Cơ Sở Của Chế Định Hòa Giải Vụ Việc Dân Sự Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam

Khi đương sự đã khởi kiện đến Tòa án thì Tòa án là người chủ động tiến hành các bước trong quá trình tố tụng. Song các đương sự mới là chủ thể của các quan hệ pháp luật về nội dung có tranh chấp cần giải quyết nên họ có quyền thương lượng, điều đình với nhau trong quá trình giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, vấn đề thương lượng, điều đình phải xuất phát từ ý chí chủ quan và sự tự nguyện của chính đương sự. Không ai, bằng bất kỳ hình thức nào có thể cưỡng ép, bắt buộc đương sự thỏa thuận với nhau giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp trái với ý chí của họ.

Quyền tự định đoạt của các đương sự là cơ sở của hòa giải. Vì vậy, chỉ có các đương sự mới có quyền thỏa thuận quyết định về việc giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ trong quá trình hòa giải vụ việc dân sự. Đây là điểm khác biệt giữa xét xử và hòa giải. Khi xét xử, Tòa án giữ vai trò chủ động, quyết định các đương sự phải tuân thủ mọi phán quyết của Tòa án. Ngược lại, khi hòa giải, Tòa án chỉ có vai trò là người trung gian giúp các đương sự tự thỏa thuận với nhau mà không được can thiệp vào thỏa thuận đó. Cũng chính vì hòa giải là sự tự thỏa thuận của các đương sự nên quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo hoặc kháng nghị như phán quyết của Tòa án.

Thứ tư, hòa giải các vụ việc dân sự được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng dân sự quy định.

Khi tiến hành hòa giải, Tòa án và các đương sự phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật. Việc quy định trình tự, thủ tục hòa giải trong TTDS nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng trong hoạt động hòa giải của Tòa án và bảo đảm hiệu quả của hòa giải vụ việc dân sự. Khi hòa giải vụ việc dân sự phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Nếu việc hòa giải vượt ra ngoài phạm vi những quy định của pháp luật thì kết quả hòa giải sẽ không được chấp nhận. Chẳng hạn, nếu quá trình hòa giải chỉ có các đương sự và Thư ký tòa án, vắng mặt Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải thì

phiên hòa giải đó đã vi phạm nghiêm trọng tố tụng và kết quả hòa giải sẽ không được chấp nhận.

Thứ năm, nội dung của hòa giải không được trái với những quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.

Mặc dù các đương sự được tự do thỏa thuận với nhau về việc giải quyết toàn bộ các vấn đề của vụ việc dân sự có tranh chấp nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Khi bắt đầu phiên hòa giải, Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải phải có trách nhiệm giải thích pháp luật và hướng dẫn các đương sự thỏa thuận để họ không có những thỏa thuận trái với những quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự thì Thẩm phán cần kiểm tra lại. Nếu sự thỏa thuận của họ không trái với những quy định của pháp luật và đạo đức xã hội thì mới ra quyết định công nhận.

Như vậy, có thể thấy rằng hòa giải trong TTDS có rất nhiều đặc trưng khác biệt so với hòa giải ngoài tố tụng. Mặc dù kết quả hòa giải là sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, nhưng sự tự nguyện thỏa thuận đó phải phù hợp với những quy định của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội và được Tòa án công nhận. Ngược lại, Tòa án là người chủ động mở phiên hòa giải, hướng dẫn và tạo điều kiện để các đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau nhưng mọi hoạt động của Tòa án cũng không thể vượt ra ngoài những quy định của pháp luật. Quá trình hòa giải phát sinh các mối quan hệ khác nhau giữa Tòa án và những chủ thể tham gia vào quá trình này. Để đảm bảo sự công bằng, tính đúng đắn và minh bạch của hòa giải trong TTDS thì cần phải có một hành lang pháp lý cho hoạt động này. Tức là Nhà nước phải đặt ra các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình hòa giải. Tập hợp các quy định này tạo thành chế định hòa giải trong PLTTDS. Chế định hòa giải trong PLTTDS không chỉ bao gồm những quy

định về hòa giải trong các văn bản chuyên biệt về tố tụng dân sự mà còn bao gồm cả các quy định trong các văn bản khác có liên quan. Do vậy, có thể đưa ra định nghĩa về chế định hoà giải trong PLTTDS như sau:

Chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình hòa giải các vụ việc dân sự, là cơ sở để Tòa án tiến hành hòa giải và giúp đỡ các đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau, bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự nhanh chóng, đúng đắn, phù hợp với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

1.1.2. Cơ sở của chế định hòa giải vụ việc dân sự trong tố tụng dân sự Việt Nam

1.1.2.1. Cơ sở lý luận

Các qui định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội - 3

Chế định hòa giải là một bộ phận của PLTTDS nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung và là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng trong mối quan hệ biện chứng với cơ sở hạ tầng của xã hội. Vì vậy, chế định hòa giải trong PLTTDS được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế - xã hội, phù hợp với mỗi một giai đoạn phát triển của đất nước.

Trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã khẳng định tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của nhân dân ta. Tuy nhiên, trong cuộc sống thường ngày không thể tránh khỏi những mâu thuẫn và tranh chấp phát sinh. Song mỗi khi tranh chấp xảy ra, điều đầu tiên mà các bên nghĩ đến đó là thương lượng, hòa giải để mâu thuẫn được điều hòa. Họ có thể chấp nhận thiệt thòi một chút để giữ lại tình cảm gia đình hoặc tình làng nghĩa xóm. Nếu các bên không thể tự hòa giải được, họ sẽ tìm đến người thứ ba để đứng ra làm trung gian giúp các bên thỏa thuận. Ban đầu, họ tìm đến những người "cao niên, đức độ" trong họ mạc, làng xã để nhờ họ giúp đỡ. Với mức độ này, các bên có thể vì nể trọng người trung gian mà nghe lời khuyên của họ, giải quyết dứt điểm mâu thuẫn. Trường hợp hòa giải nội bộ không thành, các

bên tranh chấp sẽ phải nhờ đến sự hỗ trợ của các cơ quan và tổ chức. Khi các cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp, bước đầu tiên mà họ tiến hành vẫn là hòa giải để các bên tự thỏa thuận với nhau. Thậm chí, Tòa án là cơ quan xét xử nhưng trong giải quyết tranh chấp dân sự thì mục tiêu hòa giải vẫn được đặt lên hàng đầu. Như vậy, hòa giải là một biện pháp giải quyết tranh chấp được áp dụng rộng rãi, phổ biến. Hòa giải góp phần tăng cường sự hiểu biết và hòa hợp chứ không làm tăng thêm sự căng thẳng, đối đầu giữa các bên tranh chấp, góp phần giữ gìn sự hòa thuận, yên vui cho từng gia đình, làng xóm, sự hòa hợp của cộng đồng dân tộc, tạo nên nội lực phát triển bền vững của đất nước. Vì thế, hòa giải được hình thành một cách khách quan từ nhu cầu của đời sống xã hội và cơ sở của hòa giải chính là quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp.

Trong thời đại ngày nay, khi xã hội dân sự ngày càng được coi trọng thì hòa giải vẫn tiếp tục được duy trì và phát huy tác dụng. Hòa giải không chỉ thể hiện trình độ văn hóa trong quan hệ xã hội mà còn góp phần nâng cao chất lượng của nền tư pháp nói chung và của hoạt động xét xử nói riêng. Hòa nhịp với phong trào "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", mỗi cán bộ làm công tác xét xử cần phải ghi nhớ lời dạy của Bác: "Xét xử đúng là tốt, nhưng nếu không phải xét xử thì càng tốt hơn" [1].

Cũng như các quan hệ xã hội khác, các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực hòa giải được Nhà nước thừa nhận và điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật. Các quy phạm pháp luật về hòa giải trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự tạo nên chế định hòa giải trong TTDS.

Chế định hòa giải trong PLTTDS không chỉ đơn thuần mang tính chất giai cấp của thể chế chính trị đương thời mà nó còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Trong quan hệ dân sự, việc hòa giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích. "Không ai được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự" [35]. Quy định này

không chỉ thể hiện việc Nhà nước bảo vệ quyền tự định đoạt của mỗi cá nhân mà còn là cơ sở quan trọng cho sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.

Trải qua các giai đoạn phát triển của xã hội, chế định hòa giải trong TTDS được hình thành và hoàn thiện dần, từ chỗ chỉ là những quy định sơ khai ban đầu đã phát triển thành một bộ phận quan trọng của PLTTDS.

BLTTDS được ban hành đã đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của PLTTDS; đồng thời cũng khẳng định sự ra đời của chế định hòa giải trong TTDS là một tất yếu khách quan.

1.1.2.2. Cơ sở thực tiễn

Trong đời sống pháp luật, thực tiễn xét xử đã khẳng định hòa giải là một biện pháp truyền thống quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự.

Trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, quan niệm "lấy hòa làm trọng" đã hằn sâu thành lối mòn trong cách suy nghĩ của các vị lãnh tụ và nhân dân Việt Nam. Trong tác phẩm nổi tiếng Đại cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi đã viết: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". Sự yên dân ở đây không có nghĩa là mị dân mà chính là sự hòa bình của dân tộc, sự hòa thuận, bình yên của mỗi gia đình, mỗi làng xóm và của toàn xã hội. Từ thuở xa xưa, trong xã hội hễ xảy ra mâu thuẫn, trước hết các bên đều tìm phương án giải hòa với nhau. Nếu việc giải hòa thất bại thì họ mới tìm đến những phương án giải quyết tranh chấp tiếp theo. Có thể nói rằng, hòa giải đã trở thành một truyền thống tốt đẹp, góp phần giải quyết các tranh chấp một cách triệt để, củng cố khối đoàn kết cộng đồng của toàn dân Việt Nam. Hòa giải đã được ghi nhận trong pháp luật như một biện pháp giải quyết tranh chấp hữu hiệu nhất.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đã chú trọng xây dựng hệ thống pháp luật mới, trong đó vẫn duy trì và phát huy biện pháp hòa giải trong giải quyết tranh chấp, đặc biệt là

các tranh chấp dân sự. Thực tiễn hoạt động xét xử của TAND các cấp đã cho thấy thông qua biện pháp hòa giải, một số lượng lớn vụ việc dân sự đã được giải quyết nhanh chóng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan xét xử.

Tổng kết công tác xét xử hàng năm của TANDTC đã chỉ rò tầm quan trọng của công tác hòa giải trong giải quyết các vụ việc dân sự. Việc hòa giải thành vừa đảm bảo nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các đương sự nếu sự thỏa thuận đó không trái pháp luật và đạo đức xã hội, lại vừa đảm bảo giải quyết nhanh gọn và triệt để vụ việc; đồng thời bảo đảm được sự đoàn kết, ổn định trong nội bộ nhân dân. Báo cáo tổng kết công tác xét xử ngành Tòa án năm 2000 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2001 đã khẳng định: "Kiên trì hòa giải, thuyết phục để đương sự thỏa thuận với nhau là một phương châm công tác của ngành Tòa án" [51].

Báo cáo tổng kết công tác xét xử ngành Tòa án năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2008 đã chỉ rò: "Do các Tòa án đã quan tâm làm tốt công tác hòa giải trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự nên tỷ lệ các vụ việc dân sự được hòa giải thành chiếm 45% tổng số các vụ việc dân sự đã giải quyết" [58]. Báo cáo tổng kết công tác xét xử ngành Tòa án năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2009 cũng ghi nhận:

Trong quá trình giải quyết, các Tòa án luôn đảm bảo tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự, coi trọng và làm tốt công tác hòa giải, giúp cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, qua đó góp phần hàn gắn, củng cố mối đoàn kết trong nội bộ nhân dân. Tỷ lệ các vụ việc dân sự được giải quyết bằng hòa giải thành chiếm 44% [60].

Khi trả lời chất vấn tại phiên họp thứ X Quốc hội khóa VIII, cố Chánh án TANDTC Trịnh Hồng Dương đã nhấn mạnh: "Việc dân sự cốt ở yên dân". Có nghĩa là khi giải quyết các tranh chấp dân sự, Tòa án không thể chỉ cứng nhắc tuân theo các quy định của pháp luật mà cần phải mềm dẻo, tùy cơ ứng

biến, tạo điều kiện để các bên đương sự tự hòa giải, cốt làm sao để sự việc được giải quyết một cách nhanh chóng nhất và các bên không còn ý kiến thắc mắc hay khiếu kiện gì về kết quả giải quyết đó.

Trong kết luận của Chánh án TANDTC tại hội nghị sơ kết công tác thi đua 6 tháng đầu năm 2009 đã cho thấy: Hòa giải là một thủ tục bắt buộc phải tiến hành khi Tòa án giải quyết vụ án dân sự (trừ những vụ án quy định không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được). Mục đích của hòa giải là nhằm đạt được sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết tranh chấp, đảm bảo nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự. Hòa giải thành một vụ án dân sự không chỉ giải quyết mâu thuẫn giữa các đương sự, củng cố đoàn kết trong nhân dân, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, mà còn làm đơn giản thủ tục, tiết kiệm thời gian và công sức cho các đương sự và cơ quan nhà nước. Hòa giải thành tốt là góp phần hòa giải các mâu thuẫn, xung đột, các yếu tố gây bất đồng trong nhân dân (xung đột dòng tộc, tôn giáo, làng xã...); rèn luyện và nâng cao bản lĩnh của người Thẩm phán, thực hiện đúng lời dạy của Bác Hồ vào hoạt động xét xử: "Phụng công, thủ pháp, chí công vô tư", "Gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân". Hơn nữa, hòa giải thành tốt còn giúp cho nhân dân đỡ tốn kém công sức, tiền của, án phí do phải theo kiện, tập trung thời gian vào lao động sản xuất, ổn định đời sống. Đặc biệt, làm tốt công tác hòa giải thành thì lượng án mà Tòa án các cấp bị hủy, sửa sẽ giảm đi rất lớn; ý nghĩa lớn hơn nữa là góp phần nâng cao vị thế của Tòa án trong hệ thống chính trị và trong xã hội, củng cố niềm tin của Đảng, của nhân dân đối với ngành Tòa án chúng ta. Về phương thức, biện pháp để tiến hành hòa giải, TAND thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đã có sáng kiến, cách làm hay nên đạt hiệu quả hòa giải thành tốt. Ngay từ khâu thụ lý, Thẩm phán đã phải nghiên cứu hồ sơ các vụ án một cách kỹ lưỡng; phát huy vai trò của Hội thẩm nhân dân có chuyên môn sâu trong từng lĩnh vực; tranh thủ sự hỗ trợ của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương như: Hội Phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh

niên, thậm chí mời cả đại diện hai bên nội, ngoại của đương sự cùng tham gia vào phiên hòa giải để giúp cho việc xét xử của Tòa án đạt hiệu quả tốt. Các đơn vị TAND có tỷ lệ hòa giải thành cao trong Cụm thi đua số III đáng được biểu dương là: TAND tỉnh Quảng Nam đạt 52,96%, TAND tỉnh Quảng Trị đạt 67,46% [2].

Từ thực tiễn xét xử của TAND các cấp đã khẳng định hòa giải là một trong những biện pháp quan trọng trong việc giải quyết các vụ việc dân sự cần được tiếp tục duy trì và phát triển. Thông qua thực tiễn này, chế định hòa giải trong TTDS được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đáp ứng với yêu cầu của đời sống xã hội đặt ra.

Ngoài ra, ở nhiều nước, hòa giải cũng được coi là chế định quan trọng của PLTTDS. Điều 21 của BLTTDS Cộng hòa Pháp quy định: "Thẩm phán có trách nhiệm hòa giải các bên đương sự" [3]. Một trong năm vấn đề cải cách TTDS của Pháp hiện nay là tăng cường, khuyến khích hòa giải và thỏa thuận. Hòa giải được tiến hành trước khi xét xử cũng như trong quá trình tiến hành các thủ tục tố tụng tiếp theo. Theo BLTTDS Liên bang Nga, việc hòa giải các tranh chấp dân sự được các cơ quan xét xử hết sức chú trọng. Bên cạnh việc củng cố "Tòa án đồng chí", PLTTDS Nga đã hình thành chế định "Thẩm phán hòa giải". Tại Điều 23 quy định về thẩm quyền của Thẩm phán hòa giải [64]. Theo đó, thẩm quyền hòa giải các vụ việc dân sự được quy định một cách cụ thể, phạm vi rộng, tạo điều kiện cho việc giải quyết nhanh chóng các tranh chấp dân sự trên cơ sở tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự. Ngay ở Trung Quốc - một nước láng giềng gần gũi nhất của nước ta cũng coi hòa giải là một biện pháp giải quyết tranh chấp hữu hiệu trong hoạt động của Tòa án từ trước năm 1949. Từ sau tháng 10 năm 1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, hòa giải vẫn được coi trọng và ngày càng phát triển. Tại Điều 9 của BLTTDS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1991 quy định: "Tòa án nhân dân giải quyết các vụ án dân sự phải tiến hành hòa giải theo nguyên tắc tự nguyện và hợp pháp. Trường hợp không hòa giải được thì phải kịp thời xét

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí