Kiểm Định Hiện Tượng Tự Tương Quan Của Phần Dư


Kết quả kiểm định bên dưới cho thấy KMO = .613 > 0.5 và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê với P-value < 0.05. Như vậy, việc sử dụng mô hình EFA để đánh giá giá trị thang đo TCCTKT là phù hợp.

Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo biến phụ thuộc.


Hệ số KMO

.613


Mô hình kiểm tra Bartlett

Chỉ số Chi-Square

65.976

Bậc tự do

3

Sig.

.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả, 2019)

Kiểm định phương sai trích của các nhân tố.


Kết quả phân tích bên dưới cho thấy rằng 62.674 (>50 ) thay đổi của nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát. Kết luận mô hình phân tích nhân tố (EFA) phù hợp và thang đo được chấp nhận.

Bảng phương sai trích cho thang đo biến phụ thuộc


Nhân tố

Giá trị Eigenvalues

Chỉ số sau khi trích


Tổng

Phương sai trích

Tích lũy phương sai

trích (%)


Tổng

Phương sai trích

Tích lũy phương sai

trích (%)

1

1.880

62.674

62.674

1.880

62.674

62.674

2

.711

23.703

86.377




3

.409

13.623

100.000




(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả, 2019)



Kiểm định hệ số Factor loading


Kết quả phân tích nhân tố (EFA) cho biến phụ thuộc của ma trận nhân tố cho thấy: hệ số tải nhân tố (Factor loading) của các biến quan sát đều thỏa điều kiện khi phân tích nhân tố là lớn hơn 0.5 và số nhân tố tạo ra khi phân tích nhân tố là 1 nhân tố. Điều này phù hợp với giả thuyết ban đầu về các biến đo lường tương ứng với nhân tố.

Ma trận nhân tố biến phụ thuộc



Nhân tố

1

TCCTKT1

.850

TCCTKT2

.826

TCCTKT3

.692

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả, 2019)

4.2.3 Phân tích hồi quy đa biến


4.2.3.1 Mô hình hồi quy tổng thể


Để xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến như sau:

TCCTKT = β0 + β1PL + β2NL + β3KS + β4YC + β5CN

Trong đó:

TCCTKT: Biến phụ thuộc (Tổ chức công tác kế toán) Các biến độc lập: PL, NL, KS, YC, CN.

PL: Khuôn khổ pháp lý kế toán

NL: Nguồn nhân lực kế toán

KS: Kiểm soát nội bộ

YC: Yêu cầu đối với thông tin kế toán

CNTT: Ứng dụng công nghệ thông tin


β0, β1, … β5: Các tham số của mô hình.

4.2.3.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

Kết quả kiểm định cho thấy hệ số R2 điều chỉnh = 56.0 > 50 , đồng thời, kiểm định F trong bảng ANOVA cho thấy giá trị này có ý nghĩa thống kê với Sig. < 0.05. Từ đó kết luận mô hình là phù hợp, các biến độc lập (PL, NL, KS, YC, CN) giải thích được 56.0% sự thay đổi của biến phụ thuộc (TCCTKT), phần còn lại được giải thích bởi các yếu tố không được xem xét trong mô hình.

Bảng tóm tắt mô hình hồi quy


Mô hình

Hệ sốR

Hệ sốR2

Hệ số R2-

hiệu chỉnh

Sai số chuẩn của ước

lượng

Durbin-

Watson

1

.761a

.580

.560

0.4258

1.962

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả, 2019)

Bảng ANOVA



Mô hình

Tổng bình phương

Bậc tự do

Trung bình bình

phương


F


Sig.

1

Hồi quy

26.522

5

5.304

29.253

.000b


Phần dư

19.220

106

.181


Tổng

45.742

111


(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả, 2019)

4.2.3.3 Kiểm định trọng số hồi quy

Dựa vào kết quả trong bảng trọng số hồi quy bên dưới, cho thấy giá trị Sig của các biến độc lập PL, NL, KS, YC, CN đều nhỏ hơn 0.05, từ đó tác giả kết luận các biến độc lập tương quan và có ý nghĩa với biến độc lập TCCTKT.


Bảng trọng số hồi quy



Mô Hình

Hệ số chưa

chuẩn hóa

Hệ số

chuẩn hóa


t


Sig.

Thống kê đa

cộng tuyến

B

Sai số

chuẩn

Beta

Hệ số

Tolerance

Hệ số

VIF

(Constant)

-.110

.347


-.316

.000



PL

.224

.069

.256

1.789

.006

.525

1.906

NL

.268

.075

.264

3.596

.000

.793

1.261

KS

.160

.077

.174

2.084

.001

.568

1.762

YC

.232

.081

.270

2.880

.005

.452

1.213

CN

.130

.065

.154

3.516

.001

.760

1.316

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả, 2019)

Từ kết quả trong bảng trọng số hồi quy ở trên, chúng ta xác định được phương trình hồi quy như sau:

Phương trình hồi quy:

TCCTKT= 0.270.YC + 0.264. NL + 0.256.PL + 0.174.KS + 0.154.CN

4.2.3.4 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến


Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập có sự tương quan hoàn toàn với nhau.Để kiểm tra hiện tượng đa công tuyến, chỉ số thường dùng là hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor). Kết quả về trọng số hồi quy cho thấy hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2, từ đó kết luận mô hình nghiên cứu không có hiện tượng đa cộng tuyến (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

4.2.3.5 Kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư


Tự tương quan là hiện tượng các sai số ngẫu nhiên có mối liên hệ tương quan nhau, khi đó có thể xảy ra hiện tượng tự tương quan.


Sử dụng hệ số Durbin-Watson để kiểm định tự tương quan của các sai số kề nhau (hay còn gọi là tương quan chuỗi bậc nhất), hệ số có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4; nếu các phần sai số không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau thì giá trị sẽ gần bằng 2. Dựa vào kết quả phân tích, cho thấy d được chọn rơi vào miền chấp nhận giả thuyết không có tương quan chuỗi bậc nhất (d=1.962 gần bằng 2). Như vậy, kết luận không có hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư trong mô hình, mô hình có ý nghĩa.

4.2.3.6 Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư


Mô hình hồi quy tuyến tính chỉ thực sự phù hợp với các dữ liệu quan sát khi phần dư có phân phối chuẩn với trung bình bằng 0 và phương sai không đổi. Để kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư, ta sử dụng biểu đồ Histogram và biểu đồ P–P Plot.

Kết quả trong biểu đồ tần số Histogram (Hình 4.1) cho thấy một đường cong phân phối chuẩn đặt chồng lên biểu đồ tần số, với độ lệch chuẩn Std. Dev = 0.977 và Mean gần bằng 0, ta có thể kết luận rằng, giả thiết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Hình 4 1 Đồ thị Histogram của phần dư đã chuẩn hóa Nguồn Kết quả phân 1

Hình 4.1 Đồ thị Histogram của phần dư đã chuẩn hóa

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả, 2019)


Để củng cố cho kết luận này, chúng ta xem thêm biểu đồ P-P Plot (Hình 4.2) của phần dư chuẩn hóa, các điểm quan sát không phân tán xa đường chéo kỳ vọng, nên ta có thể kết luận giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Hình 4 2 Đồ thị P P Plot của phần dư đã chuẩn hóa Nguồn Kết quả phân tích 2

Hình 4.2 Đồ thị P-P Plot của phần dư đã chuẩn hóa

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả, 2019)

4.2.3.7 Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi


Kết quả xử lý trong đồ thị phân tán (Hình 4.3) cho thấy thấy các phần dư phân tán ngẫu nhiên quanh trục O (là quanh giá trị trung bình của phần dư) trong một phạm vi không đổi. Điều này có nghĩa là phương sai của sai số (phần dư) không đổi.


Hình 4 3 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy 3

Hình 4.3 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả, 2019)

Ngoài ra, để cũng cố cho kết luận này, tác giả sử dụng kiểm định tương quan Spearman cho mối tương quan giữa hai biến gồm 1 biến độc lập lần lượt là PL, NL,KS, YC, CN với phần dư. Kết quả cho thấy hệ số tương quan hạng các biến PL, NL, KS, YC, CN lần lượt là 0.324, 0.452, 0.448, 0.353, 0.436 đều có mức ý nghĩa lớn hơn 0.05. Điều này cho thấy phương sai của sai số (phần dư) không thay đổi.


Kết quả phân tích tương quan Spearman giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc



TCCTKT

PL

NL

KS

YC

CN

Spear man's rho

TCCTKT

Tương quan Hệ số

1

.324**

.452**

.448**

.353**

.436**


Sig. (2-tailed)

0.000

0.000

0.000

0.000

0.000

0.000


N

112

112

112

112

112

112

PL

Tương quan Hệ số

.324**

1

0.066

.158*

.162*

.164*


Sig. (2-tailed)

0.000

0.000

0.017

0.027

0.022

0.021


N

112

112

112

112

112

112

NL

Tương quan Hệ số

.452**

0.066

1

.497**

.142*

.196**


Sig. (2-tailed)

0.000

0.357

0.000

0.000

0.046

0.006


N

112

112

112

112

112

112

KS

Tương quan Hệ số

.458**

.406**

.191**

.208**

.291**

.250**


Sig. (2-tailed)

0.000

0.000

0.007

0.003

0.000

0.000


N

112

112

112

112

112

112

YC

Tương quan Hệ số

.448**

.158*

.497**

1

0.112

.264**


Sig. (2-tailed)

0.000

0.027

0.000

0.000

0.016

0.000


N

112

112

112

112

112

112

CN

Tương quan Hệ số

.436**

.164*

.196**

.264**

.212**

1


Sig. (2-tailed)

0.000

0.021

0.006

0.000

0.003

0.000


N

1

.324**

.452**

.448**

.353**

.436**

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả, 2019)

4.2.3.8 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu


Dựa vào kết quả trong bảng trọng số hồi quy ở trên, sử dụng trọng số hồi quy chuẩn hóa để xem xét mức độ giải thích của các biến độc lập cho sự biến thiên của biến phụ thuộc (Nguyễn Đình Thọ, 2011), có thể kết luận kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu như sau:

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí