Áp Dụng Lý Thuyết Xã Hội Học Vào Việc Vận Dụng Ktqt


hội (the nature of social life), mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, cấu trúc của các tổ chức xã hội, vai trò và khả năng biến đổi xã hội, cũng như các chủ đề về giới tính, chủng tộc và giai cấp … (Elliot 2008).

2.4.3.2. Áp dụng lý thuyết xã hội học vào việc vận dụng KTQT

Lý thuyết xã hội học tập trung vào việc làm thế nào tổ chức được thành lập thông qua tương tác giữa con người, tổ chức và xã hội. Covaleski et al.(1996) cho rằng sự tồn tại của một tổ chức yêu cầu phù hợp với xã hội về hành vi có thể chấp nhận được để đạt được mức độ cao của hiệu quả sản xuất. Từ đó, các nghiên cứu của các nhà lý thuyết xã hội học xem xét hệ thống KTQT về mặt thực tiễn xã hội hơn là chỉ về mặt kỹ thuật để đưa ra quyết định nội bộ và hiệu quả tổ chức.

Lý thuyết xã hội học cho thấy hệ thống KTQT trong DN không chỉ là những vấn đề mang tính nội bộ DN mà nó chịu tác động ảnh hưởng trong một bối cảnh xã hội chung, nó liên quan đến các chế độ, chính sách hiện hành và giải quyết các mối quan hệ với người lao động trong DN. Chính vì vậy các mục tiêu của DN đặt ra phải nằm trong mục tiêu chung mà xã hội chấp nhận được. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển bền vững và lợi ích DN phải gắn với lợi ích chung của xã hội. Ví dụ các tiêu chuẩn chi phí phải xây dựng trên cơ sở định mức chung của ngành, hay việc lập các kế hoạch về chi phí tiền lương phải trên cơ sở mức lương tối thiểu do nhà nước quy định, các thông tin về chi phí KTQT cung cấp cũng sẽ chịu sự tác động bởi các quy định của các chính sách thuế, chính sách tài chính của Nhà nước…


Chế độ, chính sách xã hội

Quyền lực, chính trị xã hội

Phương thức giải quyết lợi ích của người lao động

Vận dụng triển khai công cụ KTQT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Nguồn: Khung lý thuyết xã hội học

2.4.4. Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí (Cost benefit theory)

Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam - 11

2.4.4.1. Nội dung lý thuyết

Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí chỉ ra rằng lợi ích có được từ việc các thông tin kế toán được cung cấp phải được xem xét trong mối quan hệ với chi phí dùng để tạo ra và cung cấp thông tin đó. Xét một cách tổng thể thì lợi ích từ thông tin kế toán có thể phục vụ cho người sử dụng: là các bên có liên quan, là nhà đầu tư và ngay cả chính bản thân DN; còn chi phí thì do người lập báo cáo thông tin kế toán gánh chịu nhưng xét rộng ra thì chi phí này do xã hội gánh chịu. Vì vậy luôn luôn phải xem xét và cân bằng mối quan hệ này nhằm đảm bảo chi phí tạo ra không được vượt quá lợi ích mang lại (Vũ Hữu Đức, 2010).

2.4.4.2. Áp dụng lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí vào việc vận dụng KTQT

Mục đích của KTQT là nhằm hướng đến phục vụ nhu cầu quản trị DN, nên mỗi DN khác nhau có yêu cầu về hệ thống KTQT khác nhau, vận dụng các công cụ kỹ thuật KTQT khác nhau. Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí tác động đến việc vận dụng KTQT thông qua hai nhân tố: mức chi phí đầu tư cho việc tổ chức KTQT và lợi ích do thông tin KTQT mang lại cho DN. Rõ ràng là đối với một DN với quy mô siêu nhỏ, nhu cầu thông tin quản trị đơn giản thì việc đầu tư một bộ máy KTQT cồng kềnh với


hàng loạt các công cụ kỹ thuật KTQT phức tạp sẽ không phù hợp do lợi ích mang lại từ việc vận dụng KTQT không tương xứng với chi phí bỏ ra đầu tư. Ngược lại đối với một DN có quy mô lớn, cần các thông tin thích hợp phức tạp để ra quyết định thì việc đầu tư một khoản chi phí tương thích cho hệ thống KTQT phức tạp là điều chấp nhận được.

2.5. So sánh về nội dung, điều kiện, nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT cho DNNVV với DN nói chung

2.5.1. So sánh về nội dung, điều kiện:

Xét về tổng thể về nội dung vận dụng KTQT, so với các DN lớn thì các DNNVV thường có xu hướng vận dụng các công cụ kỹ thuật đơn giản hơn, còn các công cụ kỹ thuật như ABC, phân tích biến động, nghiên cứu thị trường và các kỹ thuật cao cấp khác thường chỉ được sử dụng bởi một số ít các DN lớn (Drury et al., 1993). Trong nghiên cứu được tiến hành tại Mỹ, Demong và Croll (1981) đã chỉ ra rằng dù cho là ở cùng trong ngành công nghiệp thì giữa các DN lớn và DNNVV có đòi hỏi và vận dụng những công cụ kỹ thuật KTQT chi phí khác nhau: các DN lớn thường cần những hệ thống KTQT phức tạp hơn để hỗ trợ cho các quyết định thường xuyên về giá cả và chi phí cho sản phẩm, trong khi đó các DNNVV thường chỉ cần những dự toán cơ bản và các chỉ số giá thành tiêu chuẩn cho các quyết định không thường xuyên lắm về giá cả và chi phí.

Phần lớn các DNNVV thường chỉ chú ý vào các con số trong báo cáo mà bỏ qua việc đánh giá, và thay vì sử dụng hệ thống thông tin quản trị thì công cụ Microsof Excel được sử dụng. Hơn một nửa số DNNVV được khảo sát đều xác nhận không hề sự dụng các công cụ quản trị chiến lược, các chỉ số phi tài chính … mà thay vào đó lại đánh giá rất cao vai trò của các công cụ hoạt động đơn giản như dự toán, phân tích điểm hòa vốn, các chỉ số thể hiện hiệu quả …

Thông thường DNNVV hay gặp khó khăn do thiếu thốn về mặt nguồn lực, nên việc tuyển dụng một KTQT viên chuyên nghiệp, làm việc toàn thời gian về mảng KTQT là điều ít xảy ra. Thay vào đó nhân sự này hay kiêm nhiệm nhiều công tác khác nhau hoặc có thể thiếu các kỹ năng của một KTQT viên chuyên nghiệp. Xét về mặt nhân sự thì người làm công tác KTQT trong DNNVV thường là người có hiểu biết toàn diện về mọi mặt quản lý kinh doanh của DN, tức là nhân sự này hiểu và nắm rõ hầu hết từ


lớn đến nhỏ mọi việc kinh doanh trong DN: từ kế hoạch chiến lược kinh doanh hàng năm cho đến báo cáo tình hình tài chính hàng tháng … Và thường thì người này hỗ trợ người chủ DN trong vấn đề ra quyết định kinh doanh, do đó để đảm bảo được vai trò của mình thì việc đòi hỏi một kiến thức tổng thể, toàn diện về mọi mặt của DN là yêu cầu tất yếu, từ các vấn đề về quan hệ trong nội bộ DN cho đến quy trình xử lý kế toán (Ederer, 2005 theo Daniela Wiedemann (2014)). Tuy nhiên nhân sự làm KTQT trong DNNVV khó tách bạch vai trò của mình vì đôi khi vừa là người thực hiện vừa là người đánh giá, nên hiệu quả của vận dụng KTQT trong DNNVV phụ thuộc khá nhiều vào quy mô cũng như cấu trúc của DN.

Và sau này theo như nghiên cứu của CIMA (Michael Lucas et al., 2013) về thực trạng vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Anh đã chỉ ra rằng trong các DNNVV thì người chủ/người điều hành DN thường đảm trách luôn công tác KTQT. Và điều này đã dẫn đến một hệ lụy tất yếu là các DNNVV đã tiêu tốn một lượng chi phí cơ hội lớn về việc sử dụng thời gian của các nhà quản lý cấp cao vào công việc KTQT thay vì tập trung thời gian vào việc phát triển chiến lược marketing, phát triển doanh số, thị trường, sản phẩm mới … Trong khi đó với nguồn lực tài chính hùng mạnh của mình, các DN lớn thường tổ chức KTQT thành các bộ phận chức năng riêng biệt với bộ máy nhân sự riêng biệt chuyên trách do đó hiệu quả của việc vận dụng KTQT mang lại thường cao hơn.

Việc thiếu thốn về mặt nguồn lực không chỉ ảnh hưởng đến nhân sự làm công tác KTQT, mà còn ảnh hưởng đến hệ thống dữ liệu. Nó gây ra sự thiếu hụt các quy trình xử lý phức tạp trong KTQT hay sự thiếu hụt hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP) trong việc cung cấp dữ liệu cho hoạt động kế toán. Từ đó dẫn đến các thông tin cung cấp cho nhà quản trị sẽ kém giá trị trong việc hỗ trợ ra quyết định về hoạch định và kiểm soát. Ngoài ra, sự thiếu hụt về các lời tư vấn chuyên nghiệp sẽ khiến cho các quyết định về tài chính dựa chủ yếu trên các ý kiến cá nhân (Michael Lucas et al., 2013).

Một vấn đề khác cũng do việc thiếu hụt nguồn lực gây ra là các DNNVV thường thiếu định hướng về mặt chiến lược cũng như theo dõi quá trình triển khai chiến lược. Điều này xảy ra do hạn chế về mặt quy mô, năng lực nên các DNNVV thường hướng sự tập trung của DN mình vào các hoạt động kinh doanh hàng ngày mà bỏ qua các định


hướng lâu dài. Hệ quả tất yếu là các quyết định đầu tư của DNNVV thường được đưa ra dựa trên kinh nghiệm của nhà quản lý, và các dự toán dài hạn về vốn đầu tư thường hay bị bỏ qua, tuy nhiên điều này rất nguy hiểm đến sự tồn tại lâu dài của các DNNVV (Daniela Wiedemann, 2014).

Một vấn đề khác của việc vận dụng KTQT trong DNNVV chính là nhận thức hay hiểu biết của người chủ đối với sự đóng góp của KTQT trong thành công của DN. Rất nhiều người chủ muốn giữ lại sự kiểm soát của mình đối với DN, nên không muốn tuyển dụng KTQT viên chuyên nghiệp. Bản thân người chủ trong trường hợp này muốn tự thân mình phân tích dữ liệu DN vì cho rằng các báo cáo của KTQT viên quá tóm lược và không phản ánh toàn bộ bức tranh tổng thể về hoạt động kinh doanh của DN. Bên cạnh đó, việc vận dụng KTQT tại các DNNVV thường hay gặp thái độ ngờ vực, dè chừng từ phía các nhà quản lý và các nhân viên. Sự ngờ vực hay dè chừng này có thể xuất phát từ việc cảm thấy bị đe dọa về quyền lực, hoặc đơn giản là nhân viên cảm thấy bị giao thêm công việc mà không được tưởng thưởng gì thêm, từ đó dẫn đến thái độ không tin tưởng hay chỉ trích … (Michael Lucas et al., 2013).

2.5.2. So sánh về các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT

Do có sự khác biệt về điều kiện và nội dung vận dụng KTQT giữa các các DNNVV so với các DN lớn, do vậy khi xét về các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong DNNVV có một số nét riêng biệt như sau:

Thứ nhất, xét về các yếu tố nội tại bên trong DN có thể bao gồm quy mô, văn hóa DN, trình độ nhân viên kế toán, ngành nghề kinh doanh, chiến lược kinh doanh, thiết kế tổ chức phân quyền, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại trong DN, nhận thức về sự bất ổn của thị trường. Mặc dù được phân loại chung là DNNVV, tuy nhiên theo như phân loại chi tiết thì có sự chênh lệch phân biệt khá rõ về quy mô giữa các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Như theo cách phân loại Việt Nam, chỉ xét về tiêu chí số lao động hoặc nguồn vốn thì có sự khác biệt lớn, thậm chí gấp nhiều lần giữa các loại hình DN vừa khi so sánh với DN siêu nhỏ hoặc nhỏ. Và rõ ràng điều này sẽ tác động đến việc vận dụng KTQT và cả khả năng lẫn nội dung. Hay khi xét về trình độ nhân viên kế toán hay thiết kế tổ chức phân quyền, thông thường DN vừa đang dần tiệm cận lên DN lớn nên có điều kiện để tuyển dụng nhân viên kế toán có trình độ cao hơn, chuyên nghiệp hơn, tổ chức hoạt động DN nói chung và bộ phận kế toán nói riêng tách bạch rõ ràng


hơn so với DN siêu nhỏ hoặc nhỏ. Điều này cũng sẽ góp phần tác động đến khả năng vận dụng KTQT. Còn về văn hóa DN thì rõ ràng khi quy mô DN thay đổi theo hướng càng phát triển thì văn hóa DN cũng sẽ thay đổi theo, dẫn đến có sự khác biệt nhất định về văn hóa DN giữa các DN siêu nhỏ, nhỏ hoặc vừa. Thậm chí có những trường hợp tăng trưởng nóng và DN thay đổi quy mô quá nhanh từ dạng siêu nhỏ lên vừa có thể dẫn đến tuyển dụng ồ ạt và kéo theo đổ vỡ, thay đổi các các mối quan hệ nội tại DN. Và điều này sẽ tác động không nhỏ đến việc vận dụng KTQT, vì vận dụng KTQT không thể nào không tính đến nhân tố con người và mối quan hệ giữa các đồng nghiệp, phòng ban trong DN. Một đặc điểm nữa cần lưu ý là hầu như hiếm có trường hợp nhà đầu tư ngoại đầu tư vốn vào các DN nhỏ hoặc siêu nhỏ (nếu có là họ mua lại luôn 100% vốn), tuy nhiên có thể xảy ra đối với DN vừa. Và khi có sự tham gia của cổ đông ngoại, thì ngay lập tức yêu cầu vận dụng KTQT được đặt ra, góp phần làm gia tăng tính minh bạch về quản trị trong DN. Ngoài ra sẽ có sự khác biệt về trình độ cũng như xuất phát điểm giữa những người chủ DN trong các DN siêu nhỏ, nhỏ hoặc vừa nên việc xây dựng, triển khai chiến lược kinh doanh hay đánh giá nhận thức sự bất ổn về môi trường kinh doanh giữa các DN siêu nhỏ, nhỏ hoặc vừa cũng khác nhau. Điều này sẽ tác động đến yêu cầu có hay không việc vận dụng KTQT trong DN.

Thứ hai, xét về các yếu tố môi trường bên ngoài DN có thể bao gồm mức độ cạnh tranh và nguồn lực khách hàng. Rõ ràng việc lựa chọn tham gia thị trường nào là quyết định của mỗi DN, tuy nhiên sự khác nhau về quy mô cũng như khả năng, điều kiện giữa các DN siêu nhỏ, nhỏ hoặc vừa cũng sẽ dẫn đến những quyết định khác nhau. Và khi đối diện với những áp lực cạnh tranh khác nhau hay là những quy định, yêu cầu chặt chẽ khác nhau từ các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau sẽ tác động đến khả năng, nội dung và nhu cầu vận dụng KTQT khác nhau.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2




Chương này tác giả đã cung cấp những cơ sở lý luận tổng quát về các vấn đề thuộc về KTQT cũng như DNNVV. Bắt đầu từ việc giới thiệu các khái niệm KTQT cùng với vai trò, chức năng của KTQT trong việc hỗ trợ các nhà quản trị DN ra quyết định. Bên cạnh đó tác giả cũng khái quát về các khái niệm DNNVV, vai trò cũng như sự đóng góp của loại hình DN này trong nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn mà DNNVV Việt Nam đang phải đối mặt khi vận dụng KTQT. Ngoài ra, ở cuối chương tác giả cũng đồng thời giới thiệu các lý thuyết liên quan về việc vận dụng KTQT trong DN nói chung, các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT tại các DN nói chung và DNNVV nói riêng. Hơn nữa, tác giả cũng đã tiến hành tổng hợp và so sánh một số điểm khác biệt trong việc vận dụng KTQT giữa DN nói chung và DNNVV nói riêng. Từ đó tác giả sẽ làm rõ phần cơ sở lý luận của lý thuyết các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong DNNVV tại Việt Nam. Dựa trên những nghiên cứu lý luận về nhân tố tác động đó tác giả sẽ tiến hành phân tích, khảo sát, đánh giá và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến việc vận dụng KTQT trong DNNVV tại Việt Nam ở chương tiếp theo.


CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU


Có nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau khi tiến hành một nghiên cứu, do đó trong chương này tác giả giới thiệu các phương pháp sử dụng trong luận án, mức độ sử dụng và sẽ áp dụng vào phần nào trong luận án. Thông qua đó, tác giả mong muốn làm tăng độ tin cậy, đảm bảo sự rõ ràng về chất lượng của công trình nghiên cứu cũng như tính chất khoa học của luận án. Bên cạnh đó, trong chương này còn nêu cách thức mà tác giả thực hiện về việc khảo sát cũng những số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu đề tài.


3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

3.1.1. Thiết kế nghiên cứu

Quá trình thực hiện nghiên cứu bao gồm hai bước chính: (1) nghiên cứu tổng quát và

(2) nghiên cứu chi tiết.

Ở bước nghiên cứu tổng quát tác giả sử dụng phương pháp định tính để khám phá các nhân tố (các biến quan sát) tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam, điều chỉnh và bổ sung chúng thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm và lấy ý kiến chuyên gia.

Đến bước nghiên cứu chi tiết thì tất cả các biến sẽ được phân tích theo phương pháp định lượng thông qua các kỹ thuật bao gồm: tập hợp dữ liệu khảo sát bằng cách chọn mẫu và gửi bảng khảo sát trực tiếp đến các đối tượng có liên quan đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam, kiểm tra lại mô hình đo lường, mô hình lý thuyết cũng như các giả thuyết trong mô hình thông qua các mô hình hồi quy tuyến tính và kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA).

Như vậy, các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng để giải quyết từng câu hỏi nghiên cứu như sau:

(1) Để mô tả và đánh giá “thực trạng vận dụng KTQT và các nhân tố tác động đến vận dụng KTQT của các DNNVV tại Việt Nam thời gian qua”, luận án tiến hành tổng hợp các nghiên cứu trước đây trên thế giới và ở Việt Nam có liên quan, sau đó tiến hành tập hợp các nhân tố tác động thông qua các kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm ... Từ đó tiếp tục hiệu chỉnh các

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí