ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
ĐỨC THỊ HÒA
CÁC QUI ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
VIỆT NAM 2004 VỀ HÒA GIẢI VỤ VIỆC DÂN SỰ
VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành : Luật dân sự
Mã số : 60 38 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Công Bình
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: khái quát về chế định hòa giải vụ việc dân sự trong Pháp 7
luật tố tụng dân sự Việt nam
1.1. Khái niệm, cơ sở và vai trò của chế định hòa giải vụ việc 7
dân sự trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
1.1.1. Khái niệm chế định hòa giải vụ việc dân sự trong pháp luật 7
tố tụng dân sự Việt Nam
1.1.2. Cơ sở của chế định hòa giải vụ việc dân sự trong tố tụng 12
dân sự Việt Nam
1.1.2.1. Cơ sở lý luận 12
1.1.2.2. Cơ sở thực tiễn 14
1.1.3. Vai trò của chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự 18 Việt Nam
1.2. Sơ lược về sự phát triển của chế định hòa giải trong pháp 21 luật tố tụng dân sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay
1.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959 21
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1974 24
1.2.3. Giai đoạn từ năm 1974 đến năm 1989 25
1.2.4. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004 28
1.2.5. Giai đoạn từ năm 2004 đến nay 32
Chương 2: Nội dung các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự việt 35
nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự
Các quy định chung về hòa giải vụ việc dân sự | 36 | |
2.1.1. | Các quy định về phạm vi hòa giải vụ việc dân sự | 36 |
2.1.2. | Các quy định về thẩm quyền hòa giải vụ việc dân sự | 40 |
2.1.3. | Các quy định về thành phần hòa giải vụ việc dân sự | 41 |
2.1.4. | Các quy định về nguyên tắc hòa giải vụ việc dân sự | 51 |
2.1.5. | Các quy định về nội dung hòa giải vụ việc dân sự | 54 |
2.2. | Các quy định về thủ tục hòa giải vụ việc dân sự | 54 |
2.2.1. | Các quy định về chuẩn bị phiên hòa giải vụ việc dân sự | 54 |
2.2.2. | Các quy định về tiến hành phiên hòa giải vụ việc dân sự | 56 |
2.2.3. | Các quy định về quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự | 61 |
2.2.4. | Các quy định về giải quyết trường hợp hòa giải không thành, không hòa giải được | 65 |
Chương 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUI ĐỊNH CỦA BỘ | 68 | |
LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM 2004 VỀ HÒA GIẢI | ||
VỤ VIỆC DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN |
Có thể bạn quan tâm!
- Các qui định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội - 2
- Cơ Sở Của Chế Định Hòa Giải Vụ Việc Dân Sự Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam
- Vai Trò Của Chế Định Hòa Giải Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Thực tiễn thực hiện các qui định của Bộ luật Tố tụng dân sự 68 Việt Nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự ở Tòa án nhân
dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
3.1.1. Thực tiễn hòa giải vụ án dân sự ở Tòa án nhân dân huyện 69 Hoài Đức, thành phố Hà Nội
3.1.2. Thực tiễn hòa giải việc dân sự ở Tòa án nhân dân huyện 79 Hoài Đức, thành phố Hà Nội
3.2. Các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hòa giải vụ việc dân 83 sự trong tố tụng dân sự
3.2.1. Các kiến nghị về hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự 83
3.2.1.1. Về nguyên tắc tiến hành hòa giải 83
3.2.1.2. Cần bổ sung quy định về mục đích hòa giải 85
3.2.1.3. Cần bổ sung quy định về địa điểm hòa giải 85
3.2.1.4. Cần bổ sung quy định về phương pháp tiến hành hòa giải 86
3.2.1.5. Cần sửa đổi, bổ sung quy định về thành phần phiên hòa giải 87
3.2.1.6. Cần sửa đổi, bổ sung quy định về nội dung hòa giải 88
3.2.1.7. Cần bổ sung quy định về án phí trong từng giai đoạn hòa 88 giải thành
3.2.1.8. Cần bổ sung quy định về hòa giải việc dân sự 89
3.2.1.9. Cần bổ sung quy định về việc công nhận sự thỏa thuận của 90 các đương sự ngoài Tòa án
3.2.2. Các kiến nghị về thực hiện pháp luật tố tụng dân sự 92
3.2.2.1. Kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật 92 Tố tụng dân sự Việt Nam 2004, trong đó có chế định hòa giải
3.2.2.2. Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ 94 năng hòa giải cho đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử
3.2.2.3. Nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân 103
KẾT LUẬN 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLTTDS : Bộ luật Tố tụng dân sự
HĐTP : Hội đồng thẩm phán
PLTTDS : Pháp luật tố tụng dân sự
PLTTGQCVADS : Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân
sự
TAND : Tòa án nhân dân
TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
TTDS : Tố tụng dân sự
DANH MỤC CÁC BẢNG | ||
Số hiệu bảng | Tên bảng | Trang |
3.1 | Kết quả giải quyết các vụ án dân sự | 69 |
3.2 | Kết quả giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình | 70 |
3.3 | Kết quả giải quyết các việc dân sự | 82 |
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Như chúng ta đã biết, một trong những nét đặc trưng cơ bản của người Việt Nam là "coi trọng chữ tình". Tuy nhiên, tình cảm không phải lúc nào cũng được đặt lên hàng đầu. Trong cuộc sống thường ngày, có thể vì một chút lợi nhỏ, vì sĩ diện cá nhân hoặc vì một lý do nào đó mà người ta nhất thời quên đi tình cảm anh em, tình làng nghĩa xóm, để mặc cho những xích mích và mâu thuẫn nảy sinh, phá vỡ đi cuộc sống yên bình vốn có. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế thị trường ngày một phát triển, các mối quan hệ xã hội ngày càng đa dạng và phức tạp, giá trị đạo đức luôn có nguy cơ bị xói mòn thì những mâu thuẫn và tranh chấp trong xã hội cũng ngày một gia tăng cả về số lượng và độ phức tạp. Vì vậy, muốn đất nước phát triển ổn định và bền vững thì yêu cầu khách quan đặt ra là phải giải quyết nhanh chóng và triệt để các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh. Một trong những biện pháp giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp hiệu quả và tiết kiệm nhất đó là hòa giải.
Kể từ khi giành được chính quyền đến nay, Nhà nước ta luôn chú trọng kế thừa và phát huy truyền thống hòa giải trong việc giải quyết các tranh chấp. Hòa giải đã trở thành một nguyên tắc, thủ tục trong tố tụng dân sự (TTDS) nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết các tranh chấp và thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức. Thông qua hoà giải, Toà án giúp đỡ các đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự phù hợp với các quy định của pháp luật và đạo đức xã hội, rút ngắn quá trình tố tụng, nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ việc dân sự, đồng thời khơi dậy và phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam.
Hòa giải đã được quy định trong nhiều văn bản pháp luật do Nhà nước ta ban hành từ trước tới nay như Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng, Thông tư số 25/TATC ngày 30/11/1974 của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) hướng dẫn về công tác hòa giải trong tố tụng dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 (PLTTGQCVADS), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996... Đặc biệt, Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) Việt Nam 2004 được ban hành đã đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước ta nói chung và hoàn thiện về chế định hòa giải các vụ việc dân sự nói riêng. Tuy nhiên, qua một thời gian áp dụng cho thấy nhiều quy định của BLTTDS vẫn còn hạn chế, trong đó có các quy định về hòa giải vụ việc dân sự. Vì vậy, việc thực hiện trên thực tế không tránh khỏi lúng túng, thiếu thống nhất. Chẳng hạn, đối với các vụ án tranh chấp về hôn nhân và gia đình, nếu hòa giải vợ chồng về đoàn tụ thành thì ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự hay công nhận hòa giải đoàn tụ? đối với các vụ án tranh chấp về tài sản hòa giải thành ngay từ khi chưa định giá tài sản thì án phí sẽ được tính toán dựa trên cơ sở nào? Đối với trường hợp khi tham gia phiên hòa giải, bị đơn nhất trí với toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn với điều kiện nguyên đơn phải rút đơn khởi kiện, nhưng nguyên đơn lại không rút đơn vì lo sợ bị đơn sẽ thay đổi quan điểm sau khi Tòa án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án thì Tòa án phải làm thế nào?…
Là một cán bộ trực tiếp làm công tác xét xử, tôi muốn thông qua thực tiễn để xác định những điểm còn chưa hợp lý của các quy định về hòa giải trong BLTTDS, từ đó có những kiến nghị trong việc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển của đời sống kinh tế, xã hội của nước ta hiện nay và trong thời gian tới. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài "Các qui định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực