Đào tạo công nhân kỹ thuật theo yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá - 15


Công nhân kỹ thuật có vai trò rất quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế, trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đất nước trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế. Đề đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhập, cần mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật để góp phần đổi mới cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế trong từng thời kỳ phát triển, làm cho hoạt động đào tạo gắn với những đòi hỏi của thị trường lao động, nhất là thị trường lao động kỹ thuật trình độ cao.

Lĩnh vực đào tạo đội ngũ công nhân hiện nay tuy đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, được coi là một nhiệm vụ quan trọng, và do đó có được những thành công nhất định như chất lượng đào tạo tăng lên, số lượng người tham gia đào tạo nghề ngày càng nhiều, loại hình đào tạo ngày càng đa dạng, phong phú đã dần dần đáp ứng được nhu cầu trong nước và quốc tế... song chưa thực sự xác lập được vị trí của nó. Trong lĩnh vực đào tạo nghề đầu tư cho cơ sở vật chất còn thấp, chất lượng giáo viên chưa cao, tâm lý phân biệt công nhân làm thuê và kỹ sư còn tồn tại. Vì vậy chúng ta cần huy động sức người, sức của vào sự nghiệp đào tạo nghề, tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân góp phần làm cho mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Đảng và Nhà nước ta được thực hiện.

Trong những năm tới chúng ta phải hình thành và phát triển hệ thống đào tạo nghề với nhiều trình độ đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng lao động; Đào tạo phải thích ứng với nhứng thay đổi của thị trường lao động và hướng tới hội nhập với khu vực và quốc tế; Song song với việc mở rông quy mô đào tạo phải từng bước nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, đầu tư trang thiết bị và cơ sở kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2004), Báo cáo tổng kết công tác đào tạo nghề và phương hướng đào tạo nghề từ nay đến 2005.

2. Đỗ Minh Cương (2004), Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn , Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

3. Nguyễn Trọng Chuẩn (1997), “Để cho khoa học và công nghệ trở thành động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá”, Tạp chí Triết học, (1), tr.3- 5.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

4. Nguyễn Trọng Chuẩn (1990), ”Nguồn nhân lực trong chiến lược kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2000”, Tạp chí Triết học, (4), tr.19-22.

5. Nguyễn Trọng Chuẩn (2001), ”Tạo dựng nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Tạp chí Cộng sản, (14), tr.18-21.

Đào tạo công nhân kỹ thuật theo yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá - 15

6. Phạm Tất Dong (1993), "Giáo dục- Nền tảng của chiến lược con người",

Tạp chí Cộng sản, (3), tr.12-14.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn Kiện hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành Trung ương Khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


10. Phạm Văn Đức (1998), "Mấy suy nghĩ về vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hoá”, Tạp chí Triết học, (6), tr.5- 8.

11. Phạm Minh Hạc (Chủ biên, 1996) , Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Hằng (1999), "Phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam đến năm 2010”, Tạp chí Cộng sản, tr.7.

13. Nguyễn Thị Hằng (1999), "Về triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề và chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm”, Tạp chí Lao động - Xã hội, (144), tr.2.

14. Nguyễn Văn Hiệu (1997), "Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Tạp chí Cộng sản, (1), tr.17- 25.

15. Đoàn Văn Khái (2000), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, Luận án Tiến sỹ Triết học, Hà Nội.

16. Lê Ái Lâm (2000), "Đào tạo nghề cho lực lượng lao động vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Tạp chí Cộng sản, (4), tr. 47-51.

17. V.I.Lênin (1997), Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.

18. Cao Văn Lượng (Chủ biên, 2001), Công nghiệp hoá - hiện đại hoá và sự phát triển giai cấp công nhân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. C.Mác - Ph Ăng ghen (2004), Toàn tập, tập 20, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.


20. C.Mác - Ph.Ăng ghen (2004), Toàn tập, tập 23, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Lưu Đình Mạc (1995), Phát triển giáo dục đại học là điều kiện để đảm bảo công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

22. Nguyễn Lê Minh (1999), “Dạy nghề ngắn hạn và việc làm", Lao động - Xã hội, (III), tr.19.

23. MOLISA-ORSTOM (1998), Tác động của những biến đổi kinh tế đến sự phát triển nguồn nhân lực, việc làm và khu vực phi kết cấu ở Việt Nam và Đông Nam Á, NXB Lao động, Hà Nội.

24. Alvin Toffler (1991), Thăng trầm quyền lực, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.

25. Nguyễn Cảnh Toàn (9/11/1996), Đào tạo và sử dụng nhân tài, Báo Nhân dân.

26. Nguyễn Viết Sự (2000), “Chính sách phát triển nhân lực Việt Nam hiện nay và triển vọng”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, (10), tr.29.

27. Viện Thông tin khoa học xã hội (1995). Con người và nguồn lực con người trong phát triển.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/01/2023