Giả thuyết H1: Nhân tố “Khuôn khổ pháp lý kế toán” có tác động cùng chiều (+) đến tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số β của biến PL có giá trị β = 0.256 > 0, như vậy, chấp nhận giả thuyết H1.
Giả thuyết H2: Nhân tố “Nguồn nhân lực kế toán” có tác động cùng chiều (+) đến tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số β của biến NL có giá trị β = 0.264 > 0, như vậy, chấp nhận giả thuyết H2.
Giả thuyết H3: Nhân tố “Kiểm soát nội bộ” có tác động cùng chiều (+) đến tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số β của biến KS có giá trị β = 0.174 > 0, như vậy, chấp nhận giả thuyết H3.
Giả thuyết H4: Nhân tố “Yêu cầu đối với thông tin kế toán” có tác động cùng chiều (+) đến tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số β của biến YC có giá trị β = 0.270 > 0, như vậy, chấp nhận giả thuyết H4
Giả thuyết H5: Nhân tố “Công nghệ thông tin” có tác động cùng chiều (+) đến tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số β của biến CN có giá trị β = 0.154 > 0, như vậy, chấp nhận giả thuyết H5.
Kết quả cho chúng ta thấy, trong các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất là Yêu cầu đối với thông tin kế toán (β = 0.270). Tiếp theo là các nhân tố Nguồn nhân lực kế toán (β = 0.264), nhân tố Khuôn khổ pháp lý về kế toán (β = 0.256), nhân tố Kiểm soát nội bộ (β = 0.174), và nhân tố Công nghệ thông tin (β = 0.154).
4.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu
H4: Nhân tố “Yêu cầu đối với thông tin kế toán” có tác động cùng chiều và mạnh nhất đến tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương với hệ số β chuẩn hóa = 0.270.
Yêu cầu thông tin kế toán chính là điều kiện không thể thiếu cho việc thiết lập, duy trì và nâng cao hiệu quả tổ chức công tác kế toán tại đơn vị, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các đối tượng sử dụng thông tin bên trong và bên ngoài đơn vị. Thực tế cho thấy nhu cầu đối với thông tin kế toán của lãnh đạo các trường cũng như các đối tượng có liên quan ngày càng nhiều vì không chỉ đáp ứng yêu cầu lập các báo cáo kế toán theo quy định của pháp lý mà bản thân họ có nhu cầu thật sự khi sử dụng các thông tin để phục vụ quản lý và ra quyết định tương ứng với lĩnh lực hoạt động của mình; đặc biệt trước tình hình tự chủ tài chính thì nhu cầu sử dụng thông tin kế toán để thực hiện mực đích giải trình nhằm minh bạch thông tin kinh tế tài chính của các trường để có thể thu hút sự ủng hộ và đầu tư cơ sở vật chất để phát triển trường là một nhu cầu thật sự. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với rất nhiều kết quả nghiên cứu của các tác giả trước, điển hình như Mc Lean & Delon (1992); Mc Lean & Delon (2003); Allison và cộng sự (2009); Beest, F. V. Braam, G. and Boelens, Suzanne (2009); Beams và các cộng sự (2011); Beams và các cộng sự (2011); Hoàng Lê Uyên Thảo (2012); Mai Thị Thu Hà (2016).
H2: Nhân tố “Nguồn nhân lực kế toán” có tác động cùng chiều và mạnh thứ 2 đến tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương với hệ số β chuẩn hóa = 0.264.
Thực tế cho thấy nhân viên kế toán có vai trò quan trọng và có tính quyết định đối với chất lượng tổ chức công tác kế toán vì họ là những người trực tiếp tham gia vào tổ chức, vận hành công tác kế toán và tạo ra sản phẩm là thông tin kế toán thông qua các báo cáo kế toán. Đồng thời khi nhân viên kế toán đặc biệt là kế toán trưởng có năng lực tốt họ có thể tư vấn, hỗ trợ cho thủ trưởng đơn vị cần làm gì để tạo ra thông
tin kế toán có chất lượng. Hiện nay nhân lực kế toán của các trường còn thiếu về số lượng và yếu về khả năng chuyên môn, vì vậy đơn vị luôn chú trọng nâng cao chất lượng của nhân viên kế toán thông qua việc tuyển dụng, bổ nhiệm kế toán trưởng và kế toán viên phải hội tụ đầy đủ các tiêu chuẩn của nhân viên kế toán. Công tác tổ chức tuyển dụng phải công khai, minh bạch và theo đúng quy trình tuyển dụng. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả, điển hình như Mc Lean & Delon (1992); Cristina Silvia Nistora và cộng sự (2013); Hoàng Lê Uyên Thảo (2012); Ngô Thị Hồng Dung (2014); Mai Thị Thu Hà (2016).
H1: Nhân tố “Khuôn khổ pháp lý kế toán” có tác động cùng chiều và mạnh thứ 3 đến tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương với hệ số β chuẩn hóa = 0.256.
Khuôn khổ pháp lý kế toán có ảnh hưởng lớn nhất đến tổ chức công tác kế toán tại các trường. Theo đó hoạt động khuôn khổ pháp lý kế toán càng hiệu quả thì càng nâng cao chất lượng tổ chức công tác kế toán tại cácđơn vị. Kế toán là một bộ phận cấu thành của hệ công cụ quản lý kinh tế, kế toán có mối quan hệ chặt chẽ với các chính sách, chế độ qui định về quản lý kinh tế tài chính, thuế của nhà nước. Nhiệm vụ chủ yếu của kế toán là thu nhận, xử lý, phân tích, kiểm tra và cung cấp thông tin cho nhà quản lý đơn vị nhằm đưa ra các quyết định kinh tế tối ưu. Vì vậy, trong quá trình tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo sự phù hợp và tuân thủ các chính sách, chế độ về quản lý kinh tế tài chính, thuế. Đây không chỉ là yêu cầu bắt buộc mà trong thực tế nếu đơn vị tổ chức công tác kế toán theo quy định của pháp lý thì việc tạo ra thông tin kế toán sẽ chuẩn mực và đáng tin cậy, đáp ứng được yêu cầu sử dụng cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với nhiều kết quả nghiên cứu của Earl, R. W., Leo, E. H., Susan C. K. (2006); Beest, F. V. Braam, G. and Boelens, Suzanne (2009); Cristina Silvia Nistora và cộng sự (2013); Hoàng Lê Uyên Thảo (2012); Ngô Thị Hồng Dung (2014); Mai Thị Thu Hà (2016).
H3: Nhân tố “Kiểm soát nội bộ” có tác động cùng chiều và mạnh thứ 4 đến tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương với hệ số β chuẩn hóa = 0.174.
Kiểm soát nội bộ là một công cụ hữu hiệu trong việc kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực, đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý, tuân thủ các luật lệ và quy định. Đây là một trong những năng cơ bản của kiểm soát nội bộ theo INTOSAI. Thông qua việc thực hiện các chức năng nói trên kiểm soát nội bộ một mặt góp phần đảm bảo chất lượng trong công tác tổ chức kế toán của các đơn vị, góp phần nâng cao chất lượng tổ chức công tác kế toán. Trong thực tế, hoạt động kiểm soát nội bộ của các trường chưa thật sự phát huy tối đa tính hữu hiệu và hiệu quả của nó, do vậy việc các trường nâng cao công tác kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao chất lượng tổ chức công tác kế toán cho đơn vị là thật sự. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Mc Lean & Delon (1992); Earl, R. W., Leo, E. H., Susan C. K. (2006); Cristina Silvia Nistora và cộng sự (2013); Ngô Thị Hồng Dung (2014); Mai Thị Thu Hà (2016)
H5: Nhân tố “Ứng dụng công nghệ thông tin” có tác động cùng chiều và yếu nhất đến tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương với hệ số β chuẩn hóa = 0.154.
Việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán hỗ trợ cho các trường thực hiện các chức năng kế toán hữu hiệu và hiệu quả hơn thông qua việc giảm thiểu thời gian và lao động ghi nhận, xử lý thủ công. Ứng dụng công nghệ thông tin có ảnh hưởng lớn thứ hai đến tổ chức công tác kế toán tại các trường. Như vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin càng hiệu quả thì càng tổ chức công tác kế toán tại các trường càng thuận lợi. Thực tế cho thấy, hiện tại các trường cũng đã và đang đầu tư khá tốt trong việc trang bị CNTT phục vụ cho công tác kế toán của các trường, tuy nhiên không phải thế mà các trường không quan tâm mà cần tiếp tục nghiên cứu và quan tâm hơn nữa cho việc ứng dụng CNTT cho công tác kế toán trong thời đại công nghiệp 4.0
hiện nay. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Mc Lean & Delon (1992); Mc Lean & Delon (2003); Hoàng Lê Uyên Thảo (2012); Ngô Thị Hồng Dung (2014); Mai Thị Thu Hà (2016).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được thực hiện trong chương 4, tác giả đã chỉ ra rằng mô hình và các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là có ý nghĩa. Kết quả của nghiên cứu nêu rõ: có 5 nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Mỗi một nhân tố có mức độ tác động đến sự hiệu quả khác nhau và được sắp xếp theo trật tự từ cao xuống thấp như sau: Yêu cầu đối với thông tin kế toán; Nguồn nhân lực kế toán; Khuôn khổ pháp lý kế toán, kiểm soát nội bộ và ứng dụng CNTT.
Kết quả của chương này là căn cứ để tác giả đưa ra các kiến nghị mang tính hàm ý chính sách nhằm nâng cao tổ chức công tác kế toán tại trường ĐH – CĐ – TC công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.1 Kết luận
Tổ chức công tác kế toán đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng đối với các trường ĐH – CĐ – TC công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện nay. Với nhu cầu sử dụng thông tin kế toán của các đối tượng khác nhau trong giai đoạn hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nói chung và của trường ĐH – CĐ – TC công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng, việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán đang trở thành nhu cầu cấp thiết đối với các trường. Các điểm yếu trong tổ chức công tác kế toán sẽ gây tổn thất cho đơn vị về khía cạnh hoạt động và ngăn cản đơn vị đạt được nhiệm vụ, mục tiêu của mình.
Hiểu được nhu cầu này, nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại trường ĐH – CĐ – TC công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Kết quả của nghiên cứu cho thấy: có 5 nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại trường ĐH – CĐ – TC công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Mức độ tác động của từng nhân tố là khác nhau và được sắp xếp theo trật tự từ cao xuống thấp như sau: Yêu cầu đối với thông tin kế toán; Nguồn nhân lực kế toán; Khuôn khổ pháp lý kế toán, kiểm soát nội bộ và ứng dụng CNTT, cụ thể được thể hiện theo bảng sau:
Bảng 5.1 Mức độ tác động của các nhân tố
Nhân tố | Mức tác động (β) | |
1 | Yêu cầu đối với thông tin kế toán | β = 0.270 |
2 | Nguồn nhân lực kế toán | β = 0.264 |
3 | Khuôn khổ pháp lý về kế toán | β = 0.256 |
4 | Kiểm soát nội bộ | β = 0.174 |
5 | Ứng dụng công nghệ thông tin | β = 0.154 |
Có thể bạn quan tâm!
- Danh Mục Bctc Và Báo Cáo Quyết Toán Áp Dụng Cho Các Đơn Vị Kế
- Tỷ Lệ Thâm Niên Công Tác Của Cá Nhân Được Khảo Sát
- Kiểm Định Hiện Tượng Tự Tương Quan Của Phần Dư
- Đối Với Nhân Tố “Khuôn Khổ Pháp Lý Về Kế Toán”
- Phần Nội Dung Khái Quát Xoay Quanh Các Vấn Đề Như:
- Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp công lập theo cơ chế tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 18
Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Bên cạnh những kết quả đạt được, nghiên cứu cũng có những hạn chế nhất định do những giới hạn về điều kiện nguồn lực, thời gian. Từ những hạn chế này, tác giả đưa ra những định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
5.2 Hàm ý quản trị
Thông qua kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu, căn cứ vào mức độ ảnh hưởng ưu tiên từ cao đến thấp, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập theo cơ chế tự tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo từng nhân tố như sau:
5.2.1 Đối với nhân tố “Yêu cầu đối với thông tin kế toán”
Thông tin kế toán bao gồm những thông tin kế toán tài chính và thông tin kế toán quản trị. Những điểm khác biệt về mục đích sử dụng thông tin kế toán của các nhóm đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ thông tin tổng quát, chi tiết và chuyên biệt. Do đó để đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng sử dụng thông tin khác nhau, các trường cần hoàn thiện công tác kế toán của đơn vị theo hướng như sau:
Thông tin kế toán được xây dựng phải tuân thủ theo quy định của chính sách, chế độ kế toán hiện hành; đảm bảo cung cấp đầy đủ cho các đối tượng sử dụng bao gồm cả đối tượng bên trong và bên ngoài trường. Để đạt được điều này đòi hỏi công tác thu thập chứng từ; kiểm tra, phân tích thông tin kinh tế tài chính phải chính xác, kịp thời, trên cơ sở đó thông tin được lập và trình bày trên các BCTC mới đầy đủ.
Thông tin kế toán được xây dựng phải phù hợp và cung cấp kịp thời cho người sử dụng thông tin. Thực tế cho thấy để có ích, các thông tin kế toán phải phù hợp để đáp ứng các yêu cầu đưa ra các quyết định kế toán của người sử dụng. Bộ phận kế toán của các trường cần quan tâm hơn đến việc tính toán và trình bày những thông tin có chất lượng phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp cho việc ra quyết định của người sử dụng bằng cách giúp họ đánh giá các sự kiện quá khứ, hiện tại hoặc tương lai hoặc xác nhận, chỉnh lý các đánh giá quá khứ của họ.