẩm TANDTC và Viện Phúc thẩm VKSNDTC. Có như vậy mới tập trung được lực lượng, trí tuệ, phương tiện và cơ sở vật chất để làm tốt công tác bảo vệ hiện trường, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi; phát hiện tối đa người biết việc và những tin tức liên quan đến vụ án; xác định nhanh chóng và chính xác tung tích nạn nhân; thu thập đầy đủ vật chứng của vụ án... góp phần thực hiện tốt nguyên tắc mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật.

3.2.2. Nâng cao chất lượng truy tố tội phạm giết người liên quan đến các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan

Về quan điểm, tư tưởng

Kiểm sát viên cần nhận thức đúng chức năng, nhiệm vụ của mình để từ đó thực hiện đầy đủ các quyền năng pháp lý luật định góp phần điều tra, khám phá tội phạm. Xóa bỏ tư tưởng coi việc phát hiện tội phạm là nhiệm vụ của Cơ quan điều tra. Loại trừ thói quen ỷ lại vào Cơ quan điều tra, vào kết quả điều tra và tâm lý cả nể. Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố

tụng phải kịp thời, kiên quyết đề xuất với lãnh đạo Viện trả lại hồ sơ, tuyệt đối không được giải quyết linh động theo kiểu "người nhà" trên cơ sở quan hệ "tình cảm" giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.

Về cơ chế tổ chức, chỉ đạo

Viện trưởng Viện kiểm sát cần quan tâm chỉ đạo, không được "khoán trắng" cho cấp dưới trong việc phá án. Loại bỏ tình trạng kiểm sát "nguội", kiểm sát án trên hồ sơ, biên bản. Khi phát hiện có vi phạm trong quá trình điều tra, Kiểm sát viên phải nhanh chóng áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời. Muốn Điều tra viên "tâm phục khẩu phục" và làm theo yêu cầu điều tra thì Kiểm sát viên phải không ngừng nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất; phải nắm chắc tình tiết của vụ án cũng như quá trình xác định sự thật khách quan của vụ án. Bên cạnh đó, ngành Kiểm sát cần có những điều chỉnh theo hướng phân quyền hợp lý cho Kiểm sát viên nhằm tăng tính chủ động, sáng tạo cũng như tính chịu trách nhiệm cá nhân của Kiểm sát viên.

Về từng giai đoạn kiểm sát hoạt động điều tra các vụ án giết người có tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan

Trong giai đoạn kiểm sát các hoạt động điều tra ban đầu đòi hỏi công tác kiểm sát phải được tiến hành thường xuyên, suốt quá trình điều tra. Kịp thời phát hiện các thiếu sót, vi phạm để yêu cầu điều tra làm rõ, không được đồng tình, làm ngơ trước các vi phạm của Cơ quan điều tra. Khi nhận được thông tin về vụ án, Viện kiểm sát phải phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ tốt hiện trường, bắt giữ người phạm tội quả tang hoặc lưu giữ kịp thời người bị tình nghi, đồng thời phải cử ngay Kiểm sát viên đi kiểm sát khám nghiệm hiện trường.

Trong quá trình kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, Kiểm sát viên phải nêu yêu cầu cho Điều tra viên và Bác sĩ pháp y, khắc phục tình trạng chỉ đóng vai trò chứng kiến khi tham gia các hoạt động này.

Để kết luận nạn nhân có bị giết hay không, Kiểm sát viên phải yêu cầu Bác sĩ pháp y xem xét tổn thương bên ngoài và khắp cơ thể. Những trường hợp chết do súng mà chỉ có lỗ đạn vào thì chỉ được kết thúc mổ tử thi sau khi đã lấy được đầu đạn. Nếu có tổn thương bệnh lý thì phải lấy mảnh phủ tạng có tổn thương để xét nghiệm vi thể. Nếu nạn nhân tự đầu độc hoặc nghi vấn bị đầu độc thì phải lấy máu và các mảnh tạng với định lượng 300g để xét nghiệm. Phải kiểm tra toàn bộ nội tạng (ngực, bụng, sọ não) để phát hiện dấu vết. Cần lưu ý là trong mọi trường hợp Kiểm sát viên đều phải yêu cầu mổ tử thi để kết luận về nguyên nhân, loại hung khí và vết thương đã gây ra cái chết cho nạn nhân. Nếu khám nghiệm tại hiện trường mà không làm rõ được thì phải đưa tử thi về nhà xác bệnh viện để khám nghiệm tiếp không được để gia đình nạn nhân hoặc chính quyền chôn cất vì khi phải khai quật tử thi để khám nghiệm lại thì khó có thể xác định chính xác tổn thương cũng như nguyên nhân gây ra cái chết. Phải kịp thời lấy lời khai của họ để làm rõ công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm, động cơ, mục đích... thực hiện tội phạm. Khi hỏi cung, Kiểm sát viên phải dùng lý lẽ và chứng cứ để đấu tranh với bị can, không được bằng lòng, thoả mãn với lời nhận tội. Phải để bị can tự viết lời khai, tự vẽ lại sơ đồ, vật chứng; không được truy bức, mớm cung dưới bất kì hình thức nào. Mọi tình tiết trong lời khai của bị can, kể cả các chứng cứ gỡ tội đều phải được kiểm tra, xác minh để khẳng định đâu là tình tiết thật, đâu là tình tiết giả, đâu là tình tiết thiếu chính xác hoặc có ý đồ đánh lạc hướng Cơ quan điều tra. Muốn bắt đúng thủ phạm phải căn cứ vào động cơ giết người, các dấu vết, vật chứng đã thu được ở hiện trường và kết quả truy nguyên các dấu vết, vật chứng. Bởi lẽ, từ tính chất của động cơ giết người, thông qua các biện pháp giám định, nhận dạng, khám xét bí mật, tra cứu tàng thư căn cước có thể tìm ra được thủ phạm.

Trong giai đoạn sau khi kết thúc điều tra cần loại bỏ tình trạng truy tố

oan sai. Muốn vậy, Kiểm sát viên phải đánh giá chứng cứ một cách khách quan, toàn diện và đặc biệt là phải nắm chắc các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm giết người cũng như các dấu hiệu có tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan của tội giết người, phân biệt được tội phạm giết người với các tội khác cũng gây ra hậu quả chết người. Khi đánh giá chứng cứ, Kiểm sát viên phải xem xét tổng hợp, khách quan, toàn diện tất cả các tình tiết của vụ án, không được bỏ qua hoặc coi nhẹ bất cứ một chứng cứ nào, dù đó là chứng cứ buộc tội hay gỡ tội. Không được ngả theo dư luận để xử lý ở khung hình phạt nặng hơn hoặc truy tố bị can về tội phạm giết người khi bị can chỉ phạm tội nhẹ hơn... Nếu có vướng mắc về đánh giá chứng cứ hoặc có mâu thuẫn trong việc định tội danh và định khung hình phạt thì nhất thiết phải đưa ra thảo luận, tham khảo ý kiến của Tòa án và các đơn vị kiểm sát xét xử trước khi ra quyết định. Thực tiễn cho thấy, những trường hợp sau đây dù Cơ quan điều tra đề nghị truy tố Viện kiểm sát cũng không được truy tố mà phải điều tra thêm hoặc tạm đình chỉ vụ án: 1) Bị can và nạn nhân cùng đi với nhau. Bị can khai giết nạn nhân, nhưng không chỉ được vị trí chôn cất hoặc giấu xác nạn nhân. 2) Bị can khai giết nạn nhân bằng thuốc độc, nhưng không tìm thấy độc chất trong phủ tạng của nạn nhân. Vụ án không quả tang, nguyên nhân chết của nạn nhân không xác định được. 3) Bị can giết nạn nhân, tuy hành vi phạm tội quả tang, nhưng không rõ động cơ; giữa nạn nhân và bị can lại có mối quan hệ thân thích, ruột thịt. Trường hợp này phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần.

Sau khi Cơ quan điều tra chuyển hồ sơ và bản kết luận điều tra sang Viện kiểm sát đề nghị truy tố, Kiểm sát viên phải nghiên cứu kĩ toàn bộ hồ sơ, chứng cứ; phát hiện mâu thuẫn, thiếu sót giữa bản kết luận điều tra với hồ sơ. Nếu thiếu sót, vướng mắc không đáng kể, tự mình có thể giải quyết được thì Kiểm sát viên tự kiểm tra, lấy lời khai làm rõ. Nếu thiếu những chứng cứ

quan trọng hoặc có căn cứ khởi tố bị can về tội phạm khác thì phải ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Nếu có căn cứ quy định tại Điều 169 BLTTHS thì phải ra quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

3.2.3. Nâng cao chất lượng xét xử tội phạm giết người liên quan đến các tình tiết tăng nặng thuộc mặt chủ quan

Về đội ngũ Thẩm phán.

Trong thời gian tới, Đảng, Nhà nước cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, bổ nhiệm thêm Thẩm phán TAND các cấp. Bên cạnh số lượng, cần đặc biệt quan tâm đến chất lượng của đội ngũ Thẩm phán (gồm cả năng lực, trình độ chuyên môn và đạo đức cách mạng) nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Về công tác đánh giá chứng cứ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử và giai đoạn xét xử tại phiên toà.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán phải kiểm tra hồ sơ vụ án để xác định: hồ sơ đã đầy đủ các tài liệu theo bút lục chưa; đã bảo đảm về thủ tục tố tụng chưa; biên bản khám nghiệm tử thi, biên bản thu giữ vật chứng, biên bản khám nghiệm dấu vết trên thân thể nạn nhân và kết luận giám định pháp y đã đủ chưa? Các chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ có đảm bảo các yêu cầu của chứng cứ không? Có đủ để chứng minh các tình tiết của vụ án không? Các chứng cứ, tài liệu này chứng minh tình tiết nào của vụ án - mặt chủ quan, mặt khách quan, nhân thân của bị cáo hay các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS?

Trong giai đoạn xét xử tại phiên toà, trong phần xét hỏi, Thẩm phán chủ tọa và các thành viên Hội đồng xét xử cần kịp thời phát hiện những mâu thuẫn trong lời khai về các tình tiết của vụ án để tiến hành đối chất làm sáng tỏ các mâu thuẫn đó. Phải xác định cho được ý thức chủ quan của bị cáo thông qua các tình tiết khách quan như: công cụ, phương tiện phạm tội; tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi; mối quan hệ giữa bị cáo và

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 13/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí