Đo Lường Hiệu Quả Hoạt Động Và Kiểm Soát (Performance Measurement And Control)


+ Khuyến khích đưa nguyên tắc quản lý bằng ngoại lệ (management by exception) vào thực tế quản lý;

+ Cung cấp dự đoán cho chi phí trong tương lai để phục vụ cho việc ra quyết định;

+ Động viên khuyến khích nhân viên và các nhà quản trị bằng những mục tiêu thách thức;

+ Cung cấp các hướng dẫn khả dĩ để cải thiện hiệu suất.

Trong các mục đích trên, thông thường chi phí tiêu chuẩn được nhấn mạnh ở hai mặt: kỹ thuật kiểm soát và phục vụ báo cáo biến động.

Chi phí tiêu chuẩn được sử dụng như là một công cụ kỹ thuật kiểm soát bởi vì nó liên quan đến việc ước tính trước các chi phí cho sản phẩm, dịch vụ sẽ được sản xuất. Sau đó chi phí thực tế sẽ được ghi nhận và so sánh với những ước tính này, sự chênh lệch giữa những chi phí ước tính (chi phí tiêu chuẩn) và chi phí thực tế phát sinh sẽ được coi là biến động, và quá trình phân tích sự khác biệt này được gọi là phân tích biến động (Variances analysis).

Trong thực tế, chi phí tiêu chuẩn thường được sử dụng nhiều nhất ở những DN sản xuất quy mô lớn, với dây chuyền lặp lại sản xuất hàng loạt.

(iv) Phân tích biến động (Variances analysis): biến động là sự khác biệt giữa kết quả thực tế và kết quả ước tính, và quá trình phân tích tổng biến động giữa tiêu chuẩn đề ra ban đầu và kết quả thực tế được gọi là phân tích biến động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, có thể xuất hiện những sai biệt do với kế hoạch, dự toán ban đầu. Các nhân tố có thể thay đổi bao gồm: giá bán đơn vị, sản lượng tiêu thụ, giá nguyên vật liệu đầu vào, mức tiêu hao nguyên vật liệu trong thực tế sản xuất, chi phí tiền lương nhân công lao động, hiệu suất làm việc của người lao động … Dựa vào hệ thống kế toán chi phí và các công cụ phân tích về các sai biệt trong quản trị chi phí SXKD, các nhà quản trị có thể nhận biết được ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của mỗi nhân tố đến sự sai biệt. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp khắc phục nhược điểm hoặc tiếp tục phát huy thế mạnh của mình. Ngoài ra việc phân tích sự sai biệt cũng có thể chỉ ra tính khách quan, chủ quan trong việc tạo ra sự sai biệt, làm cơ sở để đánh giá tính hiệu trong quá trình hoạt động của mỗi bộ phận (ACCA 2014, 283-306).

Khi kết quả thực tế tốt hơn kết quả ước tính ta có biến động tốt hay biến động tích cực (favourable variance-F) và ngược lại, khi kết quả thực tế tệ hơn kết quả ước tính ta có


biến động xấu hay biến động tiêu cực (adverse variance-A). Có các loại biến động sau đây:

+ Biến động về giá bán (selling price variance): đo lường sự tác động lên lợi nhuận dự kiến do sự biến động giữa giá bán thực tế so với giá bán tiêu chuẩn;

+ Biến động về khối lượng tiêu thụ (sale volume variance): đo lường sự tác động lên lợi nhuận dự kiến do sự biến động giữa khối lượng tiêu thụ thực tế so với khối lượng tiêu thụ dự toán;

+ Tổng biến động về nguyên vật liệu (material total variance): đo lường sự khác biệt giữa tổng chi phí đầu ra thực tế so với tổng chi phí đúng ra phải tiêu hao, về mặt nguyên vật liệu. Biến động này có thể chia làm hai phần nhỏ gồm:

- Biến động về giá nguyên vật liệu: là sự khác biệt giữa giá nguyên vật liệu đã sử dụng và giá ước tính ban đầu;

- Biến động về lượng tiêu hao nguyên vật liệu: là sự khác biệt giữa giá trị nguyên vật liệu đã sử dụng và giá trị ước tính ban đầu do khối lượng sử dụng gây ra.

+ Tổng biến động về lao động (labour total variance): đo lường sự khác biệt giữa tổng chi phí đầu ra thực tế so với tổng chi phí đúng ra phải tiêu hao, về mặt chi phí lao động. Biến động này có thể chia làm hai phần nhỏ gồm:

- Biến động về giá lao động: là sự khác biệt giữa đơn giá lao động đã thanh toán và đơn giá ước tính ban đầu;

- Biến động về hiệu suất lao động: là sự khác biệt giữa giá trị lao động đã thuê và giá trị ước tính ban đầu do số giờ sử dụng lao động gây ra.

+ Tổng biến động về chi phí SX chung biến đổi (variable production overhead total variance): đo lường sự khác biệt giữa tổng chi phí đầu ra thực tế so với tổng chi phí đúng ra phải tiêu hao, về mặt SX chung biến đổi. Biến động này có thể chia làm hai phần nhỏ gồm:

- Biến động về giá lao động: là sự khác biệt giữa đơn giá lao động đã thanh toán và đơn giá ước tính ban đầu;

- Biến động về hiệu suất lao động: là sự khác biệt giữa giá trị lao động đã thuê và giá trị ước tính ban đầu do số giờ sử dụng lao động gây ra.


(v) Kế hoạch và biến động thực tế (Planning and operational variances): trong thực tế có những trường hợp sau khi DN đã lên dự toán và thực hiện một thời gian, có nhiều nhân tố xảy ra nằm ngoài dự tính và tác động nghiêm trọng đến kết quả thực tế. Trong trường hợp này để đánh giá chính xác hiệu quả công việc của các nhà quản trị, phải cho phép việc điều chỉnh dự toán kế hoạch cho phù hợp với thực tế. Các trường hợp có thể được phép điều chỉnh dự toán kế hoạch bao gồm:

+ Tác động do biến động lớn của thị trường: khi lên dự toán về một mặt hàng/ sản phẩm của thì DN dựa trên nhu cầu và độ lớn của thị trường về sản phẩm đó. Tuy nhiên trong thực tế do có dự tác động của các điều kiện kinh tế vi mô, vĩ mô, hoặc do các luật lệ thay đổi làm tác động nghiêm trọng đến độ lớn của thị trường;

+ Chi phí tiêu chuẩn của một loại nguyên vật liệu được xác định dựa trên giá cả trên thị trường trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên có những trường hợp biến động mạnh và giá cả của các loại nguyên vật liệu tăng cao hoặc giảm mạnh thì chi phí tiêu chuẩn phải được điều chỉnh lại;

+ Khi những thay đổi về thiết kế sản phẩm không lường trước được, và dẫn đến sự thay đổi nghiêm trọng về tiêu chuẩn sản lượng tiêu hao nguyên vật liệu thì phải được điều chỉnh lại;

+ Khi những thay đổi về mức lương không lường trước được, và dẫn đến sự thay đổi nghiêm trọng về chi phí lao động thì phải được điều chỉnh lại;

+ Khi những thay đổi về mức thời gian tiêu chuẩn để sản xuất một sản phẩm không lường trước được, và dẫn đến sự thay đổi nghiêm trọng về chi phí lao động thì phải được điều chỉnh lại;

(vi) Phân tích hiệu quả và và các khía cạnh về cách ứng xử (Performance analysis and behavior aspects): phân tích biến động được sử dụng để phân tích và đánh giá kết quả hiệu suất làm việc trong quá khứ. Nó cũng dùng cho mục tiêu kiểm soát: sự biến động nghiêm trọng có thể chỉ ra rằng một mặt hiệu suất đã bị mất kiểm soát và sự đo lường nên được thực hiện sớm nhằm cải thiện hiệu suất trong tương lai.

2.1.3.4. Đo lường hiệu quả hoạt động và kiểm soát (Performance measurement and control)

(i) Hệ thống thông tin quản trị hiệu quả (Performance management information system): hệ thống thông tin quản trị hiệu quả cung cấp thông tin nhằm đảm bảo thực


hiện sự đo lường hiệu quả. Thông tin KTQT có thể được sử dụng để hỗ trợ kế hoạch chiến lược, kiểm soát và và ra quyết định. Kế toán quản trị chiến lược khác biệt so với KTQT truyền thống ở chỗ nó hướng tới xu thế bên ngoài và xu hướng tương lai.

(ii) Nguồn thông tin quản trị và các báo cáo quản trị (Sources of management information and management reports): trong ngắn hạn, các nhà quản trị có thể sử dụng công cụ phân tích CVP (cost – volume – profit) để phân tích mối liên quan giữa các nhân tố nội tại như chi phí (chi phí sản xuất, chi phí quản lý DN), sản lượng sản xuất, khối lượng tiêu thụ, đơn giá bán và lợi nhuận dự kiến. Các chỉ tiêu như sản lượng và doanh thu của DN tại điểm hòa vốn (break-even point) có thể giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định phù hợp cho mỗi bối cảnh kinh doanh khác nhau tại mỗi thời điểm khác nhau dựa trên nội lực của DN. Bên cạnh đó, các quyết định ngắn hạn, dài hạn của DN cũng sẽ được gia tăng độ chính xác nếu nhà quản trị ra quyết định dựa trên nguồn thông tin KTQT thích hợp và kịp thời, đầy đủ (Langfield-Smith 2012, 600-612).

Nguồn thông tin nội bộ bao gồm các ghi chép về thông tin tài chính và các nguồn thông tin khác liên quan mật thiết đến hệ thống kế toán. Việc sở hữu các nguồn thông tin nội bộ trong DN bao gồm các vấn đề sau:

+ Một hệ thống nhằm thu thập và đo lường các dữ liệu giao dịch, bao gồm dữ liệu mua, bán, tồn kho, doanh thu … nhằm giải quyết các vấn đề là loại dữ liệu nào sẽ được thu thập, mức độ thu thập thường xuyên ra sao, thu thập bởi ai và bằng phương pháp gì, nó được xử lý, lưu trữ và truyền đạt như thế nào …;

+ Các cách truyền đạt thông tin không chính thức giữa quản lý và nhân viên;

+ Các cách truyền đạt thông tin giữa các nhà quản lý với nhau.

(iii) Quản trị hiệu suất trong các DN tư nhân (Performance management in private sector organizations): vấn đề quản trị hiệu suất nhằm xác lập là các sự việc hoặc nhân sự đã thực hiện tốt/ xấu như thế nào so với kế hoạch. Quản trị hiệu suất được chia làm hai dạng:

+ Các chỉ số tài chính về hiệu suất, bao gồm: các chỉ tiêu đo lường về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, lợi nhuận trên vốn, lợi nhuận trên tài sản hoặc dòng tiền. Hiệu suất thực tế thường được đo lường và so sánh với các kế hoạch tài chính, thể hiện qua dự toán.


+ Các chỉ số phi tài chính về hiệu suất, bao gồm: các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm/ dịch vụ; độ tin cậy, thái độ khách hàng, sự cải tiến, năng lực, mức độ ô nhiễm, rủi ro, mức độ linh hoạt …

Ngày nay các chỉ số phi tài chính ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình, vì nó phản ánh xu hướng thể hiện của các chỉ số tài chính trong tương lai. Các chỉ số về tài chính chỉ có thể mạnh trong dài hạn khi có sự hỗ trợ từ các chỉ số phi tài chính.

Việc đo lường hiệu suất được thực hiện rất khác nhau giữa các DN, do đó mỗi một DN có một hệ thống quản trị hiệu suất khác nhau. Khi thiết kế hệ thống đo lường tại DN sẽ bị tác động bởi các yếu tố sau:

+ Việc đo lường cần các nguồn lực như con người, trang thiết bị; do vậy cần phải cân nhắc kỹ lưỡng mối quan hệ lợi ích – chi phí khi thiết kế các chỉ số đo lường.

+ Hiệu suất luôn được đo lường trong mối liên hệ với các mục tiêu và kế hoạch của DN.

+ Việc đo lường phải phù hợp, nghĩa là phải chỉ ra được cái DN đạt được hoặc chưa đạt được.

(iv) Hiệu quả bộ phận và chuyển giá (Divisional performance and transfer pricing): khái niệm bộ phận hóa ra đời nhằm chỉ việc phân chia các bộ phận trong DN thành những khu vực chuyên biệt (hay còn gọi là các trung tâm), với người đứng đầu bộ phận (divisional manager) chịu trách nhiệm cho hiệu quả hoạt động của bộ phận đó, từ đó khái niệm kế toán theo các trung tâm trách nhiệm ra đời - đây là một công cụ quản trị nhằm kiểm soát tính hiệu quả của các trung tâm trách nhiệm trong một DN. Trung tâm trách nhiệm có thể hiểu một cách khái quát và linh hoạt tuỳ theo quy mô và mức độ chi tiết của yêu cầu quản trị của DN, có thể là công ty con, có thể là chi nhánh hoặc đơn giản chỉ là một phân xưởng sản xuất … Dựa vào kết quả phân tích tính hiệu quả của mỗi trung tâm trách nhiệm, các nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định đầu tư, quyết định kinh doanh phù hợp với mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của DN mình. Thông thường trung tâm trách nhiệm có thể được phân làm ba cấp độ: trung tâm đầu tư (investment center) chịu trách nhiệm về chi phí, doanh thu và tài sản; trung tâm lợi nhuận (profit center) chịu trách nhiệm về doanh thu và chi phí; và trung tâm chi phí (cost center) chỉ chịu trách nhiệm về chi phí.

Xuất phát điểm của kế toán theo các trung tâm trách nhiệm bắt đầu từ việc phân quyền


trong DN. Khi mới bắt đầu thành lập và phát triển với quy mô nhỏ, DN thường quản lý theo hình thức tập quyền (centralised). Tuy nhiên sau đó theo sự lớn mạnh về quy mô, các nhà quản trị bắt buộc phải lựa chọn hình thức quản lý phân quyền (decentralised). Theo đó các trưởng bộ phận được phân quyền và chịu trách nhiệm cũng như được đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ phận mình phụ trách, và dẫn đến nhu cầu về vận dụng kế toán theo các trung tâm trách nhiệm (responsibility accounting system) (Langfield-Smith 2012, 600-612).

2.2. Một số đặc điểm của DNVVN

2.2.1. Khái niệm DNNVV

Cho đến nay, trên thế giới vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm thế nào gọi là DNNVV, mà khái niệm này được xác định bởi các tiêu chí khác nhau theo từng quốc gia, từng ngành công nghiệp khác nhau. Do đó, khái niệm DNNVV trên thế giới có thể được xác định bởi các tiêu thức như: vị trí địa lý, quy mô, số năm thành lập, cấu trúc DN, số lượng nhân viên, doanh thu, tài sản ròng, cấu trúc sở hữu, đổi mới công nghệ … (Deros et al., 2006). Sau đây là một vài cách phân loại DNNVV của một số nước trên thế giới, tiêu chí để phân loại DNNVV tùy thuộc vào số lao động bình quân, vốn đầu tư và có thể là doanh thu theo bảng sau:


Bảng phân loại DNNVV của một số quốc gia và khu vực theo các tiêu chí


Quốc gia/

Khu vực

Phân loại DN vừa và

nhỏ

Số lao động

bình quân

Vốn đầu tư

Doanh thu

A. NHÓM CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN

1. Hoa kỳ

Nhỏ và vừa

0-500

Không quy định

Không quy định


- Đối với ngành sản xuất

1-300

¥ 0-300 triệu

Không quy định

2. Nhật

- Đối với ngành thương

mại

1-100

¥ 0-100 triệu



- Đối với ngành dịch vụ

1-100

¥ 0-50 triệu


3. EU

Siêu nhỏ

< 10

Không quy định

Không quy định


Nhỏ

< 50


< €7 triệu


Vừa

< 250


< €27 triệu

4. Australia

Nhỏ và vừa

< 200

Không quy định

Không quy định

5. Canada

Nhỏ

< 100

Không quy định

< CDN$ 5 triệu


Vừa

< 500


CDN$ 5 -20 triệu

6. New Zealand

Nhỏ và vừa

< 50

Không quy định

Không quy định

7. Korea

Nhỏ và vừa

< 300

Không quy định

Không quy định

8. Taiwan

Nhỏ và vừa

< 200

< NT$ 80 triệu

< NT$ 100 triệu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam - 8


B. NHÓM CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

1. Thailand

Nhỏ và vừa

Không

định

quy

< Baht 200 triệu

Không quy định

2. Malaysia

- Đối với ngành sản xuất

0-150

Không quy định

RM 0-25 triệu

3. Philippine

Nhỏ và vừa

< 200

Peso 1,5-60 triệu

Không quy định

4. Indonesia

Nhỏ và vừa

Không

định

quy

< US$ 1 triệu

< US$ 5 triệu

5.Brunei

Nhỏ và vừa

1-100

Không quy định

Không quy định

C. NHÓM CÁC NƯỚC KINH TẾ ĐANG CHUYỂN ĐỔI

1. Russia

Nhỏ

1-249

Không quy định

Không quy định


Vừa

250-999



2. China

Nhỏ

50-100

Không quy định

Không quy định


Vừa

101-500



3. Poland

Nhỏ

< 50

Không quy định

Không quy định


Vừa

51-200



4. Hungary

Siêu nhỏ

1-10

Không quy định

Không quy định


Nhỏ

11-50




Vừa

51-250



Nguồn: 1) Doanh nghiệp vừa và nhỏ, APEC, 1998; 2) Định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ, UN/ECE, 1999; 3) Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ, OECD, 2000. (trích theo Trần Thị Hòa …)


Ở Việt Nam, theo nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 30 tháng 6 năm 2009, DNNVV được chia theo ngành, bao gồm: nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ. Bên cạnh đó, tiêu thức chủ yếu để phân loại DNNVV ở Việt Nam là số lao động và số vốn, tuy nhiên cũng không nói rõ là số lao động bình quân hay số lao động tại thời điểm phân loại (vì đây là một tiêu thức gần như liên tục biến động trong năm kinh doanh); cũng như chưa phân biệt rõ được số vốn là vốn kinh doanh đăng ký trên giấy phép hay vốn hoạt động bình quân của DN.

Quy mô


Khu vực

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

từ trên 200 người đến 300 người

II. Công nghiệp và xây dựng

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

từ trên 200 người đến 300 người


III. Thương mại và dịch vụ

10 người trở xuống

10 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10

người đến 50 người

từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng

từ trên 50 người đến 100 người

Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 30 tháng 6 năm 2009

2.2.2. Một số đặc điểm của DNVVN tại Việt Nam

Theo báo cáo khảo sát mới đây của PCI2015, xét một cách tổng thể, các DNNVV tại Việt Nam có một số đặc điểm chung nổi bật có tác động đến việc vận dụng KTQT trong DN như sau:

(i) Hầu hết các DNNVV Việt Nam đi lên từ mô hình sản xuất gia đình, cá thể nhỏ lẻ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các nhân tố về văn hóa DN, quy mô DN và sẽ tác động đến việc vận dụng KTQT trong DN. Theo kết quả khảo sát của PCI2015 thì có đến 77% các DN siêu nhỏ, 69% DN nhỏ và 55% DN vừa đi lên từ hộ kinh doanh.

Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số DNNVV được cổ phần hóa từ DNNN trung ương hoặc địa phương, hoặc có một số cổ phần do cơ quan Nhà nước hoặc DNNN nắm giữ, mặc dù con số này rất khiêm tốn, và chiếm tỷ trọng lớn nhất là nhóm DN vừa (trong nhóm DN siêu nhỏ, nhỏ hoặc vừa).

(ii) Trình độ của người chủ DN ngày càng được nâng cao trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt do quá trình hội nhập toàn cầu, nhằm gia tăng kiến thức để quản trị doanh nghiệp tốt hơn. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ chủ DNNVV tốt nghiệp đại học là gần 60%, trong đó cụ thể là DN siêu nhỏ có 56% chủ doanh nghiệp tốt nghiệp đại học, và con số này lần lượt là 61% và 62% đối với loại hình DN nhỏ hoặc DN vừa (PCI2015). Khi trình độ của người chủ DN tốt hơn thì khả năng nhận thức, hiểu biết và đánh giá về vận dụng KTQT trong DN cũng sẽ thay đổi.

(iii) Thị trường chính của các DNNVV Việt Nam là thị trường nội địa, thể hiện con con số khiêm tốn của kết quả khảo sát là chỉ có 3% DN siêu nhỏ, 4% DN nhỏ và gần 9% DN vừa có khách hàng là các cá nhân, doanh nghiệp từ nước ngoài (PCI2015). Ngoài ra ngay chính trong mảng thị trường nội địa thì khả năng phục vụ cho nhóm khách hàng lớn FDI thông qua việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cũng tương đối hạn chế, con số này chỉ ở mức 3-4% DN siêu nhỏ, nhỏ và 7% đối với DN vừa có liên kết bán hàng và cung cấp dịch vụ cho các DN FDI tại Việt Nam. Đặc điểm của thị trường và mức độ cạnh tranh sẽ ảnh hưởng đến các DNNVV về nhu cầu vận dụng, nội dung triển khai của KTQT nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh cho DN mình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/05/2022