Các thiết chế quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII - 20





bắt chước. Triều đình bèn nghiêm sức:

- Các người phương Bắc, người nào đã biên tên vào sổ sách nước ta, thì từ ngữ đến đồ mặc nhất luật phải theo phong tục nước ta

- Các lái buôn phương Bắc đến trú ngụ nước ta, nếu không có người quen biết hướng dẫn, không được tự tiện vào kinh thành

- Nhân dân ở ven biên giới không được bắt chước tỉếng nói và đồ mặc của người phương Bắc.

Người nào trái sắc lệnh trên sẽ bị trị tội.




10

Mở khoa thi hương thi sĩ tử các xứ.

Hạ lệnh cho ti Thi viện và ti Phúc hạch khảo thi xếp loại các sĩ tử tứ trường, định rò được và hỏng, bấy giờ mới cho đi thi. Thanh Nghệ, Sơn Tây và phủ Phụng Thiên [sĩ tử bị] đánh hỏng rất nhiều, do đó quan hai ti và quan Phủ doãn đều bị giáng

chức, các quan huyện vì làm thất thực cũng bị biếm bãi rất nhiều

LTTK

1

147-

148

1698

12

Vũ Thạnh giữ chức nội tán (tư giảng) trong phủ tiết chế Trịnh Bính. Bính thường hỏi Thạnh việc công từ bên ngoài. Thạnh là người chất phác ngay thẳng, liền đem việc người trong nội phủ xin xỏ gửi gắp về kiện tụng nói với Bính. Bính đem việc ấy nói với Căn. Căn giận, bầy tôi lại đưa đón theo ý của Căn, rồi buộc Thạnh vào tội gièm pha nói xấu người trong nội phủ. Vũ Thạnh bị bãi chức.

Sau khi Vũ Thạnh đã về, dựng nhà học ở phường Hào Nam dạy học, suy tìm nghĩa

lý trong kinh sách, học trò có người ở xa ngàn dặm cũng cắp tráp sách đến học tập.

CM

2

382 -

383

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Các thiết chế quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII - 20





Đằng trước nhà học liền ngay với hồ Bảy Mẫu, mỗi khi đến ngày giảng tập, nhà học không đủ chỗ chứa hết, học trò thường mượn thuyền nan cặp vào bên hồ nghe giảng dạy.

Vũ Thạnh, tính tình khoan hoà, khéo dạy dỗ những người hậu tiến, văn chương

phong nhã đầy đủ, làm khuôn thước trong mọi thời. Học trò của ông nhiều người đỗ cao làm bầy tôi danh vọng. Khi ông mất, triều đình truy tặng hàm tham chính.





Lúc ấy, trong nước không xảy ra việc gì, quan và dân phần nhiều đánh bạc bằng lối “ý tiền”, ở nơi đô hội thành thị lại càng thịnh hành lắm. Triều đình bèn hạ lệnh cho viên đề lãnh dò xét. Người chứa gả và người đánh bạc đều bị phạt nặng; số tiền phạt nhiều hay ít tuỳ theo thứ bậc phẩm trật của từng người

Lời chua: Theo Thiện chính lục đời cố Lê, thì năm ấy hạ lệnh nghiêm cấm đánh bạc. các quan: tam thái,tam thiếu, tả hữu đô đốc, thượng thư, đô đài ngự sử, ai chứa gá phải phạt 500 quan tiền, ai đánh thắng bạc phải phạt 300 quan; ngoài ra cứ theo thứ tự về phẩm trật mà giảm dần số tiền phạt. Các hạng quân và dân: ai chứa gá

phải phạt 30 quan; ai đánh bạc phải phạt 20 quan.

CM LTTK

2

1

379

152

1703


Bấy giờ [Triều đình] phúc thẩm lại các án kiện tụng các quan trong kinh, ngoài trấn.

Nguyễn Đăng Long (người phường Công Bộ, huyện Quảng Đức) bắt bớ, đòi hỏi, sách nhiễu quá lạm, làm việc lại tầm thương, nên [chúa] bãi chức.

TB


55

1706

4

Ra bảng (khoa thi hội) ở đình Quảng Văn

LTTK

1

176

1707

10

Hạ lệnh cho hai ty cử những viên huyện lệnh thuộc dưới quyền mình xem ai có thể

TB


61





làm nổi nhiệm vụ Chánh và Tá nhị trong một phủ thì cho phép cùng với người đề

cử đến [kinh đô] để xét duyệt lại và thuyên bổ.




