Thực Trạng Những Khó Khăn, Thuận Lợi Khi Vận Dung Ktqt Tại Các Dnnvv Tại Việt Nam


(iv) Khi đánh giá về môi trường kinh doanh tại các địa phương, các DNNVV có cảm nhận tiêu cực hơn các doanh nghiệp lớn trên một số lĩnh vực: tiếp cận đất đai, tính minh bạch, cạnh tranh bình đẳng, hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên xét về mức độ khác biệt về đánh giá môi trường kinh doanh thì không có sự khác biệt rõ ràng giữa nhóm các DN siêu nhỏ, nhỏ hoặc vừa (PCI2015).

(v) Việc xây dựng và quyết định giá cả mang tính chủ động và linh hoạt về giá cả. Do có cơ cấu gọn nhẹ nên các DNNVV có khả năng điều chỉnh và đưa ra nhiều mức giá linh hoạt khác nhau phù hợp với sức mua của thị trường. Việc này có thể được thực hiện nhanh chóng mà không gây ra nhiều biến đổi trong cơ cấu sản xuất, vì vậy chiến lược kinh doanh dựa vào sự linh hoạt trong chính sách giá được coi là một trong những vũ khí lợi hại nhất của các DNNVV, đặc biệt trong những năm gần đây khi các DN phải đáp ứng nhu cầu của thị trường luôn luôn thay đổi.

(vi) Tổ chức quản lý có nhiều lợi thế so với các DN lớn do số lượng nhân viên tương đối ít nên thường cơ cấu bộ máy tổ chức gọn nhẹ, từ đó việc triển khai và thực hiện các kế hoạch kinh doanh cũng sẽ nhanh chóng hơn, đáp ứng kịp thời với những biến đổi trên thị trường. Hơn thế nữa, sẽ dễ có sự thống nhất, đồng thuận trong các quyết sách từ lãnh đạo cho đến nhân viên nên dù cho gặp khó khăn, DNNVV có thể nhanh chóng giải quyết được vấn đề của mình.

(vii) Các DNNVV thường khó tiếp cận với các trợ giúp về tài chính và tiếp cận thị trường do các nguyên nhân sau: quy mô nhỏ dẫn đến uy tín, thị phần trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của họ chưa được công nhận; hoạt động về quản trị thiếu bài bản dẫn đến việc thường không tiếp cận tốt với các trợ giúp cũng như thường gặp khó khăn trong việc thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị kinh tế bên ngoài hay thiết lập vị trí vững chắc trên thị trường, đặc biệt với thị trường quốc tế.

2.2.3. Thực trạng những khó khăn, thuận lợi khi vận dung KTQT tại các DNNVV tại Việt Nam

2.2.3.1. Thuận lợi

(i) Về mặt khách quan: Xét về tổng thể, với hệ thống chính trị tương đối ổn định, nên hầu như các DN Việt Nam nói chung và các DNNVV nói riêng không bị ảnh hưởng nhiều do sự bất ổn của việc thay đổi từ các chính sách điều hành vi mô – vĩ mô tác động. Thời gian qua cũng như sắp tới, cùng với hàng loạt hiệp định thương mại


chuẩn bị được ký kết như TPP, các FTA ký kết giữa khối ASEAN và EU, RCEP (ASEAN+ 6), giữa Việt Nam và Hàn Quốc, Nhật Bản … sẽ tạo ra hàng loạt cơ hội giao thương làm ăn cho các DN Việt Nam nói chung và các DNNVV nói riêng. Bên cạnh đó, các DNNVV còn được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp chính quyền, ban ngành từ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ thời gian qua, thể hiện trong một số lĩnh vực sau: cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, hỗ trợ tài chính, tín dụng cho DNNVV, đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ pháp lý cho cho DNNVV …

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

(ii) Về mặt chủ quan: Hiện nay, lực lượng lao động của Việt Nam thuộc thành phần lao động trẻ, có tri thức, được đào tạo bài bản tại các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp ngày càng nhiều. Điều này giúp cho các DNNVV thuận lợi trong việc trẻ hóa và nâng cao trình độ năng lực đội quản trị của DN mình, mà còn có thể tận dụng được nguồn nhân công giá rẻ. Về mặt vận dụng KTQT, do các DNNVV Việt Nam còn lạ lẫm nên hoàn toàn có thể nghiên cứu kỹ các bài học kinh nghiệm của các DNNVV tại các quốc gia đã phát triển như Nhật, Châu Âu … hoặc các nước có nền kinh tế tương đồng đang phát triển như Thái Lan, Malaysia ... Từ đó rút ra các mô hình phù hợp với nền kinh tế, văn hóa và bối cảnh xã hội nói chung cũng như đặc thù riêng của DN mình.

2.2.3.2. Khó khăn

Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam - 9

Với thực trạng còn nhiều khó khăn về tình hình kinh tế toàn cầu nói chung cũng như nền kinh tế Việt Nam nói riêng, các DNNVV tại Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức. Các khó khăn xuất phát không chỉ từ phía áp lực cạnh tranh từ bên ngoài, mà còn xuất phát từ nội tại của chính các DN. Xét về tổng thể, tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới hồi phục chậm và không đồng đều giữa các nền kinh tế sau suy thoái toàn cầu. Ngoài ra, tình hình giao thương với một số quốc gia trên thế giới như Nga, các nước trong khối liên minh EU … ít nhiều bị tác động bởi tình hình chính trị bất ổn tại một số quốc gia, nhất là khu vực châu Âu dẫn đến kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp cũng như xuất khẩu của khu vực đồng EURO bị ảnh hưởng mạnh bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế giữa các nước trong khu vực.


Ở thị trường nội địa thì nhìn chung kinh tế vĩ mô diễn biến theo hướng tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn đó các tác động từ cuộc khủng hoảng kéo dài nên tổng cầu của nền kinh tế tăng chậm, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu do hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn khó khăn, tồn kho hàng hóa vẫn ở mức cao. Có thể tóm tắt một vài nét chính như sau:

(i) Về mặt khách quan: Việt Nam hiện nay đang dần trở thành một tâm điểm thu hút các nguồn vốn FDI trên thế giới, và theo như đánh giá của Bloomberg mới đây thì triển vọng không xa Việt Nam sẽ trở thành một “con hổ kinh tế” của Châu Á. Điều này mở ra không chỉ cơ hội mà còn kéo theo rất nhiều thách thức, đặc biệt là các DNNVV Việt Nam phải đối mặt với làn sóng M&A từ các tập đoàn hùng mạnh về mặt tài chính và kinh nghiệm quản trị lâu đời với các hỗ trợ mạnh từ mặt kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Điều này đặt các DNNVV vào tình thế hoặc đổi mới để tồn tại và phát triển, hoặc sáp nhập, bán lại cho các đối tác nước ngoài hoặc tệ hơn là có thể lâm vào tình trạng phá sản. Tuy nhiên khi cần sự trợ giúp thì hiện nay các DNNVV lại đang gặp quá nhiều rào cản khi tiếp xúc với những hỗ trợ của Chính phủ, mà cụ thể là nguồn lực tài chính ưu đãi, một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động của DN cũng như đóng vai trò chất xúc tác giúp cho việc triển khai vận dụng KTQT tại DN được thuận lợi hơn. Mặc dù cho đến nay Chính phủ đã ban hành cơ chế chính sách đã được xây dựng và ban hành khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực nhằm trợ giúp cho các DNNVV, nhưng thực tế cho thấy, việc hướng dẫn và triển khai thực hiện ở các Bộ, ngành, địa phương còn nhiều hạn chế và mức độ triển khai còn ở mức rất thấp. Khi đi vào thực tiễn thì các chương trình, dự án, hoạt động hỗ trợ DNNVV các năm qua vẫn còn nổi lên một số hạn chế, bất cập sau:

+ Triển khai thực hiện chính sách trợ giúp DNNVV vẫn còn chậm trễ, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, mà nổi bật nhất là sự yếu kém trong hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNNVV.

+ Tác động của hoạt động trợ giúp đối với các DNNVV chưa thể hiện rõ, hoạt động trợ giúp DNNVV chưa có trọng tâm, trọng điểm.

+ Hệ thống cơ quan triển khai thực hiện chính sách, chương trình hỗ trợ DNNVV còn yếu.


+ Trình tự, thủ tục để thụ hưởng các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho các DNNVV tiếp cận.1

(ii) Về mặt chủ quan: hiện nay hầu hết các DNNVV Việt Nam đang dần làm quen và thích ứng với các cơ chế hoạt động theo nền kinh tế thị trường, do đó nhận thức cũng như hiểu biết về KTQT còn giới hạn ở một mức độ nhất định. Trong hầu hết các bộ phận kế toán của DN, phần hành KTQT chưa thực sự được coi trọng, và dẫn đến là chưa có được vị trí độc lập đối với kế toán tài chính. Số lượng các DNNVV có bộ phận KTQT độc lập còn là một con số khiêm tốn, tuy nhiên tập trung chủ yếu ở các DN có quy mô vừa. Còn lại hầu hết tổ chức công tác KTQT được kết hợp với kế toán tài chính, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc kiểm soát cũng như đưa ra quyết định kinh doanh của chính bộ phận quản trị trong các DN. Ngoài ra trong DNNVV thông tin kế toán chủ yếu là do hệ thống thông tin KTTC cung cấp, mà về mặt bản chất đây là loại hình thông tin phục vụ cho đối tượng bên ngoài DN, trong khi thông tin phục vụ cho công tác quản trị mang tính chất nội bộ liên quan đến dự toán, đánh giá trách nhiệm, ra quyết định … phải được bộ phận KTQT cung cấp lại mang tính chất nghèo nàn, và hầu hết đang dừng ở mức độ ghi nhận sự kiện chứ chưa trở thành một hệ thống thông tin độc lập phục vụ yêu cầu quản trị của DN.

Bên cạnh đó, do mới chuyển sang vận hành theo cơ chế kinh tế mới nên kiến thức về tổ chức và quản lý theo cơ chế thị trường của các doanh nghiệp còn hạn chế, chưa nhiều và chưa đầy đủ, trong khi đó thói quen điều hành quản lý kinh doanh thời tập trung bao cấp chưa loại bỏ được nên tạo khó khăn cho việc quản lý theo cơ chế mới. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý trong việc tổ chức bộ máy KTQT trong các DNNVV. Thông thường, các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh nên đều phát sinh nhu cầu phải có thông tin nhanh, chính xác để có thể xử lý và ra các quyết định kịp thời, tránh bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc thiết lập hệ thống thông tin nội bộ song vẫn còn lúng túng trong việc thiết kế bộ máy tổ chức. Hiên tại, hê thống thông tin mà các doanh nghiệp có hầu hết chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin cho quản trị chi phí.

2.3. Các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong DN


1http://www.business.gov.vn/Tint%E1%BB%A9cv%C3%A0s%E1%BB%B1ki%E1%BB%87n/tabid/128/catid/

826/item/13891/khai-quat-tinh-hinh-doanh-nghi%E1%BB%87p-va-tr%E1%BB%A3-giup-phat- tri%E1%BB%83n-dnnvv-n%C4%83m-2014.aspx – truy cập ngày 21/04/2015


Từ các kết quả nghiên cứu về việc vận dụng KTQT trên thế giới, có thể rút ra và tổng hợp một số mô hình các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT như sau:

+ Theo kết quả nghiên cứu của -Kader và Luther, R.(2008) ở các DN hoạt động trong ngành công nghiệp thực phẩm, nước uống tại Anh Quốc, tác giả đã kiểm định thành công mô hình gồm các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT như sau:


Nguồn lực khách hàng

Thiết kế tổ chức phân quyền

Kỹ thuật sản xuất tiên tiến (AMT)

Quy mô DN

Quản trị chất lượng toàn diện (TQM)

Nhận thức về sự bất ổn của môi trường

Vận dụng kế toán quản trị trong DN

Quản trị Just in Time (JIT)

+ Theo nghiên cứu của Alper Erserim (2012) được tiến hành ở các DNSX tại Thổ Nhĩ Kỳ, mô hình đã được tác giả đã kiểm định thành công gồm hai nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT như sau:


Văn hóa DN

Thiết kế tổ chức

Vận dụng kế toán quản trị trong DN

+ Trong nghiên cứu của mình về sự tác động của các yếu tố sự thay đổi về môi trường kinh doanh, thay đổi về công nghệ tiên tiến, sự thay đổi về chiến lược và sự thay đổi


về cấu trúc DN đã tác động như thế nào đến sự vận dụng triển khai KTQT; Tuan Zainun Tuan Mat (2010) đã kiểm định thành công mô hình như sau:


Chiến lược

kinh doanh

Cấu trúc DN

Kỹ thuật sản xuất tiên tiến (AMT)

Vận dụng kế toán quản trị trong DN

+ Trong luận án tiến sỹ nghiên cứu về việc vận dụng KTQT tại Jordan (Khaled Abed Hutaibat, 2005) tác giả đã kiểm định thành công mô hình bao gồm các nhân tố sau:

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại trong DN

Ngành nghề kinh doanh của DN

Quy mô DN (tổng doanh thu hàng năm)

Vận dụng kế toán quản trị trong DN

Mức độ cạnh tranh thị trường (nội địa & quốc tế)


Ngoài ra còn có rất nhiều những nghiên cứu khác về sự tác động của các nhân tố khác đến việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp như: nhân tố trình độ của nhân viên kế toán DN, sự hỗ trợ của chính phủ (Kamilah Ahmad, 2012, Ismail and King, 2007, McChlery et al., 2004) ….

Từ các mô hình trên, tác giả tóm lược một số nhân tố được cho là có tác động đến việc vận dụng KTQT trong DN và đã được kiểm định qua các nghiên cứu trên thế giới như sau:


Thứ nhất, quy mô DN là một nhân tố quan trọng được cho là có sự tác động đến cả cấu trúc lẫn các sự sắp xếp về mặt kiểm soát trong DN. Các DN lớn có nguồn lực để lựa chọn vận dụng KTQT với mức độ phức tạp hơn so với các DN nhỏ. Ví dụ như Reid (1995) đã chỉ ra các bằng chứng cho thấy sự tác động của nhân tố quy mô DN đối với các công cụ kỹ thuật kiểm soát khi nghiên cứu về vai trò của hệ thống KTQT trong quá trình thâu tóm và sát nhập. Bên cạnh đó, Haldma và Laats (2002) cũng chỉ ra rằng mức độ phức tạp của kế toán chi phí và hệ thống dự toán có xu hướng tăng theo quy mô của DN. Một DN lớn thường có tổng nguồn lực lớn hơn, cũng như có hệ thống truyền đạt nội bộ tốt hơn dẫn đến việc truyền đạt về vận dụng KTQT được thuận tiện hơn. Hơn nữa, một DN lớn hơn thì có hệ thống phức tạp hơn cũng như phải đối diện với nhiều vấn đề khó khăn hơn. Kết quả là DN đó phải đòi hỏi phải kiểm soát nhiều hơn hoạt động của mình và dựa vào nhiều thông tin hơn; do đó DN cần vận dụng KTQT một cách tổng thể và phức tạp hơn (Abdel-Kader and Luther, 2008). Hoặc như Khaled Abed Hutaibat (2005) tác giả đã chỉ ra rằng có sự liên hệ chặt chẽ giữa nhân tố quy mô DN (được đo lường bằng số lượng nhân viên và doanh thu) với việc vận dụng KTQT. Theo đó khi quy mô DN tăng lên thì DN có xu hướng gia tăng, mở rộng việc vận dụng các công cụ kỹ thuật KTQT. Điều này được lý giải là một DN có quy mô lớn thì thông thường có nguồn lực tài chính tốt hơn để trang trải các chi phí về thông tin kế toán hơn là các DN có quy mô nhỏ. Hơn thế nữa, các nhà quản trị và kế toán viên trong các DN quy mô lớn thường phải xử lý một lượng thông tin lớn hơn so với các DN nhỏ, bên cạnh đó mức độ phức tạp về phân quyền trong DN hay về số lượng lớn dây chuyền sản xuất … cũng dẫn đến việc các DN có quy mô lớn có xu hướng thường hay vận dụng KTQT cũng như vận dụng ở mức độ phức tạp hơn so với các DN có quy mô nhỏ.

Thứ hai, nhân tố mức độ cạnh tranh của thị trường cũng được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến mặc dù kết quả trái ngược nhau. Khi bàn về thị trường cạnh tranh, Mia and Clare (1999) cho rằng chính thị trường cạnh tranh đã tạo ra sự hỗn loạn, áp lực, rủi ro và bất ổn cho các DN. Do đó DN hoạt động trong môi trường càng cạnh tranh thì có nhu cầu càng lớn về các hệ thống chi phí phức tạp để có thể có được thông tin chi phí sản phẩm chính xác hơn, bởi vì đối thủ cạnh tranh sẽ tận dụng những sai sót của DN để chiếm lợi thế cạnh tranh nếu DN ra quyết định dựa trên những thông tin không


chính xác (Drury et al., 1993). Và sau đó, tiếp tục dòng nghiên cứu của mình, Drury (2000) khẳng định rằng để đạt được sự thành công cũng như cạnh tranh hiệu quả trong một môi trường toàn cầu hóa và ngày càng cạnh tranh, các DN đang phải xem tiêu chí thỏa mãn khách hàng như một trong những ưu tiên hàng đầu. Và do đó, các DN đang phải lựa chọn những phương pháp quản trị mới, thay đổi hệ thống sản xuất, đầu tư vào các công cụ kỹ thuật mới … Và các công cụ kỹ thuật KTQT, như là một phần của hệ thống DN, cũng bị tác động nghiêm trọng bởi những thay đổi này. Trong lý thuyết kế toán, các nhà lý luận về thuyết ngẫu nhiên đã thừa nhận rằng môi trường cạnh tranh là một nhân tố quyết định về cấu trúc và cường độ về việc vận dụng KTQT trong DN (Anderson và Lanen, 1999). Và khi sự cạnh tranh ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn, thì DN phải hoạt động cực kỳ hiệu quả nhằm đạt được sự thỏa mãn về khả năng tồn tại (Laitinen, 2001). Còn theo Khaled Abed Hutaibat (2005) tác giả đã chỉ ra rằng khi có sự cạnh tranh cao trên thị trường, dù là thị trường trong nước hay quốc tế, DN buộc sẽ phải hướng sự chú ý của mình vào tính hiệu quả, lợi nhuận cũng như sự thỏa mãn khách hàng. Và điều này đòi hỏi cao hơn về tính kịp thời và chính xác của thông tin KTQT. Hơn nữa, sự gia tăng cạnh tranh và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sẽ khiến cho DN sẽ phải sử dụng nhiều công cụ kỹ thuật KTQT hơn. Hay nói cách khác, có mối liên hệ chặt chẽ giữa nhân tố mức độ cạnh tranh của thị trường và việc vận dụng KTQT vào các DN.

Thứ ba, nhân tố thiết kế tổ chức phân quyền được kiểm định chỉ ra tác động đến việc vận dụng KTQT theo hướng là trong DN có tổ chức phân quyền thì lựa chọn các công cụ kỹ thuật KTQT phức tạp hơn so với DN có tổ chức tập quyền. Lý giải cho điều này, Abdel-Kader và Luther, R.(2008) cho rằng trong các DN có tổ chức phân quyền, các nhà quản trị muốn thành công phải thiết kế được hệ thống KTQT nhằm cung cấp các thông tin thích hợp cho các nhà quản trị lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định. Thứ tư, nhân tố nguồn lực khách hàng được kiểm định chỉ ra tác động đến việc vận dụng KTQT theo hướng là khi DN phải đối mặt với nguồn lực khách hàng càng mạnh thì càng phải lựa chọn vận dụng KTQT ở mức độ phức tạp hơn nhằm cải thiện quá trình ra quyết định và kiểm soát, để có thể đáp ứng được việc duy trì sự thỏa mãn yêu cầu của khách hàng (Abdel-Kader và Luther, R., 2008).

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí