Kết Quả Kiểm Định Giả Định Liên Hệ Tuyến Tính Phần Dư


lập trong mô hình nghiên cứu không có mối tương quan với nhau. Với kết quả này, hồi quy tuyến tính thỏa điều kiện để thực hiện.

4.2.6 Phân tích hồi quy tuyến tính

4.2.6.1 Kết quả hồi quy tuyến tính

Sau bước thực hiện phân tích nhân tố khám phá, mô hình nghiên cứu được hình chỉnh như Hình 4.4 cho thấy, mô hình nghiên cứu gồm: biến phụ thuộc (Thương hiệu du lịch) và các biến độc lập (Cơ sở hạ tầng du lịch và Khả năng tiếp cận; Sự hấp dẫn của điểm đến; Bầu không khí du lịch; Chi phí hợp lý; Tài nguyên du lịch). Cho nên, hàm số thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long có dạng như sau:

Y = f(F1, F2, F3, F4, F5)

Trong đó, biến Y (Thương hiệu du lịch) được đo lường thông qua giá trị trung bình của các biến đo lường sự hài lòng. Các biến độc lập được đo lường thông qua điểm nhân tố từ kết quả phân tích nhân tố. Kết quả hồi quy tuyến tính được thể hiện ở Bảng 4.11.

Bảng 4.11: Kết quả hồi quy tuyến tính

Tên biến

Hệ số (B)

Hệ số (Beta)

Mức ý nghĩa

VIF

Hằng số

3,606


0,000


F1: Cơ sở hạ tầng du lịch và Khả năng tiếp cận

0,571

0,529

0,000

1,000

F2: Sự hấp dẫn của điểm đến

0,445

0,412

0,000

1,000

F3: Bầu không khí du lịch

0,323

0,299

0,000

1,000

F4: Chi phí hợp lý

0,343

0,318

0,000

1,000

F5: Tài nguyên du lịch

0,292

0,271

0,000

1,000

Số quan sát




229

Sig.F




0,000

Durbin-Watson




1,900

Hệ số R2 hiệu chỉnh




0,707

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

(Nguồn: Kết quả khảo sát 229 khách du lịch, 2017)

Trước khi xem xét kết quả hồi quy tuyến tính, cần thực hiện một số kiểm định: kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến thông qua giá trị VIF, giá trị Durbin Watson sử dụng để kiểm tra hiện tượng tự tương quan, giá trị Sig. F sử dụng để kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu, hệ số R2 hiệu chỉnh được sử dụng để xét mức độ giải thích của mô hình nghiên cứu.


+ Kiểm tra hiện tương đa cộng tuyến, giá trị VIF của các biến độc lập bằng 1, bé hơn rất nhiều so với giá trị cho phép là 10. Cho nên, không có hiện tượng đa cộng giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu.

+ Kiểm tra hiện tượng tự tương quan, giá trị Durbin Watson của mô hình nghiên cứu là 1,900. Giá trị du tra bảng là 1,725, cho thấy giá trị Durbin Watson của nghiên cứu thuộc khoản du và 4 – du cho nên không tồn tại hiện tượng tự tương quan.

+ Kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu, giá trị Sig.F của mô hình nghiên cứu là 0,000 bé hơn rất nhiều so với giá trị cho phép là 0,05. Cho nên, mô hình nghiên cứu là phù hợp.

+ Hệ số R2 hiệu chỉnh của mô hình nghiên cứu là 0,707 cho thấy, các biến trong mô hình nghiên cứu đề cập giải thích được 70,7% sự biến thiên của mô hình nghiên cứu, còn lại 29,3% được giải thích bởi những biến chưa được đề cập trong mô hình nghiên cứu.

4.2.6.2 Một số kiểm định của hồi quy

a. Kiểm định phương sai sai số không đổi

Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi được thực hiện qua kiểm định Spearman. Giá trị được được sử dụng để kiểm định là Sig. (2tailed), nếu giá trị này lớn hơn 0,05 thì không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Kết quả kiểm định hiện tương phương sai sai số thay đổi được thể hiện ở Bảng 4.12.

Bảng 4.12: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi



F1

F2

F3

F4

F5

ABSPD


Correlation Coefficient

1,000

- 0,005

-0,035

-0,049

0,039

-0,126

F1






Sig. (2-tailed)

.

0,937

0,597

0,459

0,558

0,156


N

229

229

229

229

229

229


Correlation Coefficient

-0,005

1,000

-0,006

-0,024

- 0,022

0,188

F2






Sig. (2-tailed)

0,937

.

0,925

0,718

0,741

0,204


N

229

229

229

229

229

229


F3

Correlation Coefficient

-0,035

- 0,006

1,000

- 0,026

0,014

0,060


Sig. (2-tailed)

0,597

0,925

.

0,692

0,831

0,363



N

229

229

229

229

229

229


Correlation Coefficient

-0,049

- 0,024

-0,026

1,000

0,023

-0,004

F4






Sig. (2-tailed)

0,459

0,718

0,692

.

0,729

0,952


N

229

229

229

229

229

229


Correlation Coefficient

0,039

- 0,022

0,014

0,023

1,000

0,165

F5






Sig. (2-tailed)

0,558

0,741

0,831

0,729

.

0,212


N

229

229

229

229

229

229


Correlation

Coefficient

-0,126

0,188

0,060

-0,004

0,165

1,000

ABSPD







Sig. (2-tailed)

0,156

0,204

0,363

0,952

0,212

.


N

229

229

229

229

229

229

(Nguồn: Kết quả khảo sát 229 khách du lịch, 2017)

Quả kết quả thể hiện cho thấy, giá trị kiểm định Spearman giữa phần dư và các biến độc lập đều có giá trị lớn hơn 0,05 cho nên không tồn tại hiện tương phương sai sai số thay đổi. Cụ thể, giá trị kiểm định như sau: F1: Cơ sở hạ tầng du lịch và Khả năng tiếp cận là 0,156; F2: Sự hấp dẫn của điểm đến là 0,204; F3: Bầu không khí du lịch là 0,363; F4: Chi phí hợp lý là 0,952; F5: Tài nguyên du lịch là 0,212.

b. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư

Kiểm định phân phối chuẩn phần dư thông qua xây dựng biểu đồ tần số của các phần dư Histogram và kết quả được thể hiện ở Hình 4.5.

Hình 4 5 Kết quả kiểm định phân phối chuẩn phần dư Nguồn Kết quả khảo 1

Hình 4.5: Kết quả kiểm định phân phối chuẩn phần dư

(Nguồn: Kết quả khảo sát 229 khách du lịch, 2017)


Dựa vào kết quả cho thấy, đường cong của phần dư có dạng hình chuông, phù hợp với dạng đồ thị của phân phối chuẩn. Giá trị trung bình Mean gần bằng 0, độ lệch chuẩn là 0,989 gần bằng 1, như vậy có thể nói, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn. Do đó, có thể kết luận rằng: Giả thiết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

c. Kiểm định giả định liên hệ tuyến tính

Biểu đồ phân tán Scatter Plot giữa các phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán chuẩn hóa giúp chúng ta dò tìm xem, dữ liệu hiện tại có vi phạm giả định liên hệ tuyến tính hay không. Để kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi, ta sử dụng đồ thị phân tán của phần dư đã được chuẩn hóa (Standardized Residual) trung hoành và giá trị dự báo đã được chuẩn hóa (Standardized predicted value) trục tung. Kết quả kiểm định giả định liên hệ tuyến tính được thể hiện ở Hình 4.6.

Hình 4 6 Kết quả kiểm định giả định liên hệ tuyến tính phần dư Nguồn 2

Hình 4.6: Kết quả kiểm định giả định liên hệ tuyến tính phần dư

(Nguồn: Kết quả khảo sát 229 khách du lịch, 2017)

Kết quả kiểm định cho thấy, các phần dư ngẫu nhiên phân tán quay trục O (quanh giá trị trung bình của phần dư) trong một phạm vi không đổi. Điều này có nghĩa là phương sai của phần dư không đổi.


4.2.6.3 Kiểm định giả thuyết của mô hình nghiên cứu

Phương trình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long có dạng:

TH = 3,606 + 0,571*F1 + 0,445*F2 + 0,323*F3 +0,343*F4 + 0,292*F5

+ Giả thuyết H1: Cơ sở hạ tầng du lịch và Khả năng tiếp cận không ảnh hưởng đến xây dựng Thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long

Giá trị mức ý nghĩa của Cơ sở hạ tầng du lịch và Khả năng tiếp cận là 0,000 và giá trị tác động là 0,571 cho thấy, Cơ sở hạ tầng du lịch và Khả năng tiếp cận là một nhân tố có tác động thuận chiều đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long ở mức ý nghĩa 1%. Vậy giả thuyết H1 bị bác bỏ, Cơ sở hạ tầng du lịch và Khả năng tiếp cận có ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long.

+ Giả thuyết H2: Sự hấp dẫn của điểm đến không ảnh hưởng đến xây dựng Thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long

Giá trị mức ý nghĩa của Sự hấp dẫn của điểm đến là 0,000 và giá trị tác động là 0,455 cho thấy, Sự hấp dẫn của điểm đến là một nhân tố có tác động thuận chiều đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long ở mức ý nghĩa 1%. Vậy giả thuyết H2 bị bác bỏ, Sự hấp dẫn của điểm đến có ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long.

+ Giả thuyết H3: Bầu không khí du lịch không ảnh hưởng đến xây dựng Thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long

Giá trị mức ý nghĩa của Bầu không khí du lịch là 0,000 và giá trị tác động là 0,323 cho thấy, Bầu không khí du lịch là một nhân tố có tác động thuận chiều đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long ở mức ý nghĩa 1%. Vậy giả thuyết H3 bị bác bỏ, Bầu không khí du lịch có ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long.

+ Giả thuyết H4: Chi phí hợp lý không ảnh hưởng đến xây dựng Thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long

Giá trị mức ý nghĩa của Chi phí hợp lý là 0,000 và giá trị tác động là 0,343 cho thấy, Chi phí hợp lý là một nhân tố có tác động thuận chiều đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long ở mức ý nghĩa 1%. Vậy giả thuyết H4


bị bác bỏ, Chi phí hợp lý có ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long.

+ Giả thuyết H5: Tài nguyên du lịch không ảnh hưởng đến xây dựng Thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long

Giá trị mức ý nghĩa của Tài nguyên du lịch là 0,000 và giá trị tác động là 0,292 cho thấy, Tài nguyên du lịch là một nhân tố có tác động thuận chiều đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long ở mức ý nghĩa 1%. Vậy giả thuyết H5 bị bác bỏ, Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long.

Tóm tắt chương 4

Chương 4 trình bày kết quả kiểm định các thang đo thành phần để đánh giá sự tác động của các nhân tố đến xây dựng thương hiệu Du lịch tại Vĩnh Long và mô hình nghiên cứu chính thức đã được điều chỉnh. Kết quả cho thấy các thang đo đều đạt được độ tin cậy qua kiểm định Cronbach”s alpha và EFA. Phân tích hồi quy tuyến tínhcho thấy có 5 yếu tố khảo sát ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu du lịch Vĩnh Long bao gồm: Cơ sở hạ tầng và khả năng tiếp cận, sự hấp dẫn của điểm đến, bầu không khí du lịch, chi phí hợp lý, tài nguyên du lịch. Mặc khác trong mô hình hồi quy, độ phù hợp của bộ dữ liệu trong nghiên cứu khá cao chính vì vậy các giả thuyết đều bị bác bỏ. Điều này, cho thấy các yếu tố đề xuất trong mô hình nghiên cứu đều có ý nghĩ thống kêcũng như có ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch Vĩnh Long.

Chương cuối cùng sẽ tóm tắt toàn bộ nghiên cứu, những hàm ý cũng như những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất cho hướng nghiên cứu tiếp theo.


Chương 5

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH


5.1 Kết luận

Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện thông việc tham khảo nhiều nghiên cứu và lý thuyết về thương hiệu trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long. Mục tiêu chung của nghiên cứu là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long, từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm phát triển thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long.

