Bài báo cho thấy CAR không chỉ bị tác động bởi các yếu tố vi mô mà còn bị tác động bởi nhân tố vĩ mô nền kinh tế (tỷ lệ tăng trưởng GDP). Tuy nhiên, so với các nghiên cứu khác còn khá nhiều nhân tố vi mô và vĩ mô nền kinh tế tác động tới CAR chưa được xem xét trong nghiên cứu của Trương Thị Hoài Linh (2016).
Nghiên cứu của Lê Thanh Tâm và Nguyễn Diệu Linh (2017), về các nhân tố quyết định tới CAR của 26 NHTM Việt Nam giai đoạn 2009-2015. Kết quả cho thấy, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế và tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ tỷ lệ nghịch và có ý nghĩa thống kê với CAR. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ lệ tổng vốn chủ sở hữu trên tổng nợ, tỷ lệ huy động vốn trên tổng tài sản có mối quan hệ tỷ lệ thuận và có ý nghĩa thống kê với CAR. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu, tỷ trọng cho vay trên tổng tài sản, lãi suất cho vay có ảnh hưởng tới CAR nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Như vậy, so với các nghiên cứu khác về CAR ở Việt Nam thì nghiên cứu của Lê Thanh Tâm và Nguyễn Diệu Linh (2017) cho thấy một bức tranh khá đầy đủ về các nhân tố tác động tới CAR. Tuy nhiên, mô hình nghiên cứu cũng mới chỉ giải thích được 46,06% sự thay đổi của CAR nghĩa là còn thiếu một số biến quan trọng khác. Đồng thời, cũng cần phải xem xét lại mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và CAR của các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ tiêu cực với CAR nhưng lại không có ý nghĩa thống kê.
Tóm lại, các nghiên cứu trên đây cho thấy, CAR không chỉ chịu tác động bởi các nhân tố vi mô mà còn bị tác động bởi các nhân tố vĩ mô nền kinh tế. Nghĩa là, các nhân tố tác động tới CAR phụ thuộc vào yêu cầu về vốn ở từng thời kỳ cụ thể của từng quốc gia. Các quốc gia khác nhau, nhân tố tác động, mức độ tác động của các nhân tố tới CAR có thể khác nhau, mang tính đặc trưng của quốc gia đó.
1.1.3. Tổng hợp các nhân tố tác động tới an toàn vốn của ngân hàng thương mại
Căn cứ vào tổng quan các nghiên cứu trước ở trong và các nghiên cứu ở nước ngoài, tác giả đưa ra bảng tổng hợp các nhân tố tác động tới an toàn vốn của các NHTM như bảng dưới đây (Bảng 1.1). Trong đó, CAR là đại lượng đặc trưng đo lường mức độ an toàn vốn của các NHTM.
Bảng 1.1 Tổng hợp các nhân tố tác động tới an toàn vốn của NHTM từ tổng quan nghiên cứu
Định nghĩa | Tác động | Các nghiên cứu | |
CAR | Tỷ lệ an toàn vốn | Tất cả các nghiên cứu | |
Biến vi mô của ngân hàng | |||
DAR | Tỷ trọng tiền gửi trong tổng tài sản | + | Kleff & Weber (2003); Aktas et al. (2015); Lê Thanh Tâm và Nguyễn Diệu Linh (2017) |
- | Asarkaya & Özcan (2007); Dreca (2013); Bokhari & Ali (2012) | ||
LLP(LLR) | Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên dư nợ tín dụng | + | Ahmad et al. (2008); Büyüksalvarci & Abdioğlu (2011); Dreca (2013); Shaddady & Moore (2015); |
- | Lê Thanh Tâm và Nguyễn Diệu Linh (2017) | ||
NPL | Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ tín dụng | + | Ahmad et al. (2008); Gropp & Heider (2007); Asarkaya & özcan (2007); Mohamed Romdhane (2012), Nuviyanti & Anggono (2014); Rime (2001) |
- | Shingjergji & Hyseni (2015); Hassan (1992); Choi (2000) | ||
NIM | Thu nhập lãi biên (Thu nhập lãi ròng trên Tổng tài sản có thu nhập lãi) | + | Angbazo (1997); Demirguç-Kunt & Huizinga (1999); Rime (2001); Cebenoyan et al. (1999); Mohamed Romdhane (2012); Raharjo et al. (2014) |
- | Ahmad et al. (2008); Aspal et al. (2014); | ||
ROA | Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (Lợi nhuận sau thuế trên Tổng tài sản bình quân) | + | Nuviyanti & Anggono (2014); Al-Tamimi & Obeidat (2013); ; Büyüksalvarci & Abdioğlu (2011); Lê Thanh Tâm và Nguyễn Diệu Linh (2017) |
- | Gropp & Heider (2007); Shaddady & Moore (2015); Bateni et al. (2014); Aktas et al. (2015) | ||
ROE | Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Lợi nhuận sau thuế trên Vốn chủ sở hữu bình quân) | - | Bokhari & Ali (2012); Mohamed Romdhane (2012); Alfon et al. (2005); Nuviyanti & Anggono (2014); Al-Tamimi & Obeidat (2013); Büyüksalvarci & Abdioğlu (2011); Trương Thị Hoài Linh (2016) |
+ | Dreca (2013); Asarkaya & Özcan (2007) | ||
SIZE | Quy mô ngân hàng (Logarit tự nhiên của tổng tài sản) | - | Kleff & Weber (2003); Wong et al. (2005); Alfon et al. (2005); Gropp & Heider (2007); Asarkaya & özcan (2007); Ahmad et al. (2008); Mohamed Romdhane (2012); Dreca (2013); Bateni et al. (2014); Shaddady & Moore (2015); Aktas et al. (2015); Trương Thị Hoài Linh (2016); Lê Thanh Tâm và Nguyễn Diệu Linh (2017) |
LEV | Tỷ lệ đòn bẩy (Tổng Nợ trên tổng Vốn chủ sở hữu) | + | Shingjergji & Hyseni (2015); Angabazo (1997) |
- | Ahmad et al. (2008); Büyüksalvarci & Abdioğlu (2011); Bateni et al. (2014); Shaddady & Moore (2015) |
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố tác động tới an toàn vốn của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 1
- Các nhân tố tác động tới an toàn vốn của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 2
- Các nhân tố tác động tới an toàn vốn của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 3
- Khái Niệm Và Vai Trò Của Vốn Ngân Hàng
- Yêu Cầu Về Vốn Tối Thiểu Theo Hiệp Ước Vốn Basel I, Basel Ii, Basel Ii
- Các nhân tố tác động tới an toàn vốn của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 7
Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.
Khả năng thanh khoản (Tài sản thanh khoản trên Tổng tài sản) | + | Berger & Bouwman (2009); Aktas et al. (2015) | ||||
- | Diamond & Rajan (2000) ; Gorton & Winton (2002); Aspal et al. (2014); | |||||
L.CAR | Tỷ lệ an toàn vốn kỳ trước | + | Wong et al. (2005); Asarkaya & özcan (2007); Dhouibi, R. (2016) | |||
OWNER | Mức độ Chính phủ | sở | hữu | của | - | La Porta et al. (2002); Gerschenkron (1962); Shleifer & Vishny (1998) |
Biến vĩ mô nền kinh tế | ||||||
GDP | Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế | + | Asarkaya & özcan (2007); Babihuga (2007); Akhter & Daly (2009) | |||
- | Bokhari & Ali (2012), Aktas et al (2015); Shaddady & Moore (2015); Trương Thị Hoài Linh (2016); Lê Thanh Tâm và Nguyễn Diệu Linh (2017) | |||||
INF | Tỷ lệ lạm phát | + | Ogere, Peter & Inyang (2013) | |||
- | Shaddady & Moore (2015); Akhter & Daly (2009); Williams (2011); Mili et al. (2014) | |||||
INT | Lãi suất | - | Demirguç-Kunt & Detragiache (1997); Williams (2011); Shaddady & Moore (2015); Mili et al. (2014) | |||
EXC | Tốc độ tăng (giảm) tỷ giá | + | Shaddady & Moore (2015) | |||
- | Williams (2011); Mili et al. (2014) | |||||
ACAR | Tỷ lệ an toàn vốn trung bình ngành | + | Mohamed Romdhane (2012); Alfon et al. (2005); Asarkaya & özcan (2007) | |||
REG | Áp lực của các quy định | + | Kleff & Weber (2003); Wong et al. (2005); Ahmad et al. (2008); | |||
- | Dhouibi, R. (2016) |
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ tổng quan các nghiên cứu trước
1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu
Tổng quan nghiên cứu cho thấy một số vấn đề nổi bật trong các nghiên cứu trước về các yếu tố tác động tới an toàn vốn của các NHTM như sau:
Thứ nhất, an toàn vốn của các NHTM được đo lường thông qua CAR của các NHTM. Tuỳ thuộc vào điệu kiện của từng quốc gia cụ thể trong từng thời kỳ, CAR được tính theo Basel I hoặc Basel II.
Thứ hai, an toàn vốn của NHTM chịu tác động đáng kể bởi các nhân tố vi mô.
Thứ ba, ngoài tác động của các nhân tố vi mô, an toàn vốn ngân hàng còn bị ảnh hưởng bởi chính sách và đặc điểm của đất nước – nhân tố vĩ mô nền kinh tế.
Thứ tư, không có sự nhất quán về chiều tác động của các nhân tố tới an toàn vốn, đặc biệt giữa các nước phát triển và đang phát triển, giữa các loại hình ngân hàng và các phương pháp ước lượng khác nhau. CAR của các NHTM có quy mô tương tự nhau nhưng lại khác nhau ở các nước có trình độ phát triển khác nhau. Các ngân hàng
duy trì CAR cao hơn ở những nước mà khu vực ngân hàng tương đối nhỏ và các nước có khả năng đáp ứng kịp thời yêu cầu về vốn, có yêu cầu vốn chặt chẽ và cơ cấu quản trị hiệu quả hơn (Brewer III et al., 2008).
Thứ năm, trong mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động tới an toàn vốn, để đảm bảo kết quả của mô hình hồi quy là phù hợp và đáng tin cậy cần giải quyết vấn đề nội sinh như: lợi nhuận bị ảnh hưởng bởi vốn, do đó lợi nhuận là nội sinh trong phương trình vốn, biến trễ - CAR kỳ trước; mức độ rủi ro của tài sản, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, rủi ro hoạt động kinh doanh (Berger et al.,1995). Trên thực tế chỉ một số ít nghiên cứu giải quyết vấn đề này.
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trước, tác giả rút ra các khoảng trống nghiên cứu như sau:
- Hiện tại, Việt Nam mới chỉ đảm bảo tính CAR theo Basel I, trong khi đó nhiều nước trên thế giới đã thực hiện tính CAR theo Basel II và một số nước phát triển thì đang tiến tới áp dụng tính CAR theo Basel III. Điều này sẽ làm cho các nhân tố tác động của Việt Nam có sự khác biệt với các nước khác. Bởi CAR tính theo Basel I chỉ tính tới rủi ro tín dụng mà chưa tính tới rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường như Basel II và Basel III.
- Việt Nam đã và đang trong quá trình tái cấu trúc hệ thống TCTD. Một trong nhiệm vụ quan trọng của quá trình tái cấu trúc hệ thống TCTD là xử lý nợ xấu. Trong đó để các NHTM Việt Nam khi có tỷ lệ nợ xấu cao hơn giới hạn an toàn (3%) sẽ phải bán nợ xấu cho công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC). Nhờ đó sẽ giảm được tỷ lệ nợ xấu cho các NHTM Việt Nam, hạn chế rủi ro và đảm bảo an toàn cho các NHTM Việt Nam. Như vậy, nợ xấu bán cho VAMC là nhân tố tác động tới khả năng an toàn vốn của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn tái cấu trúc hệ thống TCTD (từ năm 2013 đến nay). Việc bán nợ xấu có thể ảnh hưởng tới tài sản rủi ro khi tính CAR của các NHTM Việt Nam. Chính vì vậy, cần xem xét chiều hướng tác động và mức độ tác động của nhân tố này tới CAR của các NHTM Việt Nam.
- Các nghiên cứu của Wong et al. (2005); Asarkaya & özcan (2007); Dhouibi,
R. (2016) đã chỉ ra rằng CAR kỳ trước có tác động mạnh mẽ tới CAR của các ngân hàng. Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu trước đây về tác động của các nhân tố tới CAR của các NHTM Việt Nam lại chưa xem xét tới vấn đề này.
- CAR của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu được xác định bằng vốn tự có trên tổng tài sản điều chỉnh theo rủi ro tín dụng. Như vậy, chất lượng của các khoản cho vay sẽ tác động trực tiếp tới khả năng an toàn vốn của các NHTM.
Một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng của các khoản cho vay là tỷ lệ nợ xấu. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu về các nhân tố tác động tới CAR của các NHTM Việt Nam lại không xem xét tác động của nhân tố này. Hay nghiên cứu của Lê Thanh Tâm và Nguyễn Diệu Linh (2017) cho thấy tác động của tỷ lệ nợ xấu tới CAR là không có ý nghĩa thống kê.
- Mức độ giải thích từ mô hình nghiên cứu của các nghiên cứu về an toàn vốn của các NHTM Việt Nam ở mức rất thấp: Nghiên cứu của Lê Thanh Tâm và Nguyễn Diệu Linh (2017) có R2 là 46,06%, hay nghiên cứu của Trương Thị Hoài Linh (2016) có R2 là 31,7% tức là các biến trong mô hình chỉ có thể giải thích được 46,06% - 31,7% sự biến động của CAR. Điều này cho thấy các biến trong nghiên cứu của Lê Thanh Tâm và Nguyễn Diệu Linh (2017) và Trương Thị Hoài Linh (2016) còn thiếu thiếu chặt chẽ, có thể do thiếu biến quan trọng.
1.2. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu
1.2.1. Dữ liệu nghiên cứu
Nguồn dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp về 28 NHTM Việt Nam, gồm 4 NHTM nhà nước, 24 NHTMCP trong nước trong khoảng thời gian từ năm 2008-2017, được thu thập từ cơ sở dữ liệu Bank Focus và Orbis của Bureau Van Dijk. Các dữ liệu về ngân hàng được cung cấp từ cơ sở dữ liệu này là hoàn toàn đáng tin cậy và được sử dụng trong các nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí uy tín về tài chính ngân hàng như Journal of Banking and Finance; Journal of Financial Services Research…Các dữ liệu để xác định biến vĩ mô như: Tốc độ tăng trưởng GDP; tỷ lệ lạm phát; tỷ giá; lãi suất … được thu thập từ cơ sở dữ liệu của IMF.
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tác giả phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến vốn và an toàn vốn, các nhân tố tác động tới an toàn vốn. Trên cơ sở từng vấn đề nghiên cứu phát hiện ra những xu hướng, những quan điểm nghiên cứu của các tác giả khác nhau về vấn đề nghiên cứu từ đó xây dựng cơ sở lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu của luận án.
- Phương pháp so sánh: Luận án sử dụng các dữ liệu thứ cấp tiến hành lập các bảng biểu, đồ thị để so sánh, phân tích, đánh giá các nhân tố vi mô và tố vĩ mô tác động tới an toàn vốn của NHTM.
1.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong thu thập, thống kê mô tả số liệu, kiểm định mô hình, ước lượng các biến số và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố vi mô và vĩ mô nền kinh tế tới an toàn vốn của các NHTM Việt Nam. Cụ thể, mô hình nghiên cứu và phương pháp phân tích số liệu được sử dụng trong luận án như sau:
Mô hình nghiên cứu:
Căn cứ vào tổng quan các nghiên cứu trước và căn cứ vào thực trạng tại Việt Nam, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu và các biến nghiên cứu phù hợp với điều kiện ở Việt Nam như sau:
CARi,t = β0 + βjXi,t + ԑi,t
Trong đó:
- Biến phụ thuộc – CARi,t: Khả năng an toàn vốn của NHTM i ở năm t (từ năm 2008-2017). Mức độ an toàn vốn của NHTM được đo lường thông qua chỉ tiêu định lượng tỷ lệ an toàn vốn.
- Biến độc lập - Xi,t: Là nhân tố X tác động tới khả năng an toàn vốn của NHTM i ở năm t. Cụ thể, các biến độc lập gồm:
(i) Các biến vi mô: Cho vay; Nợ xấu; Nợ xấu bán cho VAMC; Dự phòng rủi ro tín dụng; Quy mô ngân hàng; Khả năng thanh khoản; Đòn bẩy; Tỷ lệ an toàn vốn kỳ trước; Mức độ sở hữu của chính phủ; Khả năng sinh lời.
(ii) Các biến vĩ mô nền kinh tế: Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế; Lạm phát; Lãi suất; Tỷ giá; Mức độ an toàn vốn trung bình ngành; Áp lực của các quy định.
- β0 là hằng số; βj là các hệ số hồi quy tương ứng với 16 biến độc lập; ԑi,t là sai số ngẫu nhiên.
Phương pháp phân tích dữ liệu:
Để thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới an toàn vốn, luận án sử dụng phương pháp ước lượng Moment tổng quát - GMM (Generized Method of Moments) để thực hiện hồi quy dữ liệu nghiên cứu. GMM là mô hình hồi quy được Lars Peter Hansen công bố vào năm 1982 trong bài viết “Large Sample Properties of Generalized Methods of Moments Estimators”.
GMM là tổng hợp của các phương pháp ước lượng phổ biến như OLS; GLS; MLE. GMM là phương pháp có tính ưu việt hơn trong việc giải quyết vấn đề nội sinh
của mô hình nghiên cứu (như đã chỉ ra trong phần khoảng trống nghiên cứu), đảm bảo kết quả nghiên cứu là đáng tin cậy.
Làm sạch số liệu:
Trước khi tiến hành phân tích dữ liệu tác giả thực hiện bổ sung, hiệu chỉnh thông số của các biến để đảm bảo các kết quả xử lý dữ liệu phản ánh trung thực về đối tượng nghiên cứu. Cụ thể:
(i) Bước 1: Sau nhập dữ liệu vào bảng exel, tác giả tiến hành kiểm tra dấu hiệu bất thường của dữ liệu. Sau đó, tính giá trị của các biến nghiên cứu.
(ii) Bước 2: Bổ sung và điều chỉnh giá trị khuyết thiếu bằng các cách như: (1) để nguyên, khi phân tích phần mềm tự gán giá trị khuyết thiếu mặc định; (2) gán giá trị khuyết thiếu bằng giá trị trung bình hoặc trung vị; (3) gán giá trị khuyết thiếu bằng 0.
(iii) Bước 3: Phân tích tương quan riêng từng cặp biến để phát hiện lỗi số liệu trong trường hợp kết quả phân tích không giải thích được. Loại bỏ số liệu làm sai lệch mối quan hệ của các biến trong trường hợp có dấu hiệu ngoại lai của số liệu.
Phân tích thống kê:
Phân tích thông kê được sử dụng trong luận án để đánh giá khái quát các vấn đề trong nghiên cứu và đưa ra cơ sở cho các giải định, nhận định. Phương pháp phân tích thống kê được sử dụng để đánh giá thực trạng các nhân tố vi mô, vĩ mô nền kinh tế tác động tới an toàn vốn của các NHTM Việt Nam.
Đánh giá sự phù hợp của mô hình:
Mô hình hồi quy được đánh giá là phù hợp khi khắc phục được các khiếm khuyết của mô hình: (i) đa cộng tuyến; (ii) tự tương quan; (iii) phương sai sai số thay đổi, (iv) nội sinh các biến độc lập.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung chương 1 cho thấy đề tài nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa về mặt thực tiễn mà còn có ý nghĩa về mặt học thuật. Thông qua nội dung tổng quan nghiên cứu cho thấy an toàn vốn của các NHTM là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, an toàn vốn của các NHTM được đo lường thông qua chỉ tiêu định lượng là tỷ lệ an toàn vốn. Hoạt động của ngân hàng được coi là an toàn khi ngân hàng đảm bảo các quy định về vốn tối thiểu mà các cơ quan quản lý đề ra. Tỷ lệ an toàn vốn chịu tác động bởi các nhân tố vi mô và vĩ mô nền kinh tế. Trong đó, các nhân tố vi mô có ảnh hưởng mang tính quyết định tới an toàn vốn của các NHTM. Tổng quan nghiên cứu cho thấy, các nghiên cứu về các nhân tố tác động tới an toàn vốn của các NHTM Việt Nam còn nhiều hạn chế cần có nghiên cứu bổ sung. Trên cơ sở đó, luận án tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về tác động của các nhân tố tới an toàn vốn của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2017, thông qua các mô hình nghiên cứu định lượng nhằm hoàn thiện và khắc phục những hạn chế của các nghiên cứu trước.