“đoàn”. Cho một thủ dịch hoặc huyện lại làm đoàn trưởng đốc suất khản thủ các xã chỉ huy các đinh nam, khi có việc thì tuỳ nghi đánh hoặc phòng ngự. Khi không đánh nổi thì phi báo cho “đoàn” khác tiếp ứng. Bởi thế dân gian nơi nào cũng có binh khí. Đảng gian nhân sơ hở, tụ họp cướp bóc ban ngày càng dữ. Tiếp đó thay đổi lại, chọn người có danh vọng ở địa phương sung vào quản lãnh trông coi. Sai triều quan đi phủ dụ. Chưa bao lâu lại bãi, bắt đem nộp binh khí ấy lên quan. | |||||
1740 | Cấm các lính mộ không được vào kinh kỳ. Trước đây các đạo có việc đánh giặc, quân số ít, có chỉ cho mộ trai tráng có sức khoẻ để tăng số quân gọi là quân chí nguyện. Rồi phần nhiều là con em bọn vô lại ở làng xóm, cũng ứng mộ đến ở lân trong kinh kỳ, rủ nhau làm việc gian phi trộm cắp. Bắt đầu hạ lệnh: từ nay chọn lính, biên vào sổ, cấp phát khẩu phần lương thực, các quân hiệu không được đem vào trong thành cho ở xen vào nhà của quân dân, ai trái lệnh thì phải tội. | TB | 167 | ||
1742 | 1 | Sai bọn đại thần Vũ Tất Thận, Nguyễn Quý Kính chia nhau cai quản hương binh các huyện ở gần kinh kỳ, để thời thường thao diễn, đợi khi có việc thì điều khiển. | TB | 183 | |
1742 | 8 | Điểm hương binh 11 huyện ở gần kinh kỳ. Lúc này tuỳ nơi giặc cướp lén lút nổi lên, chư quân chia đi đánh dẹp, ở kinh thành kinh không còn mấy. Quan chấp chính xin quyền nghi chọn lính trong dân gần kinh kỳ, cứ năm đinh lấy một, tha diêu dịch, theo phép chính binh cho luyện tập. Chia đóng đồn ở ngoài thành, để dự phòng việc bất ngờ xảy ra. Chúa nghe theo. | TB | 186 | |
1746 | Đem 7 điều sức rò cho quan Đề lĩnh thi hành để trong kinh kỳ được nghiêm túc | TB | 193 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các thiết chế quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII - 18
- Các thiết chế quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII - 19
- Các thiết chế quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII - 20
- Các thiết chế quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII - 22
- Các thiết chế quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII - 23
- Các thiết chế quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII - 24
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
trong sáng | |||||
1747 | Trịnh Doanh cho đặt chuông và mò ở cái điếm cửa phủ đường: Trịnh Doanh đương hăng hái về công việc chính trị, hạ lệnh đặt chuông và mò ở cái điếm về cửa phía tả phủ đường. Có người nào trình bày công việc hiện thời và người nào có tài nghệ mà tự mình tiến cử, thì đánh chuông; người nào bị bọn quyền quý ức hiếp và người nào có sự oan uổng chưa được bày tỏ, thì đánh mò. Những người này đều phải làm đủ giấy tờ niêm phongkín. Lại phiên lập tức dâng lên để chúa biết. | CM | 2 | 593 | |
8 | Sai đại thần là bọn Lê Hữu Kiều chia nhau giữ nơi xung yếu ở kinh thành: Lúc ấy, giặc cỏ ở Sơn Nam chưa dẹp yên, mà bất thần giặc ở Sơn Tây lại tràn xuống. Nhân đấy, hạ lệnh cho bọn Lê Hữu Kiều, Hà Huân, Vũ Khâm Lân và Ngô Đình Oánh chia nhau giữ nơi xung yếu, ngày đêm tuần hành xem xét, dự định mưu kế ngăn ngừa chống chọi. Bầy tôi trong chính phủ lại dâng kế hoạch phòng thủ, đại lược xin trồng tre, trồng cây để hàng rào ở doanh trại được vững bền; đặt tám cửa thành để xét hỏi người ra vào; chọn đinh tráng ở phường, ở trại và vệ binh gần kinh kỳ để sung vào việc tuần cảnh, thượng lưu và hạ lưu phường Nhật Chiêu đều đặt đồn canh giữ; trong thành thì chia đặt các phòng cho quân sĩ.Trịnh Doanh theo lời, vì thế chia trong kinhkỳ làm 36 khu, gồm làm 9 điện, mỗi điện 4 khu, đặt một người làm điện chánh. Sau đó, sai bọn nội giám Nguyễn Phương Đĩnh và Nguyễn Đình Huấn chia nhau đi các huyện chung quanh kinh kỳ chọn đinh tráng, đặt đồn lũy, để phòng bị giặc cướp bao vây | CM | 2 | 594- 595 |
8 | Sai đai thần là bọn Lê Hữu Kiều chia nhau giữ nơi xung yếu ở kinh thành... Thượng | CM | 2 | 594- | |
lưu và hạ lưu phường Nhật Chiêu đều đặt đồn canh giữ... Trịnh Doanh theo lời vì | 595 | ||||
thế chia trong kinh kỳ 36 khu gồm 9 điện, mỗi điện 4 khu, đặt một người làm điện | |||||
chánh | |||||
10 | Các quan Chính phủ dâng khải trình bầy 6 điều phòng thủ kinh thành. Đại lược: | TB | 214 - | ||
trồng tre, trồng cây để củng cố luỹ gỗ. Đặt 8 cửa khám xét người ra vào. Chọn đinh | 215 | ||||
tráng để tuần phòng nơi gần kinh kỳ. Cho vệ binh đi tuần tra cảnh giới ở thượng và | |||||
hạ lưu phường Nhật Chiêu đặt đồn trên bộ. Trong thành chia đặt quân thuộc liên | |||||
lạc. Chúa Trịnh Doanh cho thi hành như thế. | |||||
Hạ lệnh chia bên trong kinh thành làm 36 khu, mỗi khu đặt một quan coi giữ việc | |||||
tuần phòng khám xét. Lại định phép ty tộc đoàn. Tiếp đó lại chia làm 9 điện, mỗi | |||||
điện 4 khu, mỗi khu đặt một viên chánh khu. | |||||
Sai Hiệu điểm Hân Trung hầu Nguyễn Phương Đĩnh cùng bọn Nguyễn Đình Huấn | |||||
chia đi các huyện gần kinh kỳ chọn đinh tráng, đặt đền luỹ, phòng chặn giặc cướp | |||||
xâm phạm. | |||||
1749 | 7 | Chúa Trịnh Doanh nhân bảo tả hữu rằng: “Kinh sư là căn bản quốc gia, tông miếu xã tắc và trăm quan ở cả đấy, mà bốn bề tám mặt không có thành luỹ gì để dựa vào. Nay hễ ngoài biên có việc, sáu quân một khi ra đi, không thể không để quan lưu thủ. Để lưu thủ nhiều thì quân đi đánh giặc lại ít. Cổ nhân nói: “Đặt chỗ hiểm để giữ nước”, thực có ý sâu. Nước ta từ đời Lý đóng kinh đô ở Thăng Long cũng đã | TB | 217 |
đắp thành Đại La, nay ta muốn nhân cũ mà tu bổ lại, để lúc có việc bên ngoài, không phải lo bên trong. Các ngươi nghĩ thế nào?”. Tả hữu đều nói rằng: “Đấy thực là kế nhọc một lần mà yên mãi.” Chúa bèn sai xem địa thế trong kinh kỳ, trù vật liệu tính nhân công, bắt dân phu 9 huyện ở gần kinh kỳ đắp thành Đại Đô. Mở 5 cửa là An Hoa, Vạn Bảo, Vạn Xuân, Thịnh Quang, Thọ Khang. Mỗi cửa đặt 2 ô tả hữu, chia lính tuần phòng túc trực. | |||||
1750 | 1 | Hạ lệnh: Ban bố 12 điều hiểu thị trong kinh, ngoài trấn, đại lược nói: Thường người làm lành, phạt người làm dữ, là quyền lớn của vua chúa ngự trị trên đời. ít lâu nay,vì chống biên cương xảy ra nhiều việc, phải đánh dẹp mấy năm liền, nên dùng quan chức để thưởng người có công, dùng tài năng mà tha cho tội lỗi, thành ra ra chức tước và đồ khí dụng dần đến tiếm lạm, tệ tục ấy mỗi ngày một tăng lên. Nay cần phải chấn chỉnhlại, để cùng với sự việc đổi mới. Vậy ban bố 12 điều hiểu thị trong kinh, ngoài trấn. | CM | 2 | 604 |
1751 | 3 | Thi lại cống sĩ mới đỗ ở lầu Ngũ Long | CM | 2 | 612 |
1753 | 7 | Bãi bỏ trường đúc tiền ở các trấn: Triều đình lấy cớ rằng các trấn đúc tiền phần nhiều quá lạm, lại mỏng mảnh, nên hạ lệnh bãi bỏ, duy trong kinh kỳ vẫn để hai trường đúc ở Nhật Chiêu và Cầu Dền, giao cho viên đại thần trong coi việc này. | CM | 2 | 622 |
1755 | 12 | Trịnh Doanh tự dựng cung miếu ở Cổ Bi: Trịnh Doanh có ý muốn thiên đô, bèn hạ lệnh sửa sang xây dựng cung miếu ở Cổ Bi, nhân đấy Doanh đến xem. | CM | 2 | 629 |
1757 | 1 | Cấm chơi bời và cờ bạc: Trịnh Doanh hạ lệnh rằng: “Dân có nghề nghiệp nhất | CM | 2 | 635 |
định, thì sự vật lạ không thể cám dỗ thay đổi được ý chí; trong nước không có người dân phóng túng chơi bời,thì phong tục tự nhiên thuần hậu. Vậy nếu xét thấy có người nào không theovề nghề nghiệp tứ dân, tính tình hung hãn, chơi bời cờ bạc, thì quan sở tại trình bày đàn hặc để trị tội”. | |||||
1761 | 3 | Người tù bị tội hiện giam ở nhà ngục cửa Đông, nay cho giam nhẹ và phạt vãng đến chỗ bị đày để việc ngục tụng không bị ứ đọng. | CM | 2 | 643 |
1762 | 1 | Đặt chức giám đốc trường đúc tiền: Bắt đầu đặt quan trông coi đôn đốc trường đúc tiền ở Nhật Chiêu, Cầu Giền... bắt các trường đúc đều có ghi dấu khác nhau, để đề phòng việc đúc tiền quá lạm hoặc mỏng manh. | CM | 2 | 646 |
9 | Sửa nhà Quốc Tử Giám | TB | 272 | ||
1768 | 7 | Sửa quán Trấn Vò | CM | 2 | 682 |
1771 | 2 | Dựng kho Huy Thược để chứa thuốc súng | TB | 344 | |
6 | Dựng chùa Tiên Tích ở ngoài cửa Đại Hưng. | CM | 2 | 696 | |
7 | Nguyễn Nghiễm nói: Lệ cũ đất công thuộc Quốc tử giám, chia cấp cho quan văn ở. Gần đây nhiều viên khác đến ở nhờ rồi lại đem bán cho người khác. Nay xin khôi phục thể lệ cũ. Chúa không trả lời. | TB | 342 | ||
1773 | 8 | Lúc ấy, đê điều vỡ lỡ, việc sửa đắp đê khó nhọc, vừa phí tổn. Bầy tôi, bàn định cho rằng: “Công việc phiền phức trọng đại, tất phải lấy của sức ở dân, nhưng muốn lấy cần phải có đạo lý. Vậy nay, nên dùng chức tước để chiêu mộ lấy của ở người giàu | CM | 2 | 708 |
thì người giàu không tiếc của, dùng tiến của để chiêu mộ lấy sức ở người nghèo thì người nghèo không tiếc sức, của cải sức lực đều đầy đủ, mới có thể hoàn thành công việc được”. Trịnh Sâm theo lời, bèn hạ lệnh lấy của nhà giàu để nộp vào mộ dân đắp đê. | |||||
1775 | 10 | Lê Quý Kiệt, con Lê Quý Đôn. Kỳ đệ tứ khoa thi này, Quý Kiệt cùng Đinh [Thì] Trung đổi quyển cho nhau để làm bài. Việc bị bại lộ, Đinh [Thì] Trung phải tội lưu đi Yên Quảng. Quý Kiệt phải trở về làm dân. Đinh [Thì] Trung nhân phát giác bức thư riêng của Quý Kiệt và cáo tố là do Quý Đôn chủ sự. Trịnh Sâm lấy cớ là Quý Đôn là bậc đại thần, bỏ đi không xét, mà luận thêm tội Quý Kiệt, bắt giam cấm ngục ở Cửa Đông. | CM | 2 | 724 - 725 |
1776 | 3 | Cấm các quan trong khu điện (kinh thành) không được bắt ức dân trong kinh kỳ làm việc riêng. | TB | 411 | |
10 | Phép cũ ở chính đường treo một cái chuông. Những lời nói trung thực, mưu kế tốt, cùng người có oan muốn kêu thì cho làm đơn dán kín rồi gỡ chuông dâng lên. Quan Lại phiên nhận thư dâng ngay lên. Gần đây người nói việc phần nhiều nói phiếm, nói bậy, không cần thiết, mà quan giữ việc cũng dằng dài để chậm, dù có ai oán khuất cũng ít được bầy tỏ lên trên. Đến bây giờ bèn chữa cái tệ ấy, lại làm cho theo phép cũ. | TB | 420 | ||
12 | Chúa cho làm thự Phụng Thiên phủ doãn. | TB | 423 | ||
1777 | Sai quan Đề lĩnh chỉnh đốn trong kinh kỳ, và đặt các khu, điện, từng nơi, để khám | TB | 436 |
xét. Những người không có chức sự không được ở ngụ hỗn độn. | |||||
Cấm tự tiện bắt người vào thành bán hàng. Gần đây tuần binh giữ của Đại Đô và các điếm đề lĩnh, nhiều đưa mượn cớ khám xét, bắt những người bán hàng rong nộp thuế. Mỗi khi thấy người mang hàng hoá thì bắt mở hòm, khám, đánh mắng huyện nào, dân tình sợ hãi kêu than. Đến bấy giờ mới ngăn cấm việc này. | TB | 438 | |||
9 | - Chúa Trịnh Sâm đến cung Vọng Hà, xem thuỷ binh bơi thuyền - Thi thư toán ở giữa bãi sông Nhị Hà, chúa Trịnh Sâm đến cung Vọng Hà xem thi | TB | 440 | ||
1779 | 3 | Trịnh Sâm hạ lệnh cho Phủ doãn đi tuần hành xét hỏi các nha môn và những người quyền thế về việc ức hiếp nhũng nhiễu nhân dân. Sâm lấy cớ rằng, trong nước được thái bình lâu ngày lệnh cấm có phần lỏng lẻo, các nha môn hoặc có người trái phép làm càn, bèn hạ lệnh cho viên Phủ doãn phủ Phụng Thiên đi tuần hành trong kinh kỳ, viên quan trong ty Hiến sát sứ các trấn đi tuàn hành trong địa hạt mình, để tra xét xem có việc giả lệnh, sai phái, giả mạo ấn tín và các tình hình về việc sai bắt nhũng nhiễu, lăng loàn ức hiếp hay không. Nếu có thì không đợi người tố cáo, lập tức bắt để trị tội. Nếu viên quan nào vì sợ hãi, vì tránh tiếng mà yểm lưu đi, khi việc phát giác, sẽ đều tuỳ theo tội nặng hay nhẹ mà giáng chức hoặc bãi chức. | CM | 2 | 747 |
1782 | 10 | Binh lính tam phủ nổi loạn, truất Trịnh Cán, lập Trịnh Khải... Quân sĩ đều tức bực cảm khích, họ ước hẹn nhau hội họp riêng ở chùa Khánh Sơn | CM | 2 | 759 |
1783 | 2 | Đoan vương Trịnh Tông tự bổ nhiệm Tả tư giảng Nguyễn Khản làm Lại bộ Thượng thư... Khản có tính hào hoa, trong nhà thường tưng bừng giọng hát, tiếng đàn, là | LTTK | 2 | 265- 266 |
một vị đại thần phong lưu, chỗ Khản ở là toà Kim Ân đình, có sơn thuỷ, có trúc, có đá rất là thanh tú | |||||
1784 | 2 | Giết 7 người loạn binh. Trước đó, ưu binh Thanh Nghệ cậy công đã đón Hoàng tôn về, lại họp nhau vào thẳng trong Đại nội, tâu với vua Lê cần xin ban ơn. Vua Lê cho họ vào, lạy ở sân đền Vạn Thọ, tuyên dụ an ủi vỗ về. | LTTK | 2 | 271 |
1785 | Sửa nhà thái học: Lúc ấy, trong nước nhiều biến cố, nhà học bỏ đổ nát. Bùi Huy Bích muốn xây dựng nền văn học để giữ vững lòng người, bèn xin cố sức sửa sang tu bổ. Huy Bích lại thường đến nhà Giám giảng bàn sách vở, luyện tập văn bài, khen thưởng khuyến khích người nho học hiền tài, ức chế người cầu may thì đỗ. Vì vậy , lúc ấy nhiều người ngợi khen. | CM | 2 | 778- 779 | |
1786 | 1 | Tháng này, giá gạo tăng vọt, dân trong kinh kỳ và tứ trấn bị đói to, thây chết nằm liền nhau. Trịnh Khải hạ lệnh chiêu mộ nhân dân, ai nộp của sẽ trao quan chức, nhưng không ai hưởng ứng. Bèn dùng sắc lệnh bắt ức nhà giàu để lấy tiền chia ra phát chẩn. | CM | 2 | 779 |
Nguyễn Nhạc đến Thăng Long, Huệ yết bảng bá cáo cho trong kinh và ngoài các trấn biết, lại mời tự hoàng (chỉ Lê Chiêu Thống) đi đón và yết kiến Nguyễn Nhạc. Tự hoàng thân hành đi đón ở cửa Nam Giao, sai bọn bầy tôi tuỳ tùng quỳ đón ở bên dường. Nhạc không làm lễ chào, cứ ruổi quân lướt qua thật nhanh, vào đóng ở phủ Phúa. | LQKS | 42 | |||
Bấy giờ Tế được tin Bồng sắp đến, bèn đem quân chống cự ở cửa ô Xã Đàn và cửa | LQKS | 48 |