Kết quả khảo sát khách du lịch tại các điểm đến du lịch tỉnh Vĩnh Long cho thấy, có 5 nhân tố ảnh hưởng hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long, bao gồm: (1) Cơ sở hạ tầng du lịch và Khả năng tiếp cận; (2) Sự hấp dẫn của điểm đến; (3) Bầu không khí du lịch; (4) Chi phí hợp lý; (5) Tài nguyên du lịch. Mô hình hồi quy chuẩn hóa các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long có dạng như sau:

TH = 3,606 + 0,571*F1 + 0,445*F2 + 0,323*F3 +0,343*F4 + 0,292*F5 + ei

Trong đó, mô hình hồi quy có hệ số R2 hiệu chỉnh = 0,707 với mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05. Điều này cho thấy, độ phù hợp của bộ dữ liệu trong nghiên cứu là khá cao, giải thích được 70,7% cho bộ dữ liệu phân tích. Các giả thuyết đều bị bác bỏ, cho thấy các nhân tố đề xuất trong mô hình nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê, có ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long.

5.2 Một số hàm ý chính sách nhằm phát triển thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long

5.2.1 Hàm ý chính sách về Cơ sở vật chất & Khả năng tiếp cận

Đầu tư xây mới, nâng cấp các tuyến đường nội bộ trong các khu, điểm du lịch với hệ thống biển báo, chỉ dẫn đảm bảo nội dung, số lượng, hình thức đẹp, ấn tượng và nên nghiên cứu xây dựng các tuyến giao thông kết nối các khu, điểm du lịch tạo ra các chương trình du lịch liên hoàn, khép kín.


Nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật điện, nước, bưu chính viễn thông, tài chính, y tế, phát triển và nâng cao dịch vụ vận tải, chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông và có chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các phương tiện vận chuyển khách hiện đại, thân thiện với môi trường trong các khu du lịch.

Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đảm bảo chất lượng, hiện đại, tiện nghi, đồng bộ đáp ứng nhu cầu của du khách, khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong tỉnh đặc biệt là khách sạn, nhà hàng và các khu nghỉ dưỡng tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp riêng.

Đồng thời cần phải có chính sách thu hút mạnh những nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khuyến khích các thương hiệu khách sạn nổi tiếng đến đầu tư và tham gia quản lý.

Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, đảm bảo hệ thống các cơ sở lưu trú đủ tiện nghi hội nghị, hội thảo, phòng họp, phòng tiệc, phục vụ ăn nhanh, bar, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp… với chất lượng cao. Đổi mới phương thức và phong cách phục vụ, nâng cao trình độ công nghệ phục vụ, liên tục đào tạo nghiệp vụ kỹ năng theo chuẩn nghề du lịch, nâng cao khả năng ngoại ngữ cho lao động trong các cơ sở lưu trú, nhà hàng du lịch.

Cần phải tăng cường quản lý chặt chẽ các nhà hàng du lịch, quản lý tốt về an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo trình độ nghiệp vụ phục vụ, đầu tư phát triển các sản phẩm làng nghề phục vụ du lịch, trước mắt tập trung vào các làng nghề truyền thống đã được công nhận.

5.2.2 Hàm ý chính sách về Sự hấp dẫn của điểm đến

Các điểm đến du lịch tại tỉnh Vĩnh Long cần luôn phát triển các hoạt động du chơi giải trí mới lạ, không tạo cảm giác nhàm chán cho khách du lịch. Do đó, các điểm đến du lịch cần tận dụng lợi thế của điểm đến để sáng tạo ra những trò vui chơi giải trí hấp dẫn khách du lịch và các trò vui chơi giải trí cũng cần được thay đổi định kỳ để tạo cảm giác mới lạ cho khách du lịch. Hơn thế, các điểm đến du lịch của tỉnh Vĩnh Long chủ yếu là hoạt động du lịch sinh thái, cho nên các hoạt động vui chơi giải trí tại các điểm đến có mang tính trùng lắp, khách du lịch có thể thực hiện hoạt động vui chơi ở nhiều điểm đến. Điều này

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 07/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí