Đối Với Nhân Tố “Khuôn Khổ Pháp Lý Về Kế Toán”


Số liệu kế toán cung cấp cho các đối đượng sử dụng (cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan thuế…) phải đảm bảo độ tin cậy và chính xác. Theo đó, các trường chú trọng xây dựng, củng cố và hoàn thiện theo nguyên tắc “coi trong nội dung bản chất hơn hình thức” trong việc hướng dẫn ghi nhận và trình bày thông tin kế toán. Hiện nay, Luật Kế toán 2015 cũng quy định rõ, việc lập và trình bày BCTC phải bảo đảm phản ánh đúng bản chất của giao dịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch. Một khi đã “coi trọng bản chất hơn hình thức” là đã đảm bảo được độ tin cậy của thông tin kế toán theo như quy định kế toán hiện hành, góp phần nâng cao chất lượng và tính hữu dụng của thông tin kế toán cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin thông qua báo cáo tài chính của đơn vị.

Thông tin kế toán phải đáp ứng nhu cầu giải trình. Khi các trường hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính thì nhu cầu cung cấp thông tin không chỉ bó buộc cho các cơ quan quản lý nhà nước nữa mà được mở rộng nhiều đối tượng hơn và theo đó mức giải trình về thông tin của nhà trường đòi hỏi cao hơn. Theo đó, bộ phận kế toán của nhà trường cần quan tâm đến trách nhiệm và sự sẵn sàng trong việc cung cấp thông tin giải trình cho các đối tượng có yêu cầu.

5.2.2 Đố với nhân tố “Nguồn nhân lực kế toán”

Để nâng cao hiệu quả tổ chức công tác kế toán tại các trường thông qua nhân tố nguồn nhân lực kế toán, theo tác giả nhà trường cần quan tâm các vấn đề sau:

Nhà trường cần phải xây dựng và hoàn thiện đầy đủ các quy chế ràng buộc và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kế toán, kiểm soát chất lượng bằng các quy chế, quy trình công tác, quy trình nghiệp vụ đối với những người làm công tác kế toán. Xây dựng quy trình hệ thống quản lý chất lượng bao gồm các nội dung:

o Quy trình tuyển dụng nhân viên: tuyển dụng những nhân viên có trình độ chuyên môn cao và có đạo đức nghề nghiệp; ưu tiên tuyển chọn những ứng viên có kinh nghiệm chuyên môn và tác phong làm việc chuyên nghiệp.


o Quy trình đào tạo, huấn luyện nhân viên mới và tổ chức tự cập nhật kiến thức cho cán bộ nhân viên trong đơn vị. Thường xuyên cho nhân viên kế toán tham gia các chương trình đào tạo kế toán viên, trong đó kết hợp các kiến thức kế toán tài chính, thuế, kế toán quản trị và ứng dụng công nghệ thông tin – Tổ chức nghề nghiệp thực hiện.

Đơn vị cần có những chính sách lương, khen thưởng phù hợp để có thể tuyển dụng được những nhân viên kế toán có trình độ và năng lực cũng như nâng cao lòng trung thành, gắn bó lâu dài của nhân viên đối với đơn vị. Điều này giúp giải quyết được thực trạng đã đánh giá rằng nhân viên kế toán tại nhiều đơn vị còn thiếu kinh nghiệm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

5.2.3 Đối với nhân tố “Khuôn khổ pháp lý về kế toán”

Quá trình hoàn thiện pháp luật về tài chính, thuế và các quy định có liên quan đến tổ chức công tác kế toán trong các tổ chức trong đó có các đơn vị hành chính sự nghiệp đặt ra yêu cầu phải có hướng dẫn kế toán kịp thời để đảm bảo tuân thủ. Hoàn thiện các nội dung thuộc môi trường pháp lý về kế toán, chế độ kế toán nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toán tại các tất cả các tổ chức nói chung và cho các trường học nói riêng là vấn đề thật sự cần thiết.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp công lập theo cơ chế tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 16

Luật Kế toán năm 2015 tạo hành lang pháp lý để tăng cường quản lý, giám sát của Nhà nước, giám sát của các nhà đầu tư, công chúng đối với thông tin tài chính của các đơn vị kế toán nói chung và tại các đơn vị sự nghiệp nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toán, tăng cường tính minh bạch của thông tin trong xã hội. Hoàn thiện chế độ kế toán áp dụng thống nhất cho các đơn vị là yêu cầu vô cùng cần thiết, do đó Bộ Tài chính cần nghiên cứu, xây dựng để ban hành chế độ kế toán áp dụng thống nhất cho các đơn vị. Với mục tiêu hoàn thiện công tác kế toán nhằm tạo ra thông tin kế toán phù hợp với thực tiễn tại các trường trước xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính, theo tác giả các trường cần căn cứ vào hướng dẫn, quy định hiện hành về tổ chức công tác kế toán theo Luật kế toán 2015 và Thông tư 107/2017/TT-BTC của Bộ tài chính về Chế độ kế toán áp dụng cho các


đơn vị hành chính sự nghiệp để ban hành các quy định, hướng dẫn trong lĩnh vực kế toán mang tính đặc thù cho cơ sở giáo dục của mình theo hướng hệ thống pháp lý chi phối lĩnh vực kế toán của đơn vị được ban hành chặt chẽ; hệ thống pháp lý chi phối lĩnh vực kế toán của đơn vị được ban hành ổn định trong thời gian nhất định; hệ thống pháp lý chi phối lĩnh vực kế toán của đơn vị được ban hành phù hợp với yêu cầu thực tiễn; Môi trường pháp lý thay đổi phù hợp với những diễn biến mới của quá trình hội nhập của khu vực công

5.2.4 Đối với nhân tố “Kiểm soát nội bộ”

Kiểm soát có tác dụng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tổ chức công tác kế toán, giúp cho công tác kế toán tổ chức được bài bản và đúng theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước cũng như yêu cầu của tổ chức, qua đó hạn chế các sai sót, gian lận. Tuy nhiên, kiểm soát nếu được tổ chức một cách đầy đủ sẽ làm tăng đáng kể chi phí của nhà trường. Trong điều kiện nguồn lực có giới hạn, nhà trường khó có thể chấp nhận chi trả cho những chi phí này. Từ những nhận định trên, tác giả cho rằng việc kết hợp tổ chức kế toán với hoạt động kiểm soát là điều cần thiết. Tuy nhiên, để việc kết hợp đạt hiệu quả, các phương pháp cũng như chính sách đề ra theo hướng là hoàn thiện môi trường kiểm soát, nhận diện và đánh giá các rủi ro có thể xảy ra tại đơn vị, thực hiện tốt công tác phân công phân nhiệm, tăng cường công tác giám sát các hoạt động của nhà trường, tăng cường công tác thông tin truyền thông cả bên trong và bên ngoài đơn vị để đảm bảo các hoạt động kiểm soát là hữu hiệu.

5.2.5 Đối với nhân tố “Ứng dụng công nghệ thông tin”

Kết quả nghiên cứu cho thấy tổ chức nào có mức độ tin học hóa càng cao thì tổ chức công tác kế toán sẽ thuận lợi và thành công hơn. Hiện nay, việc tin học hóa công tác kế toán không còn là điều mới mẻ nhưng để thực hiện tin học hóa công tác kế toán thành công và thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn là một yêu cầu cần đặt ra đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập với nguồn lực hạn chế như hiện này là vấn đề cần được quan tâm.


Nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu công tác kế toán cũng như tin học hoá công tác kế toán: Các trường đại học nên sử dụng một phần mềm kế toán chuyên nghiệp và trang bị hệ thống máy tính phù hợp đảm bảo cho hoạt động kế toán tại đơn vị; Có kế hoạch đào tạo các cán bộ làm công tác tài chính, kế toán, thuế sử dụng thành thạo và áp dụng tin học trong công tác quản lý tài chính; Để đáp ứng cho việc tổng hợp báo cáo tài chính theo quy định, ngoài việc nộp báo cáo tài chính theo truyền thống bằng mẫu biểu, bằng giấy sẽ thêm hình thức truyền các báo cáo qua mạng.

5.3 Kiến nghị với Bộ tài chính

Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức công tác kế toán tại các trường đại học và các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, Bộ tài chính cần hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và hỗ trợ đẩy mạnh cơ chế tự chủ của các đơn vị SNCL. Ngoài việc ban hành Luật Kế toán, chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị HCSN, cùng với tiến trình cải cách hành chính công, Nhà nước cần sớm ban hành chuẩn mực kế toán công phù hợp với đặc điểm của các đơn vị HCSN của Việt Nam. Cần phải có những quy định, hướng dẫn cụ thể của Nhà nước, của các Bộ, ngành, tổ chức nghề nghiệp về ứng dụng CNTT, phần mềm kế toán trong công tác kế toán của đơn vị kế toán nói chung và đơn vị sự nghiệp nói riêng.

Bên cạnh đó, những quy định cụ thể khi áp dụng hình thức kế toán máy cho các đơn vị còn ít, chỉ mới dừng ở việc xây dựng phần mềm kế toán, lựa chọn phần mềm kế toán và những yêu cầu đảm bảo khi ứng dụng phần mềm kế toán mà chưa có những quy định mang tính nguyên tắc chung cho các đơn vị áp dụng hình thức kế toán máy. Do vậy, trong thời gian tới Bộ Tài chính cần có những quy định, hướng dẫn cụ thể những vần đề còn hạn chế nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý để các đơn vị căn cứ áp dụng để hoàn thiện tổ chức Công tác kế toán tại đơn vị.

5.4 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

Cũng như các nghiên cứu khác, nghiên cứu này có những hạn chế bắt nguồn từ sự giới hạn về điều kiện thời gian, nguồn lực, cụ thể như sau:


Thứ nhất, nghiên cứu này chỉ thực hiện ở một nhóm mẫu nhỏ nên tính tổng quát của đề tài chưa cao.

Thứ hai, do trình độ còn hạn chế nên có thể việc lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng còn không đầy đủ và các thang đo còn chưa thật phù hợp. Hướng nghiên cứu tiếp theo nên tìm hiểu đầy đủ hơn nữa các mô hình lý thuyết để bổ sung, phân tích các nhân tố đầy đủ và xây dựng thang đo hoàn thiện hơn có độ tin cậy cao hơn.

Thứ ba, đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán các trường ĐH – CĐ – TC tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nghiên cứu mới dừng lại ở 5 nhân tố là: Khuôn khổ pháp lý kế toán; Nguồn nhân lực kế toán; Kiểm soát nội bộ; Yêu cầu đối với thông tin kế toán và Công nghệ thông tin. Các nghiên cứu sau cần nghiên cứu mở rộng các nhân tố khác ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán các trường để có phân tích đánh giá tổng quát hơn về sự tác động giữa chúng.



KẾT LUẬN CHUNG


Hoạt động đào tạo của các trường đại học ngày càng phải chịu tác động nhiều hơn của cơ chế thị trường, thêm vào đó Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2015/NĐ

- CP, ngày 14/2/2015, về quy định cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó, có các trường đại học và xác định rõ quyền tự chủ trong hoạt động, lộ trình thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị. Để đảm bảo tồn tại và phát triển, các trường ĐH – CĐ - TC cần phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý và tổ chức công tác kế toán tốt, được coi là chìa khóa cho sự thành công.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toáncác trường ĐH – CĐ - TC, nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất là Yêu cầu đối với thông tin kế toán (β = 0.270). Tiếp theo là các nhân tố Nguồn nhân lực kế toán (β = 0.264), nhân tố Khuôn khổ pháp lý về kế toán (β = 0.256), nhân tố Kiểm soát nội bộ (β

= 0.174), và nhân tố Công nghệ thông tin (β = 0.154).

Mặc dù qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu; qua thực tế công tác và thực hiện đề tài, tác giả đã có sự đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng, nghiêm túc; nhưng vì đây là vấn đề rộng và phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng nên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những điểm khiếm khuyết và hạn chế cần bổ sung. Tác giả mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, bạn bè dồng nghiệp để hoàn thiện luận văn đồng thời sớm đưa vào áp dụng trong thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương.



TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1.Bộ Tài chính (2017). Thông tư số 107/2017/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.

2.Quốc hội (2015). Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 26/6/2015. 3.Quốc hội (2015). Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015.

4.Cao Xuân Hợp (2016), “Vai trò của thông tin kế toán trong công tác quản lý”, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán

5.Hoàng Lê Uyên Thảo (2012). Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Trường Cao đẳng Công nghệ - Kinh tế và Thủy lợi miền Trung. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng

6.Lâm Thị Thảo Trang (2013). Hoàn thiện nội dung tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục đại học thuộc đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM). Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

7.Mai Thị Thu Hà (2016). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở y tế thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.

8.Nguyễn Bích Liên (2012). Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam. Luận án Tiến sĩ kế toán ĐH Kinh Tế TP. HCM

9.Nguyễn Đình Thọ (2011). “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh - Thiết kế và thực hiện”. TP. HCM: Nhà xuất bản Lao động – xã hội

10.Nguyễn Thị Diễm Trinh (2016). Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các trường cao đẳng, đại học khu vực Tây Nam Bộ. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh


11.Ngô Thị Hồng Dung (2014). Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường cao đẳng và trung cấp công lập trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.

12.Trần Đình Tuấn, Nguyễn Thị Tuân (2014), Giáo trình tổ chức công tác kế toán, Nhà xuất bản Đại học Thái nguyên, Thái Nguyên.

13.Thái Bá Cần và Nguyễn Thị Hồng Vân (2016), “Luật Kế toán mới và quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán doanh nghiệp”, Tạp chí Tài chính kỳ I tháng 11/2016

Tiếng Anh


14.Allison and et al (2009), Adventures in Integration: Insights from interdisciplinary transgressions,School of Marine and Environmental Affairs University of Washington.

15.Beest, F. V. Braam, G. and Boelens, Suzanne. (2009). Quality of Financial Reporting: measuring qualitative characteristics. NiCE Working Papers, pp. 9-108.

16.Cristina Silvia Nistora and et al (2013), Influence of environmental factors on the evolution of Romanian public accounting, Journal Business Economics and Manegement,

17.Earl, R. W., Leo, E. H., Susan C. K., (2006). Accounting for Governmental and Nonpofit Entities. McGraw-Hill, Irwin.

18.Hair, J. F.&ctg (1998). Multivariate data analysis (Vol. 5, No. 3, pp. 207-219). Upper Saddle River, NJ: Prentice hall.

19.INTOSAI GOV 9100, Guidelines for Internal Control Standards for the Pubic sector (2013).

20.Ismail (2009)“Factors Influencing AIS Effectiveness among Manufacturing SMEs: Evidence from Malaysia

21.Louis C.Gapenski (2004), Healthcare Finace – An introduction to Accounting and

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023