1711

1

Bắt đầu sai quan trong kinh đi đôn đốc việc đắp đê. Trước đây, việc đốc thúc dân đắp đê, giao quyền cho viên quan ở trấn, phần nhiều chỉ làm cẩu thả cho xong việc, nên mỗi năm đến mùa nước lớn, đê lại vỡ lỡ, dân vùng ven sông luôn luôn bị tai hại. Đến nay mới hạ lệnh cho quan trong kinh là bọn Lê Dị Tài và Trần Công Trụ chia nhau đi đôn đốc.Công việc sửa đắp đê sau đây thêm bận rộn hơn, nhưng cũng

không sao ngăn ngừa đựơc nạn nước lụt.

CM

2

398

1713

9

Trịnh Cương bái yết nhà thái miếu, rồi vào chầu nhà vua ở điện Vạn Thọ. Trước đây, những ngày mồng một và ngày rằm hằng tháng chúa Trịnh cùng trăm quan chầu vua ở điện Vạn Thọ. Nhưng sau họ Trịnh vượt quyền lấn át, nên mồng một, ngày rằm hàng tháng chỉ có trăm quan triều yết nhà thái miều, rồi vào chầu vua

một lần đầu. Sau đấy lại bỏ.

CM

2

405

1714

9

Trịnh Cương tự tiện đặt lục phiên: Nguyên trước, phủ chúa Trịnh đặt 3 phiên là: Bình phiên, Hộ phiên và Thuỷ sư phiên. Đến nay đặt thêm Lại phiên, Lễ phiên, Hình phiên, Công phiên cùng với Binh phiên, Hộ phiên đã đặt từ trước gọi là lục phiên. Lại xếp các hiệu trung thu chia làm lục cung, phàm sổ sách về thuế tô, thuế dung thuộc cung nào, thì các quan trong lục phiên theo chức phận của mình chia nhau quản lĩnh; chính lệnh về tài sản, thuế khoá và binh lính, dân đinh ở các trấn

đều thuộc về lục cung. Trịnh Cương hạ lệnh cho quan văn thuộcphủ Chúa quản trị

CM

2

412





từng phiên, nội giám và liêuthuộc về hàng văn sung làm chức phó thiêm, trong lục phiên có 60 người lại đến thuộc hạ. Từ đây, chính quyền trong nước về hết lục

phiên, mà lục bộ và lục tự chỉ đặt cho đủ vị mà thôi




1712


Cấm dân gian làm truyền văn lệnh chỉ giả mạo, càn rỡ đặt lời phao đồn và viết giấy

[rải, dán] dọc đường phỉ báng chính sự đương thời, bài xích, dị nghị các nhà chức trách. Cấm các quan không được kết giao riêng với nhau

TB

66


1717

9

Định lại 10 điều các việc xử kiện, soát kiện trưng thu phú, thuế, và nã bắt phạm nhân trốn tránh. Sức cho các ty trong kinh, ngoài trấn [biết để thi hành]

TB

72


1720

8

Ban bố giáo điều cho trong kinh ngoài trấn: “Học trò siêng năng về nghề nghiệp, học hành, trước hết giảng giải cho sáng tỏ những điều lễ, nghĩa, trung, tín. Làm người phải giữ vững luân thường, người đồng tông một họ hoặc người tình thân bên họ ngoại không được phép kết hôn lẫn lộn với nhau. Quan và dân lễ nghi cách biệt không được ngạo mạn khinh nhờn. Đồ mặc đồ dùng ở dân gian không nên lấn vượt. Chớ quen với tập tục xấu mà đua nhau phao phí về cỗ bàn. Chớ mê hoặc dị đoan mà theo nhau chơi bời trễ biếng. Việc lễ bái cầu đảo phải có tiết độ và theo mức trung bình, để tỏ phong tục sẻn nhặt. Gặp nhà có tang phải thương xót lẫn nhau, làm

cho phong hoá của dân ngày một thuần hậu”. Giáo hoá điều ban bố gồm 10 điều

CM

2

421

1722

1

Các hạng binh lính, người nào có học thức, khi gặp khoa thi hương được nộp đơn xin thi đợi xét, nếu xét quả là người thông hiểu nghĩa lý văn chương, sẽ được phép cùng với học trò ứng thí. Nếu gặp khoa thi vò và kỳ thi viết chữ, tính toán, cũng

CM

2

432





được phép thi khảo ở ngay kinh đô.




1722

9

Phủ liêu là bọn Trịnh Quán, Nguyễn Công Hãng và Lê Anh Tuấn vâng mạng định lấy một khu quan điền gồm 17 mẫu 2 sào 6 thước thuộc xã Dịch Vọng huyện Từ Liêm ở phía Tây ngoại thành và một khu ruộng gồm 14 mẫu 1 sào ở xã Hoàng Mai thuộc huyện Thanh Trì đặt làm nghĩa địa, cho phép quan đề lãnh để hiểu thị cho mọi người biết: phàm những người nghèo khó đã chết đói hoặc chết dịch, xương

vùi ở bên đường, thì cho phép được cải táng vào chỗ nghĩa địa ấy.

LTTK

2

41

1723

9

Chúa Trịnh chuẩn cho số vườn tược và gia trạch mà các quan ở kinh được hưởng đều y theo thể lệ hạn định như cũ:

- Quan nhất phẩm: 3 mẫu 0 sào

- Quan nhị phẩm: 2 mẫu 0 sào

- Quan tam phẩm: 1 mẫu 0 sào

- Quan tứ phẩm: 0 mẫu 5 sào

- Quan ngũ, lục phẩm: 0 mẫu 3 sào

- Quan thất phẩm: 0 mẫu 2 sào

- Quan bát, cửu phẩm và không phẩm: 0 mẫu 1 sào

Hồ ao không tính vào trong số trên đây. Quan văn nào không có quản binh thao

luyện thì giảm xuống một bậc. Viên quan nào được có sự ban cho đặc biệt thì không nằm trong thể lệ này.

LTTK

2

64-68




9

Chúa đi chơi phía tây thành Thăng Long, xem xét việc gặt mùa

TB


89

1724

1

Trịnh Cương tạm quyền thay nhà vua cử hành lễ tế Nam Giao. Theo chế độ cũ, đầu mùa xuân tế trời, nhà vua thân hành đến đàn Nam Giao làm lễ; chúa Trịnh cùng trăm quan đều dự vào bồi tế. Năm nay, vì nhàvua đau chân nên Trịnh Cương tạm quyền thay vua vào tế. Vì lòng mong muốn quá cao, phụ thần xin Trịnh Cương theo như nghi lễ mà nhà vua thân vào tế, nhưng Cương không dám nhận, sai đặt vị đứng

tế ở sân điện Chiêu Sự, rồi Trịnh Cương thắp hương lạy thay nhà vua mà thôi.

CM

2

443

1725

8

Đổi tên sông Tô Lịch làm sông Địa Bảo

CM

2

449

1726

11

Thi lại những người đã đỗ hương cống ở lầu Ngũ Long

LTTK

2

125

12

Phủ liêu vâng mệnh truyền: phàm các doanh, các cơ, các nha môn, các quan và các khu nhà phường phố trong kinh kỳ gián hoặc cho con em người nhà đến phụ cư thì phải làm đơn nhận thức đầy đủ, mới được cho phép cư trú, chứ không được phép ẩn lậu. Từ nay về sau, nếu có kẻ gian tế trà trộn, một khi bị phát giác thì chủ nhà phải tội. Quan đề lãnh bốn mặt thành [Thăng Long] phải nên xét hỏi nghiêm ngặt kỹ

càng hơn, nếu để sơ suất sót lọt sẽ bị khép vào pháp luật.

LTTK

2

127

1727

2

Chúa Trịnh ngự ở lầu Ngũ Long, duyệt trận pháp của các tướng sĩ

LTTK

2

130

11

Trịnh Cương tự ý dựng phủ đệ mới ở Cổ Bi: Khi tuổi đã về già, Trịnh Cường đi tuần du không có tiết độ. Nhiều lần sai bọn hoạn quan chia nhau đi sửa dựng các chùa ở núi Độc Tôn và Tây Thiên để phòng bị khi đi du ngoại. Cổ Bi là một địa

điểm nổi tiếng ở vùng Kinh Bắc, tiếp giáp với xã Như Kinh, mà Như Kinh là quê

CM

2

461





hương Trương thái phi, mẹ đẻ của Trịnh Cương, nên Cương thường tuần du đến xã ấy. Vì mê hoặc về thuyết phong thuỷ, Cương muốn dời phủ đệ đến ở đất này, bầy tôi h ắn lại nhiều người a dua phụ hoạ. Hắn bèn sai xâydựng phủ đệ mới, công việc làm một tháng đã hoàn thành, đặt tên là phủ Kim Thành. Nhân đấy, bọn đại tư đồ Trịnh Quán và thiếu phó Nguyễn Công Hãng được thăng thưởng chức tước có

người cao người thấp khác nhau




12

Phủ liêu vâng mạng truyền rằng: quan hay dân hễ ai có các thứ ngỗ lim, đinh, sến , gội, dổi mà là hạng tốt, trường đài, khoát rộng muốn tình nguyện đem cung tiến thì cho đến mùa xuân sang năm (1728) đài tải đến kinh đô nộp tại nhà Chính đường để

cung ứng vào việc doanh tạo xây cất

LTTK

2

147

1729


Trịnh Cương lại sửa phủ đệ mới ở Cổ Bi. Lúc ấy nước sông lên to, đê Cự Linh bị vỡ, nước tràn vào Cổ Bi, nhà cửa bị nước cuốn đi và đổ nát. Cương sai hoạn quan đốc suất quân và dân sửa chữa đường sá, đề phòng bị lúc đi du ngoạn. Nông dân bị

thuỷ tai, không sao kể xiết sự đau khổ.

CM

2

472

1729

4

Phủ liêu vâng mệnh bàn định: nhà các quan viên, các trại lính và các phố xá trong kinh kỳ, phàm các bếp nứt, cho phép đắp tường, trát vách ở ba bề và trên sàn, làm xung quanh bếp cho dày và chắc, đêm đến cho dùng một ngọn đèn, có cây, có giá, bỏ hết móc đèn và quang đèn. Ngày tết, cho đốt pháo, nhưng phải đốt ở chỗ sân rộng và ngoài đường cái. Còn các ngày khác đều cấm pháo. Thầy cúng và đồng cốt

nếu có cúng cấp ở đền thờ, thì chỉ được kê một cái bàn (ma trác) để thắp hương,

LTTK

2

187





chứ không được đóng bàn thờ cao, bày la liệt những giấy vàng mũ mã. Viên đề lãnh và quan hiệu Quan sát thời thường phải đi khám xét, nghiêm sức [mọi người] phải làm đúng như pháp lệnh. Có như vậy thì không cần phải cấm tiệt lửa cũng có thể

giữ được khỏi lo ngại gì cả. Được lệnh chuẩn cho thi hành như lời kiến nghị.




1730

2

Bỏ bớt tuần ti ở cửa ải và bến đò: Trước đây, trong kình kỳ và tứ trấn đều đặt sở tuần sát để đề phòng bọn gian trá, nhưng việc tra hỏi sách nhiễu của sở tuần sát lại l àm tai hại cho dân. Vì thế mới bàn định bỏ bớt hai sở tuần sát ở trong kinh kỳ và

huyện Thanh Trì.

CM

2

473

1732

8

Trịnh Giang truất nhà vua làm Hôn Đức công, lập Duy Tường con trưởng của Dụ

Tông lên ngôi. Giang sai viên quan có trách nhiệm hộ vệ Duy Tường đến cung Thọ Phúc

CM

2

486

1735

12

Bọn hoạn quan Hoàng Công Phụ đánh lừa, chúng đào đất là cung Thưởng Trì dưới hầm cho Trịnh Giang ở.

TB


149

1736


Định lệ ai nộp tiền thì được bổ quan. Cho quan văn vò cùng bách tính nộp tiền, sẽ được bổ chức phẩm. Chức quan cao hay thấp, việc nhiều hay ít đều tuỳ theo số tiền nộp nhiều hay ít [mà bổ] khác nhau. Triều ban quan lục phẩm trở xuống, ai nộp tiền 600 quan thì được thăng chức một bậc, dângian ai mà nộp tiền 2.800 quan thì được

bổ thực chức Tri phủ, nộp 1.800 quan bổ chức Tri huyện

TB


151

1739

12

Đặt phép “đoàn kết”. Theo phép này: mỗi xã cứ 10 đinh lấy 7 cho tự sắm binh khí đặt điểm canh giữ. Tuỳ theo địa phận tiếp nhau hoặc 4, 5 xã, hoặc 6 xã kết làm một

TB


158

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí